Biểu tượng Nước trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

 Đối với văn học, có nhiều con đường khác nhau để giải mã tác phẩm,

trong đó làm rõ các tầng ý nghĩa của các biểu tượng trong tác phẩm là một

hướng đi thú vị. Khảo sát tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000, chúng tôi

nhận thấy có rất nhiều biểu tượng, trong đó biểu tượng nước chứa đựng rất nhiều

hàm nghĩa khác nhau về con người và cuộc sống. Trong bài viết này, biểu tượng

nước vừa mang ý nghĩa thanh lọc và xoa dịu nỗi đau của con người, là biểu

tượng của sự tái sinh, đồng thời nó còn là biểu tượng của sự tàn phá và hủy diệt.

Với nhiều biến thể khác nhau, nước vừa lưu giữ những cơ tầng văn hoá của dân

tộc, vừa có khả năng trở thành những biểu tượng và những cổ mẫu văn chương

mới, chứa đựng những hàm nghĩa mới của văn hoá đương đại.

pdf 8 trang kimcuc 6080
Bạn đang xem tài liệu "Biểu tượng Nước trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu tượng Nước trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

Biểu tượng Nước trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 01(49)/2019: tr. 5-12 
Ngày nhận bài: 23/8/2018; Hoàn thành phản biện: 19/9/2018; Ngày nhận đăng: 30/9/2018 
BIỂU TƯỢNG NƯỚC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 
TỪ 1986 ĐẾN 2000 
PHAN THÚY HẰNG 
Trường Đại học Khánh Hoà 
Email: phanthuyhang@ukh.edu.vn.com 
Tóm tắt: Đối với văn học, có nhiều con đường khác nhau để giải mã tác phẩm, 
trong đó làm rõ các tầng ý nghĩa của các biểu tượng trong tác phẩm là một 
hướng đi thú vị. Khảo sát tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000, chúng tôi 
nhận thấy có rất nhiều biểu tượng, trong đó biểu tượng nước chứa đựng rất nhiều 
hàm nghĩa khác nhau về con người và cuộc sống. Trong bài viết này, biểu tượng 
nước vừa mang ý nghĩa thanh lọc và xoa dịu nỗi đau của con người, là biểu 
tượng của sự tái sinh, đồng thời nó còn là biểu tượng của sự tàn phá và hủy diệt. 
Với nhiều biến thể khác nhau, nước vừa lưu giữ những cơ tầng văn hoá của dân 
tộc, vừa có khả năng trở thành những biểu tượng và những cổ mẫu văn chương 
mới, chứa đựng những hàm nghĩa mới của văn hoá đương đại. 
Từ khóa: Biểu tượng, biểu tượng nước, tiểu thuyết Việt Nam 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Biểu tượng là những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng - hình ảnh mà ta nhìn thấy, chấp 
nhận theo quy ước, để biểu thị một tồn tại vật chất hay tinh thần nào đó, hay một hình ảnh 
làm dấu hiệu để phân biệt giữa vật này, người này, trạng thái này với vật khác, người khác, 
trạng thái khác... Biểu tượng biểu đạt ý nghĩa bằng dấu hiệu. Nhưng theo Jean Chevalier, biểu 
tượng là một khái niệm đầy năng động và gợi cảm, không chỉ vừa biểu hiện, vừa che đậy 
theo một cách nào đó, mà còn vừa thiết lập, vừa tháo dỡ... tác động lên cấu trúc tinh thần của 
con người. Như vậy, biểu tượng được tồn tại trên cơ sơ niềm tin, cảm xúc và quy ước, dù chia 
ra hay kết hợp lại, biểu tượng vẫn tiềm tàng những ý nghĩa nhất định. Biểu tượng gắn liền với 
cổ mẫu (archetype, prototype). Cổ mẫu (archetype), là “khái niệm dùng để chỉ những mẫu 
của các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh, trong tưởng tượng của con người, chứa 
đựng trong vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại; vô thức tập thể này là một yếu tố đặc 
trưng cho tất cả các vô thức cá nhân” [7, tr.972]. Như vậy, cổ mẫu trước hết cũng là biểu 
tượng nhưng có sức khái quát cao hơn biểu tượng, là những mẫu của các biểu tượng. Các 
mẫu gốc là những hình ảnh hoặc ý niệm đầu tiên nguyên khởi được di truyền từ thế hệ nọ 
sang thế hệ kia. Theo Jung các mẫu gốc là “những yếu tố cấu trúc của tâm thần con người 
được ẩn giấu trong “vô thức tập thể. Các mẫu gốc là một tập hợp có giới hạn, nội dung của 
chúng ẩn chứa trong các nghi lễ cổ xưa, các thần thoại, các tượng trưng, các tín ngưỡng, các 
hành vi tâm lí và cả trong sáng tác nghệ thuật từ xa xưa đến hiện tại” [7, tr.201]. Đối với văn 
học, biểu tượng cổ mẫu đã mở ra khả năng vô tận trong việc khám phá, nhận thức thế giới 
xung quanh và con người đặc biệt là chiều sâu vô thức, bản năng. Vì thế hành trình đến với 
những chân trời của biểu tượng trong văn học là hành trình khám phá con đường trở về cội 
nguồn văn hoá, đồng thời cũng là cuộc hành trình nhận thức của nhân loại. 
