Bài giảng Xây dựng và tổ chức hoạt động ở thư viện

Các trường căn cứ các tiêu chuẩn tại Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định tại công văn này để tự đánh giá và lập hồ sơ đề nghị Phòng GD&ĐT kiểm ta thẩm định. Hồ sơ đề nghị thẩm định gửi về Phòng. Sau khi Phòng thẩm định xong, gửi hồ sơ đề nghị Sở GD&ĐT thẩm định và ra quyết định công nhận danh hiệu thư viện trường học.

 Danh hiệu thư viện trường học là một trong những tiêu chuẩn để xét công nhận trường Chuẩn Quốc gia và các danh hiệu thi đua từng năm cho các đơn vị. (Trường tiên tiến phải có thư viện đạt chuẩn, TTLĐXS phải có thư viện tiên tiến )

 

ppt 22 trang thom 04/01/2024 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng và tổ chức hoạt động ở thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xây dựng và tổ chức hoạt động ở thư viện

Bài giảng Xây dựng và tổ chức hoạt động ở thư viện
Xây dựng và tổ chức hoạt động ở thư viện   
1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THƯ VIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG Ở THƯ VIỆN THEO CV 1232/SGDĐT-GDTH NĂM 2013 CỦA SỞ GD-ĐT 
1. Cơ sở vật chất: 
Phải đảm bảo đủ tổng diện t í ch của kho s á ch, ph ò ng đọc gi á o vi ê n v à ph ò ng đọc học sinh tối thiểu l à 80m2, bố tr í một c á ch ph ù hợp theo điều kiện cụ thể của từng trường nhằm phục vụ cho hoạt động thư viện thuận tiện, hiệu quả; Thư viện trường học cần phải mua sắm th ê m m á y t í nh c ó nối mạng, m á y chiếu  để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, giải tr í của c á n bộ gi á o vi ê n v à học sinh. 
 Khuyến kh í ch c á c trường c ó điều kiện, cần trang tr í thư viện một c á ch hấp dẫn, trang nh ã , c ó ý nghĩa gi á o dục (thư viện th â n thiện); mở rộng kh ô ng gian thư viện bằng h ì nh thức thư viện xanh, thư viện lưu động,... nhằm tạo điều kiện cho c á n bộ, gi á o vi ê n, học sinh dễ tiếp cận với c á c loại s á ch, b á o, t à i liệu. 
2. Hô sơ đọc sách của cán bộ giáo viên và học sinh 
 Mỗi học sinh cần có một cuốn “sổ tay đọc sách” để ghi chép vắn tắt một số hoạt động thư viện của cá nhân (ngày, tháng, năm em đã đọc cuốn sách gì? Của tác giả nào? Nội dung chuyện? em thích nhân vật nào, Tại sao? Em học tập được gì qua cuốn chuyện đó?... Nhà trường cần theo dõi, tổng hợp kết quả đọc sách của giáo viên, học sinh thông qua “Sổ đọc sách” để tuyên dương khen thưởng kịp thời và ghi vào “Sổ thống kê bạn đọc”. 
 3. Một số hoạt động thư viện cần tập trung 
 Tạo điều kiện thuận tiện nhất để học sinh và giáo viên tiếp cận với sách, báo, tài liệu nhằm hình thành thói quen đọc sách trong nhà trường. 
 Hàng tháng, hàng quý tổ chức những cuộc thi: kể chuyện theo sách; thi đọc thuộc lòng; thi sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca, danh ngôn; thi thuyết trình, tranh luận, hùng biệncho cán bộ, giáo viên và học sinh. (Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lần cho cán bộ, giáo viên, 02 lần cho học sinh). Hồ sơ các cuộc thi này cần lưu giữ trong hồ sơ thư viện nhà trường. 
 4 Danh hiệu thư viện và quy trình công nhận 
 Các trường căn cứ các tiêu chuẩn tại Quyết định 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định tại công văn này để tự đánh giá và lập hồ sơ đề nghị Phòng GD&ĐT kiểm ta thẩm định. Hồ sơ đề nghị thẩm định gửi về Phòng. Sau khi Phòng thẩm định xong, gửi hồ sơ đề nghị Sở GD&ĐT thẩm định và ra quyết định công nhận danh hiệu thư viện trường học. 
