Blended Learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học văn hóa pháp cho sinh viên chuyên tiếng Pháp

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của người học

ở bậc đại học đang là vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi

người học phải dành nhiều thời gian tự học. Tuy nhiên, việc hướng dẫn tự học, tự nghiên

cứu cho sinh viên mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các sách tham khảo hay các nguồn tư

liệu trên internet, mà chưa có được sự hỗ trợ, trao đổi, hướng dẫn từ phía người dạy. Do

vậy, toàn bộ quá trình tự học của sinh viên hầu như còn mang tính tự phát, thiếu tính tương

tác, theo dõi, hỗ trợ.

Từ thực tế nêu trên, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu một giải pháp đồng bộ và

hiệu quả nhằm phát huy tính tự chủ trong học tập, giúp sinh viên có thể tự học, tự nghiên

cứu. Chúng tôi đề xuất xây dựng một công cụ dạy và học dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ

thông tin và theo hướng dạy học tích hợp. Để xây dựng một công cụ đáp ứng yêu cầu trên,

trước hết chúng tôi sẽ làm rõ, về mặt lí luận, phương pháp sư phạm và phát triển mô hình

blended learning trong giảng dạy ngoại ngữ. Sau đó sẽ minh họa cụ thể bằng việc xây dựng

và tích hợp nội dung môn văn hóa Pháp cho sinh viên chuyên tiếng Pháp. Những luận điểm

và mô hình blended learning mà chúng tôi đề xuất trong khuôn khổ bài báo này không chỉ

áp dụng riêng cho môn học này.

pdf 11 trang kimcuc 3540
Bạn đang xem tài liệu "Blended Learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học văn hóa pháp cho sinh viên chuyên tiếng Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Blended Learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học văn hóa pháp cho sinh viên chuyên tiếng Pháp