6 PHAN THÚY HẰNG 
Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết Việt 
Nam từ 1986 đến 2000 chính là biểu tượng và ngôn ngữ xây dựng biểu tượng. Trong quá 
trình tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000, chúng tôi nhận thấy các nhà văn 
đã sử dụng nhiều biểu tượng cổ mẫu, bên cạnh những cổ mẫu như Đất, Lửa, Trăng... thì 
cổ mẫu Nước cũng xuất hiện với tần suất khá nhiều, như một biểu trưng cho đời sống tinh 
thần của người Việt từ xưa đến nay. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, biểu tượng nước có ba ý nghĩa cơ bản, 
nước vừa là nguồn sống, vừa là phương tiện thanh tẩy, là trung tâm tái sinh, đồng thời 
cũng lại cho rằng nó có một ý nghĩa đối lập khác, nước vừa là nguồn sống, vừa là nguồn 
chết, vừa là nơi tái sinh, vừa là nơi tiêu hủy. “Nước là khối vật chất chưa phân hóa, là 
hình tượng của số lượng vô cùng lớn những khả năng diễn biến, chứa đựng toàn bộ cái 
tiềm tàng, cái phi hình, cái mầm mống của mọi mầm mống, tất cả mọi hứa hẹn về sự phát 
triển, nhưng cũng chứa đựng mọi mối đe dọa bị tiêu tan. Đầm mình trong nước để rồi lại 
đi ra mà không tự hòa tan hết vào trong đó, trừ khi do một cái chết tượng trưng, đó là trở 
về cội nguồn, tự tiếp nguồn cho mình trong một kho dự trữ tiềm năng rộng mênh mông 
và lấy ở đó một sức mạnh mới: là một bước thoái lui và tan rã nhất thời, tạo tiền đề cho 
một bước tiến lên để tái thống hợp và tái sinh” [1, tr.709]. Nước được xem là một thực 
thể khởi nguyên làm nên nhiên giới và nhân giới. Nước nuôi sống con người, cỏ cây, 
muông thú. Nước có mặt trong những thần thoại, truyền thuyết. Nước chảy tràn vào văn 
hóa. Và nước đi vào những tác phẩm văn học làm thành biểu tượng. Trong tiểu thuyết từ 
1986 đến 2000, biểu tượng Nước biến hình, tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau như 
sông, suối, ao, đầm, mưa, sương. Việt Nam là đất nước gắn liền với nền nông nghiệp lúa 
nước. Ngay từ thuở hồng hoang, Rồng - vị thần thiêng liêng của nước được xem là đối 
tượng vô cùng tôn kính. Rồng là Cha của tất cả, hay nói cách khác, từ nước mà có con 
người. Trong tín ngưỡng dân gian cũng có tục thờ Mẫu Thoải - người mẹ của các nguồn 
nước. Trong cổ tích, nước thiêng ở suối tiên có thể khiến con người trở nên xinh đẹp (Ai 
mua hành tôi) cho đến những hình ảnh sông, ao, mưa, sương xuất hiện trong văn học 
trung đại và tuôn chảy với hàng loạt những biến thể khác nhau ở văn học hiện đại. Tuy 
nhiên, với người Việt Nam, nước cũng là đối tượng của sự sợ hãi. Nước có thể là một vị 
thần phá hoại mùa màng (qua hình ảnh Thuỷ Tinh), nước cũng có thể làm chết người (qua 
biến thể nước sôi trong Tấm Cám). Nỗi sợ hãi nước đi đôi với niềm tôn kính ăn sâu vào 
tâm thức cộng đồng, tạo nên những vị thần sông mà con người hàng năm phải thờ cúng, 
gọi là thần Hà Bá. Trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000, biểu tượng Nước được 
các nhà văn sử dụng với các biến thể như, Ao, Hồ, Sông, Suối Đầm, Mưa với những 
hàm ý nghệ thuật khác nhau về son người và cuộc sống. 
