Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán

Phần Tài sản

phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu

tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp . Các tài sản này được phân theo những tiêu thức nhất định để phản

ánh được kết cấu của vốn kinh doanh . Các loại tài sản thường sắp xếp theo

tính luân chuyển của tài sản. Cụ thể như sau:

 Tài sản cố định (đã và đang hình thành) và các khoản đầu tư dài hạn.

 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thường được sắp xếp theo tuần tự

(Nguyên vật liệu; công cụ dụng cụ; chi phí sản xuất dở dang; thành

phẩm; các khoản phải thu; vốn bằng tiền).

Hoặc bên tài sản, có thể sắp xếp cá bộ phận trên theo tuần tự ngược lạiTrước hết là thanh toán lưu động gồm: vốn bằng tiền- đầu tư ngắn hạn- các

khoản phải thu - hàng hoá tồn kho. Sau đó mới đến tài sản cố định.

Xét về mặt kinh tế: số liệu bên "Tài sản" thể hiện tài sản và kết cấu các loại

tài sản của doanh nghiệp hiện có ở thời kỳ lập báo cáo; taị các khâu của quá

trình kinh doanh . Do đó có thể đánh gía tổng quát năng lực sản xuất kinh

doanh và trình độ sử dụng vốn của đơn vị.

Xét về mặt pháp lý, tài sản chính là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp.

