Báo cáo Phân tích diển biến quá trình cháy,các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp khắc phục các hiện tượng cháy không bình thường ở động cơ xăng

Giai đoạn I: Chậm cháy

Tính từ thời điểm buzi đánh lửa đến thời điểm nhiên liệu phát hoả (từ cf đến ci)

Tại khu vực gần 2 cực của buzi hình thành những trung tâm cháy đầu tiên (the first center burn)

Áp suất của MCCT hầu như không đổi so với đường nén

Thông số đặc trưng là thời gian chậm cháy (i ) hoặc góc chậm cháy (φi).

Giai đoạn II: Cháy chính

Tính từ thời điểm nhiên liệu phát hoả đến thời điểm áp suất cháy đạt giá trị cực đại

Màng lửa lan truyền từ những trung tâm cháy đầu tiên ra khắp không gian buồng đốt (combustion chamber).

Tốc độ tỏa nhiệt lớn trong một không gian công tác nhỏ làm cho áp suất tăng lên rất nhanh.

Giai đoạn cháy chính ở động cơ xăng thường được đánh giá bằng 2 đại lượng là áp suất cực đại (max combusition pressure) (pz) và tốc độ tăng áp suất trung bình (rate of medium pressure) (wp).

Giai đoạn III: Cháy rớt

Giai đoạn cháy sau khi piston đã rời xa ĐCT (top dead center)

Nhận biết: động cơ làm việc nóng,tiêu hao nhiên liệu lớn,ống xả bị đen.

Cháy rớt là hiện tượng có hại về mọi phương diện, vì :

 - Tăng tổn thất nhiệt (temperature losses) theo khí thải do khí thải có nhiệt độ cao hơn.

 - Tăng tổn thất nhiệt truyền cho môi chất làm mát do MCCT có nhiệt độ cao hơn khi piston đã rời xa ĐCT.

 - Nhiệt độ cao của MCCT trong xylanh được duy trì trong thời gian dài có thể gây quá tải nhiệt (over load of temperature) cho động cơ, v.v.

Cháy rớt làm giảm độ bền của động cơ.

 

ppt 61 trang kimcuc 3220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Phân tích diển biến quá trình cháy,các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp khắc phục các hiện tượng cháy không bình thường ở động cơ xăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Phân tích diển biến quá trình cháy,các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp khắc phục các hiện tượng cháy không bình thường ở động cơ xăng