Blended Learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học văn hóa pháp cho sinh viên chuyên tiếng Pháp
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0060
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 147-157
This paper is available online at 
BLENDED LEARNING TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ VÀ ỨNG DỤNG
TRONG XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC
VĂN HÓA PHÁP CHO SINH VIÊN CHUYÊN TIẾNG PHÁP
Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Anh Đào
Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của người học
ở bậc đại học đang là vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi
người học phải dành nhiều thời gian tự học. Tuy nhiên, việc hướng dẫn tự học, tự nghiên
cứu cho sinh viên mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các sách tham khảo hay các nguồn tư
liệu trên internet, mà chưa có được sự hỗ trợ, trao đổi, hướng dẫn từ phía người dạy. Do
vậy, toàn bộ quá trình tự học của sinh viên hầu như còn mang tính tự phát, thiếu tính tương
tác, theo dõi, hỗ trợ.
Từ thực tế nêu trên, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu một giải pháp đồng bộ và
hiệu quả nhằm phát huy tính tự chủ trong học tập, giúp sinh viên có thể tự học, tự nghiên
cứu. Chúng tôi đề xuất xây dựng một công cụ dạy và học dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin và theo hướng dạy học tích hợp. Để xây dựng một công cụ đáp ứng yêu cầu trên,
trước hết chúng tôi sẽ làm rõ, về mặt lí luận, phương pháp sư phạm và phát triển mô hình
blended learning trong giảng dạy ngoại ngữ. Sau đó sẽ minh họa cụ thể bằng việc xây dựng
và tích hợp nội dung môn văn hóa Pháp cho sinh viên chuyên tiếng Pháp. Những luận điểm
và mô hình blended learning mà chúng tôi đề xuất trong khuôn khổ bài báo này không chỉ
áp dụng riêng cho môn học này.
Từ khóa: Tự học, dạy học ngoại ngữ tích hợp, văn hóa-văn minh, moodle, cơ sở dữ liệu,
e-learning.
1. Mở đầu
Đào tạo đại học những năm gần đây đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học,
nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của người học, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu, góp
phần biến quá trinh đào tạo thành tự đào tạo ở đại học và dần hình thành thói quen học tập suốt
đời.
Tại các khoa trong trường ĐHSP Hà Nội, mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh
viên phải có rất nhiều giờ tự học. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên vẫn chỉ học giờ trên lớp, những
giờ tự học rất ít. Có thể thấy, vẫn chưa có được giải pháp hiệu quả và đồng bộ cho vấn đề này. Quá
trình hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các đầu sách
tham khảo hay các nguồn tư liệu trên các website, mà chưa có được sự hỗ trợ, trao đổi, hướng dẫn
Ngày nhận bài: 10/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/6/2016.
Liên hệ: Nguyễn Văn Toàn, e-mail: toannv@hnue.edu.vn
147
Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Anh Đào
từ phía người dạy và giữa người học với nhau. Do vậy, toàn bộ quá trình tự học của sinh viên hầu
như còn bỏ ngỏ, thiếu tính tương tác, theo dõi, hỗ trợ.
Với sinh viên khoa tiếng Pháp nói riêng, phần lớn sinh viên đầu vào là học tiếng Anh. Và
với chuẩn đầu ra là trình độ C1 theo khung tham chiếu 6 bậc [1], nếu không có tự học, sinh viên
không thể đáp ứng chuẩn đầu ra này. Sau 2 năm học thực hành ngôn ngữ, sinh viên phải chuyển
sang học các môn chuyên ngành được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Và với thời lượng hữu
hạn trên giảng đường, sinh viên phải tìm tòi, tự đọc và nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều mới có thể
theo được môn học.
Từ thực tế nêu trên, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu tìm kiếm một giải pháp
đồng bộ và hiệu quả nhằm phát huy tính tự chủ trong học tập, giúp sinh viên có thể tự học, tự
nghiên cứu một cách hiệu quả. Giải pháp ấy chính là xây dựng được một công cụ giảng dạy và học
tập dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ và tích hợp được đầy đủ các yếu tố: vừa là giáo trình, vừa là
tài liệu tự học, vừa dùng để học tập chính khóa vừa là để tự học ngoài giờ, có tính tương tác cao,
có sự theo dõi quá trình tự học và đặc biệt các tài liệu phải được chọn lọc kĩ, đủ độ tin cậy và kèm
theo các hoạt động hướng dẫn chi tiết.
Để xây dựng một công cụ đáp ứng yêu cầu trên, trước hết chúng tôi sẽ làm rõ, về mặt lí
luận, phương pháp sư phạm và phát triển mô hình blended learning (phương pháp dạy học kết hợp)
