Biến động thành phần loài và sinh vật lượng động vật phù du tại trạm quan trắc Vũng Tàu, 2006-2010

Dữ liệu động vật phù du (ĐVPD) tại trạm quan trắc Vũng Tàu được phân

tích nhằm đánh giá biến động thành phần loài và mật độ trong thời gian 2006

- 2010. Đã ghi nhận được 91 loài động vật phù du thuộc 16 nhóm động vật.

Nhóm chân mái chèo (Copepods) chiếm 65% tổng số loài với 60 loài. Số

lượng loài ĐVPD vào thời kỳ mùa khô cao hơn thời kỳ mùa mưa và tầng đáy

cao hơn tầng mặt. Chỉ số giống nhau Bray - Curtis về thành phần loài ĐVPD

của năm 2006 so với các năm còn lại thấp (55%). Trong khi đó, các năm

2007 - 2010 có chỉ số giống nhau dao động từ 65 - 75%. Trong thời kỳ mùa

mưa, chỉ số giống nhau của các năm 2007 và 2009 là 100%. Mật độ ĐVPD

trung bình đạt 26.329 ± 27.503 cá thể.m-3, mật độ ĐVPD trung bình cao nhất

vào năm 2007 (33.556 cá thể.m-3) và thấp nhất vào năm 2006 (8.857 cá

thể.m-3). Mật độ trung bình vào mùa mưa (32.312 ± 32.531 cá thể.m-3) cao

gấp 2 lần so với mùa khô, mật độ trung bình ở tầng đáy (36.401 ± 30.243 cá

thể.m-3) cao gấp 3 lần so với tầng mặt.

pdf 16 trang kimcuc 6200
Bạn đang xem tài liệu "Biến động thành phần loài và sinh vật lượng động vật phù du tại trạm quan trắc Vũng Tàu, 2006-2010", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến động thành phần loài và sinh vật lượng động vật phù du tại trạm quan trắc Vũng Tàu, 2006-2010