2.2. Trước hết, biểu tượng Nước mang ý nghĩa gột rửa, thanh lọc và xoa dịu nỗi đau của 
con người. Trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, cổ mẫu Nước xuất hiện nhiều, như một 
ám gợi từ những huyền tích, trầm tích văn hóa ngàn đời của dân tộc. Trong tiểu thuyết 
Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, dòng sông Linh Nham linh thiêng đâu phải lúc 
nào cũng chỉ biết sảng khoái nhấn chìm, cuốn vào lòng những kiếp người bất hạnh, dòng 
BIỂU TƯỢNG NƯỚC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 7 
sông ấy cũng hiền hòa, dịu dàng qua lời bộc bạch của chính nó: “ta yêu tiếng la hét của 
thằng bé đó và cố giữ mình thật trong khi nó sắp ra... [9, tr. 43]. Đoạn độc thoại của dòng 
sông ngay sau đó hé lộ một bí mật mà có lẽ không ai khác ngoài Sinh và dòng Linh Nham 
được biết. Dòng sông do vậy trở thành vị bảo hộ lẽ phải, là niềm an ủi, vỗ về. Chính vì 
thế, thấu hiểu được nỗi khổ đau của chị Nhu, dòng sông thương cảm mà đón người con 
gái bất hạnh với vẻ ân cần, nghĩa tình: “Nước rẽ ra sau đó khép lại như một giấc ngủ vĩnh 
viễn” [8, tr.160]. Không chỉ ám gợi từ biểu tượng, Người đi vắng, ngay cái tiêu đề đó đã 
nói rất nhiều. Cô đơn, vô hình, b í ẩn, khoảng trống. Tiểu thuyết này là một trong những 
khởi điểm của dòng chảy Nguyễn Bình Phương vào thế giới vô thức, mộng mị, hồng 
hoang. Trong tiểu thuyết Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính, những giọt nước mắt 
được chắt chiu từ cuộc sống khốn khổ, thiệt thòi của bác sĩ Cần và Thương Ơi đã xoa dịu 
và hoá giải mọi tội lỗi, mặc cảm, hóa giải tất cả những oán hận của người đã mất: “Cô gái 
Thương Ơi khóc như mưa gió khiến tâm hồn ông bác sĩ bỗng tràn ngập một thứ tình cảm 
mới lạ lùng. Thế rồi tới lượt ông bác sĩ Cần cũng òa lên khóc nức nở... Ba ngày hôm sau 
khu nghĩa trang có chôn ngôi mộ ông y sĩ Nguyễn Văn Sự bay sạch mùi thối khắm. Bảy 
ngày sau thì những vạt cỏ chết héo cháy đen đã tươi tốt trở lại đua nhau trổ mầm non xanh 
mơn mởn Môi trường ở góc nghĩa trang này đã được thanh lọc trở lại bình thường” [2, 
tr.216]. Tiểu thuyết là một sự ám ảnh về những con người cùng khổ đói rách. Là khao 
khát của nhà văn về sự đổi thay của xã hội và con người “trong nhiều đêm nằm ngủ tôi 
lại mơ thấy họ được phong thánh. Vâng, đúng như vậy. Có thể trong giấc mơ của tôi, 
thánh chỉ là những người nghèo khổ, khốn nạn, thua thiệt”. Biểu tượng Nước trong Lời 
nguyền hai trăm năm được thể hiện thông qua hình tượng Biển. Biển vừa tượng trưng 
cho cho sức mạnh thiên nhiên, luôn thử thách ý chí của con người, vừa tượng trưng cho 
lòng bao dung và sự vị tha. Đặc biệt, biển có một tình cảm đặc biệt với Hai Thìn, người 
mà dân Biển Cát gọi với cái tên thân thương là “vua biển”. Dường như biển hiểu được 
nỗi niềm của Hai Thìn khi gánh trên vai lời nguyền về dòng họ và cuộc đấu tranh của anh 
để hóa giải lời nguyền ấy. Còn với Hai Thìn, biển như một người bạn tâm giao, biết lắng 
nghe và san sẻ với những trăn trở của anh về gia đình, về quê hương: “Về và sống chết 
với biển thôi... Ở đó, anh sẽ vùng vẫy thật thỏa thích lần gặp lại Biển cả sau một năm xa 
cách” [10, tr.376]. Biển có thể trừng phạt những kẻ như Năm Mộc, Tài Nguyễn, Sáu Thế 
nhưng với lòng vị tha biển đã rửa trôi tất cả và trả họ trở về thay vì nhấn chìm họ. Cũng 
trong tác phẩm này, nhân vật Tòng Út muốn phá bỏ lời nguyền của bà Cả Mọi đã quyết 
định ra khơi cùng Hai Thìn. Mặc dù phải đánh đổi bằng cái chết nhưng cả Hai Thìn lẫn 
Tòng Út đã gột rửa và thanh tẩy hết những lỗi lầm trong quá khứ của Tòng Mật cũng như 
