Báo cáo Quy trình công nghệ sơn xe

Do điều kiện giao thông chật chội tại Việt Nam, các xe ô tô thường xảy ra các va chạm nhỏ gây lõm và xước sơn trên thân xe. Theo Toyota, tỷ lệ va chạm (là số lần xảy ra va quệt, tại nạn trung bình của một xe trong một năm) là 127% cho thấy nhu cầu về sửa chữa thân xe và sơn là rất lớn. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về nhu cầu sửa chữa thân xe và sơn tại Việt Nam lên đến 135%.

Mặt khác sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng xe ô tô hiện nay đang đặt ngành công nghiệp ô tô trước nhiều thách thức và khó khăn, trong đó cũng có yêu cầu về việc phải hoàn thiện một quy trình công nghệ sơn mới cũng như sơn sửa chữa cho các loại xe lắp ráp trong nước. Vì trên thực tế, quy trình công nghệ sơn xe của chúng ta hiện nay cho chất lượng chưa thể bằng với các nhà máy tương tự ở nước ngoài, gần nhất là các nước trong khu vực.

Khi chuẩn bị đề tài này, sinh viên thực hiện cũng đã nghĩ đến việc sẽ thành lập một xưởng sửa chữa chuyên về làm đồng và khung vỏ và sơn xe. Khi đó các nguyên công sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Xa hơn, đây có thể là một địa điểm thực tập, thực hành lý thú cho các bạn sinh viên khóa sau. Tuy nhiên, với vốn kiến thức ít ỏi hiện có, rất mong sẽ nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các Giảng viên trong Khoa Cơ khí của trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM, nơi sinh viên thực hiện đề tài đang theo học.

Đây cũng là bước đầu trong quá trình chuẩn bị cho Đồ án tốt nghiệp của sinh viên thực hiện, nếu được chọn làm đề tài.

Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy trong tổ bộ môn để đề tài lần sau sẽ được hoàn thiện hơn.

 

doc 51 trang kimcuc 2800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Quy trình công nghệ sơn xe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Quy trình công nghệ sơn xe

Báo cáo Quy trình công nghệ sơn xe
Báo cáo thực tập
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN XE GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
Công ty Cổ phần Mai Linh, tiền thân là Công ty TNHH Mai Linh, được thành lập vào ngày 12/07/1993, với 100% vốn trong nước. Dưới sự điều hành của Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người sáng lập, Công ty đã liên tục gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ông Hồ Huy 
TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT
Với số vốn khiêm tốn ban đầu là 300 triệu đồng và 25 cán bộ nhân viên, sau gần 14 năm hoạt động, Mai Linh đã phát triển không ngừng và đang phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề tại Việt Nam. Hiện nay, Mai linh đã mở rộng hoạt động kinh doanh tại 50 tỉnh thành trong cả nước với 75 công ty thành viên thuộc 8 khối ngành nghề, vốn điều lệ là 380 tỷ đồng. Mai Linh đã thu hút được trên 10 000 cán bộ nhân viên làm việc tại 8 khu vực trong cả nước và nước ngoài.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG (08)
·         Vận tải
·         Du lịch
·         Đào tạo
·         Tài chính
·         Xây dựng
·         Thương Mại
·         Tư vấn & quản lý
·         CNTT & truyền thông
KHU VỰC HOẠT ĐỘNG (08)
·         Nước ngoài
·         Tây Bắc bộ
·         Tây Nam bộ
·         Bắc Trung bộ
·         Đông Bắc bộ
·         Đông Nam bộ
·         TP. Hồ Chí Minh
·         Nam Trung bộ & Tây nguyên
TIÊU CHÍ PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG: 
“An toàn - Chất lượng - Mọi lúc - Mọi nơi”
Gần 14 năm hoạt động và trưởng thành, MAI LINH CORPORATION đã đạt được những thành tựu quan trọng và tạo dựng được uy tín, sự tin cậy đối với khách hàng gần xa. Hiện chúng tôi đã cung cấp dịch vụ tại 50 tỉnh thành trên cả nước.
MAI LINH CORPORATION đã phát triển mạnh mẽ các khối kinh doanh Mai Linh Vận tải (taxi, xe cho thuê, xe khách liên tỉnh chất lượng cao Mailinh Express, trung tâm sửa chữa ôtô), Mai Linh Du lịch (lữ hành, đại lý vé máy bay, dịch vụ VIP), Mai Linh Thương mại (xuất nhập khẩu, đại lý ô tô,đại lý hàng hóa , kinh doanh bán lẽ ...), Mai Linh Đào tạo (huấn luyện, đào tạo nội bộ doanh nghiệp, Trường Trung Học DL Kỹ Thuật & Nghiệp Vụ Mai Linh, Trung Tâm Tư  vấn du học  ), Mai Linh Xây dựng ( xây dựng các công trình dân dụng - công nghiệp , kinh doanh bất động sản ), Mai Linh Công nghệ thông tin và Truyền thông ( kinh doanh vật tư , thiết bị thông tin viễn thông và ứng dụng CNTT vào quản lý ), Mai Linh tài chính  ( phát triễn thẻ thanh tóan thẻ đa năng , liên kết với các ngân hàng , kinh doanh chứng khóan thu đổi ngọai tệ và các dịch vụ tài chính khác ); Mai Linh Tư Vấn & Quản Lý  ( tư vấn ,quản lý chất lượng thương hiệu , thiết kế in ấn quảng cáo , dịch vụ bảo vệ an ninh , dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe ) Mục tiêu sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ở tất cả tỉnh thành trong cả nước, vươn tới các thị trường trọng điểm của khu vực và quốc tế như Singapore,Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ.
VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ MAI LINH:
(ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP) 
Giấy CNĐKKD số: 4103003768 do Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp ngày 25/08/2005.
Trụ sở: 64 Hai Bà Trưng , P. Bến Nghé, Q.1 , TP.HCM
MST: 0303971106 Điện thoại: (08) 8298888   Fax: (08) 8236555.           
Đại diện Pháp Luật: Ông TRƯƠNG QUANG MẪN
Giám Đốc điều hành: Ông VŨ TRỌNG KHANG
Ngành nghề kinh doanh : Bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô, máy kéo, phương tiện xây dựng, phương tiện vận tải ;  Gia công cơ khí, phụ tùng ô tô ; Mua bán xe có động cơ, phương tiện vận tải, phụ tùng và bộ phận phụ trợ của xe có động cơ ; Đào tạo dạy nghề ; Đại lý vận tải ; Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng ; Đại lý kinh doanh xăng dầu, nhớt ; Xây dựng công trình công nghiệp ; Dịch vụ Bãi đỗ xe ; Dịch vụ rửa xe ...
     Sự ra đời của Công Ty cổ phần sữa chữa Ô tô Mai Linh đó là hệ quả tất yếu của sự phát triễn  định hướng của MAILINH CORPORATION theo định hướng phát triễn trở thành một tập đoàn khép kín và vững mạnh có 3 chi nhánh đầu tiên tại TP. Hồ Chí minh . Còn ở phía Bắc , Công Ty Mai Linh thăng Long đảm nhận nhiệm vụ này . Riêng mỗi đơn vị thành viên đều có xưởng bảo trì và bảo dưỡng hằng ngày .
Hiện Công ty Cổ phần sửa chữa ô tô Mai Linh đã thành lập 03 chi nhánh hoạt động tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: 
1. CHI NHÁNH 1 - CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ MAI LINH
Giấy CNĐKKD số: 4113019481 do Sở Kế Hoạch & Đầu tư cấp ngày 20/09/2005.
Trụ sở: 06 Nguyễn Văn Lượng, P.17, Q. Gò Vấp, TP.HCM
MST: 0303971106-001
Điện thoại: (08) 895 0859        Fax: (08) 895 1447        
Giám Đốc: Ông NGUYỄN ĐĂNG THANH.
2. CHI NHÁNH 2 - CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ MAI LINH
Giấy CNĐKKD số: 4113019481 do Sở Kế Hoạch & Đầu tư cấp ngày 20/09/2005.
Trụ sở: 1026 Tạ Quang Bửu ,  P.6, Q.8 , TP.HCM.
MST: 0303971106-002        
Điện thoại: (08) 430 5588        Fax: (08) 430 5599.        
Giám Đốc: Ông TRƯƠNG VĂN THÀNH
3. CHI NHÁNH 3 - CÔNG TY CỔ PHẦN SỬA CHỮA Ô TÔ MAI LINH
Trụ sở: 291/2 Lũy Bán Bích , P. Hòa Thạnh , Q. Tân Phú , TP.HCM.
Điện thoại: (08) 860 5021        Fax: (08) 973 5054.
Giám Đốc: Ông VÒNG A KHIỀNG
MỤC LỤC
	TRANG
GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP 	01
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ Ô TÔ BÁO CÁO	06
CHƯƠNG II: NGUỒN GỐC VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	08
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VỎ XE VIOS 	09
VÀ CẤU TRÚC LỚP SƠN
CHƯƠNG IV: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ	12
SƠN MỚI XE VIOS
CHƯƠNG V: CÁC NGUYÊN CÔNG THỰC HIỆN 	14
TRONG QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN MỚI 
VỎ XE Ô TÔ VIOS
- Các nguyên công trong qui trình sơn lót tĩnh điện	14
- Các nguyên công trong qui trình công nghệ sơn trang trí	23
CHƯƠNG VI: TÌM HIỂU DÂY CHUYỀN SỬA CHỮA NHANH 
THÂN XE VÀ SƠN (EBP) CỦA TOYOTA	32
CHƯƠNG VII: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN SỬA CHỮA	36
VỎ Ô TÔ THÔNG THƯỜNG
CHƯƠNG VIII: MỘT SỐ LỖI GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH SƠN
VÀ SAU KHI SẤY KHÔ	40
CHƯƠNG IX: PHỤ LỤC 1 CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH SƠN VÀ SẤY XE	42
CHƯƠNG X: PHỤ LỤC 2 CÁCH RỬA XE CHUYÊN NGHIỆP	46
KẾT LUẬN	49
TÀI LIỆU THAM KHẢO	50
CHƯƠNG I: 
KHÁI QUÁT VỀ Ô TÔ BÁO CÁO
Động cơ
Vios 1.5E
Vios 1.5G 
Loại động cơ
1.5L, 1NZ-FE, xăng không chì
1.5L, 1NZ-FE, xăng không chì
Kiểu
4 xy lanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC-VVT-i
4 xy lanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC-VVT-i
Dung tích xy lanh (cc)
1497
1497
Tỷ số nén
- 
- 
Công suất cực đại
107 hp / 6000 rpm
107 hp / 6000 rpm
Momen xoắn cực đại (Nm)
14.4 kg.m / 4200 rpm
14.4 kg.m / 4200 rpm
Đường kính x hành trình piston (mm)
- 
- 
Thiết kế tăng áp (Turbo)
- 
- 
Tốc độ tối đa (km/h)
- 
- 
Thời gian tăng tốc từ 0 đến 100 km/h (giây)
- 
- 
Hộp số truyền động
Vios 1.5E
Vios 1.5G
Hộp số
5 số tay
4 số tự động
Kiểu dẫn động