trong giảng dạy ngoại ngữ. Sau đó sẽ minh họa cụ thể bằng việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL)
cho việc giảng dạy và tự học môn văn hóa Pháp cho sinh viên chuyên tiếng Pháp. Những luận
điểm và mô hình blended learning mà chúng tôi đề xuất trong khuôn khổ bài báo này không chỉ
áp dụng riêng cho môn học này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Blended learning và bối cảnh dạy học ngày nay
Trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ, Blended learning không phải là một thuật ngữ mới,
nhưng được nhắc đến nhiều từ khi bùng nổ các ứng dụng CNTT trong dạy và học. Có nhiều công
trình nghiên cứu, sách chuyên khảo về đề tài này [2]. Tuy nhiên, khái niệm và nội hàm của thuật
ngữ thay đổi liên tục trong 20 năm qua.
Theo International Association for K-12 Online Learning (iNACOL), “phương pháp tiếp
cận tích hợp này kết hợp những yếu tố tốt nhất của học online và học trên lớp. Blended learning
đang nổi lên như một phương pháp chiếm ưu thế trong tương lai – và trở nên phổ biến hơn từng
phương pháp riêng lẻ.”
Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể và tổng hợp các công trình nghiên cứu về Blended learning,
chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu và các nhà sư phạm chưa đạt được đồng thuận về một định
nghĩa tổng quát, chính xác và được chấp nhận rộng rãi. Các tác giả thường đưa ra định nghĩa riêng
và mô tả các đặc điểm của blended learning gắn với một tình huống sư phạm cụ thể.
Trong một nghiên cứu tổng quan, Oliver & Trigwell [3] đã chỉ ra 3 cách hiểu khác nhau của
thuật ngữ Blended learning. Cụ thể là :
1. Phương pháp sư phạm kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống (được tổ chức theo
trường, lớp và dạy học giáp mặt) với các hoạt động học tập dựa trên nền tảng công nghệ web và
internet;
2. Phương pháp sư phạm kết hợp các phương tiện truyền thông và các công cụ công nghệ
được ứng dụng trong một môi trường e-learning;
148
Blended learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu...
3. Cách thức dạy học có sự kết hợp của nhiều phương pháp sư phạm tùy thuộc theo nội
dung, đối tượng và tình huống dạy học và không quan trọng là công nghệ được sử dụng là gì.
Bên cạnh đó, McShane [4] bổ sung thêm yếu tố về mặt thời gian khi các công nghệ dạy học
ngày nay cho phép giáo viên và sinh viên giao tiếp ở thời gian thực hoặc ở những thời gian khác
nhau, vượt ra khỏi khuôn khổ của lớp học.
Với những thay đổi của xã hội và sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ, theo
chúng tôi một mô hình blended learning phải là một mô hình cho phép kết hợp một cách hiệu quả
nhiều phương thức đào tạo (modalities), nhiều phương pháp sư phạm (pedagogies), khai thác và
sử dụng nhiều phương tiện kĩ thuật và công nghệ thông tin (tools) phù hợp với từng nội dung và
tình huống sư phạm để cho phép người học có thể học tập dưới nhiều dạng thức (học tập dưới sự
hướng dẫn của giáo viên và tự học, cùng nhau tương tác và học tập online), ở mọi lúc, mọi nơi
(any where, any time) và phát triển năng lực phù hợp với đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh [5].
Bởi bối cảnh tổ chức dạy và học ngày nay đã có những thay đổi sâu sắc, cụ thể như sau:
Một là, người học tiếp nhận và phát triển tri thức, kĩ năng trong nhiều bối cảnh (học ở
trường, học ở ngoài xã hội, học ở nhà), bằng nhiều cách khác nhau (theo một khóa học, tự học, học
tập ở trên mạng. . . ) nhờ có sự hỗ trợ của nhiều người và các công cụ kĩ thuật khác nhau. Ngày nay,
với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự thay đổi nhanh chóng của các hoạt động kinh tế xã
hội, việc học tập không chỉ và không thể dừng lại ở các khóa học chính khóa, mà nó vượt ra khỏi
khuôn khổ của quá trình tổ chức dạy học truyền thống. Để đáp ứng các yêu cầu của xã hội và sự
phát triển của bản thân, mỗi cá nhân phải nỗ lực học tập không ngừng, học tập suốt đời. Phương
pháp sư phạm và cách thức tổ chức dạy học truyền thống không đáp ứng được điều này. Hệ thống
giáo dục quốc dân, đặc biệt ở là bậc đại học cần phải có một cách tiếp cận đầy đủ hơn, toàn diện
hơn trong cách thức tổ chức quá trình giáo dục và đào tạo của mình. Mô hình blended learning,
như cách hiểu của chúng tôi, sẽ cho phép và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình tự học, tự nghiên cứu, dần
dần hình thành ở người học khả năng và thói quen học tập suốt đời.
Hai là, trong quá trình thực hành nghề nghiệp, giáo viên không bao giờ chỉ sử dụng một
phương pháp duy nhất để truyền đạt những nội dung của môn học, họ thường lựa chọn, kết hợp rất