lời nguyền mà dòng họ Hai Thìn phải gánh chịu hai trăm năm qua. Tiểu thuyết kết thúc, 
để lại dư âm trong lòng người đọc không ở sự đau thương bởi cái chết của nhân vật chính 
mà chính là thông điệp cuộc sống không tồn tạ lời nguyền nào cả, con người có thể vượt 
qua mọi trở ngại bằng ý chí và sức mạnh của cá nhân. Trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, 
Nước lại mang ý nghĩa biểu tượng cho sự trong sạch, thiêng liêng, có thể “tẩy rửa” mọi 
tội lỗi hay những đen tối trong tâm hồn mỗi con người. Trong tác phẩm, bé Hoài đã “tẩy 
rửa” tất cả tội lỗi của mình 5 giờ đồng hồ nơi nhà tắm công cộng để “trút kinh nguyệt một 
lần cho mãi mãi, vắt bỏ, cạn kiệt, tẩy sạch mọi khả năng thành 1 người đàn bà như tất cả 
những người đàn bà, 1 kẻ trưởng thành như tất cả những kẻ trưởng thành trên thế gian” 
8 PHAN THÚY HẰNG 
[3] để được mãi mãi là cô bé 14 tuổi, không muốn lớn lên như một thái độ phản kháng 
khước từ bởi quá thất vọng trước thực tại xã hội xã hội tẻ nhạt, xơ cứng mà tình yêu 
thương là một điều xa xỉ. Hình ảnh này gợi nhắc đến nghi thức “rửa tội” trong các huyền 
thoại về tín ngưỡng tôn giáo. Cùng mang ý nghĩa thanh tẩy và xoa dịu nỗi đau khổ của 
con người, hồ “mắt tiên” - một biến thể khác của biểu tượng Nước, tồn tại giữa cánh đồng 
làng Đông (Bến không chồng) gắn với câu chuyện từ “ngày xửa ngày xưa” về một cô gái 
tên Ngần đẹp nhất làng Đông bị bố mẹ ép gả cho người mình không yêu. Đêm tân hôn cô 
đã ra hồ nước giữa đồng tự vẫn. Từ đó “nước hồ tự nhiên trong vắt quanh năm” [5, tr.20]. 
Không ai biết câu chuyện đó có thực hay không nhưng từ đó trở đi “đàn bà con gái làng 
Đông có nỗi oan khuất đều trốn ra hồ nước tắm để được giải oan” [5, tr.20]. Từ một câu 
chuyện từ xa xưa song Hồ “mắt tiên” đã đi vào đời sống tâm linh của người làng Đông 
như một chứng nhân của việc hóa giải oan khuất cho con người, đặc biệt là người phụ nữ. 
Tiểu thuyết là bức tranh buồn thê lương ở một vùng quê thời hậu chiến, song vẫn ẩn chứa 
đâu đó những ánh sáng le lói của tâm linh, yếu tố làm xoa dịu những đắng cay trong số 
phận mỗi con người. 
2.3. Cùng với cảm quan mang ý nghĩa tích cực ấy, Nước còn là biểu tượng của sự tái 
sinh, là nguồn sống dồi dào cho con người. Là một biến thể của Nước, Biển trong Đêm 
thánh nhân đã cuốn cha Tạc và cô gái Thương Ơi dạt vào đảo Kình, nơi mà họ sẽ được 
thanh lọc, hóa giải. “Cô gái Thương Ơi chỉ ngồi lặng lẽ mỉm cười, cũng giống như cha 
Tạc sau mấy ngày nổi chìm trôi dạt theo dòng hải lưu nước nóng rồi táp vào hòn đảo Kình 
sống cuộc đời vô tư ngơ ngác chẳng hề biết ngạc nhiên như đời sống cây cỏ lạc vào chốn 
bồng lai hoan lạc miên man ngắn ngủi” [2, tr.721]. Để rồi cha Tạc đi theo tiếng gọi của 
Chúa, còn cô gái Thương Ơi rơi vào “hố đen tâm linh” [2, tr.726], trở thành những mảnh 
thiên sứ bay khắp bốn phương trời. Biển trong Lời nguyền hai trăm năm, vừa mang ý 
nghĩa là sự thanh tẩy, vừa mang ý nghĩa hủy diệt. Song bên cạnh đó Biển còn là nguồn 
sống của ngư dân, biển mang tặng cho họ những sản vật giàu có từ biển cả: “Những ngày 
biển động đã qua, ngày nào biển cũng trả lại cho những người vợ, những đứa con, tôm 
tươi ngon, đầy hầm chứa trong thuyền. Biển, đôi lúc trở thành kẻ thù của con người, 
nhưng thường hơn, biển là bạn của họ” [10, tr.801]. Biển còn là người bạn tri âm tri kỉ 
của con người, chia sẻ những khõ khăn thử thách với người dân làng Biển Cát, đặc biệt 
vị “vua biển Hai Thìn: “Thật bất ngờ, Biển cả đã chữa lành bệnh cho Hai Thìn qua những 
ngày anh đi biển cùng ngư dân” [10, tr.808], “Bốn mươi bảy tuổi, Hai Thìn là triệu phú. 
