Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về địa lí tự nhiên Việt Nam

Địa lí tự nhiên Biển Đông cần đƣợc cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên Việt

Nam với một số nội dung quan trọng: Đặc điểm tổng quát và phân hóa vùng tự nhiên lãnh hải Biển

Đông; Tài nguyên thiên nhiên vị thế và các nguồn lợi Biển Đông; Ứng phó với biến đổi khí hậu và

thảm họa thiên tai từ biển; Nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng biển và sự cần thiết bảo vệ các vùng biển

nhạy cảm đặc biệt. Những vấn đề về địa lí tự nhiên Biển Đông nói trên, cùng với các vấn đề trong

Chiến lƣợc Biển Việt Nam, cần đƣợc tích hợp trong các chƣơng trình cũng nhƣ sách giáo khoa về

Địa lí tự nhiên Việt Nam trong nhà trƣờng phổ thông và đại học.

pdf 7 trang kimcuc 9500
Bạn đang xem tài liệu "Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về địa lí tự nhiên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về địa lí tự nhiên Việt Nam

Biển Đông: Những vấn đề cần cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về địa lí tự nhiên Việt Nam
Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81  
BIỂN ĐÔNG: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CẬP NHẬT TRONG NGHIÊN CỨU 
VÀ GIẢNG DẠY VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 
Nguyễn Thị Hồng* 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Địa lí tự nhiên Biển Đông cần đƣợc cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên Việt 
Nam với một số nội dung quan trọng: Đặc điểm tổng quát và phân hóa vùng tự nhiên lãnh hải Biển 
Đông; Tài nguyên thiên nhiên vị thế và các nguồn lợi Biển Đông; Ứng phó với biến đổi khí hậu và 
thảm họa thiên tai từ biển; Nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng biển và sự cần thiết bảo vệ các vùng biển 
nhạy cảm đặc biệt. Những vấn đề về địa lí tự nhiên Biển Đông nói trên, cùng với các vấn đề trong 
Chiến lƣợc Biển Việt Nam, cần đƣợc tích hợp trong các chƣơng trình cũng nhƣ sách giáo khoa về 
Địa lí tự nhiên Việt Nam trong nhà trƣờng phổ thông và đại học. 
Từ khoá: Biển Đông, tài nguyên, ô nhiễm, nhận thức. 
 Từ xa xƣa, ông cha ta đã diễn giải cấu trúc 
lãnh thổ Việt Nam là một đất nƣớc gồm: một 
phần là đồng ruộng, ba phần là núi, bốn phần 
là biển, (tam sơn, tứ hải nhất phần điền). 
Phần miền núi và đồng bằng (sơn, điền) cộng 
lại thành một nửa; một nửa còn lại là biển (tứ 
hải); biển nƣớc ta là Biển Đông (hải đông hải 
dã). Phần địa lí tự nhiên sơn - điền (phần lãnh 
thổ) đƣợc các nhà địa lí nghiên cứu khá sâu 
sắc; phần địa lí tự nhiên tứ hải (phần lãnh hải) 
bƣớc đầu đƣợc quan tâm trong các công trình 
nghiên cứu cấp nhà nƣớc cũng nhƣ các tác 
phẩm địa lí tiêu biểu. Tuy nhiên, so với yêu 
cầu mặt bằng nhận thức chung, phần địa lí tự 
nhiên về Biển Đông vẫn còn là chỗ yếu trong 
Địa lí tự nhiên Việt Nam. Vì vậy vấn đề làm 
phong phú và sâu sắc hơn sự hiểu biết về địa 
lí tự nhiên đất nƣớc bằng việc cập nhật kiến 
thức mới về Biển Đông cho xứng với vị thế 
của nó trong Chiến lƣợc Biển Việt Nam có ý 
nghĩa quan trọng trong giáo dục. 
ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA VÙNG TỰ 
NHIÊN LÃNH HẢI BIỂN ĐÔNG 
Là một bộ phận của Thái Bình Dƣơng, Biển 
Đông, (tên gọi khác: Biển Đông Nam Á - 
South - East Asia Sea, Biển Nam Trung Hoa 
- South - Chine Sea), đƣợc phân cách với 
Thái Bình Dƣơng và các biển khác bởi các 
 Tel: 0914 400809 
đảo Đài Loan, Luxôn, Palaoan và Calimantan. 
Diện tích 3.537 nghìn km2, dung tích 3623 
km
3, độ sâu trung bình 1024 m, nơi sâu nhất 
5560 m. Vùng có độ sâu trên 2000 m chiếm 
1/4 diện tích thuộc phần phía Đông của biển. 