- 
- 
Tỷ số truyền
- 
- 
Nhiên liệu
Vios 1.5E
Vios 1.5G
Loại nhiên liệu
xăng không chì
xăng không chì
Hệ thống nạp nhiên liệu
EFI (Phun nhiên liệu điện tử)
EFI (Phun nhiên liệu điện tử)
Mức tiêu thụ nhiên liệu
- 
- 
Kích thước - trọng lượng
Vios 1.5E
Vios 1.5G
Dài x Rộng x Cao (mm)
4300 x 1700 x 1460
4300 x 1700 x 1460
Chiều dài cơ sở (mm)
2550
2550
Chiều rộng cơ sở trước/sau (mm)
1470/1460
1470/1460
Khoảng sáng gầm xe (mm)
150
150
Trọng lượng không tải (kg)
1030-1085
1055-1110
Trọng lượng toàn tải (kg)
1495
1520
Bán kính quay vòng tối thiểu
4.9 m
4.9 m
Dung tích thùng xe
- 
- 
Dung tích bình nhiên liệu (lít)
42 
42 
Phanh - Giảm sóc - Lốp xe
Vios 1.5E
Vios 1.5G
Phanh trước
Đĩa thông gió
Đĩa thông gió
Phanh sau
Đĩa
Đĩa
Giảm sóc trước
Kiểu McPherson với thanh cân bằng
Kiểu McPherson thanh cân bằng
Giảm sóc sau
Thanh xoắn ETA với thanh cân bằng
Thanh xoắn ETA với thanh cân bằng
Lốp xe
185/60R15
185/60R15
Vành mâm xe
Mâm đúc
Mâm đúc
Thông số khác
Vios 1.5E
Vios 1.5G
Số cửa
4
4
Số chỗ ngồi
5
5
CHƯƠNG II: 
NGUỒN GỐC VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Do điều kiện giao thông chật chội tại Việt Nam, các xe ô tô thường xảy ra các va chạm nhỏ gây lõm và xước sơn trên thân xe. Theo Toyota, tỷ lệ va chạm (là số lần xảy ra va quệt, tại nạn trung bình của một xe trong một năm) là 127% cho thấy nhu cầu về sửa chữa thân xe và sơn là rất lớn. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về nhu cầu sửa chữa thân xe và sơn tại Việt Nam lên đến 135%. 
Mặt khác sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng xe ô tô hiện nay đang đặt ngành công nghiệp ô tô trước nhiều thách thức và khó khăn, trong đó cũng có yêu cầu về việc phải hoàn thiện một quy trình công nghệ sơn mới cũng như sơn sửa chữa cho các loại xe lắp ráp trong nước. Vì trên thực tế, quy trình công nghệ sơn xe của chúng ta hiện nay cho chất lượng chưa thể bằng với các nhà máy tương tự ở nước ngoài, gần nhất là các nước trong khu vực. 
Khi chuẩn bị đề tài này, sinh viên thực hiện cũng đã nghĩ đến việc sẽ thành lập một xưởng sửa chữa chuyên về làm đồng và khung vỏ và sơn xe. Khi đó các nguyên công sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Xa hơn, đây có thể là một địa điểm thực tập, thực hành lý thú cho các bạn sinh viên khóa sau. Tuy nhiên, với vốn kiến thức ít ỏi hiện có, rất mong sẽ nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các Giảng viên trong Khoa Cơ khí của trường ĐH Giao Thông Vận Tải TPHCM, nơi sinh viên thực hiện đề tài đang theo học. 
Đây cũng là bước đầu trong quá trình chuẩn bị cho Đồ án tốt nghiệp của sinh viên thực hiện, nếu được chọn làm đề tài. 
Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy trong tổ bộ môn để đề tài lần sau sẽ được hoàn thiện hơn. 
CHƯƠNG III: 
ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VỎ XE VIOS 
VÀ CẤU TRÚC LỚP SƠN
1. Kết cấu vỏ ô tô Vios:
Kết cấu của vỏ xe Vios dựa trên kết cấu của khung xe, bao gồm các mảng như sau:
mảng đầu xe
mảng đuôi xe
mảng nóc
mảng sườn trái
mảng sườn phải. 
mảng sàn xe.
Hình III.1 : Khung và Vỏ ô tô Vios
2. Cấu trúc lớp sơn:
- Do đặc điểm và kết cấu của từng khu vực trên xe là khác nhau nên cấu trúc các lớp sơn phải khác nhau để đáp ứng được điều kiện làm việc của chúng. 
- Ta có bảng cấu trúc lớp sơn như sau :
Về lớp sơn lót:
Sơn lót vỏ xe để cải thiên tính bám dính của sơn lót bề mặt của tấm kim loại và giúp cho thân xe khỏi bị phát sinh gỉ. Thông thường, một lớp sơn nhựa epoxy và nhựa crylic hòa tan trong nước được hòa trộn với nhau, đước áp dụng sơn lên vỏ xe và được sấy khô ở nhiệt độ cao từ 170o C đến 180o C. 
Sơn lót bề mặt:
- Sơn lót bề mặt có chức năng tăng tính bám dính của lớp sơn lót và lớp sơn màu. San phẳng bề mặt nhấp nhô của tấm thép và lớp sơn lót. Thông thường, người ta dùng sơn Amin-alkin làm sơn lót bề mặt, nó được sấy khô ở nhiệt độ 175o C. 
c) Lớp sơn trên cùng:
- Lớp sơn trên cùng thường là các sơn màu solid được chế tạo bằng sơn amin- alkin phản ứng nhiệt, nó được sấy khô ở nhiệt độ 175oC. 
- Sơn này nổi bật về độ bóng tuyệt vời, cứng vững và có độ bề theo thời tiết. 