Biển cả vẫn tặng cho anh những chuyến đi biển về đầy cá quý” [10, tr.808]. Mặc dù có 
những lúc Biển nổi giận, trừng phạt những tội lỗi của con người nhưng sâu xa Biển vẫn 
hào phóng giành cho người đi biển những gì tốt đẹp nhất, ban tặng xứng đáng công sức 
mà con người bỏ ra trong quá trình chinh phục biển cả. Cùng với Biển và Mưa, Sông cũng 
là một biến thể của Nước. Bước vào làng Đông trong Bến không chồng, người đọc lập 
tức bị thu hút như đang bước vào một bức tranh thủy mặc với phong cảnh vô cùng hữu 
tình “À ơi... chẳng to cũng gọi đình Đông/Có cầu đá bạc bắn qua sông Đình/Chàng ơi có 
nhớ đến mình/Nhớ cầu Đá bạc nhớ đình làng Đông” [5, tr.18]. Trung tâm của bức tranh 
ấy chính là dòng sông Đình, được ví như một con rồng uốn lượn ôm lấy làng Đông. Dòng 
sông như một vật linh thiêng, chở che và nuôi sống con người “Nước sông như dòng sữa 
BIỂU TƯỢNG NƯỚC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 9 
mẹ làm tươi tốt đất và người làng Đông” [5, tr.19]. Bên dòng sông ấy có “Bến không 
chồng” hay còn gọi là “bến Tình”, là nơi diễn ra nhiều sinh hoạt mang đặc trưng văn hóa 
làng quê Việt “Chiều đến, những đứa trẻ trần truồng, mặt đen nhẻm nghễu nghện trên 
lưng trâu phi ào xuống nước... Những ông già để trần dắt tay cháu ra bến, những ông bố 
nhông nhông công kênh con trẻ trên vai. Rồi những chàng trai cô gái từ cánh đồng quần 
áo lấm lem cũng bổ nhào ra bến lặn ngụp một hồi cho đã rồi mới lột quần áo ra vỗ bồm 
bộp trên mặt nước. Gió hây hây, nước chảy nhẹ vờn da thịt như có một bàn tay vô hình 
mơn trớn, khiến ta quên hết nỗi cực nhọc, đau buồn” [5, tr.22]. Như vậy, có thể thấy dòng 
sông đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân từ bao đời. Nó 
góp phần làm cho cuộc sống con người thêm no đủ, mùa màng tốt tươi, là trung tâm sinh 
hoạt văn hóa cộng đồng và sâu xa hơn dòng sông đã trở thành một nét văn hóa không thể 
thiếu trong mỗi làng quê Việt. 
2.4. Bên cạnh đó, biểu tượng Nước còn mang ý nghĩa hủy diệt, tàn phá. Điều này khiến 
chúng ta liên tưởng đến truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh. “Trong nỗi đau của mình qua 
nhân vật Thuỷ Tinh, Biển không còn trong mình cái tinh thần của Mẹ Nước trước đây: là 
mạch sống của Đất. Huyền thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh nói với chúng ta rằng Biển đã ly 
khai, và trở thành biểu tượng của kẻ phá hoại không mệt mỏi mảnh đất loài người” [11]. 