Báo cáo Phân tích diển biến quá trình cháy,các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp khắc phục các hiện tượng cháy không bình thường ở động cơ xăng
THẢO LUẬN  NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 
CÂU HỎI THẢO LUẬN: 
PHÂN TÍCH DIỂN BIẾN QUÁ TRÌNH CHÁY,CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC HIỆN TƯỢNG CHÁY KHÔNG BÌNH THƯỜNG Ở ĐỘNG CƠ XĂNG 
Nhóm thực hiện: Nhóm 3 
CHƯƠNG TRÌNH THẢO LUẬN 
1. Đặt vấn đề 
2. Nội dung thảo luận 
4. Tài liệu tham khảo 
3. Kết luận 
Back 
Đặt vấn đề 
	- Nghành công nghiệp Ô tô là nghành phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ 19 dến nay và đang ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và các nhà chế tạo luôn cố gắng làm ra những chiếc Ô tô phù hợp với nhu cầu đó. Hiện nay hầu hết các loại xe con, xe thể thao,  đều dùng động cơ xăng để đạt được công suất lớn, tốc độ cao, hoạt động êm dịu thỏa mái, tiện dụng và hiệu quả kinh tế cao. 
	- Nhưng động cơ xăng vẫn đang được nghiên cứu thêm để làm sao cho công suất đạt hiệu quả cao nhất, ít tiêu hao nhiên liệu và giảm lượng khí thải độc hại vào khí quyển. 
	- Để nghiên cứu sâu và hiểu rõ hơn về quá trình cháy ở động cơ xăng diễn ra như thế nào. Các yếu tố ảnh hưởng , các hiện 	tượng cháy không bình thường và các biện pháp khắc 	phục chúng ta cùng nhau nghiiên cứu các vấn đề sau: 
Back 
Nội dung thảo luận 
Back 
1. Diễn biến quá trình cháy và các thông số đặc trưng ở động cơ xăng. 
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy ở động cơ xăng. 
3. Những hiện tượng cháy không bình thường ở động cơ xăng và biện pháp khắc phục. 
1. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH CHÁY VÀ 	CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG 
Back 
II) Giai đoạn cháy chính. 
III) Giai đoạn cháy rớt . 
I) Giai đoạn chậm cháy. 
Quá trình cháy ở động cơ xăng được chia thành 3 giai đoạn chính : 
Hình 1: Quá trình cháy ở động cơ xăng trên đồ thị công mở rộng : 
cf : thời điểm Buzi đánh lửa. 
Ci :thời điểm nhiên liệu phát hoả. 
z : thời điểm áp suất cháy đạt giá trị cực đại. 
Ec : thời điểm kết thúc quá trình cháy. 
φ i :góc chậm cháy. 
θ :góc đánh lửa sớm.	 
Back 
Giai đoạn I: Chậm cháy 
Tính từ thời điểm buzi đánh lửa đến thời điểm nhiên liệu phát hoả (từ c f đến c i ) 
Tại khu vực gần 2 cực của buzi hình thành những trung tâm cháy đầu tiên ( the first center burn ) 
Áp suất của MCCT hầu như không đổi so với đường nén 
Thông số đặc trưng là thời gian chậm cháy (  i ) hoặc góc chậm cháy ( φ i ). 
Back 
 i phụ thuộc vào: 
	- Loại nhiên liệu 
	- Thành phần HHC 
	- Góc đánh lửa 
	- Cường độ tia lửa điện 
	- Tỷ số nén và kết cấu buồng đốt 
Giai đoạn II: Cháy chính 
Tính từ thời điểm nhiên liệu phát hoả đến thời điểm áp suất cháy đạt giá trị cực đại 
Màng lửa lan truyền từ những trung tâm cháy đầu tiên ra khắp không gian buồng đốt (combustion chamber). 
Tốc độ tỏa nhiệt lớn trong một không gian công tác nhỏ làm cho áp suất tăng lên rất nhanh. 
Giai đoạn cháy chính ở động cơ xăng thường được đánh giá bằng 2 đại lượng là áp suất cực đại (max combusition pressure) (pz) và tốc độ tăng áp suất trung bình (rate of medium pressure) (wp). 
Back 
Back 
Giai đoạn III: Cháy rớt 
Giai đoạn cháy sau khi piston đã rời xa ĐCT ( top dead center) 
Nhận biết: động cơ làm việc n óng ,t iêu hao nhiên liệu lớn,ống xả bị đen. 