CHƯƠNG IV: 
LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
SƠN MỚI XE VIOS
I. Phương pháp sơn:
- Căn cứ vào kết cấu cũng như cấu trúc của các lớp sơn trên xe ô tô Vios.
- Căn cứ tình hình thực tế và các trang thiết bị hiện có.
Ta chọn các phương pháp sơn như sau:
Sơn lót là sơn nhúng tĩnh điện.
Sơn trang trí bằng sơn phun. 
II. Quy trình công nghệ sơn mới vỏ ô tô VIOS:
Quá trình công nghệ sơn lót tĩnh điện:
Hình: Quá trình công nghệ sơn ED 
Quá trình công nghệ sơn trang trí:
Hình : Quá trình sơn trang trí 
CHƯƠNG V: 
CÁC NGUYÊN CÔNG THỰC HIỆN TRONG QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN MỚI VỎ XE Ô TÔ VIOS
I. Các nguyên công trong qui trình sơn lót tĩnh điện:
1. Tẩy rửa bề mặt bằng dung dịch hóa học :
- Nguyên lý tẩy rửa:
+ Ban đầu dùng nước nóng với nhiệt độ khoảng 40oC – 50oC để rửa bụi ra khỏi vỏ và thân xe. 
+ Chất làm sạch mỡ được dùng có một ít chất alkalin (alkalin siliccate, alkalin carbonat, alkalin phosphat) dùng để làm sạch dầu bám hoặc dầu chống gỉ. 
+ Rửa sạch mỡ, dầu bằng phương pháp xà phòng hóa, ngâm xe vào dd kiềm nóng các vết mỡ sẽ bị xà phòng hóa. 
- Phương trình tẩy dầu:
C3H3(COOR)3 + 3 NaOH = 3 RCOONa + C3H3(OH)3
	Dầu 	Shut	Muối	Glixerin
Rửa sạch bằng nước lần 1 và lần 2:
Đây là 1 nguyên công tương đối đơn giản:
Mục đích :
+ Sau quá trình tẩy tửa bằng dung dịch hóa học, các chất hóa học còn dính trên bề mặt vỏ xe, vậy phải có quá trình này để làm sạch các chất hóa học còn thừa của quá trình tẩy rửa. 
+ Quá trình này phải tiến hành ngay sau khi quá trình tẩy rửa bằng dd hóa học kết thúc, vì sau quá trình tẩy rửa bằng dd hóa học bề mặt chi tiết dễ bị ô xi hóa, ô xi hóa là nguyên nhân hình thành màu xanh hay rỗ trên bề mặt. Do vậy trong dd dùng trong quá trình này phải pha nồng độ kiềm nhẹ và cần giữ nồng độ này ở một giá trị nhất định, với PH 8-9, nhiệt độ thích hợp vào khoảng 40oC. 
+ Sơ đồ nguyên công: 
1. Ray
2. Vỏ ô tô
3. Vòi phun
4. Giá treo
5. Bể chứa
Chuẩn bị bề mặt hoạt hóa:
Mục đích:
+ Quá trình này nhằm tạo ra một lớp phốt phát kẽm đậm đặc.
+ Quá trình này để lọc các tinh thể lớp phủ bề ngoài và điều chỉnh chất nền trong khu vực bao ngoài. 
1. Ray
2. Giá treo
3. Bể chứa
4. Vỏ ô tô 
- Thành phần dung dịch trong bể chứa :
- Ti (titan) có tác dụng làm cho lớp phủ bề ngoài có khối lượng hơn 10ppm, sodium phospat và etc. 
- Nồng độ PH thích hợp vào khỏang 9 +- 0.5. 
- Thời gian ngâm: khỏang 20 phút.
- Yêu cầu kỹ thuật: Sau giai đoạn này bề mặt chi tiết phải có tính hoạt hóa tốt. 
Phốt phát hóa (phosphating)
* Sơ đồ nguyên công:
1. Ray
2. Giá treo
3. Bể chứa
4. Vỏ ô tô
* Mục đích:
- Tạo ra một lớp màng phosphat trên bề mặt chi tiết.
- Lớp phosphat làm tăng độ bám dính của sơn ngăn cản gỉ (sơn chống gỉ) với lớp thép tấm bên trong và tăng tính chống gỉ. 
* Thành phần của bể chứa dung dịch phốt phát:
Chất hóa học
Thành phần
Nhiệm vụ
Phốt phát kẽm
Zn(H3PO4)2
H3PO4
Kim loại nặng: Mn, Ni
NO3- , F- 
- Thành phần chính của qua trình hình thành lớp phủ.
- Chất ăn mòn
- Cải thiện chất lượng lớp phủ.
- Chất xúc tác. 
Chất tăng tốc phản ứng
NO2
Chất xúc tác
Phản ứng chính tạo ra lớp phủ:
Fe + 2 H3PO4 è Fe (H2PO4 )2 + H2
Ta có thể tạo ra lớp phốt phát dày 20 micro- met , nặng khỏang 1-2,5g/m2 
Thời gian ngâm là 40-50 phút. 
Rửa nước DI (DeIonlyte)
* Sơ đồ nguyên công:
1. Ray
2. Giá treo
3. Bể chứa
4. Vỏ ô tô 
*Mục đích: 
- Sau quá trình phốt phát hóa, bề mặt chi tiết vẫn còn có các tạp chất hóa học trong dung dịch phốt phát. 
- Quá trình này có tác dụng làm sạch các chất hóa học trên bề mặt ở quá trình trước đọng lại. 
- Rửa DI còn làm sạch các ion lạ để chuẩn bị tốt bề mặt chi tiết cho quá trình điện phân. 
* Phương pháp rửa:
- Vỏ xe được ngâm trong nước DI và được rửa bằng các vòi phun của hệ thống phun nước. 