 Danh hiệu thư viện trường học là một trong những tiêu chuẩn để xét công nhận trường Chuẩn Quốc gia và các danh hiệu thi đua từng năm cho các đơn vị. (Trường tiên tiến phải có thư viện đạt chuẩn, TTLĐXS phải có thư viện tiên tiến) 
2. Một số hình ảnh thư viện thân thiện 
Bàn ghế 
Bàn bán nguyệt 
Bàn lục giác 
Bàn tròn 
Bàn ghế 
Bàn Vuông 
Bàn thủ thư 
Giá sách 
Kệ để tivi, trang trí 
 Nội quy để bàn 
Tranh 
Biểu bảng 
Biểu bảng 
3. Tổ chức hoạt động ở thư viện 
1. Quy định về thư viện 
Tất cả các trường đều phải có thư viện đạt chuẩn theo quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT, được trang trí đẹp, sáng tạo có tranh làm phông nền; có ít nhất 35 chỗ ngồi cho học sinh và 20 chỗ ngồi cho giáo viên; có hệ thống giá sách, sách đảm bảo đủ phục vụ dạy học và tổ chức cho học sinh đọc, đa dạng về chủng loại. Trang thiết bị gồm tivi, đầu đĩa hoặc máy tính, máy chiếu,màn chiếu, các bộ đĩa phim giáo dục, hoạt hình, tư liệu lịch sử hoặc có máy tính nối mạng trong đó có tệp tải các phim, tư liệu, chương trình giáo dục từ mạng về. 
Ngoài các trường được chỉ đạo theo kế hoạch, khuyến khích các trường khác xây dựng thư viện xanh, thư viện thân thiện, hoặc theo hướng thư viện thân thiện. 
Có đầy đủ các loại hồ sơ, biểu bảng, kế hoạch hoạt động đảm bảo theo đúng quy định. 
2. Xây dựng thời khóa biểu tổ chức các hoạt động ở thư viện. 
- Đối với những trường có phòng đủ diện tích (trên 80m2). 
Thực hiện các hoạt động ở thư viện theo từng khối lớp, mỗi khối 1 tiết/tuần (nếu khối có 4 lớp thì chia ra thành 2 lớp). 
- Đối với những trường phòng thư viện không đảm bảo diện tích thì phân theo lớp, mỗi lớp 1 tiết/tuần. 
Các tiết hoạt động này được đưa vào phần cứng ở thời khóa biểu. Nhân viên thư viện là người trực tiếp thực hiện hoạt động này, ngoài ra, trường có thể bố trí thêm những cán bộ, giáo viên chưa đảm bảo số tiết theo quy định trợ giúp nhân viên thư viện để tổ chức các hoạt động đảm bảo hiệu quả. Ngoài các tiết hoạt động này, thư viện phải thường xuyên mở cửa để học sinh, giáo viên tham gia đọc, mượn sách và hoạt động bình thường theo thời gian làm việc ở mỗi trường. 
- Ngoài các hoạt động này, khuyến khích các trường tổ chức thêm các hoạt động khác ở thư viện xanh, ngoài trời cho học sinh toàn trường hoặc theo các nhóm khối lớp như nhóm các lớp 1, 2; nhóm các lớp 3, 4, 5. 
3. Các hoạt động ở thư viện 
- Xem phim : Tổ chức cho học sinh xem các bộ phim hoạt hình, phim giáo dục đạo đức như “Quà tặng cuộc sống”, các phim khoa học, các phim tư liệu về lịch sử, phim tài liệu, . 
Hoạt động này được thực hiện trong thời gian 30 - 35 phút cho mỗi tiết. Sau khi xem xong, cán bộ thư viện cần có 1 số câu hỏi và tổ chức cho học sinh thảo luận về ý nghĩa, nội dung bộ phim được xem và yêu cầu học sinh ghi tên, nội dung, ý nghĩa, nhân vật vào sổ tay bạn đọc (riêng lớp 1 chưa cần ghi). 
- Đọc sách : Đây là hoạt động cơ bản ở thư viện. Học sinh khi đọc sách cần ghi chép đầy đủ tên truyện (sách), các nhân vật, nội dung, ý nghĩa vào sổ tay bạn đọc. Cán bộ thư viện cần tư vấn để các em lựa chọn các loại sách phù hợp với lứa tuổi của học sinh. 
Thời gian cho hoạt động này từ 30-35 phút 
	Ngoài đọc sách theo quy định, ở các giờ giải lao, khi học sinh đọc tư do, cán bộ thư viện cũng cần thực hiện đảm bảo theo yêu cầu như ở các tiết quy định. 
- Hoạt động chia sẻ: 
+ Giáo viên kể chuyện (cơ bản dành cho lớp 1, 2) 
Thời gian cho hoạt động này khoảng 30-35 phút, Người kể chuyện cần kết hợp kể theo tranh hoặc có thể cho học sinh xem, nghe các đĩa kể chuyện cổ tích. Sau khi nghe kể, cán bộ thư viện cần tổ chức, định hướng để học sinh thảo luận về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