Cháy rớt là hiện tượng có hại về mọi phương diện, vì : 
	 - Tăng tổn thất nhiệt ( temperature losses) theo khí thải do khí thải có nhiệt độ cao hơn . 
	 - Tăng tổn thất nhiệt truyền cho môi chất làm mát do MCCT có nhiệt độ cao hơn khi piston đã rời xa ĐCT . 
	 - Nhiệt độ cao của MCCT trong xylanh được duy trì trong thời gian dài có thể gây quá tải nhiệt (over load of temperature) 	 cho động cơ , v.v . 
Ch áy rớt làm giảm độ bền của động cơ .. 
Back 
Khắc phục hiện tượng cháy rớt 
Tăng cường chuyển động của dòng khí trong buồng cháy động cơ. 
Điều chỉnh lượng hòa khí theo tỷ lệ nhất định (giảm lượng nhiên liệu). 
Chế độ vận hành đúng yêu cầu, bảo dưỡng tốt. 
Điều chỉnh góc phun sớm. 
Back 
2.1. Tỉ số nén. 
2.2. Cấu hình của buồng đốt và vị trí đặt buji. 
2.5. Góc đánh lửa sớm ( ө ). 
2.3. Loại nhiên liệu. 
2.4. Thành phần của hỗn hợp cháy. 
2.6. Tốc độ quay ( n ). 
2.7. Tải của động cơ. 
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy ở động cơ xăng. 
Back 
2.1. Tỉ số nén 
	 	Tăng tỷ số nén sẽ làm tăng áp suất và nhiệt độ của MCCT tại thời điểm buji đánh lửa và làm giảm hệ số khí sót. Điều này có ảnh hưởng tốt đến quá trình cháy. Tuy nhiên, tỷ số nén càng lớn thì động cơ làm việc càng “cứng” và khả năng kích nổ càng cao. 
	Những yếu tố quan trọng cần phải xem xét đến khi lựa chọn tỷ số nén cho động cơ xăng bao gồm : loại nhiên liệu được sử dụng, môi chất và chế độ làm mát, chế độ làm việc của động cơ , vật liệu chế tạo piston và nắp xylanh, kích thước của xylanh. 
Back 
Với tốc độ di chuyển ngọn lửa như nhau , tốc độ cháy và tốc độ tăng áp suất trong xylanh sẽ tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt ngọn lửa. Nếu đặt buji ở phần hẹp của buồng đốt, tốc độ cháy ở giai đoạn đầu sẽ nhỏ do bề mặt màng lửa nhỏ. Vì vậy, tốc độ tăng áp suất ở giai đoạn đầu của quá trình cháy sẽ thấp hơn so với giai đoạn sau. 
 Trong trờng hợp ngược lại, nếu buji được đặt ở phần rộng của buồng đốt thì tốc độ tăng áp suất ở giai đoạn đầu sẽ cao hơn. Sự kết hợp 2 dạng buồng đốt kể trên có thể đảm bảo cho tốc độ tăng áp suất cháy gần không đổi trong suốt quá trình cháy 	.Đặc điểm này được lợi dụng cho buồng đốt kiểu Ricardo. 
2.2. Cấu hình của buồng đốt và vị trí đặt buji 
Back 
 Nhờ hình dạng và vị trí đặt buji thích hợp nên áp suất cháy tăng đều đặn trong quá trình cháy, động cơ làm việc " mềm " khả năng kích nổ thấp thể hiện sơ đồ lan truyền ngọn lửa trong buồng đốt với buji đặt ở trung tâm và ở cạnh buồng đốt. Trong trường hợp thứ nhất, ngọn lửa lan truyền khắp không gian buồng đốt sau khi trục khuỷu quay được 30°. trong trường hợp thứ hai- sau 40° .Kết quả là tốc độ cháy và khả năng xuất hiện kích nổ trong 2 trường hợp kể trên sẽ khác nhau. Tốc độ tăng áp suất trong trường hợp thứ nhất cao hơn nhưng khả năng kích nổ thấp hơn do thời gian mà phần hoà khí sau cùng chịu tác dụng của áp suất và nhiệt độ cao ngắn hơn. 
Back 
Back 
Ảnh hưởng của cấu hình buồng đốt và vị trí buji đến diễn biến quá trình cháy. 
Back 
Sơ đồ lan truyền ngọn lửa trong buồng đốt Ricardo . 
Sơ đồ lan truyền ngọn lửa trong buồng 
đốt phụ thuộc vào vị trí đặt buji 
Những tính chất của nhiên liệu có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quá trình cháy ở động cơ xăng bao gồm tính chống kích nổ và tính hoá hơi. 