Đến với văn học hiện đại, đặc biệt tiểu thuyết sau Đổi mới, ý nghĩa mang tính hủy diệt 
tồn tại trong rất nhiều biến thể của biểu tượng Nước. Mưa và Biển trong Nỗi buồn chiến 
tranh, Lời nguyền hai trăm năm là một ví dụ. Có thể nói, cùng với bóng đêm, mưa là biểu 
tượng tràn ngập trong tác phẩm: “núi non nhạt nhòa” [6, tr.6]; “mưa ngày này qua ngày 
khác. Cuộc chiến có vẻ như bị vùi lấp trong biển mệnh mông, mù mịt mùa mưa”, “Bốn 
bề mìn mịt chỉ một màu mưa trĩu lòng, một màu núi màu rừng ảm đạm và khắc khổ” [6, 
tr.16]; “mưa không to mà đều đều, âm âm, buồn thảm” [6, tr.17]; “mưa như thác đổ” [6, 
tr.31]; “mưa rơi rào rào” [6, tr.35]. Mưa ở đây càng khiến cho cuộc chiến trở nên khó 
khăn bội phần. Cuộc sống của người lính thêm phần khắc khổ. Với riêng Kiên, mưa đã 
trở thành biểu tượng cho đời sống tâm hồn nặng nề và đầy bấn loạn. Chiến tranh qua đi 
nhưng những kí ức về nó mãi ám ảnh người lính thời hậu chiến. Và mưa là hiện tượng 
ám ảnh nặng nề nhất. Đúng như nhận xét của Đỗ Đức Hiểu, Bảo Ninh đã “sáng tạo một 
vũ trụ mới của cuộc chiến, vũ trụ chìm trong mưa và mưa là biểu tượng khủng khiếp của 
chiến tranh” [4, tr.275]. Cũng nằm trong cảm quan về chiến tranh, Biển trở thành biểu 
tượng mang ý nghĩa dự báo cho những khủng khiếp của chiến tranh đang chờ đợi Kiên 
và Phương phía trước. Biển gắn với tuổi mười sáu của Kiên và Phương “Một kỉ niệm thân 
yêu nhưng sao mà xa xôi và buồn” [6[6], tr.203]. Từ buổi cắm trại hơn hai mươi năm 
trước, trước biển Phương đã có một dự cảm không tốt về tương lai “Biển làm sao ấy, sợ 
sợ thế nào. Kiên có nhận thấy không?” [6[6], tr.205]. Rồi Phương hát, cả giai điệu và lời 
bài hát chứa đựng cả niềm say mê lẫn nỗi buồn đau trước thời cuộc, những ước mơ nồng 
cháy và cả những tiên cảm xót đau về một lớp thanh niên sinh ra để dành cho cuộc chiến 
tranh bắt đầu từ hôm ấy. “Chiến tranh! Chiến tranh! Ấy chính là tiếng gầm của biển trong 
suốt đêm mồng bốn rạng mộng năm tháng tám. Bãi cát dài hình vòng cung ầm ầm sóng 
xô” [6, tr.206]. Dường như biển cũng cảm nhận được thời khắc của lịch sử đang đến, báo 
hiệu một sự chia xa, mất mát và nhiều hi sinh. Cùng với biểu tượng Nước, Nỗi buồn chiến 
10 PHAN THÚY HẰNG 
tranh còn chứa đựng trong nó nhiều biểu tượng đầy ám ảnh về bóng đêm, cây hồng ma, 
truông Gọi Hồn Đây cũng có thể xem là cuốn tiểu thuyết hay nhất về đề tài chiến tranh 
và số phận người lính thời hậu chiến trong dòng tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Mưa 
trong Lời nguyền hai trăm năm mang ý nghĩa như là một thứ vũ khí của Biển cả và Thần 
rừng. Mối thù của họ bắt nguồn từ việc Mặt trời muốn kén chồng cho con gái là Mặt 
Trăng. Mặt trời vừa ưng Thần rừng vừa thích Biển cả, nên đã quyết định để cả hai giao 
đấu. Cát là vũ khí của Biển, đá là vũ khí của Thần rừng. Cuộc giao chiến bất phân thắng 
bại nên đến giờ Mặt Trăng vẫn cô đơn. Từ đó có thêm câu chuyện “Người dân tộc là con 
cháu Thần rừng, bị cấm không được đi biển. Ai cãi lại, thì hoặc Biển cả sẽ bắt làm tù 
binh, hoặc Thần rừng bắt về đất liền để trừng trị” [10, tr.747]. Ngoài những vũ khí là Cát 
và Đá thì Mưa là một vũ khí để bổ trợ cho cuộc chiến không có hồi chấm dứt ấy. Mưa từ 
Biển cả chắn lối ngăn cản bà Cả trên đường đi tìm Tài Nguyễn để đòi quyền lợi cho người 
dân tộc: “Bà Cả Mọi đội mưa đi về rừng. Mưa rơi không ngớt hạt. Cơn mưa kéo vào đất 
liền từ ngoài khơi, là cơn mưa của biển cả. Biển cả muốn gây chiến với Thần rừng của 
bà” [10, tr.783-784]. Nhưng Thần rừng cũng không vừa, liền tuyên chiến với Biển cả: 
“Lần này là mưa rừng ào kéo ra khơi. Mây đen kịt bầu trời. Cứ như sau lần biển động 
trước, do biển cả gây chiến, mà lần này thần rừng nổi giận trả thù. Mưa như trút nước cả 
ngày trời” [10, tr.788]. Cuộc chiến bất phân thắng bại giữa Thần rừng và Biển cả bao năm 
qua vẫn không có hồi kết, dân làng chài lẫn người của đồng bào dân tộc luôn là những 
người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ mối thù ấy: “Người đi biển gặp nạn do 
cuộc chiến giữa Thần rừng và biển cả” [10[10], tr.791]. Một biến thể khác của Nước là 
Sông. Sông Linh Nham trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già được nhìn nhận là một 
dòng sông thiêng, khi thì “lầm lì chuyển động” [8, tr.26], lúc lại “rì rầm ai oán” [8, tr.39]. 