Biến động thành phần loài và sinh vật lượng động vật phù du tại trạm quan trắc Vũng Tàu, 2006-2010
56 
Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 1: 56-71 
BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SINH VẬT LƯỢNG ĐỘNG VẬT PHÙ DU 
TẠI TRẠM QUAN TRẮC VŨNG TÀU, 2006-2010 
Trương Sĩ Hải Trình, Nguyễn Tâm Vinh 
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam 
Tóm tắt Dữ liệu động vật phù du (ĐVPD) tại trạm quan trắc Vũng Tàu được phân 
tích nhằm đánh giá biến động thành phần loài và mật độ trong thời gian 2006 
- 2010. Đã ghi nhận được 91 loài động vật phù du thuộc 16 nhóm động vật. 
Nhóm chân mái chèo (Copepods) chiếm 65% tổng số loài với 60 loài. Số 
lượng loài ĐVPD vào thời kỳ mùa khô cao hơn thời kỳ mùa mưa và tầng đáy 
cao hơn tầng mặt. Chỉ số giống nhau Bray - Curtis về thành phần loài ĐVPD 
của năm 2006 so với các năm còn lại thấp (55%). Trong khi đó, các năm 
2007 - 2010 có chỉ số giống nhau dao động từ 65 - 75%. Trong thời kỳ mùa 
mưa, chỉ số giống nhau của các năm 2007 và 2009 là 100%. Mật độ ĐVPD 
trung bình đạt 26.329 ± 27.503 cá thể.m-3, mật độ ĐVPD trung bình cao nhất 
vào năm 2007 (33.556 cá thể.m-3) và thấp nhất vào năm 2006 (8.857 cá 
thể.m-3). Mật độ trung bình vào mùa mưa (32.312 ± 32.531 cá thể.m-3) cao 
gấp 2 lần so với mùa khô, mật độ trung bình ở tầng đáy (36.401 ± 30.243 cá 
thể.m-3) cao gấp 3 lần so với tầng mặt. 
VARIATION OF ZOOPLANKTON ABUNDANCE AND SPECIES 
COMPOSITION AT MONITORING STATION IN VUNG TAU, 2006-2010 
Truong Si Hai Trinh, Nguyen Tam Vinh 
Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology 
Abstract Zooplankton data from Vung Tau monitoring station was analyzed for 
variation in species composition and density during period of 2006-2010. 91 
species of zooplankton were recorded belonging to 16 groups. Group of 
Copepods was dominant with 60 species (occupied 65%). Species number in 
dry season and at bottom layer was higher than that in rainy season and at 
surface layer. The Bray - Curtis similarity index of species composition of 
the zooplankton in 2006 was lower than that in other years (55%). The 
similarity index in periods of 2007-2010 was higher and varied from 65 - 
75%. In rainy season, the similarity index of zooplankton in 2007 and 2009 
was 100%. The average density of zooplankton in 5 years was 26,329 ± 
27,503 inds.m-3. The average density was highest in 2007 (33,556 inds.m-3) 
and lowest in 2006 (8,857 inds.m-3). The average density in rainy season 
(32,312 ± 32,531 inds.m-3) was greater than 2 times compared to that in dry 
season and the average density at the bottom (36,401 ± 30,243 inds.m-3) was 
higher than 3 times compared to that at surface layer. 
57 
I. MỞ ĐẦU 
Động vật phù du (ĐVPD) trong thủy vực 
nhiệt đới thường có thành phần loài phong 
phú và là mắt xích quan trọng trong chuỗi 
thức ăn của thủy vực. Sinh vật lượng 
ĐVPD tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực 
tiếp hoặc gián tiếp đến nguồn lợi nghề cá 
cũng như ngành nuôi trồng thủy sản (Lalli 
và Parsons, 1997; Beaugrand và cs., 2003). 
Quan trắc sự biến động sinh vật lượng 
ĐVPD theo thời gian sẽ cung cấp những số 
liệu cần thiết cho việc thăm dò đàn cá, bãi 
đẻ cũng như cảnh báo về sự thay đổi của 
môi trường trong thủy vực thông qua các 
loài động vật phù du chỉ thị. Quan sát sự 
biến động của động vật phù du trong một 
thời gian dài sẽ hiểu rõ hơn về sự biến động 
về thành phần loài, mật độ cá thể cũng như 
cấu trúc quần xã động vật phù du. Bên cạnh 
đó, sự thay đổi của thành phần loài động vật 
theo thời gian có thể chịu ảnh hưởng của sự 
thay đổi các yếu tố môi trường như nhiệt 
độ, độ mặn, và hàm lượng chl-a (Luis và 
Mercedes, 1998; Steinberg và cs., 2015). 
Quá trình phát triển của động vật phù du 
thay đổi theo thời gian và theo mùa, qua đó 
quan sát sự thay đổi về thành phần loài theo 
thời gian cũng có thể xác định được thời 
điểm phát triển quan trọng trong vòng đời 
của chúng (Mackas và cs., 2012). 
 Các nghiên cứu về ĐVPD ở vùng biển 
châu Á và Đông Nam Á chủ yếu là các 
nghiên cứu về mô tả hình thái của các nhóm 
ĐVPD (Chen và Zhang, 1965, 1974; Chen, 
1980; Nishida, 1985; Mulyadi, 2002). Các 
nghiên cứu về thành phần loài cũng như 
mật độ động vật phù du biển chỉ tiến hành 
theo mùa trong thời gian ngắn (Brinton, 
1963; Li và cs., 2006; Ryota và cs., 2008; 