Thềm lục địa có độ sâu dƣới 200 m chiếm 
trên 50% diện tích. Cấu tạo của đáy biển khá 
phức tạp: vùng biển phía đông kinh tuyến 
110
0
 Đ, nhìn chung là vùng biển sâu trên 
4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm, đảo nhỏ 
và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trƣờng Sa đều là những đảo san hô nằm 
trong vùng biển này. Vùng biển phía tây kinh 
tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục 
địa nông, thƣờng không sâu quá 100 m. Biển 
Đông nối liền với biển Giava qua một eo biển 
rộng là Calimata nằm giữa đảo Caliman-tan 
và Bêlitung thuộc Inđônêxia. Tài nguyên của 
Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài 
nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển). 
Biển nằm trên một thềm lục địa ngầm; trong 
những kỷ băng hà gần đây nƣớc biển đã hạ 
thấp xuống hàng trăm mét, và Borneo từng là 
một phần của lục địa Châu Á. Nhiều con sông 
lớn chảy vào Biển Đông gồm các sông Châu 
Giang, Mân Giang, sông Cửu Long (Phúc 
Kiến), sông Hồng, sông Mê Kông, sông 
Rajang, sông Pahang, và sông Pasig. 
Phía đông bắc Biển Đông có quần đảo Đông 
Sa, thuộc Trung Quốc (Pratas Islands). Phía 
Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82  
Tây Bắc Biển Đông cách đảo Lý Sơn, Quảng 
Nam, Việt Nam khoảng 200 km; cách đảo 
Hải Nam, Trung Quốc 235 km có quần đảo 
Hoàng Sa (Paracell) với 18 đảo, cồn và 22 
bãi, đá. Lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody 
Island). Độ cao tuyệt đối lớn nhất 14 m 
(Rocky Island). 
Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi 
đá ngầm đã đƣợc đặt tên, đa số chúng thuộc 
Quần đảo Trƣờng Sa (Spatly) và trải dài trên 
một vùng rộng 810, dài 900 km với khoảng 
175 đảo đã đƣợc xác định, hòn đảo lớn nhất là 
đảo Ba Bình (Itu Aba) với chỉ hơn 1,3 km 
chiều dài và điểm cao nhất là 3,8 mét. 
Ở đông bắc quần đảo Trƣờng Sa Có một núi 
ngầm rộng 100km đƣợc gọi là Reed 
Tablemount, cách biệt khỏi đảo Palawan của 
Philippine bởi Rãnh Palawan, hiện nay nằm 
dƣới mực nƣớc biển 20m nhƣng trƣớc kia nó 
từng là một hòn đảo trƣớc khi bị mực nƣớc 
biển dâng lên ở thời băng hà cuối cùng làm 
chìm ngập. Phía đông quần đảo Hoàng Sa có 
các bãi ngầm nhƣ Macelesfield Bank (quần 
đảo Trung Sa), Stewart Bank, Truro Shoal và 
Scarborough Shoal. Bãi Scarborough Shoal 
nằm về phía đông của bãi Maclesfield, gần bờ 
biển Philippin. 
Dựa trên cơ sở nền nhiệt độ, Biển Đông đều 
thuộc đới nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung 
bình năm của nƣớc biển tầng mặt đều đạt từ 
24
0 C đến 290 C. Cho tới tầng sâu 20m vẫn 
còn giữ đƣợc mức nhiệt đô nhƣ vậy và phải 
xuống tới tầng sâu 50m mới giảm đi chút ít. 
Dựa vào sự phân hóa về nhiệt của nƣớc biển 
tầng mặt và tầng 20m, đới nhiệt đới biển - đảo 
trên Biển Đông nƣớc ta đƣợc các nhà địa lí tự 
nhiên Viện Địa lí thuộc Trung tâm Khoa học 
và Công nghệ Việt Nam chia thành 3 cấp địa 
lí tự nhiên biển Đông: Á đới / miền / vùng 
[4]. Theo đó Biển Đông phân hóa thành 2 á 
đới: phía bắc là á đới đảo – biển nhiệt đới gió 
mùa có mùa đông lạnh; và phía nam là á đới 
đảo – biển nhiệt đới, gió mùa nóng quanh 
năm [4]. Ranh giới giữa hai á đới đƣợc nối 
tiếp với hai á đới trên đất liền (khoảng vĩ 
tuyến 160 B, gần mũi Chân Mây, sau đó hơi 
vòng lên phía bắc một chút rồi quay về phía 
đông nam, tiếp theo đi thẳng hƣớng đông bắc, 
kết thúc ở khoảng tọa độ 210 vĩ độ Bắc – 1200 
kinh độ Đông. Đƣờng ranh giới này đi cùng 
hƣớng và gần với đƣờng đẳng nhiệt 240C của 
nƣớc biển tầng mặt trong mùa đông, nghĩa là 
bằng khoảng > 200C nhiệt độ không khí. 