linh hoạt các phương pháp sư phạm, tùy theo đối tượng, bối cảnh dạy học và các điều kiện kĩ thuật
khác để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình hình thành và phát triển tri thức, năng lực của
học sinh. Mô hình blended learning cho phép và khuyến khích kết hợp đa dạng các phương pháp
sư phạm, các cách tiếp cận để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.
Ba là, các nguồn thông tin có thể sử dụng cho học tập và phát triển năng lực thì rất dồi dào,
đa dạng và dễ dàng tiếp cận. Trong một môi trường học tập truyền thống (dạy học giáp mặt và học
tập với sách, giáo trình), cả người dạy và người học chưa ý thức và tận dụng được những cơ hội
mà xã hội thông tin đem lại. Blended learning tạo ra những cơ hội học tập để người học không chỉ
tiếp cận và học tập với sách vở, giáo trình chính thức, mà còn thúc đẩy việc khai thác các nguồn
thông tin và tài liệu thực phục vụ phát triển tri thức và năng lực.
Bốn là, với sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật, mà chủ yếu là các phương tiện trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, quá trình dạy học đang ngày càng chịu sự chi phối và
hỗ trợ của các công cụ tin học (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, ti vi, internet. . . ).
Mối quan hệ sư phạm giữa thầy và trò ngày càng thông qua các phương tiện truyền thông. Quá
trình giao tiếp này càng ngày càng hiệu quả hơn thông qua nhiều kênh, nhiều phương thức và dưới
nhiều dạng (điện thoại, email, trò truyện trực tuyến, forum) và cho phép cả giáo viên và học sinh
tương tác với các đối tác bên ngoài môi trường trường lớp. (gia đình và xã hội)
Với cách hiểu tổng quát trên, để xây dựng mô hình blended learning ứng dụng trong giảng
149
Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Anh Đào
dạy ngoại ngữ, chúng tôi sẽ phân tích một số nguyên tắc và chỉ ra một số tham số trọng yếu chi
phối quá trình thiết kế mô hình học tập này.
2.2. Một số nguyên tắc và tham số xây dựng mô hình dạy học kết hợp trong
giảng dạy ngoại ngữ
Những nguyên tắc và tham số mà chúng tôi phân tích sau đây là những nguyên tắc và tham
số chính cần phải tính đến trong quá trình xây dựng mô hình blended learning trong dạy học ngoại
ngữ. Đây là kết quả được rút ra từ quá trình nghiên cứu và triển khai xây dựng mô hình blended
learning tại khoa Tiếng Pháp - Đại học Sư phạm Hà Nội.
2.2.1. Mô hình tích hợp
Trong bối cảnh của quá trình đào tạo chính quy, có 5 mô hình triển khai blended learning,
dịch chuyển giữa hai cực: dạy học giáp mặt và đào tạo từ xa.
Hình 1: Mô hình kết hợp Blended learning
Ở mô hình (1), blended learning là MỘT cấu phần nhỏ triển khai trong quá trình dạy học
giám mặt, chính quy và chỉ diễn ra trong khuôn khổ của lớp học được biểu đạt bằng đường viền
khung chữ nhật. Giáo viên có thể sử dụng một phương pháp sư phạm khác, hay một công cụ công
nghệ thông tin để truyền tải nội dung giảng dạy (ứng dụng bài giảng powerpoint, tổ chức hoạt động
nhóm. . . thay vì thuyết trình, giảng giải).
Ở mô hình (2), blended learning tập trung vào những hoạt động học tập diễn ra TRƯỚC và
SAU giờ học, ngoài khuôn khổ của lớp học. Ví dụ giáo viên có thể yêu cần sinh viên tự tìm hiểu
nội dung học trước giờ lên lớp và viết một bài luận sau giờ học. Ở giai đoạn trước và sau giờ học,
nội dung, phương pháp và thời gian thực hiện các hoạt động học tập là hoàn toàn do người học
quyết định, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, được thể hiện bằng sự kết nối của các hoạt động này
với giờ dạy học giáp mặt của giáo viên.
Ở mô hình (3), blended learning gồm NHIỀU cấu phần và được tích hợp trực tiếp vào quá
trình giảng dạy giáp mặt. Ở góc độ của giáo viên, đó có thể là các phương pháp sư phạm khác nhau
được dùng để truyền đạt những nội dung cụ thể. Ở góc độ của người học, đó có thể là nhiều hoạt
động học tập khác nhau (nghe giảng, làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày trước lớp. . . ). Về
mặt nội dung học, đó có thể là sự kết hợp giữa những nội dung đã được giáo viên biên soạn (theo
đúng nội dung, trình độ) và những tài liệu lấy từ thực tế. Quá trình học tập từ xa (không trực tiếp
đến lớp) diễn ra ở nhiều giai đoạn, cho nhiều nội dung khác nhau.
Ở mô hình (4), blended learning được triển khai mạnh mẽ và kết hợp một cấu phần ĐÀO
150
Blended learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu...
TẠO TỪ XA, TỰ HỌC. Hoạt động học tập được triển khai TRƯỚC, TRONG, SAU giờ học, có
sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên, hình thức dạy học giáp mặt vẫn là chủ yếu, chiếm nhiều
thời lượng nhưng có cách thức tổ chức linh hoạt hơn, đan xen giữa những giai đoạn giảng dạy tập
trung, học tập bên ngoài lớp học, học tập trực tuyến.
Ở mô hình (5), cách tiếp cận blended learning được triển khai mạnh mẽ nhất. Phần lớn quá
trình đào tạo được tổ chức và triển khai dưới dạng tự học, từ xa, trực tuyến, chỉ một số ít thời
lượng dành cho các hoạt động dạy học giáp mặt, tập trung chủ yếu vào giai đoạn đầu (tổ chức
các hoạt động học tập), một số buổi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập (để trao đổi, tháo
gỡ những khó khăn, định hướng, trợ giúp) và cuối quá trình đào tạo (để báo cáo, trình bày kết
quả học tập và tổng kết). Mô hình này đang thay đổi mạnh mẽ và căn bản quá trình tổ chức dạy
học truyền thống. Hiện nay một số tổ chức giáo dục hàng đầu, có nguồn lực mạnh mẽ về CNTT
đang triển khai thí điểm mô hình này. Đó là những khóa học mở, trực tuyến, miễn phí (MOOC -
Massive open online course) của các trường đại học hàng đầu trên thế giới (Viện công nghệ MIT,
đại học Stanford, Havard, đại học quốc gia Australia. . . ) được triển khai trên các nền tảng và hệ
thống công nghệ thông tin quản lí các hoạt động học tập như Edx (https://www.edx.org), Coursera
(https://www.coursera.org), Udacity (https://www.udacity.com). Ở Việt Nam, công ti công nghệ
và giáo dục FPT cũng đã triển khai mô hình blended learning này thông qua hệ thống FUNiX
(“Đại học trực tuyến” https://www.funix.edu.vn), ở đó sinh viên học tập hoàn toàn trên mạng,
bằng nguồn học liệu mở, với sự tư vấn và trợ giúp của các chuyên gia (mentor) được giới thiệu là
“các chuyên gia công nghệ hàng đầu Việt Nam, người trực tiếp “chỉ đường” cho sinh viên trong
quá trình học, đồng thời là nhà tuyển dụng sinh viên trong tương lai”.
Blended learning theo mô hình (5) sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới và có thể trở
thành mô hình học tập phổ biến nhất của thế kỉ 21 - thế kỉ của xã hội thông tin và truyền thông.
2.2.2. Các tham số xây dựng mô hình tích hợp
Phương thức đào tạo
Trong mô hình blended learning, nhiều phương thức đào tạo sẽ được tích hợp. Cụ thể có 3
phương thức chủ yếu là dạy học giáp mặt, dạy học từ xa và học tập trực tuyến, trong đó phải xác
định một phương thức chủ đạo, có tính hệ thống, liền mạch và đảm bảo  ... 
chỉ có thể cập nhật và sửa đổi trong các lần tái bản). Trong khi đó, tri thức của nhân loại thường
tăng lên gấp đôi trong vòng 12 tháng, và trong kỉ nguyên CNTT tri thức có thể tăng gấp đôi chỉ
trong vòng 12 giờ [8]. Do vậy, quá trình đổi mới giáo dục – đào tạo ở nước ta đã và đang đặt ra
những yêu cầu mới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học trong hệ thống giáo dục
quốc dân.
152
Blended learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu...
Mô hình blended learning cho phép tích hợp những tài liệu in và tài liệu số, cung cấp cho
người học một nguồn học liệu dồi dào, đa dạng về hình thức, thể loại và có tính thực tế. Với sự
phát triển của Internet, những dữ liệu này có thể dễ dàng tiếp cận, chia sẻ, lưu trữ và cập nhật.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong dạy và học ngoại ngữ bởi người học, thông qua hệ thống CNTT,
được tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên hơn với cộng đồng mà ngôn ngữ đó được sử dụng. Blended
learning còn cho phép tạo ra một môi trường học tập và thực hành ngôn ngữ bên ngoài lớp học,
một cách hiệu quả, có tính thực tế cao và ít áp lực hơn.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ của các nguồn thông tin như hiện nay, việc lựa chọn và định
hướng lựa chọn nguồn tư liệu học tập là yếu tố then chốt quyết định chất lượng giảng dạy và học
tập. Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn và gợi ý những nguồn tư liệu
phù hợp về nội dung, trình độ và đặc điểm của từng người học. Trong giảng dạy ngoại ngữ, giáo
viên cần lựa chọn nguồn tư liệu đa dạng, có tính tương tác, đa kênh (văn bản, âm thanh, hình ảnh,
video. . . ) để đáp ứng yêu cầu phát triển những năng lực cụ thể của người học (nghe, nói, đọc, viết,
tìm hiểu về văn hóa, văn minh. . . ).
Phương tiện kĩ thuật sử dụng
Nếu như trong mô hình dạy học truyền thống, các phương tiện kĩ thuật và CNTT được sử
dụng trong dạy học rất hạn chế, thường chỉ tập trung vào một số trang thiết bị thí nghiệm, mô
phỏng, máy tính và máy chiếu thì mô hình blended learning tạo cơ hội cho người dạy và người học