Liu và cs., 2013; Nakajima và cs., 2014). 
ĐVPD trong vùng biển Việt Nam được 
nghiên cứu từ năm 1923 nhưng chủ yếu 
cũng là các mô tả và danh sách loài ĐVPD 
vùng biển ở Nha Trang và vùng lân cận 
(Rose, 1926; Dawydoff, 1929; Serene, 
1948; Rose, 1957). Các nghiên cứu về quần 
xã động vật phù du và sự ảnh hưởng của 
các yếu tố môi trường bắt đầu được thực 
hiện từ những năm 1963 với các nghiên cứu 
của Shirota (1963), Nguyễn Văn Khôi và 
Dương Thị Thơm (1980), Cho và Trinh 
(2006). 
 Trạm quan trắc Vũng Tàu nằm trong 
vịnh Gành Rái, được bao quanh bởi rừng 
ngập mặn Cần Giờ ở phía Nam, Tây Nam 
và thành phố Vũng Tàu ở phía Tây Bắc và 
Bắc. Có hai sông chính đổ vào vịnh bao 
gồm một nhánh của sông Đồng Nai và sông 
Thị Vải. Ngoài ra còn có một số sông nhỏ 
chảy vào vịnh. Vũng Tàu chịu ảnh hưởng 
của gió mùa, gió mùa tây nam trùng với 
mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), gió 
mùa đông bắc trùng với mùa khô (từ tháng 
11 đến tháng 4). Vùng biển Vũng Tàu thuộc 
loại bán nhật triều với biên độ triều lớn nhất 
từ 4 - 5 m. Nhiệt độ nước biển ít biến đổi, 
nhiệt độ tầng mặt dao động từ 24 - 29oC, 
nhiệt độ tầng đáy dao động từ 26 - 27oC 
( 
 Quan sát biến động thành phần loài cũng 
như mật độ động vật phù du trong thời gian 
5 năm là một trong những nghiên cứu đầu 
tiên về chuỗi số liệu liên tục và cung cấp 
được cái nhìn tổng quát về sự thay đổi của 
cấu trúc quần xã động vật phù du ở vùng 
biển Việt Nam trong một thời gian dài. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU 
1. Phương pháp thu mẫu 
Mẫu ĐVPD được thu mỗi năm hai lần vào 
thời kỳ mùa mưa (tháng 8) và mùa khô 
(tháng 3) từ năm 2006 đến 2010 tại trạm 
quan trắc môi trường vùng biển Vũng Tàu 
(Hình 1). Mẫu được thu bằng lưới Juday 
hình chóp, có đường kính miệng lưới 37 
cm, có đường kính mắt lưới 200 µm. Mẫu 
được thu bằng cách kéo thẳng đứng bằng 
tay ở tầng mặt (5 - 0 m) và tầng đáy (8 - 5 
m), sử dụng khóa thu mẫu phân tầng, vào 
thời kỳ triều cao và triều thấp. Mẫu vật 
được cố định bằng dung dịch formol 5% 
ngay sau khi thu. 
58 
Hình 1. Bản đồ vị trí khu vực và trạm thu mẫu trong vịnh Gành Rái, Vũng Tàu 
Fig. 1. Map showing sampling site in Ganh Rai Bay, Vung Tau 
2. Phương pháp phân tích 
Sinh vật lượng ĐVPD được xác định số 
lượng bằng cách đếm các nhóm ĐVPD đến 
loài dưới kính hiển vi soi nổi theo phương 
pháp McManus (1993). Mẫu được lọc qua 
rây có kích thước mắt lưới 500 µm, phần 
mẫu nằm trên rây được đếm toàn bộ, phần 
mẫu lọt qua rây được pha loãng trong 50 ml 
nước cất, sau đó lấy 1 mẫu phụ 1 ml để 
phân tích định lượng. Sinh vật lượng ĐVPD 
được biểu thị bằng số lượng cá thể trên một 
đơn vị thể tích (cá thể.m-3). 
 Để xác định giống, loài chúng tôi sử 
dụng các tài liệu của Sewell (1947), Chen 
và Zhang (1965), Chen và Zhang (1974), 
Owre và Foyo (1967), Đặng Ngọc Thanh 
và cs. (1980), Nishida (1985), Nguyễn Văn 
Khôi (1994), Boltovskoy (1999) và Muyadi 
(2004). 
 Các chỉ số đa dạng sinh học được tính 
bằng phần mềm Primer 6.0 (Primer – E Ltd, 
Plymouth UK) như sau: 
 - Độ giàu có loài (Margalef): d = (S-
1)/Log(N) (Margalef, 1958) 
 - Chỉ số cân bằng Pielou: J’ = H’/ 
Log(S) (Pielou, 1966) 
 - Chỉ số đa dạng Shanon: H’ = - 
sum(Pi*Log2(Pi) (Shannon, 1948) 
 - So sánh sự giống nhau về thành phần 
loài giữa các năm bằng chỉ số giống nhau 
(similarity index) của Bray và Curtis 
(1957). 
 Trong đó: S: tổng số loài, N: tổng số cá 
thể của trạm/mẫu, Cij: Tổng các loài giống 
nhau giữa 2 mẫu i và j. Si và Sj là số lượng 
loài của mỗi mẫu. 
III. KẾT QUẢ 
1. Đa dạng thành phần loài 
Kết quả phân tích 40 mẫu ĐVPD thu được 
từ năm 2006 đến năm 2010, đã xác định 
được 91 loài thuộc 16 nhóm ĐVPD (Bảng 
1). Trong đó, chân mái chèo (Copepods) 
chiếm ưu thế về số lượng loài: 65% (60 
loài), tiếp đến là nhóm quản thủy mẫu 
(Hydromedusa) và thủy mẫu ống 
59 
(Syphonophora) với 9 loài chiếm 9% tổng 
số loài ĐVPD. Các nhóm động vật khác có 
số lượng loài rất ít, dao động từ 1 đến 3 loài 
(Hình 2). Các loài chân mái chèo chiếm ưu 
thế trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là 
các loài chân mái chèo có kích thước nhỏ 
(< 1,5 mm) thuộc các giống: Corycaeus (9 
loài), Oithona (7 loài), và Acartia (8 loài). 
Các loài biển khơi có kích thước lớn chỉ 
chiếm số lượng rất ít như Euchaeta (1 loài) 
và Labidocera (3 loài). 
Bảng 1. Tỷ lệ phần trăm các nhóm ĐVPD tại trạm quan trắc Vũng Tàu năm 2006-2010 