Á đới đảo biển phía bắc đƣợc chia thành 2 
miền: (1) Miền đảo – vịnh Bắc bộ (gồm 4 
vùng: (i) Vùng đảo biển lục địa Lƣu Sa (Lôi 
Châu) – Đồ Sơn / (ii) Vùng đảo – biển trên 
thềm lục địa Đồ Sơn – Mũi Ròn / (iii) Vùng 
thềm lục địa mũi Ròn – bán đảo Sơn Trà / (iv) 
Vùng thềm lục địa trung tâm vịnh Bắc bộ) và 
(2) Miền đảo – biển Hải nam (gồm 3 vùng: (i) 
Vùng thềm Hải Nam – Lôi Châu / (ii) Vùng 
thềm biển Quảng Châu / (iii) Vùng đảo biển 
phía đông đảo Hải Nam); 
Á đới đảo – biển phía nam đƣợc chia thành 4 
miền: (1) Miền đảo – biển Trung Trung Bộ và 
Hoàng Sa (gồm 2 vùng: (i) Vùng biển ven bờ 
Trung Trung Bộ / (ii) Vùng lục địa quần đảo 
Hoàng Sa; (2) Miền đảo biển Nam Trung Bộ 
và Nam Bộ (gồm 2 vùng: (1) Vùng biển ven 
bờ Nam Trung Bộ / (ii) Vùng biển Bà Rịa -
Vũng tàu – Mũi Cà Mau); (3) Miền biển sâu 
(gồm: (i) Vùng quần đảo Trƣờng Sa / 
(ii)Vùng biển thẳm phía bắc / (iii) Vùng ven 
bờ biển Philippin); (3) Miền đảo biển Trƣờng 
Sa; Miền đảo – biển vịnh Thái Lan (gồm 3 
vùng: (i) Vùng biển ven bờ Việt Nam – 
Campuchia / (ii) Vùng biển trung tâm vịnh 
Thái Lan / (iii) Vùng biển bờ Malaixia). 
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỊ THẾ VÀ 
CÁC NGUỒN LỢI BIỂN ĐÔNG 
Tài nguyên vị thế: Đó là tập hợp gồm một 
hoặc hơn một loại tài nguyên (thiên nhiên, 
con ngƣời, xã hội), có vai trò hoặc triển vọng 
quyết định vị thế của một địa phƣơng, lãnh 
thổ, quốc gia hay khu vực trong chuỗi giá trị: 
nghiên cứu - triển khai, bản quyền, sản xuất - 
thƣơng hiệu thƣơng mại. Cũng có thể hiểu tài 
nguyên vị thế là một biến thể của thế mạnh, 
lợi thế cạnh tranh hay lợi thế so sánh của một 
Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83  
không gian lãnh thổ cụ thể. Theo cách hiểu 
nói trên, tài nguyên vị thế quan trọng nhất của 
Biển Đông là vị trí địa – chính trị / địa kinh tế 
quan trọng; đó là một vùng nƣớc rộng lớn ở 
bờ Đông Nam của lục địa châu Á, có 5 trong 
số 16 eo biển có ý nghĩa chiến lƣợc tầm thế 
giới và có 5 trong số 10 đƣờng giao thông chủ 
yếu trên biển của thế giới, có 2 cảng thuộc 
loại lớn nhất (cảng Singapo và Hồng Kông) 
với đủ điều kiện dịch vụ tiếp nhận tàu viễn 
dƣơng qua lại. Biển Đông đứng hàng thứ 4 
trong 19 vùng đánh cá lớn nhất thế giới xét 
theo tổng sản lƣợng hải sản hàng năm. Hơn 
thế nữa, hoạt động kinh tế – thƣơng mại ở 
Đông Á đều phụ thuộc vào Biển Đông vì đây 
là con đƣờng ngắn nhất đến Đông Nam Á, 
châu Phi, Trung Đông, châu Âu. Vì vậy, ai 
kiểm soát đƣợc Biển Đông nói chung, các đảo 
và quần đảo nằm ở vị trí trung tâm vùng biển 
này nói riêng sẽ kiểm soát đƣợc nhiều tuyến 
đƣờng biển quốc tế. 