Tính chống kích nổ của nhiên liệu là khả năng đảm bảo cho ngọn lửa lan truyền và đốt cháy phần HHC phía trước ngọn lửa một cách đều đặn mà không gây ra kích nổ. Phương pháp định lượng tính chống kích nổ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là xác định số octane ( Octane Number - ON ) của nhiên liệu. 
Nhiên liệu dùng cho động cơ xăng hiện đại thường phải là loại 	có tính chống kích nổ tốt vì những loại động cơ này có tỷ 	số nén khá cao để đảm bảo có suất tiêu thụ nhiên liệu thấp . 
Back 
2.3. Loại nhiên liệu 
	 Tính hóa hơi của nhiên liệu: 	 Là thuật ngữ biểu đạt khái niệm bao hàm khả năng dễ hóa hơi, phạm vi nhiệt độ sôi và hàm lượng các thành phần có nhiệt độ sôi khác nhau trong mẫu thử. Tính hóa hơi có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy , qua đó ảnh hưởng đến tính năng khởi động lạnh, khởi động nóng, chạy không tải , tăng tốc thời gian chạy ấm máy, v.v 
Back 
2.4. Thành phần của hỗn hợp cháy 
	Thành phần HHC ( λ ) có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản ứng hoá học giữa nhiên liệu và oxy và qua đó ảnh hưởng đến các thông số công tác khác của động cơ. 
Ảnh hưởng của λ đến hiệu suất lý thuyết ( ηt ): 
Ảnh hưởng đến hiệu suất chỉ thị (η i ): 
	-Hiệu suất nhiệt của chu trình thực, tức là hiệu suất chỉ thị (ηi) cũng sẽ tăng khi HHC được làm loãng dần do hiệu suất lý thuyết tăng(ηi = ηt . ηt-i).Tuy nhiên, khác với hiệu suất lý thuyết, hiệu suất chỉ thị chỉ tăng đến một giới hạn nhất định, tại đó quá trình cháy nhiên liệu vẫn diễn ra bình thường. 
	- Khi HHC quá loãng, quá trình cháy nhiên liệu sẽ diễn ra chậm và không 	ổn định, có thể có hiện tượng" bỏ lửa" (misfiring), tất cả những yếu tố 	đó đều góp phần làm giảm hiệu suất chỉ thị của động cơ. 
Back 
Back 
Ả nh hởng của λ đến η t và η i : 1- với tải bộ phận, 2- với 100 % tải, 3- với hai bougie cho mỗi xylanh, 4- với khí mới phân lớp, 5- với buồng 
đốt trớc 
Ảnh hưởng của λ đến công suất có ích (Ne)và suất tiêu thụ nhiên liệu ( g e ) 
- λ t ă ng => Ne gi ảm 
- HHC đậm d ần ( λ < λ N ) 
=>Ne t ă ng đến Ne m ax ( λ = λ N ) 
- HHC đậm h ơ n => Ne gi ảm do ch áy kh ô ng ho àn to àn . 
- λ t ă ng ( λ >1) => g e gi ảm m ạnh đến λ g 
- N ếu λ > λ g => g e t ă ng do ch áy kh ô ng ổn định v à t ốc độ ch áy gi ảm . 
+ g e ph ụ thu ộc v ào : T ải 
	 T ốc độ quay 
	 	 Gi ới h ạn lo ãng c ó ích  
Back 
Ả nh h ư ởng của λ đến Ne và ge của động cơ xăng 
2.5. Góc đánh lửa sớm ( ө ). 
Back 
Người ta dùng góc đánh lửa sớm làm căn cứ để đo thời điểm đánh lửa. 
Góc đánh lửa sớm được tính bằng thời điểm bắt đầu bật tia lửa điện cho tới ĐCT, nó có ảnh hưởng rất lớn tới tính kịp thời của quá trình cháy. 
 Giá trị tốt nhất của θ ph ụ thu ộc v ào t ính ch ất nhi ê n li ệu , t ốc độ v à ph ụ t ải động c ơ . Ảnh h ưởng c ủa g óc đánh l ửa s ớm t ới t ính k ịp th ời c ủa qu á tr ình ch áy được th ể hi ện 	nh ư h ình bên: 
Đồ thị công d, được xác định khi θ =39, do bật tia lửa điện sớm quá nên phần hòa khí đợc bốc cháy ở trớc ĐCT, không những làm cho áp xúât tronh xi lanh t ă ng lên quá sớm, mà còn làm t ă ng áp suất khi cháy, vì vậy đã t ă ng phần công tiêu hao cho quá trình nén và làm giảm diện tích đ ồ thị công. Đồng thời do đánh lửa quá sớm làm cho nhiệt độ của số hòa khí ở khu vực cuối của hành trình màng lửa t ă ng cao, qua đó làm t ă ng khuynh h ướng kích nổ của hòa khí. 