Table 1. List of species number and percentage of zooplankton groups at 
Vung Tau station in period of 2006-2010 
Nhóm Động vật phù du Số lượng loài Phần trăm 
Hydromedusa 5 5,38 
Siphonophora 4 4,30 
Ctenophora 2 2,15 
Polychaeta 2 2,15 
Cladocera 1 1,08 
Ostracoda 2 2,15 
Copepoda 60 64,52 
Heteropoda & Pteropoda 2 2,15 
Mysidacea 2 2,15 
Sergestidae 2 2,15 
Cumacea 1 1,08 
Isopoda 1 1,08 
Euphausiacea 1 1,08 
Amphipoda 3 3,23 
Chaetognatha 4 4,30 
Tunicata 1 1,08 
Tổng 93 100 
Hydromedusa
5%
Chaetognatha
4%
Siphonophora
4%
Copepoda
65%
Amphipoda
3%
Ostracoda
2%
Polychaeta
2%
Sergestidae
2%
Ctenophora
2%
Euphausiacea
1%
Cumacea
1%
Mysidacea
2%
Heteropoda & 
Pteropoda
2%
Cladocera
1%
Tunicata
1%
Isopoda
1%
Cá
c 
n
hó
m
kh
ác
16
%
Hình 2. Tỷ lệ phần trăm các nhóm ĐVPD tại trạm quan trắc Vũng Tàu năm 2006 - 2010 
Fig. 2. Percentage of zooplankton groups at Vung Tau station in period of 2006 - 2010 
60 
 Sự biến đổi về số loài giữa các năm 
không lớn (Hình 3a). Năm 2010 có số loài 
cao nhất 60 loài với chỉ số đa dạng loài (H’) 
đạt 2,92 và độ giàu có loài (d) đạt 8,91; các 
năm còn lại có số loài thấp hơn với chỉ số 
đa dạng loài (H’) dao động 2,31 - 2,60 và 
độ giàu có loài (d) dao động 5,79 - 7,75. 
 Biến đổi số lượng loài theo thời gian còn 
được thể hiện theo mùa (Hình 3b). Kết quả 
phân tích cho thấy vào thời kỳ mùa khô 
luôn có số loài cao hơn so với mùa mưa (t-
test, p< 0,05). Năm 2008 có sự chênh lệch 
về loài giữa mùa khô và mùa mưa cao nhất 
(19 loài), trong khi đó năm 2009 chỉ chênh 
lệch nhau 1 loài. Số lượng loài ĐVPD ở 
tầng đáy luôn cao hơn tầng mặt ở tất cả các 
năm (t-test, p < 0,05) (Hình 4a). Không có 
sự khác biệt về phân bố số lượng loài 
ĐVPD theo triều (t-test, p > 0,05) (Hình 
4b).
Hình 3. Biến đổi số lượng loài, chỉ số (H’) và (d) theo thời gian (a) và theo mùa (b) 
Fig. 3. Variation of species number, (H’) and (d) indices in years (a) and seasons (b) 
61 
Hình 4. Biến đổi số lượng loài, chỉ số (H’) và (d) theo tầng (a) và theo triều (b) 
(TC: Triều cao; TT: Triều thấp) 
Fig. 4. Temporal variation in species number, (H’) and (d) indices at layers (a) and tides (b) 
(TC: high tide; and TT: low tide) 
2. So sánh sự giống nhau về thành phần 
loài 
Phân tích chỉ số giống nhau Bray – Curtis 
về thành phần loài cho thấy sự tách biệt của 
tập hợp loài ĐVPD trong năm 2006 so với 
các năm còn lại (Hình 5a). Thành phần loài 
ĐVPD năm 2006 có chỉ số giống nhau với 
các năm khác chỉ đạt 55%. Trong khi đó, 
chỉ số giống nhau về thành phần loài khá 
cao (dao động từ 65 - 75%) giữa các năm 
2007 - 2010. Vào thời kỳ mùa khô của năm 
2006 và 2010 có chỉ số giống nhau của 
thành phần loài khá thấp, chỉ đạt 40%. Tuy 
vậy, chỉ số này có thể đạt đến 100% giữa 
mùa mưa 2007 và mùa khô của năm 2009 
(Hình 5b). 
 Chỉ số giống nhau về thành loài ĐVPD 
theo tầng không thể hiện rõ ràng trong tất 
62 
cả các năm. Tầng mặt 2006 có chỉ số giống 
nhau so với các khoảng thời gian khác thấp 
nhất, chỉ đạt ≈ 50%, trong khi đó tầng mặt 
2007 và đáy 2006 có chỉ số giống nhau đạt 
100%. Các nhóm tầng khác có chỉ số giống 
nhau về thành phần loài dao động từ 60 - 
75% (Hình 6a). Mức độ giống nhau về 
thành phần loài theo kỳ triều được thể hiện 
ở hình 6b cho thấy: tập hợp loài vào kỳ 
triều cao và thấp năm 2006 và triều thấp 
năm 2008 có mức độ giống nhau về thành 
phần loài thấp nhất (45%) so với các kỳ 
triều của những năm còn lại. Tập hợp loài 
vào kỳ triều cao và thấp năm 2009 và triều 
cao năm 2007, 2008 có mức độ giống nhau 
về thành phần loài khá cao (80%). 
Hình 5. Biến động sự giống nhau về thành phần loài ĐVPD giữa các năm (a) và theo mùa (b) 
Fig. 5. Variation in similarity of zooplankton assemblages among years (a) and seasons (b) 
Hình 6. Biến động sự giống nhau về thành phần loài ĐVPD giữa các năm theo tầng (a) 
và triều (b) (TT: Triều thấp, TC: Triều cao) 
Fig. 6. Variation in similarity of zooplankton assemblages among years 
at different layers (a) and tides (b) (TC: high tide; and TT: low tide) 
63 
3. Tính ổn định của quần xã 
Mức độ ổn định của quần xã ĐVPD được 
thể hiện qua ưu thế tích lũy mật độ cá thể 
trung bình qua 40 mẫu thu được từ năm 
2006-2010. Hình 7a cho thấy năm 2006 và 
2010 quần xã ĐVPD ổn định theo thời gian 
với ưu thế tích lũy của 1 loài ưu thế nhất < 
20%. Năm 2007, 2008 và 2009 độ ổn định 