Tài nguyên vị thế quan trọng hàng đầu vẫn là 
dầu khí. Biển Đông đã đƣợc xác định có trữ 
lƣợng dầu mỏ khoảng 7.7 tỷ barrel, với ƣớc 
tính tổng khối lƣợng là 28 tỷ barrel). Trữ 
lƣợng khí gas tự nhiên đƣợc ƣớc tính khoảng 
266 nghìn tỷ feet khối). Theo thống kê của 
Cục Tình báo năng lƣợng Bộ Năng lƣợng 
Hoa Kì (EIA), trữ lƣợng dầu thô ở khu vực 
Biển Đông khoảng 7 tỷ thùng, sản lƣợng 
khai thác hàng ngày khả dĩ khoảng 2,5 triệu 
thùng. Điều tra của Cục thăm dò địa chất 
Hoa Kì (USGS) cho thấy: ở khu vực Biển 
Đông trữ lƣợng khí thiên nhiên gấp đôi trữ 
lƣợng dầu thô. 
Căn cứ chủ trƣơng chủ quyền của Trung 
Quốc đối với Biển Đông nhƣ Trung Quốc 
tuyên bố thì phần lớn dầu khí ở khu vực này 
thuộc về Trung Quốc. Theo số liệu thống kê 
của các cơ quan công quyền Trung Quốc, trên 
vùng Biển Đông có hơn 200 cấu tạo dầu khí, 
khoảng 180 mỏ dầu khí. Chỉ tính tại các bồn 
địa Tăng Mẫu, Sabah, Vạn An (Tƣ Chính) đã 
có trữ lƣợng gần 20 tỷ tấn dầu thô, là một 
trong những khu vực có trữ lƣợng dầu khí lớn 
nhất trên thế giới chƣa đƣợc khai thác. 
Trong phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền 
Việt Nam trên Biển Đông có tài nguyên 
khoáng sản quan trọng sau : 
Titan: Các điểm và mỏ quặng titan phân bố 
dọc theo đƣờng bờ biển từ Móng Cái (Quảng 
Ninh) tới Nam Trung Bộ. Trữ lƣợng titan dự 
báo đạt 22 triệu tấn. Trữ lƣợng đã thăm dò 
đánh giá là 16 triệu tấn. Thành phần quặng là 
inmenit, rutin, có kích thƣớc hạt từ 0,5 mm 
đến 2,3 mm nằm trong cát ven biển. Hiện nay 
một số địa phƣơng đã tiến hành khai thác 
inmenit và rutin để xuất khẩu nhƣ ở Hà Tĩnh, 
Quảng Trị  
Đất hiếm: Thành phần quặng là khoáng vật 
xenotin và monazit, có mầu hồng xám hoặc 
lục với kích thƣớc hạt từ 0,5mm đến vài 
milimet, nằm trong cát ven biển. Những diện 
tích chứa quặng phân bố dọc bờ biển từ Móng 
Cái (Quảng Ninh) đến Vũng Tàu. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng monazit, 
xenotin, đạt từ 90 đến 95% không thua kém 
chất lƣợng khoáng vật cùng loại của một số 
nƣớc trên thế giới. Hiện nay đất hiếm đã đƣợc 
khai thác để phục vụ cho các ngành công 
nghiệp: sản xuất thuỷ tinh cao cấp, thực 
phẩm, sản xuất phân vi lƣợng, thuốc trừ sâu, 
thuộc da Trữ lƣợng của đất hiếm nằm 
trong sa khoáng ven biển nƣớc ta khoảng 
300.879 tấn. 
Cát thuỷ tinh: Cát thuỷ tinh ở nƣớc ta có hàm 
lƣợng SIO2 ,độ tinh khiết, độ trắng cao, đủ 
điều kiện để sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh 
dân dụng và các mặt hàng thuỷ tinh cao cấp. 
Cát thuỷ tinh phân bố ở nhiều nơi, tuy nhiên 
những nơi tập trung thành mỏ không nhiều. 
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các 
mỏ cát thuỷ tinh ở nƣớc ta đều thuộc cỡ nhỏ 
đến cỡ trung bình và phân bố ở : Vân Hải 
(Quảng Ninh), Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng 
Ngãi, Nha Trang... 
Dầu khí: Tài nguyên dầu khí của nƣớc ta 
phong phú, nhƣng hầu hết diện tích chứa dầu 
đều nằm trên vùng thềm lục địa với độ sâu 
Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84  
không lớn. Trên toàn bộ diện tích nghiên cứu 
đã xác định đƣợc 20 vùng với những mức độ 
triển vọng dầu khí khác nhau nhƣng do điều 
kiện khai thác và thăm dò khó khăn, mới có 4 
vùng có triển vọng cao, trong đó có 2 vùng 
đang đƣợc khai thác có hiệu quả là bể dầu khí 
Cửu Long và bể khí Nam Côn Sơn. Kết quả 
tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác 
định ở vùng biển Việt Nam có 8 bể trầm tích 
Đệ Tam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, 
Nam Côn Sơn Thổ Chu – Mã Lai, Vũng Mây, 
Hoàng Sa và nhóm bể Trƣờng Sa. Công tác 
tìm kiếm, thăm dò mới chỉ tập trung ở các bể: 
Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai, 
Sông Hồng. 