Trong thời gian sử dụng động c ơ , nếu xảy ra kích nổ có thể đ iều chỉnh cho góc đánh lửa sớm một chút để loại trừ kích nổ. 
Đồ thị công a được xác định khi θ =0, do đánh lửa quá muộn nên quá trình cháy của hòa khí kéo dài sang thời kì giãn nở. Áp suất và nhiệt độ cao nhất khi cháy đều giảm nên đã làm giảm diện tích đồ thị công và giảm công suất động cơ. 
Đồng thời do kéo dài thời gian cháy, đã làm tăng tổn thất nhiệt truyền qua thành xilanh , t ă ng nhiệt độ khí xả và nhiệt l ượng khí xả đ em theo, do	 đó giảm công suất động c ơ . 
Back 
Đồ thị công c được xác định khi θ =26, đố là góc đánh lửa hợp lý, áp suất và nhiệt độ cháy cao nhất xuất hiện sau ĐCT khoảng 10-15 độ, quá trình cháy tương đối kịp thời nhiệt lượng được sử dụng tốt nên diện tích đồ thị công lớn nhất, công suất và hiệu suất động cơ cao nhất. 
Lúc đó tốc độ tăng áp suất cũng như áp suất cực đại khi cháy đều không lớn quá. Góc đánh lửa tương ứng với công suất và hiệu suất cao nhất được gọi là góc đánh lửa tối ưu. 
Góc đánh lửa tối ưu được xác định qua thực nghiệm bằng cách xây dựng đặc tính điều chỉnh góc đánh lửa sớm θ . Đặc tính điều chỉnh góc đánh lửa sớm thể hiện sự biến thiên của công suất Ne và suất tiêu hao nhiên liệu ge theo góc đánh lửa sớm θ khi cho động cơ hoạt động ở một tốc độ và một vị trí mở của bướm ga. 
Khi thực nghiệm để lấy đặc tính điều chỉnh góc đánh lửa sớm, người ta cho động cơ chạy ở một vị trí bướm ga và một tốc đọ động cơ, thay đổi góc đánh lửa sớm θ . 
Với mỗi góc θ xác định công suất Ne và suất tiêu hao nhiên liệu ge, xây dựng các đường cong: Ne= F( θ ) và ge= F( θ ). Khi thực nghiệm cần khóa chết cơ cấu tự động điều chỉnh góc đánh lửa sớm trên bộ chia điện và thực hiện điều chỉnh θ bằng thủ công. 
Back 
Tốc độ quay vừa có ảnh hưởng tốt vừa có ảnh hưởng xấu đến quá trình cháy ở động cơ xăng. 
Những ảnh hưởng tốt bao gồm: tăng tốc độ cháy do tăng cường độ vận động rối của MCCT, giảm khả năng xuất hiện kích nổ do vận tốc lan truyền ngọn lửa và hệ số khí sót tăng. 
Những ảnh hưởng xấu bao gồm: tăng lượng nhiên liệu cháy rớt do góc chậm cháy tăng. Mức độ ảnh hưởng của tốc độ quay đến thời gian cháy ( tc - tính bằng giây) thường yếu hơn so với ảnh hưởng đến góc cháy ( jc - tính bằng °gqtk) . 
Tuy nhiên, nếu góc đánh lửa sớm ( ө ) và thành phần HHC ( λ) được điều chỉnh thích hợp với sự thay đổi của tốc độ quay thì đường áp suất cháy chỉ thay đổi rất ít khi tốc độ quay thay đổi .Chính đặc điểm này đã cho phép	 chế tạo những động cơ xăng với tốc độ quay rất lớn mà vẫn đảm bảo	 hiệu suất nhiệt trong giới hạn có thể chấp nhận được. 
2.6. Tốc độ quay ( n ). 
Back 
Back 
Ả nh h ư ởng của tốc độ quay đến đồ thị công chỉ thị của động cơ xăng 
1- 1000 rpm , 2- 2000 rpm , 3- 3000 rpm 
	Tải của động cơ xăng được điều chỉnh bằng cách thay đổi độ mở của bớm ga, qua đó thay đổi lượng và thành phần HHC đi vào xylanh. Tương tự như tốc độ quay, tải vừa có ảnh hưởng tốt vừa có ảnh hưởng xấu đến quá trình cháy. Khi tăng tải, áp suất và nhiệt độ của động cơ và của MCCT trong xylanh cao hơn , hệ số khí sót giảm. Điều này có ảnh hưởng tốt đến quá trình cháy vì nhiên liệu dễ phát hoả và cháy nhanh hơn. Tuy nhiên, khi lượng nhiên liệu chu trình tăng thì thời gian cần thiết để đốt cháy lượng nhiên liệu đó cũng phải nhiều hơn. Trong những điều kiện thực tế, ảnh hưởng tích cực của tải đến quá trình cháy ở động cơ xăng chiếm u thế hơn, cho nên	 có thể giảm góc đánh lửa sớm khi tăng tải. 