pdf 7 trang kimcuc 5180
Bạn đang xem tài liệu "Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội 
dung và phương pháp lập bảng 
cân đối kế toán 
Tóm tắt 
Bảng cân đối kế toán, kết cấu, nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế 
toán 
Kết cấu của bảng cân đối kế toán 
Kết cấu của bảng cân đối kế toán có thể là một trong hai kiểu: bảng cân đối 
kế toán kết cấu dọc, và bảng cân đối kế toán kết cấu ngang theo hai mẫu sau 
đây: 
BẢNG SỐ 1: 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
(Kiểu kết cấu dọc) 
TT CHỈ TIÊU 
SỐ 
TIỀN 
Tài sản (vốn)(vốn phân theo kết cấu)      
TỔNG CỘNG A 
Tổng cộngNguồn vốn(Nguồn hình thành của vốn)    
TỔNG CỘNG B 
BẢNG SỐ 2: 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
(Kiểu kết cấu ngang) 
TÀI SẢN TIỀN NGUỒN VỐN TIỀN 
I. Tài sảnII.Tài sản 
I. Nguồn vốnII. Nguồn vốn 
CỘNG TÀI SẢN A CỘNG NGUỒN VỐN A 
Dù kết cấu kiểu bảng dọc hay bảng ngang thì Bảng cân đối kế toán cũng đều 
được chia làm 2 phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn, được thể hiện trong 
nội dung của Bảng cân đối kế toán như sau: 
Nội dung của bảng cân đối kế toán 
Nội dung của bảng cân đối kế toán luôn luôn bao gồm hai phần: 
 Phần tài sản: Phản ánh vốn theo hình thái tài sản 
 Nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại vốn- nguồn của tài sản 
Phần Tài sản 
phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu 
tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp . Các tài sản này được phân theo những tiêu thức nhất định để phản 
ánh được kết cấu của vốn kinh doanh . Các loại tài sản thường sắp xếp theo 
tính luân chuyển của tài sản. Cụ thể như sau: 
 Tài sản cố định (đã và đang hình thành) và các khoản đầu tư dài hạn. 
 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thường được sắp xếp theo tuần tự 
(Nguyên vật liệu; công cụ dụng cụ; chi phí sản xuất dở dang; thành 
phẩm; các khoản phải thu; vốn bằng tiền). 
Hoặc bên tài sản, có thể sắp xếp cá bộ phận trên theo tuần tự ngược lại 
Trước hết là thanh toán lưu động gồm: vốn bằng tiền- đầu tư ngắn hạn- các 
khoản phải thu - hàng hoá tồn kho. Sau đó mới đến tài sản cố định. 
Xét về mặt kinh tế: số liệu bên "Tài sản" thể hiện tài sản và kết cấu các loại 
tài sản của doanh nghiệp hiện có ở thời kỳ lập báo cáo; taị các khâu của quá 
trình kinh doanh . Do đó có thể đánh gía tổng quát năng lực sản xuất kinh 
doanh và trình độ sử dụng vốn của đơn vị. 
Xét về mặt pháp lý, tài sản chính là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh 
nghiệp. 
Phần Nguồn vốn 
Phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời 
điểm báo cáo. Việc sắp xếp các nguồn vốn có thể có 2 cách: 
Một là, trước hết chia thành nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ , sau 
đó phân theo phạm vi sử dụng cụ thể. 
Hai là, trước hết là nguồn vốn vay nợ , sau đó mới đến nguồn vốn chủ sở 
hữu. ( Nguồn vốn tự có). 
Về mặt kinh tế : số liệu bên "Nguồn vốn" thể hiện các nguồn vốn mà đơn vị 
đang sử dụng trong kỳ kinh doanh. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn phản 
ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp . 
Về mặt pháp lý: số liệu bên "nguồn vốn" thể hiện trách nhiệm về mặt pháp lý 
của doanh nghiệp đối với Nhà nước , đối với Ngân hàng, đối với cấp trên, với 
khách hàng và cán bộ , công nhân viên của đơn vị về tài sản đang sử dụng . 
Bảng cân đối kế toán có thể kết cấu theo: kiểu 1 bên ( mẫu Bảng số 1), và có 
thể kết cấu theo: kiểu 2 bên - kiểu Tài khoản ( mẫu Bảng số 2) 
Phương pháp lập bảng cân đối kế toán 
Do kế toán là phương tiện thu thập thông tin cho việc quản lý một cách 
thường xuyên , liên tục và có hệ thống, bởi vậy nó cần có nhiều phương 
pháp; các phương pháp đó liên kết chặt chẽ với nhau và tạo nên một hệ thống 
hoàn chỉnh các phương pháp . Các phương pháp của hạch toán kế toán không 
thể tiến hành một cách riêng biệt; tính hệ thống của phương pháp kế toán 
được biểu diễn trên hai phương diện của hai chức năng phản ánh và giám 
đốc. 
Tính biện chứng của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy 
trừu tượng, từ hình thành khái niệm đến phán đoán, phân tích trong xử lý 
thông tin kế toán đã hình thành phương pháp lập bảng cân đối kế toán. 
Bảng cân đối kế toán được ứng dụng rộng rãi trong mọi tổ chức; cũng có thể 
ứng dụng Bảng cân đối kế toán trên từng bộ phận tài sản và nguồn vốn, từng 
quá trình kinh doanh hoặc cân đối toàn bộ tài sản và nguồn vốn hoặc cân đối 
kết quả chung cho toàn bộ quá trình sản xuất , kinh doanh của đơn vị hạch 
toán. 
Để lập được Bảng cân đối kế toán, ngoài tài khoản tổng hợp ta cần phải căn 
cứ cả vào số liệu của tài khoản phân tích. Và Bảng cân đối kế toán mới được 
lập phải dựa vào số dư của các tài khoản ở cuối kỳ trước. Theo chế độ kế 
toán hiện hành của nước ta thì : các tài khoản loại I " Tài sản lưu động" và tài 
khoản loại II " Tài sản cố định " là cơ sở đẻ nghi vào bên tài sản của Bảng 
cân đối kế toán, còn các tài khoản loại III và tài khoản loại IV " Nguồn vốn 
chủ sở hữu" là cơ sở để nghi vào bên " Nguồn vốn" của Bảng cân đối kế toán. 

File đính kèm:

  • pdfbang_can_doi_ke_toan_ket_cau_noi_dung_va_phuong_phap_lap_ban.pdf