- Sau khi rửa vỏ xe được sấy khô ở nhiệt độ 100 -110 oC
- Thời gian tẩy rửa : khỏang 10 phút. 
- Nước phun cũng là nước DI. 
Sơn tĩnh điện ED (Electro – Deposition)
Mục đích: tạo ra một lớp màng mỏng trên bề mặt của kim lọai, để ngăn cách giữa môi trường và kim lọai. 
Lớp màng này có tác dụng chống sự ăn mòn, hay han gỉ trên bề mặt. 
Hình: Bản chất của quá trình điện phân
*Bản chất của quá trình điện phân:
- Quá trình sơn tĩnh điện cũng tương tự như quá trình mạ các kim loại như : Ni, Cu, Zn, Cr sự khác nhau cơ bản giữa chúng là trong quá trình sơn tĩnh điện một hợp chất hữa cơ được sử dụng thay thế cho các kim lọai hay nói cách khác, các ion sơn thay thế cho các ion kim lọai. 
- Hình 1: các hạt sơn trong trạng thái tích điện trong dung dịch điện phân.
- Hình 2 : sau khi vật vần sơn được nhúng vào bể, dòng điện một chiều được cấp vào giữa vật sơn, làm cho các hạt sơn chuyển động về hướng vật thể. 
Hình 3: sau khi sơn đã hấp ... ng vết móp méo, xước xát, còn hóa đơn thì đã có hãng bảo hiểm lo. Với trình độ sơn - gò - hàn hiện nay của các service chính hãng, thật khó mà phân biệt được chiếc xe còn "zin" với "con bệnh" vừa rời "thẩm mỹ viện".
Trang bị chính cho một dây chuyền sơn sấy sửa chữa thông dụng chính hãng là một ca-bin sơn cho phép lọc sạch tuần hoàn kết hợp sấy và hút ẩm không khí, trong đó có các thiết bị chiếu sáng và chiếu nhiệt, làm mát... Ngoài ra, bộ công cụ kèm theo trong dây chuyền gồm: cân điện tử dùng để pha sơn, dàn khuấy sơn tự động cùng các hộp đựng sơn có nắp ép tích hợp cùng bộ cánh khuấy, máy tính có cài phần mềm công thức sơn và một tủ thẻ mã màu do chính hãng sản xuất sơn cung cấp.
Quy trình sơn sửa ôtô có 6 công đoạn được thực hiện. Đầu tiên là tra mã màu. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành so màu chiếc xe cần sửa với tập thẻ mã số màu của loại xe đó để chọn ra thẻ tương thích (với những đời xe sơn nhiều tông sẽ có cả bộ thẻ màu cho từng bộ phận xe). Cũng trong bước này, chuyên viên pha sơn cần xác định diện tích bề mặt cần sơn để tính ra lượng sơn đủ dùng. Việc xác định này dựa theo ba-rem định lượng sơn do hãng sơn cung cấp, cho từng module như thân, vỏ, khung, sườn các loại xe. Ví dụ sơn toàn bộ chiếc sedan Mondeo V6 cần 4 kg sơn, còn nếu sơn riêng 4 cánh cửa sẽ dùng hết 0,3 kg. 
Đối với những mảng sơn nhỏ không chiếm hết một module định lượng, kỹ thuật viên sẽ tự xác định khối lượng sơn cần thiết theo kinh nghiệm, sai số không đáng kể. Ở công đoạn này, chuyên gia pha sơn cũng cần đánh giá kỹ lưỡng những phẩm chất thực của màu sơn xe trên từng module như độ bạc nhiệt (nắp khoang hành lý, nắp ca-pô, mui xe...), bạc gió (mũi xe, cản trước, lưng gương,...), độ xuống màu chung theo thời gian sử dụng để gia giảm công thức lúc pha sơn, tạo mảng màu mới trùng hoàn toàn với thân xe cũ.
Bước tiếp theo cần làm là tính công thức và lượng sơn cần pha trên máy tính. Kỹ thuật viên nhập tên xe, mã số màu và tổng khối lượng sơn cần pha vào bảng tra trên máy tính. Phần mềm chuyên dụng do hãng sản xuất cung cấp kèm theo dây chuyền sơn lập tức tính ra tỷ lệ các màu sơn thành phần để pha ra màu sơn xe. Căn cứ khối lượng tổng mà kỹ thuật viên nhập vào, khối lượng từng màu sơn thành phần cũng được xác định chính xác tới 1/10 gam. Sau lệnh in, kỹ thuật viên sơn sấy sẽ có trong tay trang giấy chỉ dẫn công thức pha màu sơn với khối lượng sơn cần cho chiếc xe đang sửa chữa. Với những dòng xe đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường thì công thức pha sơn thường có sẵn ngay trong tủ đựng thẻ mã màu vì chúng được sử dụng thường xuyên, thậm chí chuyên gia pha sơn có thể nhớ hết màu thành phần và tỷ lệ pha.
Các kỹ thuật viên sẽ thực hiện bước pha sơn và gia giảm màu theo chỉ dẫn của máy tính. Các thông tin về các màu sơn thành phần chia làm 3 cột: tên miêu tả màu sơn, mã số màu và khối lượng cần dùng. Căn cứ trang in chỉ dẫn, kỹ thuật viên chọn các hộp sơn thành phần theo mã số ghi trên vỏ rồi đưa chúng lên dàn khuấy tự động để xử lý váng và đông kết. Tiếp theo, sẽ đặt một hộp rỗng sạch lên cân điện tử và lần lượt rót vào đó các màu sơn thành phần theo đúng khối lượng ghi trong chỉ dẫn. Cuối cùng, hộp sơn vừa pha được đưa lên máy khuấy thật kỹ, chuyên gia pha sơn sẽ kiểm tra màu đã pha và gia giảm thành phần đôi chút cho màu pha mới trùng hợp với độ bạc của màu xe cũ.