của quần xã kém hơn, với ưu thế tích lũy 
của 1 loài ưu thế nhất đạt 30 - 40%. Năm 
2006 và 2010 thời kỳ mùa mưa có cấu trúc 
quần xã ĐVPD ổn định hơn với ưu thế tích 
lũy của 1 loài ưu thế đạt 20%, tuy nhiên 
mật độ của loài thứ 2 của mùa mưa 2010 
cao hơn nhiều so với năm 2006, do đó có 
thể thấy vào mùa mưa 2006 thì cấu trúc 
quần xã ĐVPD là ổn định nhất. Trái với 
mùa mưa 2006 thì mùa khô 2006 có độ ổn 
định kém nhất với ưu thế tích lũy của loài 
chiếm ưu thế chỉ vào khoảng 45% và loài 
thứ 3 có chỉ số k trên 60%. Nhìn chung, sự 
chênh lệch về chỉ số ưu thế tích lũy của loài 
thứ nhất với loài thứ hai vào khoảng 10% ở 
tất cả các mùa (Hình 7b). 
Hình 7. Ưu thế tích lũy k (%) quần xã ĐVPD theo năm (a) và theo mùa (b) 
Fig. 7. Cumulative dominance values k (%) of zooplankton community in years (a) and seasons (b) 
 Năm 2006, cấu trúc quần xã ĐVPD tầng 
mặt có chỉ số k thấp hơn 20%, tiếp theo 
tầng đáy từ năm 2007 đến 2009 (≈ 25%). 
Giá trị ưu thế tích lũy (k) của loài thứ 2 ở 
các trạm tầng mặt từ năm 2008 đến 2010 
đạt khoảng 50% và là nhóm trạm có cấu 
trúc quần xã ĐVPD kém ổn định nhất so 
với các nhóm trạm khác (Hình 8a). Phân 
tích cấu trúc quần xã ĐVPD theo triều cho 
thấy vào thời kỳ triều thấp 2006 chỉ số ưu 
thế tích lũy của 1 loài đạt dưới 20%, loài 
thứ 2 đạt khoảng 25% và loài thứ 3 đạt 
30%, điều này cho thấy năm 2006 vào thời 
kỳ triều thấp thì cấu trúc quần xã ĐVPD ổn 
định nhất. Tất cả các nhóm triều còn lại đều 
có chỉ số k của loài thứ 3 đạt xấp xỉ 60% 
trong đó mất cân bằng nhất là vào kỳ triều 
thấp năm 2008 với chỉ số k của 1 loài trên 
40% và 3 loài là trên 60% cho thấy thời kỳ 
này quần xã ĐVPD mất ổn định (Hình 8b). 
4. Sinh vật lượng động vật phù du 
Mật độ trung bình của ĐVPD tại trạm quan 
trắc Vũng Tàu từ năm 2006 - 2010 đạt 
25.339 ± 27.503 cá thể.m-3, năm có mật độ 
cao nhất đạt 33.556 cá thể. m-3 (2007) và 
thấp nhất đạt 8.857 cá thể.m-3(2006) (Hình 
9). 
 Mật độ trung bình của ĐVPD vào mùa 
mưa đạt 32.312 ± 32.531 cá thể.m-3, cao 
gấp gần 2 lần so với kỳ mùa khô (18.367 ± 
19.800 cá thể.m-3) (Hình 10) (t-test, p < 
0,05). Mật độ ĐVPD vào kỳ mùa  ... 2010 
65 
Hình 10. Biến đổi mật độ ĐVPD theo triều và mùa tại trạm quan trắc Vũng Tàu năm 2006 - 2010 
Fig. 10. Temporal variation of zooplankton abundance at tides and seasons 
at Vung Tau station in period of 2006 - 2010 
IV. NHẬN XÉT VÀ THẢO LUẬN 
Kết quả phân tích đã xác định được 91 loài, 
trong đó có 60 loài chân mái chèo 
(Copepoda), chiếm 65% tổng số loài, quản 
thủy mẫu (Hydromedusa) 5 loài, chiếm 5% 
tổng số loài, hàm tơ (Chaetognatha) 4 loài, 
chiếm 4% tổng số loài. Chỉ số đa dạng loài 
(H’) ở trạm quan trắc Vũng Tàu thấp hơn so 
với trạm quan trắc Nha Trang (2,92 so với 
3,75) (Trương Sĩ Hải Trình, số liệu chưa 
công bố). Số lượng loài ĐVPD tại trạm 
quan trắc Vũng Tàu thấp hơn so với vùng 
biển ven bờ Khánh Hòa (154 loài, Nguyễn 
Cho, 2003), vùng biển Sóc Trăng – Bạc 
Liêu (254 loài, Mai Viết Văn và cs., 2012), 
vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông 
Cửu Long (313 loài, Trần Thị Kim Hằng và 
Hồ Ngọc Hữu, 1998). Tuy nhiên, trạm quan 
trắc Vũng Tàu có số lượng loài ĐVPD cao 
hơn so với các vùng biển ở các quốc gia lân 
cận như vùng biển Đài Loan (73 loài, 
Yang-Chi và cs., 2009), vịnh Qinzhou, 
Trung Quốc (52 loài chân mái chèo, Wang 
và cs., 2014), vùng biển Indonesia (60 loài, 
Alekseev và cs., 2013). 
 Mật độ trung bình của ĐVPD đạt 25.399 
± 27.503 cá thể.m-3, năm có mật độ trung 
bình cao nhất đạt 33.556 ± 22.576 cá thể.m-
3
 (2007) và thấp nhất đạt 8.857 ± 9.371 cá 
thể.m-3 (2006). Kết quả này cao hơn so với 
các kết quả khảo sát trước đây ở vùng biển 
ven bờ Khánh Hòa (13.193 cá thể.m-3, 
Nguyễn Cho, 2003), vùng biển Sóc Trăng – 
Bạc Liêu (654 cá thể.m-3, Mai Viết Văn và 
cs., 2012), Côn Đảo (10.878 cá thể.m-3) 
(Nguyễn Cho & Trương Sĩ Hải Trình, 
2009), và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 
(từ 1.300 - 1.700 cá thể.m-3, Võ Văn Phú và 
Hoàng Đình Trung, 2012). Tuy nhiên kết 
quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả 
khảo sát ở đầm Thị Nại và vịnh Quy Nhơn 
(134 loài; 43.970 cá thể.m-3) (Cho và Trinh, 
2006). 
 Biến đổi số lượng loài (50 - 60 loài) và 
mật độ (26.692 - 33.556 cá thể.m-3) giữa 
các năm không lớn, trừ năm 2009 (40 loài) 
và năm 2006 (8.857 cá thể.m-3). Những 
nghiên cứu trước đây ở vùng nhiệt đới, 