2.7. Tải của động cơ. 
Back 
Back 
 3. Những hiện tượng cháy không bình thường ở động cơ xăng và biện pháp khắc phục. 
Một số hiện tượng cháy không bình thường (abnormal combustion) : 
- Kích nổ ( detonate ; initiating ) 
- Cháy sớm (misfire) 
- Nổ trong ống xả ( tail pipe) 
- Nổ trong ống nạp (induction manifold) 
Và một số hiện tượng bất thường khác: sặc xăng (flood the carburetor) , dễ chết máy (stall), hao xăng (energy-intensive) 
	 	Định nghĩa: 
	Là hiện tượng tự bốc cháy một cách đột ngột của phần hoà khí trong vùng phía trước ngọn lửa ( thường bắt đầu xuất hiện ở góc hẹp của buồng đốt). 
Back 
Sơ đồ lan truyền ngọn lửa trong trường hợp kích nổ ở động cơ xăng. 
1-Ngọn lửa từ buji; 
2-Hòa khí chưa cháy: 
3-Ngọn lửa từ tâm kích nổ: 
	4-Tâm kích nổ: 
3.1. Kích nổ: 
Back 
 Những biểu hiện nhận biết :  
 	 -Xuất hiện tiếng gõ kim loại do sóng xung kích phản xạ nhiều lần trong buồng đốt . 
 - Tốc độ cháy của phần hoà khí bị kích nổ rất lớn sẽ tạo nên áp suất và nhiệt độ cục bộ rất cao tại khu vực kích nổ. Vận tốc lan truyền của ngọn lửa kích nổ có thể lên đến 2000m/s ( ngọn lửa bình thường không vượt quá 40m/s) 
 - Xuất hiện sóng xung kích lan truyền với vận tốc truyền âm . Sóng xung kích phản xạ nhiều lần trong không gian buồng đốt sẽ tạo ra tiếng gõ kim loại đặc trưng của hiện tượng kích nổ. 
 - Động cơ xả khói đen do một phần nhiên liệu và sản phẩm cháy bị phân huỷ dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ rất cao tại khu 	vực kích nổ. 
 - Đồ thị công có hình răng cưa . 
Đồ thị công khi có kích nổ 
Back 
Back 
Muội than 
Back 
Kích nổ là hiện tượng rất có hại,v ì :  
Công suất của động cơ giảm, suất tiêu thụ nhiên liệu tăng do một phần năng lượng phải tiêu hao cho sự lan truyền của sóng xung kích, tổn thất nhiệt cho môi chất làm mát tăng, một phần năng lượng tiêu hao cho sự phân huỷ nhiên liệu và sản phẩm cháy . 
Do sự lan truyền và phản xạ nhiều lần của sóng xung kích trong buồng đốt, sự truyền nhiệt từ khí nóng cho vách xylanh sẽ được tăng cường và màng dầu bôi trơn trên bề mặt của các chi tiết thuộc cơ cấu truyền lực có thể bị phá huỷ dẫn đến hàng loạt hư hỏng như hệ thống làm mát bị quá tải, kẹt piston, bó xecmang, v.v. 
Khả năng xuất hiện kích nổ được quyết định bởi 3 nhóm yếu tố : 
	 - Tính chất của HHC. 
	 - Đặc điểm cấu tạo của động cơ. 
	 - Chế độ làm việc của động cơ. 
Back 
Với HHC có thành phần khác nhau và loại nhiên liệu khác nhau, tính chất và tốc độ của các phản ứng tiền ngọn lửa sẽ khác nhau , do dó khả năng xuất hiện kích nổ cũng khác nhau. 
Đặc điểm cấu tạo của động cơ và chế độ làm việc của động cơ có liên quan trực tiếp đến áp suất và nhiệt độ của phần hoà khí chưa cháy. Tất cả những yếu tố góp phần làm tăng áp suất và nhiệt độ của phần hoà khí cuối cũng như thời gian mà phần hoà khí đó chịu tác dụng của áp suất và nhiệt độ cao đều có thể làm tăng khả năng kích nổ. 
Back 
 Khắc phục 
Tạo HHC đồng nhất 
Đặt buji đúng chỗ 
Dùng nhiên liệu có chỉ số Octan cao (xăng A95) 
Thiết kế hình dạng buồng cháy hợp lý 
Back 
Back 
Back 
	 Định nghĩa: 
Hiện tượng hòa khí bị đốt cháy bởi những vật thể có nhiệt độ đủ cao trước khi có tia lửa điện. 
	Nguyên nhân: 
Do buji không chuẩn. 
Nhiên liệu không phù hợp. 