Trước khi sơn, cần làm khô, sạch phần vỏ xe định sơn, đồng thời che chắn các chi tiết xung quanh vùng sơn nếu chúng khác màu, dán băng keo che các nẹp mạ, mặt kính (với những chi tiết khó che chắn có thể quét phủ lên chúng một lớp mỡ loãng thật mỏng). Thông gió phòng sơn, lọc không khí sau đó đặt lại các chế độ sấy, hút ẩm, chiếu sáng và chiếu nhiệt. Nhiệt độ chuẩn thông thường khi sơn là 30 độ C, còn khi sấy là 70 độ C.
Tủ điều khiển ca-bin sơn sấy.
Sau khi các thông số về nhiệt, độ ẩm, ánh sáng đạt yêu cầu, đưa xe vào ca-bin và tiến hành sơn lót. Nếu lớp sơn này đã được thực hiện ngay sau công đoạn bả ma-tít thì đánh ráp lại cho mịn, sấy khô và phun nước màu thứ nhất. Trong quá trình người thợ phun các nước sơn, thiết bị hút gió trong ca-bin được kích hoạt để bụi sơn không bay lơ lửng làm vẩn đục không khí hoặc bám vào các chi tiết khác. Thời gian thực hiện thao tác sơn phụ thuộc vào diện tích bề mặt cần che phủ, nhưng tổng thời gian từ lúc xe chạy vào ca-bin, qua giai đoạn sơn cho đến khi sấy xong ở nhiệt độ 70 độ C thường mất khoảng 8 tiếng đồng hồ (bằng một ca làm việc).
Cuối cùng là công đoạn hòa màu và đánh bóng. Sau khi được đưa ra khỏi ca-bin sơn sấy, xe cần được đánh bóng toàn bộ để hòa màu giữa 2 lớp sơn cũ và mới. Dù kỹ thuật và kinh nghiệm pha sơn của chuyên gia điêu luyện đến cỡ nào thì vết sơn mới cũng hơi bị chênh so với bề mặt sơn cũ trên toàn xe, nếu bỏ qua bước đánh bóng hòa màu này. Kỹ thuật viên sẽ bôi xi bóng lên toàn xe và đánh kỹ, đặc biệt ở vùng mới sơn và khu vực tiếp giáp. Việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm mờ và cũ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ. Nếu công đoạn này được làm tốt, sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại.
Tại thị trường dịch vụ Việt Nam hiện nay, không có nhiều quy trình sơn sấy sửa chữa chính quy và hiện đại như mô tả trên. Tuy nhiên, chất lượng công việc còn phụ thuộc khá nhiều vào năng lực, kinh nghiệm và sự linh hoạt của các kỹ thuật viên. Do vậy, các trung tâm dịch vụ nên chú trọng việc kết hợp với nhà cung cấp sơn và thiết bị để đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thợ lành nghề.
CHƯƠNG VIII: 
MỘT SỐ LỖI GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH SƠN
VÀ SAU KHI SẤY KHÔ
Hố sơn:
- Nguyên nhân: 
Do dầu hay nước còn lại trên bề mặt sơn trước khi sơn. Nó sẽ làm cho sơn không bám được lên vỏ xe
- Biện pháp khắc phục:
Khắc phục bằng cách loại bỏ nước và dầu bám trên bề mặt của vỏ xe. 
Chảy sơn
- Nguyên nhân:
+ Do lượng sơn lên chi tiết quá nhiều
+ Do súng phun di chuyển chậm và khoảng cách của súng phun quá gần bề mặt.
- Khắc phục:
+ Điều chỉnh súng phun cho lượng sơn thoát ra ít hơn.
+ Thay đổi tốc độ di chuyển và khoảng cách súng sao cho phù hợp. 
Rộp sơn
- Nguyên nhân: 
+ Một là do dung môi trong lớp sơn ướt thấm vào lớp sơn trước làm cho sơn này chảy bên trong. Vì vậy tạo rộp trên bề mặt sơn màu.
+ Nguyên nhân thứ hai là do khi lớp sơn trên trên cùng mềm ra và giãn nở do nhiệt, sau đó nguội lại đột ngột và tạo thành rộp sơn. 
- Biện pháp khắc phục:
+ Điều chỉnh lại dung dịch sơn.
+ Chú ý khi sấy nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, vì điều này sẽ gây ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp sơn, sơn sẽ giãn nở và bị rộp. 
Rỗ sơn
- Nguyên nhân:
Do bề mặt sơn khô và đóng rắn trước khi dung môi bay hơi.
- Biện pháp khắc phục:
Có thời gian chờ cho dung môi bay hơi. Sấy với nhiệt độ tăng dần, không nên thay đổi nhiệt độ sấy quá đột ngột. 
CHƯƠNG IX: PHỤ LỤC 1
CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH SƠN 
VÀ SẤY XE
Phòng sơn sấy xe du lịch
Mã Hàng: EVER 
Xuất xứ: Mỹ LD  Trung Quốc
Kích thước ngoài D x R x C:     7.0 x 5.6 x 3.5m
Kích thước trong phòng :          6.9 x 3.9 x 2.8m.
01 cửa phụ cho người ra vào.
Bộ thiết bị đầu đốt của hãng Riello – Italy.
Hệ thống khung tường dầy 50mm, với 2 mặt tôn chịu nhiệt và lớp cách nhiệt ở giữa. 
Rơ le cảm biến nhiệt trong phòng, tự động ngưng chế độ đốt khi nhiệt độ trong phòng đạt tới nhiệt độ cài đặt.