sử dụng nhiều phương tiện kĩ thuật không chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục. Trong lĩnh vực giảng
dạy ngoại ngữ, các công cụ đó có thể là điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy ảnh, máy ghi
âm, các phần mềmmáy tính và các ứng dụng web (wiki, forum, quiz, database, videoconferencing,
audio recorder). Các công cụ này được kết nối, tích hợp trong một hệ thống (hệ thống CNTT hỗ
trợ dạy và học) nhằm tạo ra một môi trường học tập thống nhất, đồng bộ cho phép giao tiếp, cộng
tác, cá nhân hóa, số hóa quá trình học tập.
Việc ứng dụng rộng rãi các phương tiện kĩ thuật mà đặc biệt là các công cụ CNTT sẽ cho
phép người học phát triển các kĩ năng để có thể trở thành một công dân có khả năng sống và làm
việc một cách hiệu quả và có văn hóa với các công cụ CNTT.
Học tập mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập,
tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. Ở thời đại ngày nay, quá trình
học tập và rèn luyện phải vượt ra khuôn khổ của bốn bức tường lớp học và các chương trình đào
tạo chính quy, tập trung. Để đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp và thích ứng với những thay đổi
nhanh chóng về mặt kinh tế xã hội, người học cần phải được trang bị những kĩ năng, hình thành
thói quen học tập mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời.
Mô hình Blended learning tạo ra môi trường, cung cấp công cụ và cách thức để người học
có thể tự học, cùng học, học có hướng dẫn và định hướng của giáo viên.
2.2.3. Giới thiệu về mô hình hệ CSDL đã xây dựng theo đường hướng tích hợp: Hệ thống
blended learning tích hợp nội dung môn văn hóa-văn minh Pháp [9]
Những ưu điểm nổi bật của Blended learning cho thấy đây là một mô hình dạy/học vượt
trội, có thể áp dụng cho nhiều môn học, và ở nhiều cấp học. Sau đây, chúng tôi giới thiệu mô hình
blended learning được tích hợp một cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ cho việc dạy và học bộ môn
văn hóa-văn minh Pháp.
Hệ CSDL được xây dựng trên nguyên tắc đáp ứng đầy đủ các đặc trưng của Blended
learning, cho phép kết hợp nhiều tham số: hình thức học tập, phương thức đào tạo, phương pháp
sư phạm, phương tiện kĩ thuật sử dụng và có tính đến đặc điểm cá nhân người học.
153
Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Anh Đào
2.3. Về nội dung
Hệ CSDL bộ môn văn hóa-văn minh Pháp bao gồm 4 chủ điểm lớn: đời sống văn hóa, đời
sống xã hội, đời sống chính trị và đời sống kinh tế. Mỗi chủ điểm này lại bao gồm 5 chủ đề, và
trong mỗi chủ đề có từ 5 đến 10 tài liệu khác nhau đã được chọn lọc đảm bảo tính đại diện, khái
quát, chuẩn xác, đa dạng và phong phú về loại hình (bài báo, bài đọc, bài hát, tài liệu nghe, video,
phim, tranh ảnh. . . ). Đây là một hệ CSDL mở, có thể được cập nhật thường xuyên nên số lượng
các tài liệu có thể được bổ sung không ngừng tạo ra một nguồn dữ liệu phong phú.
Hình 3 : Ảnh chụp màn hình các mô-đun môn Văn hóa-văn minh Pháp
Mỗi chủ đề bao gồm:
- 1 bài học chính khóa: là bài học chính trong giáo trình, được biên soạn với các bước theo
một tiến trình bài giảng nhất quán gồm 4 bước: Découvrir (khám phá), Approfondir (Tìm hiểu
sâu), Comparer (So sánh đối chiếu) và Mettre en pratique (Thực hành).
- Các tài liệu bổ sung liên quan đến chủ đề (với nhiều loại hình đa dạng: hình ảnh, văn bản,
bài hát, tài liệu nghe, phim. . . ) được thiết kế đa dạng dưới dạng thức hoạt động khác nhau: lesson
(bài học), quiz (trắc nghiệm), database (cơ sở dữ liệu), v.v
- Các nguồn dữ liệu khác để tham khảo thêm, gồm: book, file, folder, IMS content package,
label, page, URL
2.3.1. Về cách thức sử dụng
CSDL xây dựng theo đường hướng blended learning có thể được sử dụng linh động, đa
dạng và hiệu quả. Người dạy và người học có thể lựa chọn, quyết định và sử dụng sao cho phù hợp
với từng trường hợp cụ thể.
- Kết hợp hình thức: đào tạo chính quy và không chính quy:
Với đào tạo chính quy: giảng viên và sinh viên các khoa ngoại ngữ có bộ môn bắt buộc là
môn văn hóa văn minh sẽ buộc phải sử dụng bài học chính (được đặt trong giáo trình và trên web),
các tài liệu khác là tùy chọn.
Với đào tạo không chính quy: những người học ngoại ngữ mong muốn mở rộng hiểu biết về
văn hóa Pháp cũng có thể sử dụng bất kì dự liệu học tập nào theo sở thích và mong muốn.
- Kết hợp các phương thức đào tạo: dạy học giáp mặt (trên lớp), dạy học từ xa, dạy học trực
tuyến.
Với dạy học giáp mặt, giáo viên có thể triển khai hoạt động trên lớp, lựa chọn một tài liệu
nào đó trong chủ đề làm tài liệu dạy-học và triển khai trên lớp, cho học sinh đọc, trả lời câu hỏi và