Tài nguyên muối : Nƣớc ta có đƣờng bờ biển 
dài 3260 km. Độ muối trong nƣớc biển trung 
bình 3,2%, xấp xỉ độ muối bình quân ở đại 
dƣơng. Do hình thể kéo dài theo chiều kinh 
tuyến và nằm trong vùng khí hậu nội chí 
tuyến gió mùa ẩm nên có sự phân hoá thành 
hai kiểu: kiểu chí tuyến ở miền Bắc và kiểu 
xích đạo ở miền Nam. Vì vậy, mặc dù có số 
giờ nắng cao song do độ ẩm lớn, mƣa nhiều 
nên ảnh hƣởng không nhỏ tới thời vụ sản xuất 
cũng nhƣ năng suất muối. 
Tài nguyên sinh vật biển là tài nguyên vị thế 
quan trọng. Đó là nguồn lợi tự nhiên hết sức 
quý giá để phát triển ngành khai thác, đánh 
bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Ở nƣớc ta, giới 
sinh vật biển Đông có quan hệ chặt chẽ với 
các đặc điểm kiến tạo địa hình, trầm tích đáy 
biển và khí tƣợng thuỷ văn. Sinh vật trên biển 
Đông phong phú, đa dạng do nằm trong khu 
biển kín nội chí tuyến gió mùa với sự thống 
trị của của các loài bản địa, đồng thời có sự 
phân hoá sâu sắc theo không gian. Sinh vật 
trên biển Đông có xu hƣớng tăng nhanh về 
khối lƣợng ở các vùng có sự trao đổi giữa các 
khối nƣớc từ lục địa ra, từ đại dƣơng vào, từ 
dƣới sâu lên nhƣ ở vùng cửa sông, vùng nƣớc 
trồi và vùng có hải lƣu lạnh. 
Tài nguyên du lịch: Nƣớc ta có đƣờng bờ biển 
dài 3260 km với khoảng 125 bãi biển có bãi 
cát bằng phẳng và sạch với chiều dài trung 
bình mỗi bãi từ 5-18 km, đủ điều kiện thuận 
lợi để khai thác phục vụ du lịch. Các bãi biển 
ở nƣớc ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. 
Nổi tiếng nhất là các bãi biển Trà Cổ (Móng 
Cái) Bãi Cháy (Quảng Ninh), Sầm Sơn 
(Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thuận An, 
Lăng Cô, Non Nƣớc, Sa Huỳnh, Vân Phong, 
Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Vũng Tàu  
Dọc theo chiều dài đƣờng bờ biển của Việt 
Nam có trên 2700 hòn đảo lớn nhỏ. Trong các 
đảo và quần đảo có tiềm năng phát triển du 
lịch, Vịnh Hạ Long là một điểm du lịch với 
ƣu thế nổi bật của cảnh quan núi đảo đá vôi 
ngập nƣớc, có nhiều dạng tài nguyên du lịch 
tự nhiên đặc Vịnh Hạ Long đã đƣợc 
UNESCO chính thức công nhận từ tháng 12 
năm 1994 là một di sản thiên nhiên thế giới, 
thu hút khách du lịch đến từ các nƣớc khác 
nhau. Ngoài khơi là quần đảo san hô vùng 
biển đảo Côn Sơn, vùng biển Phú Quốc - Hà 
Tiên cũng đã từng bƣớc tiến hành phát phát 
triển các hoạt động du lịch. 
Các dải rừng ngập mặn phân bố ven biển từ 
bắc vào nam chiếm một diện tích rất rộng, tới 
450000 ha, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau 
rừng ngập mặn Amazôn ở Nam Mỹ và trên cả 
rừng ngập mặn của sông Hằng ở Ấn Độ. Tính 
đặc sắc, môi trƣờng trong sạch của rừng ngập 
mặn cùng các sân chim đã thu hút đƣợc nhiều 
khách du lịch tới thăm quan, nghiên cứu. 
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ 
THẢM HỌA THIÊN TAI TỪ BIỂN 
Biến đổi khí hậu (BĐKH) Trái Đất là sự thay 
đổi của hệ thống khí hậu, gồm khí quyển, 
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại 
và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự 
nhiên và nhân tạo. Công ƣớc khung về Biến 
đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (1992) đã đặt 
ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở 
mức có thể nhằm ngăn ngừa đƣợc sự can 
thiệp của con ngƣời đối với hệ thống khí hậu 
toàn cầu. Mức phải đạt đƣợc nằm trong khung 
thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một 
cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo 
Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85  
đảm sản xuất lƣơng thực không bị đe doạ và 
tạo khả năng cho kinh tế tiến triển bền vững. 