trong thời kỳ mùa khô, số lượng loài ĐVPD 
cao hơn so với mùa mưa nhưng mật độ 
ĐVPD lại thấp hơn (von Wangelin và 
Wolff, 1996; Harris và Vinobaba, 2012). Ở 
trạm Vũng Tàu, sinh vật lượng ĐVPD tầng 
đáy luôn cao hơn so với tầng mặt về cả số 
lượng loài cũng như mật độ cá thể. Điều 
này có thể liên quan đến sự ảnh hưởng của 
lượng nước ngọt từ sông tác động mạnh 
hơn ở tầng mặt. Trong nghiên cứu này, mật 
độ và số loài ĐVPD không khác biệt theo 
kỳ triều. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây ở 
vùng rừng ngập mặn ở Brasil cho thấy mật 
độ và số lượng loài ĐVPD trong thời kỳ 
66 
triều thấp cao hơn so với triều cao (Uwe và 
Liang, 2004). 
 Mức độ giống nhau về thành phần loài 
ĐVPD năm 2006 với những năm còn lại chỉ 
đạt 55%, mức độ giống nhau có xu thế giảm 
dần theo mùa, mùa khô 2006 và 2010 có 
mức độ giống nhau về thành phần loài 
ĐVPD chỉ còn 40% so với những năm còn 
lại, tầng đáy và kỳ triều cao và thấp 2006 
cũng có xu thế tương tự. Cấu trúc quần xã 
ĐVPD năm 2006 và 2010 ổn định hơn so 
với những năm còn lại, với ưu thế tích lũy 
của 1 loài ưu thế nhất < 20% so với những 
năm còn lại 30 - 40%. Quần xã ĐVPD vào 
thời kỳ mùa mưa, tầng đáy và triều cao ổn 
định hơn so với mùa khô, tầng mặt và triều 
thấp. Như vậy, thành phần loài ĐVPD vịnh 
Gành Rái biến động mạnh theo mùa và tầng 
nước, phản ảnh tác động lượng nước ngọt 
từ sông đến thủy vực. 
Lời cảm ơn. Bài báo sử dụng số liệu của đề 
tài “Quan trắc và phân tích môi trường biển 
ven bờ Miền Nam Việt Nam” (Bộ Tài 
nguyên và Môi trường), chủ trì bởi Viện 
Hải dương học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Alekseev V. R., D. G. Haffner, J. J. 
Vaillant, F. M. Yusoff, 2013. Cyclopoid 
and calanoid copepod biodiversity in 
Indonesia. Journal of Limnology, 72(s2): 
245-274. 
Beaugrand G., K. M. Brander, J. A. 
Lindley, S. Souissi, and P. C. Reid, 
2003. Plankton effect on cod recruitment 
in the North Sea. Nature, 426: 661 - 664. 
Boltovskoy D., 1999. South Atlantic 
Zooplankton. Blackhuys Publisher, 
Leiden, The Netherlands. 
Bray J. R. and J. T. Curtis, 1957. An 
ordination of the upland forest 
communities of Southern Wisconsin. 
Ecol. Mono, 27: 325-349. 
Brinton E., 1963. Zooplankton abundance 
in the Gulf of Thailand and the South 
China Sea. Ecology of the Gulf of 
Thailand and the South China Sea. SIO 
Reference Number 63-6: 53-58. 
Chen Q. C., 1980. The marine zooplankton 
of Hong Kong. Pages 789-799 in B. 
Morton and C. K. Tseng, editors. The 
marine flora and fauna of Hong Kong 
and Southern China. Hong Kong 
University Press, Hong Kong. 
Chen Q. C. and S. Zhang, 1965. The 
planktonic copepods of the Yellow Sea 
and the East China Sea. I. Calanoida. 
Studia Marina Sinica, 7: 20-131. 
Chen Q. C. and S. Zhang, 1974. The 
planktonic copepods of the Yellow Sea 
and the East China Sea. II. Cyclopoida 
and Harpaticoida. Studia Marina Sinica, 
9: 75-115. 
Cho N. and T. S.-H. Trinh, 2006. 
Zooplankton abundance and species 
diversity in Quy Nhon coastal waters, 
South Central of Vietnam in June 2004. 
Coastal Marine Science, 30: 328-335. 
Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm 
Văn Miên. 1980. Định loại động vật 
không xương sống nước ngọt Bắc Việt 
Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ 
thuật. 
Dawydoff C. N., 1929. Sur la presence du 
genre Ctenoplana dans les eaux 
del'Indochine. Comptes Rendus Hebdon-
madaires des Seances de l'academic 
Sciences, 198: 1315-1316. 
Harris J. M., and P. Vinobaba, 2012. 
Seasonal influence of water quality of 
Batticaloa Lagoon, Sri Lanka on fish 
and plankton abundance. International 
Journal of Environmental Sciences, 3: 
371-385. 
Lalli C. M. and T. R. Parsons, 1997. 
Chapter 4 - Zooplankton. Pages 
74-111 in C. M. Lalli and T. R. Parsons, 
editors. Biological Oceanography: 
An Introduction (Second Edition). 
Butterworth-Heinemann, Oxford. 
Li K. Z., J. Q. Yin, L. M. Huang, and Y. H. 
Tan, 2006. Spatial and temporal 
variations of mesozooplankton in the 
Pearl River estuary, China. Estuarine, 
Coastal and Shelf Science, 67: 543-552. 
67 
Liu H., K. Li, H. Huang, X. Song, J. 
Yin, and L. Huang, 2013. Seasonal 
community structure of mesozoo-
plankton in the Daya Bay, South China 
Sea. Journal of Ocean University of 
China, 12: 452-458. 
Luis V. S. and M. Mercedes, 1998. Time-
series analysis of copepod diversity and 