thảo luận.
Với dạy học từ xa, giáo viên có thể ra một bài tập, yêu cầu người học chủ động về mặt thời
gian, không gian để truy nhập vào hệ dữ liệu nghiên cứu một tài liệu nào đó, tìm hiểu và hoàn
thành bài tập theo thời hạn được quy định, rồi gửi lại cho giáo viên thông qua hệ thống quản lí bài
tập (Assignment).
154
Blended learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu...
Với dạy học trực tuyến, việc dạy-học có thể thực hiện ngay trong khuôn khổ không gian lớp
học, trong giờ học chính khóa. Khi đó, yêu cầu phải học trong phòng máy hoặc khi người học được
trang bị máy tính và có kết nối mạng Internet đầy đủ. Trong giờ học trên lớp, khi gặp một vấn đề
nào đó cần tìm hiểu sâu, giáo viên có thể yêu cầu người học truy nhập hệ CSDL, vào tìm hiểu một
tài liệu nào đó, hướng dẫn cần làm gì, giao nhiệm vụ và sau một khoảng thời gian, khi người học
hoàn thành nhiệm vụ đó, cả lớp sẽ quay lại trao đổi, thảo luận thống nhất và tiếp tục bài học.
- Kết hợp các công cụ kĩ thuật đa dạng (Tools) gồm: assignment (quản trị bài tập người
học), chat (trao đổi trực tuyến), forum (diễn đàn), Glossary (xây dựng hệ thống thuật ngữ), choice
(biểu quyết một vấn đề), database (cho phép người học và người dạy cùng xây dựng dữ liệu về
một chủ đề nào đó), external tool (cho phép người học tương tác với dữ liệu và hoạt động có trên
một trang web khác), survey (cho phép người dạy nắm bắt phản hồi từ người học), wiki (soạn thảo
chung một tài liệu), workshop (người học/người dạy đưa ra một vấn đề và người khác xem, bình
luận, cho ý kiến chỉnh sửa).
- Kết hợp các phương pháp học tập: có thể sử dụng kết hợp hiệu quả các phương pháp sư
phạm truyền thụ, phương pháp sư phạm kiến tạo và phương pháp sư phạm tích cực. Có những tài
liệu dùng cho bài giảng chính thức và giáo viên dùng trên lớp để truyền thụ kiến thức căn bản cho
sinh viên. Bên cạnh đó, giáo viên có thể yêu cầu ra bài tập và người học dựa vào sự hỗ trợ của hệ
CSDL tiến hành tự nghiên cứu, tìm hiểu, từ đó tự đúc rút ra kết luận. Thông qua quá trình hoàn
thành bài tập được giao với sự hỗ trợ của các công cụ đa dạng, người học đã thực hiện phương
pháp kiến tạo một cách hiệu quả. Ngoài ra, có những chủ đề và dự án mà giáo viên đưa ra đề người
học tự chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp và trình bày sản phẩm. Như vậy, người học trở nên
tích cực và tự chủ hơn trong việc lĩnh hội tri thức và kĩ năng.
Một điểm đặc biệt trong hệ thống này là có thiết kế các công cụ cho phép học tập có sự
hướng dẫn của giáo viên và học tập tự chủ hoàn toàn của sinh viên. Trong hệ CSDL đã được thiết
kế và tích hợp các công cụ giúp người dạy có thể tương tác trực tiếp với người học (chat, forum),
hướng dẫn học tập (hoạt động như assignment, glossary, wiki...
Hệ thống cũng được thiết kế trong phần parameter dành cho người dạy một công cụ cho
phép theo dõi mức độ chuyên cần của người học khi truy nhập và sử dụng hệ CSDL, công cụ để
kiểm tra đánh giá hiệu quả (thông qua công cụ Quiz và Assignment). Với quiz, người học làm bài
trực tuyến và sẽ được đánh giá ngay lập tức. Với assignment, người học nộp bài cho giáo viên và
được chấm điểm đánh giá bởi giáo viên sau đó.
- Học tập mọi lúc mọi nơi: Mỗi người học có phương pháp và cách thức học tập khác nhau,
có sở thích, nhu cầu và quỹ thời gian khác nhau, tốc độ tiếp thu cũng khác nhau. Với hệ CSDL
này, người học có sự chủ động trong việc truy cập để sử dụng, lựa chọn hình thức học tập và tài
liệu mà mình thích, triển khai hoạt động học tập của bản thân một cách phù hợp và hiệu quả nhất
ở mọi lúc, mọi nơi.
2.4. Kết quả nghiên cứu và những triển vọng
Sau quá trình dài nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống các cơ sở dữ liệu
nhằm phục vụ việc giảng dạy và tự học cho sinh viên. Có thể nói, đây là một công cụ dạy và học
tích hợp được xây dựng trên cơ sở đường hướng dạy học tích hợp Blended learning, cho thấy nhiều
ưu việt sau đây:
- Hệ cơ sở dữ liệu có tính tích hợp và khả năng ứng dụng đa dạng: đây là công cụ vừa dùng
để học chính khóa, vừa dùng để giúp sinh viên tự học thêm các nội dung khác bổ trợ và đào sâu
kiến thức chính khóa; vừa dùng để học tập cá nhân vừa mang tính tương tác đa chiều giữa người
học-người học, giữa giảng viên- người học;
155
Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Anh Đào
- Hệ cơ sở dữ liệu có khả năng áp dụng rộng rãi và có ích với nhiều đối tượng: không chỉ
nhằm phục vụ việc dạy/học văn hóa Pháp cho sinh viên trường ĐHSP Hà Nội, công cụ này còn