Việt Nam nằm trong tốp các nƣớc chịu tác 
động mạnh mẽ của BĐKH toàn cầu, trƣớc hết 
là Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng 
sông Hồng, nhiều địa phƣơng ven biển các 
tỉnh miền Trung. Theo nghiên cứu của Tổ 
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), 
TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 
thành phố bị đe doạ nhiều nhất (bao gồm 
Calcuta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của 
Bangladesh, Thƣợng Hải, Quảng Châu của 
Trung Quốc, TP Hồ Chí Minh của Việt Nam, 
Băng Cốc của Thái Lan và Yagon của 
Myanma). Báo cáo Phát triển con ngƣời 2007 
- 2008 của UNDP cảnh báo: nếu nhiệt độ 
Trái Đất tăng thêm 20 C thì 22 triệu ngƣời 
dân Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích 
đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu 
Long - vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, sẽ 
ngập chìm trong nƣớc biển . 
Với trên 3260 km bờ biển, Việt Nam đƣợc 
coi là quốc gia có mức độ dễ tổn thƣơng cao 
do tác động của BĐKH, tới nhiều địa 
phƣơng ven biển, không chờ tới cuối thế kỉ 
21, khi mà nhiệt độ trung bình khí quyển có 
thể tăng thêm 20 C. 
Để hạn chế thiệt hại do nƣớc biển dâng cao, 
trƣớc mắt, các nhà khoa học Việt Nam đã đề 
xuất phƣơng án trồng rừng ngập mặn, quy 
hoạch nuôi trồng thủ sản, xây dựng các khu 
bảo tồn sinh thái; không qui hoach khu định 
cƣ sát bờ biển, cửa sông; nâng đê cao 1- 1,2 
m để bảo vệ cảng biển, di tích văn hoá - lịch 
sử, điểm du lịch ... trong vùng nguy cơ ngập 
do nƣớc biển dâng cao. Để đối phó với BĐKH, 
Chính phủ sẽ xây dựng Kế hoạch hành động 
quốc gia về BĐKH, đồng thời tăng cƣờng giáo 
dục cho ngƣời dân nhận thức và hành động 
thiết thực góp phần hạn chế tác hại của nguy 
cơ BĐKH đối với tƣơng lai đất nƣớc. 
Về nguy cơ thảm họa sóng thần đổ bộ từ Biển 
Đông, theo Trung tâm Báo tin động đất và 
Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu), 
lịch sử động đất ở Việt Nam cho thấy cứ 20 - 
30 năm lại xuất hiện động đất trên 6 độ richte. 
Cụ thể, năm 1923 có động đất mạnh 6,1 độ 
richter ở ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết; 
năm 1935, động đất mạnh 6,5 độ richte ở đới 
đứt gãy sông Mã và năm 1983, động đất 
mạnh 6,8 richter ở Tuần Giáo, Điện Biên. Có 
nguy cơ cao nhất là từ đới hút chìm Manila. 
Sóng thần đi từ rãnh nƣớc sâu Manila tới bờ 
biển Việt Nam mất khoảng 2 giờ sau khi xảy 
ra động đất. Động đất 8,3 độ richter tại đây có 
thể tạo sóng thần cao 5,2 m ở Quảng Ngãi và 
2,1m ở Nha Trang. Nếu mạnh 9,2 độ richte 
thì sóng thần ở Quảng Ngãi sẽ cao 10,6m và 
ở Nha Trang là 5m. Gần đây, vào ngày 
26/5/2006, khu vực này đã xảy ra động đất 
8,2 độ richte, nhƣng rất may không gây 
sóng thần [7]. 
Theo các nhà khoa học, không chỉ ở Việt 
Nam, các nƣớc tiên tiến nhƣ: Nhật Bản, Mỹ 
cũng không thể dự báo chính xác thời điểm 
xảy ra động đất. Chính vì vậy Nhật Bản mới 
bị thiệt hại lớn trong trận động đất vừa qua 
gây ra thảm họa vô cùng to lớn. Không đƣợc 
chủ quan lơ là, nƣớc ta phải bắt tay hành 
động để có biện pháp đề phòng đón trƣớc 
thảm họa này. 