species richness in the Southern Bay of 
Biscay off Santander, Spain, in relation 
to environmental conditions. ICES 
Journal of Marine Science, 55: 783-792. 
Mackas D. L., W. Greve, M. Edwards, S. 
Chiba, K. Tadokoro, D. Eloire, M. G. 
Mazzocchi, S. Batten, A. J. Richardson, 
C. Johnson, E. Head, A. Conversi, and 
T. Peluso, 2012. Changing zooplankton 
seasonality in a changing ocean: 
Comparing time series of zooplankton 
phenology. Progress in Oceanography, 
97-100: 31-62. 
Mai Viết Văn, Trần Đắc Định, Nguyễn Anh 
Tuân, 2012. Thành phần loài và mật độ 
sinh vật phù du phân bố ở vùng biển Sóc 
Trăng – Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học, 
Trường Đại học Cần Thơ, 23a: 89-99. 
Margalef D. R., 1958. Information theory in 
ecology. General System, 3: 36-71. 
McManus G. B., 1993. Growth rates of 
natural populations of heterotrophic 
nanoplankton. Pages 557-562 in P.F. 
Kemp, B.F. Sherr, E.B. Sherr, and J.J. 
Cole, editors. Current Methods in 
Aquatic Microbial Ecology. Lewis 
Publishers. 
Mulyadi, 2002. The calanoid copepods 
family Pontellidae from Indonesia 
waters, with notes on its species-groups. 
A Journal of Zoology of the Indo-
australian Archipelago, 32: 1-167. 
Muyadi, 2004. Calanoid copepods in 
Indonesia waters. Research Center for 
Biology, Indonesia Institute of Sciences 
Bogor, Indonesia. 
Nakajima R., T. Yoshida, B. H. R. Othman, 
and T. Toda, 2014. Biomass and 
estimated production rates of metazoan 
zooplankton community in a tropical 
coral reef of Malaysia. Marine Ecology, 
35: 112-131. 
Nishida S., 1985. Taxonomy and 
distribution of the family Oithoinidae 
(Copepoda, Cyclopida) in the Pacific 
and Indian Oceans. Bull. Ocean Res. 
Inst., Tokyo, 167 p. 
Nguyễn Cho, 2003. Động vật phù du mùa 
khô vùng biển ven bờ Khánh Hòa. 
Tuyển tập Nghiên cứu Biển, 13: 151-
164. 
Nguyễn Cho, Trương Sĩ Hải Trình, 2009. 
Động vật phù du vùng ven bờ Cù Lao 
Chàm, Cù Lao Cau và Côn Đảo. Trong: 
Sinh vật phù du vùng rạn san hô Việt 
Nam: Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau và Côn 
Đảo. Đoàn Như Hải và Nguyễn Ngọc 
Lâm (Chủ biên). Nhà xuất bản Khoa học 
Tự nhiên và Công nghệ, trang 176-233. 
Nguyễn Văn Khôi, 1994. Lớp phụ chân mái 
chèo (Copepoda) vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất 
bản KHKT, Hà Nội. 
Nguyễn Văn Khôi and Dương Thị Thơm, 
1980. Động vật phù du vùng cửa sông 
Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy, tỉnh 
Hà Nam Ninh. Tuyển tập Nghiên cứu 
Biển, 2: 111-132. 
Owre H. B. and M. Foyo, 1967. Copepods 
of the Florida Current. Fauna Carib., 1. 
Crustacea, Part 1, Copepoda. 
Pielou E. C., 1966. The measurement of 
diversity in different types of biological 
collections. Theo. Biol., 13: 131-144. 
Rose M., 1926. Quelques remarques sur la 
plancton de cotes d'Annam et du Golfe 
Siam. Note de L'Inst. Ocean. Nhatrang 
No.3. 
Rose M., 1957. Description de Copepodes 
nouveaux du plancton marin de 
Nhatrang (Vietnam). Bulletin du 
Museum National d'Histoire Naturelle de 
Paris, 2e' seire 29: 235-245 et 328-336, 
figs 231-212. 
Ryota N., Y. Teruaki, B. H. R. Othman, and 
T. Tatsuki, 2008. Diel variation in 
abundance, biomass and size 
composition of zooplankton community 
over a coral-reef in Redang Island, 
68 
Malaysia. Plankton Bethos Research, 3: 
216-226. 
Serene R., 1948. Results de peche 
planctoniques effecturees par l'institut 
Oceanographique de l'Indochine à 
Nhatrang periode 1938-1045. Note 44: 
31 pp. 
Sewell R. B. S., 1947. The free-swimming 
planktonic Copepoda. Systematic 
account., British Museum of Natural 
History, 303 p. 
Shannon C. E., 1948. A mathematical 
theory of communication. The Bell 
System Tech., 27: 379-423. 
Shirota A., 1963. The plankton of South 
Viet-Nam: fresh water and marine 
plankton. Overseas Technical Coo-
peration Agency, Japan. 
Steinberg D. K., K. E. Ruck, M. R. Gleiber, 
L. M. Garzio, J. S. Cope, K. S. Bernard, 
S. E. Stammerjohn, O. M. E. Schofield, 
L. B. Quetin, and R. M. Ross, 2015. 
Long-term (1993–2013) changes in 
macrozooplankton off the Western 
Antarctic Peninsula. Deep Sea Research 
Part I: Oceanographic Research Papers 
101: 54-70. 
Trần Thị Kim Hằng và Hồ Ngọc Hữu, 
1998. Động vật nổi vùng cửa sông ven 
biển đồng bằng sông Cửu Long. Phụ lục 
VIII. Báo cáo khoa học đề tài “Điều tra 
nghiên cứu sử dụng hợp lý hệ sinh thái 