đáp ứng nhu cầu học tập của SV các trường Đại học có đào tạo tiếng Pháp và những người học
tiếng Pháp nói chung có mong muốn tìm hiểu về văn hóa, con người và nước Pháp.
- Hệ cơ sở dữ liệu xây dựng được có cấu trúc sắp xếp rõ ràng, khoa học theo từng chủ điểm,
với các loại hình tài liệu đa dạng, được lựa chọn, kiểm định về nội dung và có kèm các loại hoạt
động học tập cũng như đáp án gợi ý, giúp người học có thể tự học một cách hiệu quả và dễ dàng.
Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động hiệu quả, cần lưu ý:
- Về mặt kĩ thuật: phải đảm bảo tính tương tác cho hệ thống.
- Về mặt sư phạm: từng tài liệu phải có kèm hướng dẫn tự học.
- Về mặt duy trì học và tự học: giảng viên cần dành thời gian nhất định để theo dõi thường
xuyên các hoạt động của người học và động viên nhắc nhở kịp thời, từ đó hình thành nên thói quen
và khả năng tự học độc lập cho sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đồng thời cũng mở ra những triển vọng trong việc xây
dựng các mô hình dạy/học theo hướng tích hợp, phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ đang áp
dụng rộng rãi hiện nay trong các trường Đại học. Mô hình dạy/học này là một gợi ý và hoàn toàn
có thể áp dụng cho nhiều môn học, trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành.
3. Kết luận
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc đại học là điều cấp thiết hiện nay, nhằm thực
hiện được một trong những mục tiêu của đào tạo ở bậc Đại học, đó là: phát triển khả năng tự học tự
nghiên cứu cho sinh viên. Mô hình dạy/học xây dựng trên cơ sở dạy/học tích hợp Blended learning
cho thấy đây là một trong những phương pháp hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của đào tạo theo tín
chỉ, cho thấy tính tương tác cao và phát huy tối đa vai trò của tự học. Trong tương lai, mô hình này
cần được nhân rộng và sử dụng rộng rãi trong giảng dạy các bộ môn khác nhau tại các khoa trong
nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Khung chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Tiếng Pháp 2014. Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[2] Garrison, D, Vaughan, N, 2008. Blended learning in higher education: Framework,
principles, and guidelines. San Francisco, CA: John Wiley & Sons.
[3] Oliver, M. et Trigwell, K., 2005. Can “Blended Learning” be redeemed ?. E-learning, Vol.
2, No.1, pp. 17-26.
[4] McShane, K., 2005. Issues in blended teaching and learning [online]. University of
Edinburgh.
[5] Nguyễn Văn Toàn, 2015. Développer une autonomisation guidée de l’apprenant en franc¸ais
sur objectifs spécifiques. Vers un apprentissage sur le web. Thèse de doctorat. Université
Bordeaux Montaigne.
[6] Kerres, M., 2000. Computerunterstu¨tztes Lernen als Element hybrider Lernarrangements.
In: Kammerl, R. (Ed.): Computerunterstu¨tztes Lernen. Munich, pp. 23-39.
156
Blended learning trong giảng dạy ngoại ngữ và ứng dụng trong xây dựng hệ cơ sở dữ liệu...
[7] Houssaye, J. (dir.), 1993. La Pédagogie : une encyclopédie pour aujourd’hui. Paris : ESF.
[8] David Russell Schilling, 2013. Knowledge Doubling Every 12 Months, Soon to be Every 12
Hours.
/3950
[9] Hệ thống E-learning hỗ trợ dạy và học khoa Tiếng Pháp 2015. Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội.
ABSTRACT
Blended learning in foreign language teaching Course Design and Implementation
In the first part of this paper, the authors revise the meaning of ‘blended learning’ which has
constantly changed over time. Actually, current comprehensions of blended learning are relevant
and pertinent but they are not up to date due to changes in both technological and pedagogical
fields. For this reason, a working definition is needed that can be applied when designing
curriculum and a technopedagogical system to support autonomy in language learning. It is the
main purpose of this article to put forward our definition of blended learning and a framework
of parameters for designing a blended language learning environment. These parameters evolved
from our experience when designing our e-learning system. In the second part, the authors present
their blended language platform, Moodle, which has fully integrated learning content. This work
is done in concordance with parameters defined that support flexible and autonomous learning.
Keywords: Blended learning, ict in language teaching, autonomous learner, Moodle
platform, French civilization course.
157

File đính kèm:

  • pdfblended_learning_trong_giang_day_ngoai_ngu_va_ung_dung_trong.pdf