Tích tụ muội than trong buồng đốt. 
	Nhận biết: 
Tốc độ tăng áp suất lớn (độ “cứng” lớn). 
Tốc độ quay trục khuỷu không ổn định. 
3.2. Cháy sớm 
Back 
	 Ảnh hưởng: 
Công suất và hiệu suất động cơ giảm do công tiêu hao cho quá trình nén tăng bởi vì phải nén MCCT có áp suất cao hơn. 
Phụ tải cơ và Phụ tải nhiệt của động cơ tăng do áp suất và nhiệt độ cực đại của MCCT cao hơn. 
Cháy sớm rất dễ kéo theo kích nổ do áp suất và nhiệt độ trong xi lanh cao hơn. 
Nếu cháy sớm chỉ xuất hiện trong một hoặc vài xi lanh thì rất khó phát hiện. 
Có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng như gãy thanh truyền, trục khuỷu, 
Back 
	 Khắc phục 
chọn "độ nóng" của buji phù hợp với đặc điểm của động cơ . 
 ngăn ngừa hiện t ư ợng kết muội than trong buồng đốt, v.v. 
Bảo dưỡng động cơ định kỳ theo hướng dẫn của nhà sả n xuất . 
Sử dụng nhiên liệu có ít lưu huỳnh và dùng các chất phụ gia thay thế. 
Đồ thị công khi cháy bình thường 
(aczba) v à khi cháy sớm (acszsbsa ) 
Back 
Back 
Back 
Back 
Back 
	 Định nghĩa:	 
	 L à hiện t ư ợng nhiên liệu phát hoả trong đờng ống xả của động cơ. 
	 Nguyên nhân 
	 Ch ủ yếu của hiện t ư ợng này là do hỗn hợp cháy quá đậm (nhiên liệu sẽ cháy không hoàn toàn) hoặc quá loãng (tốc độ cháy nhỏ, cháy rớt tăng), hoặc do hiện t ư ợng bỏ lửa ở một v à i x i lanh, v.v. dẫn đến tình trạng tồn tại một l ư ợng hỗn hợp cháy trong đ ư ờng ống xả. Lượng hỗn hợp cháy này sẽ phát hoả nếu tiếp xúc với vật thể có nhiệt độ đủ cao, ví dụ muội than nóng đỏ trong khí thải. 
	K hắc phục 
	B ằng cách điều chỉnh đúng bộ chế ho à khí để hỗn hợp cháy có thành phần thích hợp và khắc phục hiện tượng bỏ lửa. 
3.3. Nổ trong ống xả 	 
Back 
	 Định nghĩa: 
	Xuất hiện trong quá trình khởi động động cơ hoặc khi động cơ chạy ở những chế độ tốc độ thấp . 
	 Nguyên nhân : 
	 Sản phẩm cháy lọt vào ống nạp và nếu sản phẩm cháy có nhiệt độ đủ cao hoặc trong sản phẩm cháy có những vật thể có nhiệt độ cao sẽ làm cho hòa khí trong ống nạp phát hỏa . 
	Khắc phục: 
	 Kiểm tra áp suất động cơ(cuối quá trình nén). 
	Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa. 
	Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở nhiệt xupáp.. 
3.4. Nổ trong ống nạp : 
Back 
Back 
Các yêu cầu của quá trình cháy 
Nhiên liệu cháy đúng lúc 
Cháy hoàn toàn 
Tốc độ cháy đều đặn và kết thúc sớm 
Tốc độ tăng áp suất TB (Wtb) và áp suất cháy cực đại (Pz) có trị số vừa phải 
Hạn chế phụ tải cơ tác dụng lên cơ cấu truyền lực 
Hạn chế,ngăn ngừa các hiện tượng cháy không bình thường 
Sản phẩm cháy có ít chất độc hại 
Back 
3.5. Các hư hỏng thông thường ở động cơ xăng: 
Back 
3.5.1. Động cơ vẫn nổ, sau khi đã tắt khoá điện 
3.5.2. Khi bật khoá điện khởi động trục khuỷu quay bình thường nhưng máy không nổ. 
3.5.3. Động cơ dễ chết máy. 
3.5.4. Động cơ bị sặc xăng. 
3.5.5. Có tiếng nổ trong đường ống xả. 
3.5.6. Có tiếng nổ trong đường ống nạp. 
3.5.7. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá cao. 
 Nguyên nhân: 
- Bộ chế hoà khí trục trặc. 
- Thời điểm đánh lửa sai. 
- Khoá điện hỏng. 
- Muội than trong buồng đốt nhiều . 
	Cách khắc phục: 
- Sửa chửa bộ chế hoà khí. 
- Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa. 
- Tháo buji đánh lại. 
- Làm sạch buồng đốt . 
3.5.1. Động cơ vẫn nổ, sau khi đã tắt khoá điện 
Back 
Nguyên nhân: 
- Hệ thống đánh lửa (biến áp đánh lửa, dây cao áp, bộ chia điện, nến đánh lửa). 