Hệ thống đóng mở của gió  cửa gió tự động của buồng đốt. Tự động đóng mở cửa gió khi chuyển chế độ sơn/sấy, tránh không bị mất nhiệt ra ngoài.
  Bao gồm : 02 mô tơ đưa không khí vào phòng 
                  01 mô tơ hút gió ra để điều hòa lưu lượng gió
Lưu lượng gió trong phòng :      20.000m³/h..
Tốc độ gió trong phòng :           0.3 – 0.5m/s.
Nhiệt độ sấy :   C.°60 - 80
Hệ thống lọc trần toàn bộ, lọc sàn 2 dãy.
Hộp điều khiển tự động.
Nguồn điện:      380V/50Hz
Súng phun sơn 1.2mm ( Italy )
SÚNG PHUN SƠN 
 Model : 1852 
 Xuất xứ : Fiac / Italy 
 Đầu phun: 1,2mm 
 Bình chứa: 1,0 L 
 Độ rộng phủ sơn: 20 cm 
 Sử dụng sơn dặm cho các loại xe và các sản phẩm gỗ cao cấp.
Súng phun sơn 1.3mm ( Japan )
Model : W71-11G 
 Xuất xứ : IWATA /Nhật 
 Đầu phun: 1,3 mm 
 Bình chứa: 0,45 L 
 Độ rộng phủ sơn: 25,5 cm
Súng phun sơn 1.5mm ( Italy )
SÚNG PHUN SƠN 
 Model : 1850 
 Xuất xứ : Fiac / Italy 
 Đầu phun: 1,5 mm
Đèn sơn sấy 2 bóng laser 
Model: B2 – Xuất xứ: Solary / Trung Quốc
Dùng để sấy khô sơn một cách dễ dàng và nhanh chóng 
Nguồn điện:      220 V, 50/60 Hz. 
Nguồn sáng phát ra:      2 x 1050 W. 
Thời gian sấy:    35 phút.
Vùng sáng:        0.6 x 0.8 m.
 Nhiệt độ phát ra:          60 – 70o.
 Trọng lượng:    17Kg
Đèn sơn sấy 6 bóng laser ( USA )
ĐÈN SẤY SƠN 
 Model: B6S 
Tiêu chuẩn Châu Âu , có cảm biến khoảng cách bằng hồng ngoại 
Sự thâm nhập mạnh trực tiếp vào trong lớp sơn để tăng tốc về phản ứng phân tử. 
Thời gian  Khô tổng thể bên trong 15 phút
Thời gian sử dụng : 6000 giờ
Hai bộ đếm thời gian điện tử 35 phút tự động chuyển đổi giữa lóe sáng – điều khiển bằng tay. 
Quay 3000, điều chỉnh 900
Màn hình số : Trực quan, chính xác.Trang bị với khỏang cách siêu âm, có thể chính xác cảm thấy khỏang cách nóng thực tế, khi nhiệt độ quá cao sẽ tự động tắt.
Nguồn điện:      220 V, 50/60 Hz. 
Nguồn sáng phát ra:      6 x 1050 W. 
Thời gian sấy:    35 phút
Vùng sáng:        1.0m x 1.5m.
 Nhiệt độ phát ra:          60 – 70o 
CHƯƠNG X: PHỤ LỤC 2
CÁCH RỬA XE CHUYÊN NGHIỆP 
Ôtô mới có thể giữ được 90% nước sơn sau 2 năm nếu người sử dụng lưu ý vài chi tiết nhỏ như không nên rửa xe bằng khăn nylon, không rửa dưới trời nắng và đặc biệt đừng bao giờ dùng nước rửa chén hay xà phòng.
Dùng chất rửa chuyên dùng cho ôtô là cách bảo hữu hiệu.
Rửa xe là một trong những quá trình bảo dưỡng quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn tới độ mới và sạch sẽ của một chiếc xe. Có nhiều người rất thích chăm sóc xe bằng cách tự mình "tắm rửa" cho nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm tốt điều này. 
Bắt đầu một cách đúng đắn 
Trước tiên bạn cần chuẩn bị những thứ như nguồn nước, vải cotton mềm không rụng lông và tránh dùng vải nylon. Tốt nhất bạn nên chọn loại thiết bị rửa chuyên dụng. Một sai lầm mà những người ít kinh nghiệm thường mắc phải là dùng xà phòng giặt hay những chất tẩy rửa có sẵn trong nhà để rửa xe. Thậm chí có người còn dùng nước rửa chén bởi sau mỗi lần rửa, nước sơn bóng hơn. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, xe bóng là do mất lớp bảo vệ phía ngoài và chỉ cần sau vài lần như thế, bề mặt xe sẽ xỉn đi và bắt đầu mất màu nhanh chóng. 
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xà phòng hay và chất tẩy chén chứa những thành phần gây hại cho lớp sơn trên bề mặt. Chẳng hạn như nồng độ axít của nước rửa chén cao hơn nhiều so với chất tẩy rửa ôtô chuyên dùng. Trong khi đó, theo các chuyên gia, chất tẩy dành riêng cho ôtô gồm những thành phần làm sạch chất bẩn bám và có cấu tạo khác xa so với những chất dành cho quần áo hay kính. 
Vì vậy, các chuyên gia có một lời khuyên rất dễ nhớ là "Đừng bao giờ lẫn lộn nhà bếp với garage". 
Ngoài những lưu ý trên, bạn cần phải kiểm tra xem sơn xe của mình có thuộc loại quá đặc biệt hay không. Nếu có, hãy xem hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để chọn được loại chất rửa phù hợp. 
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nước rửa xe của các hãng như Sonax, Sumo, Trinity, 3M với nhiều mức giá khác nhau và được bày bán phổ biến trong các siêu thị. Sonax có giá khoảng 115.000 đồng cho chai 1 lít. Những loại rẻ tiền hơn thì khoảng 10.000 đồng chai 200 ml. 