vùng cửa sông ven biển thuộc hệ thống 
sông Cửu Long để bảo vệ nguồn lợi và 
phát triển nuôi trồng thủy sản. 
Uwe K. and T.-H. Liang, 2004. Tidal-
induced changes in a Copepod-
dominated zooplankton community in a 
macrotidal mangrove channel in 
Northern Brazil. Zool. Stud., 32: 404-
414. 
Võ Văn Phú và Hoàng Đình Trung, 2012. 
Khảo sát sự biến động về thành phần 
loài động vật nổi (Zooplankton) ở đầm 
phá Tam Giang - Cầu Hai Tỉnh Thừa 
Thiên - Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học 
Huế, 75(6): 123-133. 
von Wangelin M. and M. Wolff, 1996. 
Comparative biomass spectra and 
species composition of the zooplankton 
communities in Golfo Dulce and Golfo 
de Nicoya, Pacific coast of Costa Rica. 
Rev. Biol. Trop., 44 Suppl 3: 135-155. 
Wang Di, Jingjing Lu, Pimao Chen and 
Yuan Ma, 2014. Community 
charactistics of zooplankton in Qinzhou 
Bay. Acta Ecologica Sinica, 34: 141-
147. 
Yang-Chi Lan, Ming-An Lee, Cheng-Hsin 
Liao, and Kuo-Tien Lee, 2009. Copepod 
community structure of the winter 
frontal zone induced by the Kuroshio 
branch current and the China coastal 
current in the Taiwan strait. Journal of 
Marine Science and Technology, 17(1): 
1-6. 
69 
Phụ lục 1. Thành phần loài ĐVPD trạm quan trắc Vũng Tàu năm 2006 - 2010 
Appendix 1. Species composition of zooplankton at Vung Tau station in period of 2006 - 2010 
STT Tên loài Năm 
 2006 2007 2008 2009 2010 
 Hydromedusa 
1 Eirene viridula + 
2 Liriope tetraphylla + 
3 Obelia sp. + + + + 
4 Sarsia sp. + + + + + 
5 Solmundella bitentaculata + 
 Siphonophora 
1 Diphyes chamissonis + 
2 Lensia subtilis + 
3 Lensia subtiloides + 
4 Sulculeolaria sp. + + 
 Ctenophora 
1 Hormiphora plumosa + 
2 Pleurobrachia pileus + + + + 
 Polychaeta 
1 Maupacia sp. + 
2 Phalacophorus sp. + 
 Cladocera 
1 Evadne tergestina + 
 Ostracoda 
1 Conchoecia serrulata + 
2 Euconchoecia bifurcata + + 
 Copepoda 
1 Acartia erythraea + 
2 Acartia pacifica + 
3 Acartia amboinensis + + 
4 Acartia bispinosa + + 
5 Acartia erythraea + + + + + 
6 Acartia pacifica + + + + + 
7 Acartia spinicauda + + + + + 
8 Acartiella sinensis + + + + + 
9 Acrocalanus gibber + + + + + 
10 Acrocalanus gracilis + + + + + 
11 Bestiola sp. + + + + + 
12 Calanopia elliptica + + + + + 
13 Calanopia minor + + 
14 Calanopia thompsoni + + + + + 
15 Canthocalanus pauper + + + + + 
16 Centropages furcatus + + + + + 
17 Centropages orsinii + 
18 Centropages tenuiremis + + + + 
19 Clausocalanus furcatus + 
20 Clytemnestra scutellata + + + 
21 Corycaeus agilis + 
22 Corycaeus andrewsi + + + + + 
23 Corycaeus asiaticus + + 
24 Corycaeus catus + 
25 Corycaeus dahli + + + + 
70 
26 Corycaeus erythraeus + + + + 
27 Corycaeus lubbocki + + + 
28 Corycaeus pacificus + + 
29 Corycaeus sp. + + + 
30 Euchaeta concinna + + + + 
31 Euterpina acutifrons + + + + + 
32 Kelleria sp. + + + 
33 Labidocera bipinnata + + + + + 
34 Labidocera euchaeta + + + + + 
35 Labidocera minuta + 
36 Longipedia weberi + 
37 Microsetella norvegica + + + + 
38 Oithona attenuata + + 
39 Oithona brevicornis + + + + 
40 Oithona nana + + + + + 
41 Oithona plumifera + + + 
42 Oithona rigida + + + + 
43 Oithona simplex + + + + + 
44 Oithona sp. + 
45 Oncaea conifera + 
46 Oncaea sp. + 
47 Paracalanus aculeatus + + + + + 
48 Paracalanus crassirostris + + + + + 
49 Paracalanus gracilis + + + + + 
50 Paracalanus parvus + + + + + 
51 Paracalanus sp. + + + 
52 Pontellina plumata + 
53 Pseudodiaptomus incisus + + + + + 
54 Scolecithrix danae + 
55 Scolecithrix nicobarica + + + 
56 Subeucalanus subcrassus + + + + + 
57 Temora discaudata + 
58 Temora stylifera + 
59 Temora turbinata + + 
60 Tortanus forcipatus + 
 Heteropoda & Pteropoda 
1 Limacina bulimoides + + + 
2 Limacina trochiformis + + 
 Mysidacea 
1 Acanthomysis sp. + + + + 
2 Pseudanchialina pulsila + 
 Sergestidae 
1 Acetes indicus + 
2 Lucifer hanseni + + + + + 
 Cumacea 
1 Diastylis sp. + 
 Isopoda 
1 Munna kroyeri + 
 Euphausiacea 
1 Pseudeuphausia latifrons + 
 Amphipoda 
1 Lestrigonus schizogeneios + + 
2 Phtisica marina + + 
71 
3 Tullbergelata scupidata + 
 Chaetognatha 
1 Sagitta bedoti + + 
2 Sagitta delicata + + + 
3 Sagitta enflata + + + + + 
4 Sagitta robusta + + 
 Tunicata 
1 Oikopleura fusiformis + + + + + 
 Tổng số loài 58 50 55 40 60 

File đính kèm:

  • pdfbien_dong_thanh_phan_loai_va_sinh_vat_luong_dong_vat_phu_du.pdf