- Cuộn điện (cuộn kích từ). 
- Bộ chế hoà khí, bơm xăng. 
- Đường ống dẫn nhiên liệu. 
Cách khắc phục: 
- Kiểm tra bộ tăng điện, bộ chia điện, dây cao áp, nến điện, nếu cần thì thay thế. 
- Thay cuộn kích từ. 
- Kiểm tra khắc phục hỏng hóc của bộ chế hoà khí, bơm xăng. 
- Kiểm tra đường nhiên liệu. 
3.5.2. Khi bật khoá điện khởi động trục khuỷu quay bình thường nhưng máy không nổ. 
Back 
3.5.3. Động cơ dễ chết máy 
	 Nguyên nhân: 
 - Nến đánh lửa. 
 - Dây cao áp bị trục trặc. 
	Cách khắc phục: 
 - Kiểm tra làm sạch dây điện của nến điện. 
 - Kiểm tra dây cao áp. 
Back 
 Nguyên nhân: 
- Khởi động nhiều lần mà không nổ. 
- Tỉ lệ hoà khí (xăng, gió không đúng) bầu lọc gió bị tắc do bụi bẩn. 
	Cách khắc phục: 
- Đóng kín bướm gió. 
- Tháo nến điện ra làm sạch và khô điện cực. 
- Khởi động động cơ và giữ thời gian trong vòng 15 giây. 
- Lắp lại nến điện. 
- Khởi động lại động cơ nhưng không đạp chân ga. 
- Dùng khí nén thổi sạch bầu lọc gió và chỉnh lại tỉ lệ hoà khí. 
3.5.4. Động cơ bị sặc xăng 
Back 
3.5.5. Có tiếng nổ trong đường ống xả 
 Nguyên nhân: 
- Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá muộn). 
- Khe hở nhiệt của supap không đúng. 
	Cách khắc phục: 
- Kiểm tra bộ ngắt nhiên liệu. 
- Kiểm tra bầu lọc gió. 
- Chỉnh lại khe hở supap. 
- Điều chỉnh thời điểm đánh lửa. 
Back 
	 Nguyên nhân: 
- Bướm gió mở. 
- Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá sớm). 
- Khe hở nhiệt suppap không đúng. 
- Áp lực động cơ không đủ. 
	Cách khắc phục 
- Kiểm tra bướm gió. 
- Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa. 
- Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở nhiệt xupap. 
- Kiểm tra áp suất động cơ. 
3.5.6. Có tiếng nổ trong đường ống nạp 
Back 
 Nguyên nhân: 
- Bình xăng, công tắc bình xăng, ống dẫn bình xăng, tỉ lệ hoà khí sai, bộ chế hoà khí có hiện tượng dò xăng. 
- Lực cản lan quá lớn. 
- Đánh lửa quá sớm hoặc quá trễ. 
- Áp lực xilanh không đủ (tụt hơi). 
- Garăngti quá cao. 
- Chạy tốc độ thấp hay cao trong tình trạng quá tải. 
	Cách khắc phục: 
- Kiểm tra và sửa chữa đường ống nhiên liệu. 
- Chỉnh lại thời điểm đánh lửa. 
- Làm hơi (hay đại tu lại). 
- - Chỉnh lại garăngti. 
3.5.7. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá cao. 
Back 
Kết luận 
Back 
Quá trình cháy của động cơ xăng diễn ra hết sức phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 
Thường xuất hiện những hiện tượng cháy không bình thường và gây nên những hư hỏng cho động cơ. 
Vì vậy trong thực tế để nâng cao hiệu suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng độ bền,độ tin cậy, giảm lượng khí thải ra môi trường .Chúng ta cần nghiên cứu và khắc phục những hiện tượng đó. 
Tài liệu tham khảo 
Nguyên lý động cơ đốt trong ( PGS.TS Nguyễn Văn Nhận và TS. Lê Bá Khang). 
Tune up and Engine Perfomance ( W.H.Crouse and D.L. Anglin). 
Thực hành Sữa chữa-Bảo trì động cơ xăng (Trần Thế San – Đỗ Dũng). 
Động cơ xăng –tập 1 ( Nguyễn Oanh). 
Nguyên lý động cơ đốt trong (Nguyễn Tất Tiến) 
Back 
Back 
BÀI THẢO LUẬN CỦA CHÚNG TÔI ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT. 
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT 
GOOD LUCK TO YOU !!! 
NHÓM III 
THANKS VERY MUCH !!!!!! 

File đính kèm:

  • pptbao_cao_phan_tich_dien_bien_qua_trinh_chaycac_yeu_to_anh_huo.ppt