NGUY CƠ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN 
VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ CÁC VÙNG 
BIỂN NHẠY CẢM ĐẶC BIỆT (PSSA – 
PARTICULALY SENSISIVE SEA AREA) 
Sự ô nhiễm môi trƣờng biển gia tăng do các 
chất độc hại từ đất liền ra theo nƣớc sông, 
một phần do hoạt động giao thông trên biển 
và khai thác dầu khí đƣợc đẩy mạnh. Nƣớc 
biển ven bờ có hàm lƣợng chất lơ lửng cao 
hơn mức cho phép, có ảnh hƣởng xấu đến 
chất lƣợng một số bãi tắm. Các vùng bị ô 
nhiễm nặng là các thành phố cảng nhƣ Hạ 
Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và 
các vùng cửa sông Hồng, sông Đồng Nai và 
sông Cửu Long. 
Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86  
Đối với môi trƣờng biển thì ô nhiễm dầu là 
nguy hiểm nhất. Dầu loang trên biển đã cản 
trở quá trình trao đổi ôxy giữa biển và khí 
quyển, còn dạng dầu hoà tan đƣợc trong nƣớc 
sẽ đầu độc sinh vật biển. Nhiều nơi, nhất là tại 
các cảng và cửa sông, hàm lƣợng dầu trong 
nƣớc biển vƣợt quá xa giới hạn cho phép, nhƣ 
cửa Lục vƣợt 2 lần, Hải Phòng trên 10 lần. 
Ảnh hƣởng của dầu trôi dạt vào bờ, mắc cạn 
vào cát, vào các mảnh sò, vào cây nƣớc mặn 
cũng quan trọng ở một số vùng. Đáng lo ngại 
là ô nhiễm dầu ngày càng tăng do vận chuyển, 
khai thác dầu trên biển ngày càng nhiều, khi 
xảy ra sự cố tràn dầu, mức độ tăng ô nhiễm là 
không tránh khỏi. 
Dọc bờ biển nƣớc ta có một số vùng biển 
nhạy cảm đặc biệt về môi trƣờng sinh thái 
biển - PSSA (Particularly Sensisive Sea 
Area). Theo tiêu chí của Tổ chức hàng hải 
quốc tế (IMO) PSSA là vùng biển có giá trị 
cao về môi trƣờng sinh thái, kinh tế - xã hội 
và khoa học, giáo dục. Nghiên cứu các vấn đề 
liên quan đến các PSSA để thực hiện Công 
ƣớc quốc tế MARPOL trong việc bảo vệ các 
vùng biển này tránh ô nhiễm từ các hoạt động 
hàng hải và nhấn chìm chất thải ngoài biển. 
Là thành viên của IMO và Công ƣớc 
MARPOL, Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, 
vùng lãnh hải rộng lớn thuộc chủ quyền trên 
Biển Đông. Vùng ven biển tập trung khoảng 
30% dấn số cả nƣớc, đƣợc xem là vùng kinh tế 
động lực hƣớng biển. Bảo vệ môi trƣờng biển 
khỏi ô nhiễm và tài nguyên sinh thái không suy 
thoái do các hoạt động về hàng hải và các sự 
cố tràn dầu trên biển là một đòi hỏi cấp bách, 
lâu dài trong Chiến lƣợc Biển Việt Nam. 
Căn cứ 3 tiêu chí: (1) Tính quan trọng của 
vùng biển về mặt môi trƣờng tự nhiên; (2) 
Mức độ ô nhiễm môi trƣờng biển do các hoạt 
động hàng hải; và (3) Các giải pháp liên quan 
đến ngăn ngừa, giảm thiểu hay loại trừ các 
môi đe dọa đó, theo phƣơng pháp PSSA của 
IMO, các chuyên gia của Viên Nghiên cứu 
quản lí biển và hải đảo thuộc Tổng cục Biển 
& Hải đảo – Bộ TN&MT đã định hƣớng 4 
vùng PSSA của Việt Nam nhƣ sau : 
(1) Các vùng ven biển và hải đảo có 15 khu 
giá trị đặc biệt về bảo tồn nhƣ : Đảo Trần, Cô 
Tô (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải 
Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Sơn Trà, Hải 
Vân (Thừa Thiên – Huế), Cù Lao Chàm 
(Quảng Nam), Lí Sơn (Quảng Ngãi), Hòn 
Mun (Khánh Hoà), Cồn Cau, Phú Quí (Bình 
Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Nam 
Yết (QĐ Trƣờng Sa – Khánh Hoà), Phú Quốc 
(Kiên Giang). Các khu có giá trị kinh tế cao 
nhƣ vịnh Hạ Long, Nha Trang, Cam Ranh, 
Lăng Cô, Vân Phong. 
(2) Các vùng có các hệ sinh thái san hô đặc 
biệt nhƣ vùng biển các quần đảo Trƣờng Sa, 
Rạn Trào, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Long Vỹ, 
Cồn Cỏ, Phú Quý, Phú Quốc; 
(3) Các vùng có hệ sinh thái cỏ biển, rong 
biển, rừng ngập mặn đặc trưng ven biển các 
tỉnh / thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, 
Thái Bình, Nam Định, TP Hồ Chí Minh, Tiền 
Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc 
Liêu, Cà Mau, Kiên Giang; 
(4) Các vũng vịnh ven biển: Hạ Long, Lăng 
Cô, Nha Trang, Xuân Đài, Bái Tử Long. 