Nhưng cũng có khi được miêu tả “đục ngầu như mắt trâu điên”. Sông thiêng gọi ai là 
người ấy chết. Ở đây, chúng ta có thể thấy sự liên hệ giữa nước với cái chết. Con trai cả 
lão Liêm chết đuối dưới ao, Quân mất tích được thầy bói phán gần nước, Tuyết cũng trôi 
đi trong cái hả hê, sảng khoái của dòng nước ác. Dường như nó hiểu được những sự việc 
đang xảy ra ở làng Phan, nơi con người sinh ra chỉ là để dằn hắt, đè nén, bức bách gầm 
ghè, thôn tính, ăn thịt lẫn nhau. Câu chuyện chủ yếu ở làng Phan xoay quanh đại gia đình 
Trường hấp và nhân vật ông Trình. Tất cả đều hướng tới một kho báu bí ẩn sẽ được mở 
khi sao chổi, con Nghê và ba cái chết đến cùng một lúc. Nhưng cuối cùng những điều họ 
theo đuổi không có thực. Suốt cuộc đời họ đã thực hiện những cuộc hành trình cuối cuối 
cùng chỉ để kết liễu, thanh toán, trả nợ nhau. Vào thời khắc ấy, dòng sông Linh Nham 
dường như linh cảm được những những điều hệ trọng sắp xảy ra, nó cũng mang những 
cảm xúc như những người trong cuộc: “Gió mạnh dần sau đó thốc tháo, cây cối ngã rạp 
xuống. Bầu trời nghiêng bên nọ ngảy bên kia. Nước sông Linh Nham bốc khói ngùn ngụt, 
sóng vỗ vào chân cầu oàm oạp” [8, tr.268]. Con Nghê chết, cuộc tử chiến của hai cha con 
lão Liêm và ông Trình bắt đầu. “Dòng Linh Nham chuyển thành đỏ hồng, gió vẫn ầm ầm 
nổi lên từng đợt” [8[8], tr.271]. Tiểu thuyết khắc họa cuộc đời của những con người có 
cảnh sống éo le, đồng thời đặt ra câu hỏi dường như không bao giờ cũ về sự tồn tại, cái 
hữu hạn của đời người trong thời gian vô hạn. Văn phong đậm chất Việt, nhưng không 
thiếu những phẩm chất chung của các tác phẩm văn chương thế giới, kết hợp tài tình giữa 
cái huyền ảo hoang đường và hiện thực trần trụi, Những đứa trẻ chết già thực sự là một 
BIỂU TƯỢNG NƯỚC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 11 
tác phẩm xuất sắc trong dòng tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 
Biểu tượng nước còn xuất hiện trong rất nhiều tiểu thuyết sau năm 2000 như Thoạt kì 
thủy (Nguyễn Bình Phương), một cuốn tiểu thuyết được xem là giàu biểu tượng nhất. Đặc 
biệt Nước ở đó cũng đã thể hiện cao nhất, rõ nhất sứ mệnh, sức mạnh vỗ về, an ủi, tái sinh 
sự sống cho vạn vật, muôn loài. Đồng thời cũng mang ý nghĩa đấu tranh và hủy diệt. Biểu 
tượng Nước cũng tràn đầy trong những trang tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo. Đó 
là dòng sông, chứng nhân cho tình yêu của đôi trai tài gái sắc Nhuệ Anh và Từ Lộ. Nhưng 
nó cũng biến thành sự hủy diệt khi cuốn trôi Nhuệ Anh đang tràn đầy đau khổ xuống đáy 
vực. Đồng thời lại mang ý nghĩa tái sinh khi để chàng Cá Bơn cứu sống. Là những giọt 
nước mắt của sư bà Nhuệ Anh đã làm cho vua Thần Tông thức tỉnh. Trong Cõi người 
rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, biểu tượng Nước còn xuất hiện dưới dạng biến thể 
Biển và nước mắt. Biển mang ý nghĩa trừng phạt cái ác và nước mắt góp phần gột rửa, 
thanh tẩy tất cả những thù hận của Mai Trừng. Kết thúc hành trình hai mươi sáu năm đi 
trừng phạt cái ác, Mai Trừng đã quỳ khóc trước mộ cha mẹ. Những giọt nước mắt rửa trôi 
quá khứ để bắt đầu được làm một con người bình thường, được sống và được yêu. 