+ Thi kể chuyện: Sau thời gian 1, 2 tháng, tổ chức cho học sinh thi kể chuyện 1 lần. Cần yêu cầu học sinh kể sáng tạo, tự nhiên và động viên để nhiều học sinh tham gia. Thời gian mỗi tiết từ 30-35phút. Sau mỗi kì có thể tổ chức thi chung kết cho toàn trường. 
- Hoạt động sáng tạo, giải trí 
Ngoài đọc sách, xem phim, có thể tổ chức cho các em tham gia hoạt động sáng tạo bằng các hình thức như viết, vẽ, nặn, xé dán, hoặc chơi các trò chơi dân gian. Mỗi phòng thư viện cần có các góc để trưng bày các sản phẩm của học sinh (1 góc trưng bày các bài viết, 1 góc trưng bày các bài vẽ, xé dán, 1 góc trưng bày các sản phẩm khác. 
( Riêng HS lớp 1, trưòng cần hưóng dẫn GV, nhân viên thư viện tổ chức các hoạt động phù hợp: xem phim, chơi trò chơi theo sách, giải đáp câu đố) 
Công tác quản lý 
Mỗi trường cử 1 lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo tổ chức hoạt động. Giao nhiệm vụ cụ thể cho thủ thư, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách. 
Nhà trường xây dựng lịch hoạt động cụ thể và đưa vào thời khoá biểu các lớp, phân công cán bộ thư viện và giáo viên phụ trách các hoạt động theo thời khoá biểu đề ra. 
Hàng năm, nhà trưòng cần có KH đầu tư CSVC, trang thiết bị, đầu sách cho thư viện. (lưu ý việc bổ sung sách với nhiều hình thức ) 
Yêu cầu tất cả giáo viên và học sinh nắm rõ nội quy thư viện (tốt nhất là yêu cầu học thuộc nội quy). Khi vào thư viện yêu cầu tất cả mọi người giữ trật tự, ngồi đọc ngay ngắn, nghiêm túc. 
Đề cao tính tự giác, ý thức kỷ luật của bạn đọc, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ nội quy. 
Quản lý hoạt động (nhân viên thư viện) 
Nhân viên thư viện lập sổ theo dõi kết quả hoạt động từng ngày, từng tuần, từng tháng. Hàng tháng, báo cáo cho Ban Giám hiệu về kết quả tổ chức các hoạt động để nêu gương những cá nhân, tập thể thực hiện tốt). 
Quản lý kết quả hoạt động trên hai phương diện: chất và lượng. 
	+ Về lượng: Thống kê tổng số học sinh và giáo viên tham gia hoạt động, số lần tổ chức hoạt động, số lượt phục vụ, số sách học sinh đọc..... 
	+ Về chất: sự tiến bộ của học sinh về thái độ, tư duy và kết quả học tập, hoạt động ở thư viện. 
Các loại hồ sơ của nhân viên thư viện 
Ngoài các loại hồ sơ của thư viện theo quy định tại công văn số 1232 của Sở GD-ĐT cán bộ thư viện cần có thêm các loại hồ sơ sau: 
1. Kế hoạch: Bao gồm kế hoạch năm, tháng, tuần. 
Đối với kế hoạch năm, tháng cần xây dựng theo định hướng chung của công tác thư viện trong năm, tháng. Riêng kế hoạch tuần cần xây dựng cụ thể theo mẫu sau: 
TT 
Thời gian 
Hoạt động 
Nội dung 
Khối, Lớp 
Ghi chú 
Thứ, ngày 
Tiết 
1 
2/ 
Sáng 
Chiều 
2 
3/ 
Sáng 
Chiều 
3 
4/.... 
Sáng 
Chiều 
4 
5/ 
Sáng 
Chiều 
5 
6/ 
Sáng 
Chiều 
Kế hoạch tuần . Tháng  
2. Lịch hoạt động thư viện (lưu và treo ở thư viện) 
Thứ 
Buổi 
Tiết 
Lớp 
Đọc sách 
Xem phim 
Sáng tạo 
Kể chuyện 
GV đọc sách 
Ghi chú 
 2 
Sáng 
1 
2 
3 
4 
5 
Chiều 
1 
2 
3 
3. Theo dõi hoạt động hàng tuần (Tuần . Tháng  năm) 
Thứ ngày 
Lớp 
Sỹ số 
Các hoạt động 
Ghi chú 
Đọc sách 
Kể chuyện 
Xem phim 
Sáng tạo 
Báo cáo kết quả hoạt động thư viện tháng / 
Hoạt động 
Khối lớp 
Sỹ số 
Theo dõi lượt học sinh đến thư viện 
Tháng .. Năm  
Tuần 1 
Tuần 2 
Tuần 3 
Tuần 4 
Tổng cộng 
Đọc sách 
1 
2 
Xem phim 
Kể chuyện 
Sáng tạo 
Cộng 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_xay_dung_va_to_chuc_hoat_dong_o_thu_vien.ppt