Vùng ven biển Việt Nam là vùng có nguy 
cơ cao bị ảnh hƣởng của các hoạt động hàng 
hải, đặc biệt là hàng hải quốc tế, vì vậy việc 
xác định các vùng PSSA cho Việt Nam là 
rất cần thiết; có thể coi đó là công cụ giám 
sát và truyền tin tự động về mọi trạng thái 
thay đổi của các vùng PSSA nhằm phục vụ 
công tác quản lí tài nguyên và bảo vệ môi 
trƣờng biển.[8]. 
Nhƣ vậy trong nghiên cứu cũng nhƣ giảng 
dạy Địa lí tự nhiên Việt Nạm cần dành phần 
quan trọng về khối lƣợng kiến thức và thời 
lƣợng tích lũy về Địa lí Biển Đông tƣơng 
xứng với tầm quan trọng chiến lƣợc của nó 
trong thực tiễn. Đồng thời gắn việc nghiên 
cứu về địa lí tự nhiên Biển Đông với việc giáo 
dục công dân sự hiểu biêt về Biển; qua đó 
nâng cao lòng yêu Tổ Quốc, góp phần đấu 
Nguyễn Thị Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 81 - 87 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87  
tranh chống các luận điệu phủ nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Tích hợp các kiến thức về 
Biển Đông một cách hệ thống trong các chƣơng trình và sách giáo khoa trong trƣờng phổ thông và 
đại học. Gắn việc nghiên cứu Địa lí tự nhiên Biển Đông với thực thi Chiến lƣợc biển Việt Nam trong 
tầm nhìn đến năm 2020 nƣớc ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển [2]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lê Đức An (2010). Bàn về tài nguyên vị thế đới bờ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hội nghị Khoa học Địa lí toàn 
quốc lần V, 2010, Hà Nội, tr.: 1007 – 1016. 
[2]. Bộ Tài Nguyên & Môi trƣờng. Kịch bản biến đổi khí hậu , nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội, 6 – 2009, 34 
tr. 
[3]. Chiến lược biển Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị 4 BCH TW Đảng CS Việt Nam (Khoá X), 12 – 2006. 
[4]. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1963), Địa lí tự nhiên Việt Nam (Phần đại cƣơng). Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 200 
tr. 
[5]. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam : Lãnh thổ và các vùng địa lí, Nxb Thế Giới, Hà Nội, 608 tr. 
[6]. Dƣ Văn Toán và nnk (2009). Nghiên cứu đánh giá và xác định sơ bộ các vùng biển nhạy cảm đặc biệt (PSSA) ở 
vùng biển Việt Nam. Hội nghị Thông tin và định vị vì sự phát triển kinh tế biển Việt Nam, Hải Phòng, 2007, tr.: 11 – 
16. . 
[7]. Vũ Nhƣ Vân (2007), Chiến lược Biển Đông : một cách nhìn từ triết lí địa lí phát triển bền vững. Hội nghị Thông tin và 
định vị vì sự phát triển kinh tế biển Việt Nam, Nxb KH&KT Hà Nội, 2007, tr.: 19 – 25. 
[8]. Viện Địa lí – Trung Tâm KHTN &CN Quốc gia (1997). Phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam và Biển Đông (Tỉ lệ 
1 : 1.000.000). 231 tr. 
SUMMARY 
EAST SEA: SOME ISSUES SHOULD BE MENTIONED IN STUDYING AND TEACHING ON 
VIETNAMESE NATURAL GEOGRAPHY 
NguyenThi Hong
 College of Education - TNU 
In the article, the author deales with some problems related to BienDong (The East Sea) that are follow: (1) 
General natural features of The East Sea and spacial deference of territorial waters; (2) Positioning natual 
resources and marin sources of the sea; (3) To cope with climatic changes and natural calamities coursed by the 
sea; (4) Marin polution threats and necessity of PSSA’s protection (Particularly Sensisive Sea Area). In the 
author’s opinion, just written above problems related to the sea‘s Physical Geography should be updated and 
introduced to the teaching programes and tekbooks on Physical Geography of Vietnam in schools of any level as 
soon as possible. 
Key words: East sea, natural resources, pollution, awareness 
 Tel: 0914 400809 

File đính kèm:

  • pdfbien_dong_nhung_van_de_can_cap_nhat_trong_nghien_cuu_va_gian.pdf