3. KẾT LUẬN 
Có thể thấy, biểu tượng Nước trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 mang trong lòng nó 
nhiều biến thể cùng nhiều tầng ý nghĩa khác nhau về sự tái sinh, thanh tẩy và hủy diệt. 
Mỗi biến thể ấy đến lượt nó, vừa lưu giữ những cơ tầng văn hoá của dân tộc, lại vừa có 
lại có khả năng trở thành những biểu tượng và những cổ mẫu văn chương mới, mang 
những hàm nghĩa mới của văn hoá đương đại, để sự tái sinh của nó mở đến vô tận, luôn 
mời gọi những giải mã từ bạn đọc. Các nhà nghiên cứu gọi đó là hệ hình cổ mẫu Nước. 
Những cổ mẫu con này vừa dung chứa những nét chung của cổ mẫu mẹ Nước trong văn 
hóa truyền thống Việt Nam và nhận loại vừa hình thành những nét riêng của văn học sau 
1986 và văn hóa đương đại. Cùng với những biểu tượng như Đất, Lửa, Trăng biểu 
tượng Nước trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 đã khẳng định được vị trí của mình 
trong đời sống cũng như trong văn học, từ dân gian cho đến hiện đại. Nó mở ra khả năng 
vô tận trong việc khám phá, nhận thức về con người và thế giới xung quanh. Đồng thời 
cổ mẫu Nước cũng cho thấy khả năng kiến tạo hiện thực mới của nó, khả năng lưu giữ và 
sáng tạo văn hoá độc đáo mà những giá trị khác khó có thể sánh kịp. “Nghệ sĩ không thể 
khép kín tác phẩm hay đính nó vào một phẩm tính cụ thể nào, mà tác phẩm luôn tiếp diễn 
trong đời sống, vừa giống vừa khác với chính nó, tùy thuộc vào những kiến giải trong đọc 
hiểu văn bản có đuổi bắt kịp tư duy sáng tạo của nhà văn hay không” [13; tr 60]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Jean Chavalier - Alain Gheerbrant (1997). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB 
Đà Nẵng, Trường Viết văn Nguyễn Du. 
[2] Nguyễn Đình Chính (2008). Đêm thánh nhân, NXB Văn học, Hà Nội. 
[3] Phạm Thị Hoài (2006). Thiên sứ, nguồn: 
q3m3237n2n. 
12 PHAN THÚY HẰNG 
[4] Đỗ Đức Hiểu (1994). Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học Xã hội, Mũi Cà Mau. 
[5] Dương Hướng (2015). Bến Không Chồng, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 
[6] Bảo Ninh (2007). Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội. 
[7] Nhiều tác giả (2005). Từ điển văn học, NXB Thế giới, Hà Nội. 
[8] Nguyễn Bình Phương (2013). Những đứa trẻ chết già, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 
[9] Nguyễn Bình Phương (2013). Người đi vắng, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. 
[10] Nhiều tác giả (2009). Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Tiểu thuyết 1975 - 2000), Quyển 
Một, Tập XV). Lời nguyền hai trăm năm, NXB Văn học, Hà Nội. 
[11] Nguyễn Thị Thanh Xuân (2009). Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam, nguồn: 
 12/5/2017. 
[12] Hoang Thi Hue, Hoang Thi Hong Ha (2006). Acculturation in Vietnamese 
Contemporary Literature, International Journal of Communication and Media Studies, 
USA, Vol. 6, Issue 3, June 2016. 
[13] Hoàng Thị Huế (2013). Biểu tượng mang tâm thức Mẫu trong Đội gạo lên chùa của 
Nguyễn Xuân Khánh, Tạp chí Lý luận Phê bình văn học, nghệ thuật, Bộ Văn hóa - 
Thông tin và Du lịch, Hà Nội, 1/2013, tr. 54-60. 
Title: THE SYMBOL “WATER” IN VIETNAMESE NOVELS FROM 1986 TO 2000 
Abstract: For literature, there are many different ways to explain the work, in which clarifying 
the meaning of the symbols in the work is an interesting direction. Surveying Vietnamese novels 
from 1986 to 2000, we find that there are many symbols in which the water symbol contains a lot 
of different meanings about people and life. In this article, the water symbol is meant to purify 
and alleviate human pain, the symbol of rebirth, and it is also the symbol of destruction and 
destruction. With many different variations, water symbol also hold the cultural foundations of 
the nation, as well as the ability to become new symbols and prototypes. Contains the new 
meanings of contemporary culture. 
Keywords: Symbol, symbol “water”, Vietnam novels. 

File đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_nuoc_trong_tieu_thuyet_viet_nam_tu_1986_den_2000.pdf