Các thao tác cần chú ý 
Theo những người có kinh nghiệm, bạn nên rửa xe mỗi tuần một lần bởi nó thường xuyên phải hứng bụi, nhựa cây, phân chim và hàng trăm thứ khác. Với phân chim và nhựa cây, bạn nên rửa ngay bởi nếu để lâu, các chất ăn mòn mạnh sẽ phá hủy bề mặt lớp sơn. Ngoài ra, nếu sau mỗi chuyến đi xa hay qua một ngày mưa, rửa ngay sau đó sẽ đảm bảo các hạt bụi không làm xước sơn. 
Một lưu ý nhỏ là bạn nên rửa dưới bóng râm bởi nếu tiến hành khi có nắng, bề mặt xe có thể khô trước cả khi các chất bẩn được loại hết. Trong trường hợp bụi bám nhiều, nên dùng vòi phun và không được dùng khăn lau chà lên bởi sẽ gây xước. Tuy nhiên, áp lực nước phun không được quá mạnh vì như vậy sẽ chẳng khác dùng tay cọ là bao. Một sai sót khá phổ biến ở các trạm rửa xe hiện nay là dùng vòi phun áp suất lực cao do thợ rửa xe muốn xong nhanh. 
Bạn nên rửa từ trên xuống dưới và rửa từng phần. Tuy nhiên, một vài tay thợ chuyên nghiệp lại hay rửa từ dưới lên trên. Theo các chuyên gia, rửa từ trên xuống dưới sẽ giảm nguy cơ làm xước sơn bởi các chất bẩn không bám vào khăn lau. Phần dưới xe thường có nhiều chất bẩn và hạt bụi to, nếu lau ở đây trước, bụi có thể bám vào dụng cụ và gây xước sơn. Còn nếu rửa từ trên, nước và chất tẩy chảy xuống và làm bong phần nào chất bẩn trước khi chúng ta lau tới đó. 
Các bước rửa xe bao gồm: 
- Lau nhẹ toàn bộ xe bằng nước để loại bụi. 
- Lau và rửa từng phần, từ trên xuống dưới nhằm tránh hiện tượng một số chỗ khô nhanh quá, làm két chất bẩn trên đó. 
- Chà nhẹ tay. 
- Bạn phải đảm bảo rằng luôn luôn chà nhẹ, không nên dừng lại một chỗ quá lâu nhằm ngăn không có chất bẩn két lại một chỗ. 
- Dùng nước tráng toàn bộ xe để cuốn hết chẩn bẩn đi. 
- Cuối cùng là lau khô những vệt nước đọng. 
Đặc biệt, đường phố Việt Nam có nhiều cát, bụi nên bạn phải rửa thật kỹ bánh, chú ý tới các thiết bị gần mặt đường, nơi mà cát hay tích tụ lại. Để làm được điều này tốt nhất, bạn có thể sử dụng vòi bơm áp suất cao. 
Trong quá trình rửa, bạn nên để ý tới chất bẩn tích tụ ở hốc vành. Một hiện tượng khá thú vị là vành bánh trước thường bẩn hơn vành bánh sau bởi bánh trước thường tích tụ một lượng lớn bụi phanh sinh ra từ phanh đĩa. Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm chăm sóc giúp loại bỏ hoàn toàn bụi phanh.
KẾT LUẬN
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên phần trình bày của sinh viên thực hiện trong đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được sự đóng góp và hướng dẫn thêm của các thầy trong tổ bộ môn để đề tài này tiếp tục được phát triển. 
Đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp này chỉ là tiền đề để SVTH hoàn thiện và bổ sung các phần còn thiếu sót, tiếp tục nghiên cứu và phát triển thành Đồ án tốt nghiệp sau này. 
Trong tương lai gần công nghệ sơn ED này sẽ được rất nhiều các nhà máy sản xuất ô tô trong nước quan tâm. 
Phần báo cáo của SVTH đã đề cập được đến những vấn đề sau:
Giới thiệu về địa điểm thực tập.
Các thông số kỹ thuật, cấu trúc lớp sơn của ô tô Toyota Vios.
Lập được quy trình về sơn mới vỏ ô tô áp dụng cho xe Toyota Vios.
Giới thiệu các thiết bị dùng trong dây chuyền công nghệ xử lí bề mặt và công nghệ sơn ED. 
Phần SVTH mong muốn được tiếp tục phát triển:
Thiết kế các thiết bị phục vụ quá trình sơn ô tô như: Giá treo ô tô dùng khi sơn nhúng tĩnh điện, các bể nước tẩy rửa, sơ đồ bố trí các trang thiết bị phục vụ các nguyên công sao cho thuận tiện và kinh tế nhất
Hy vọng trong một tương lai gần ngành công nghiệp ô tô của chúng ta sẽ đưa vào một dây chuyền khép kín về sơn ô tô. Song song với việc đó một quy trình xử lí các chất thải, ô nhiễm nguồn không khí, nguồn nước trong quá trình sơn ô tô cũng phải được nghĩ đến 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kỹ thuật sơn
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc
Nhà xuất bản giáo dục
Công nghệ mạ điện
Tác giả: Trần Văn Hoàng
Nhà xuất bản khoa học và giáo dục
Kỹ thuật sơn của hãng Toyota
Kỹ thuật sơn nhúng tĩnh điện của hãng Nippon
Website công ty sơn Đồng Nai
Website công ty Toyota Việt Nam 
Tài liệu đào tạo của Mai Linh Taxi

File đính kèm:

  • docbao_cao_quy_trinh_cong_nghe_son_xe.doc