Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 7: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp)

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu

nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi

phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu

nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện

hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác

định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

 Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một

kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp,

được xác định theo quy định của chuẩn mực kế

toán và chế độ kế toán.

 Thu nhập tính thuế: Là thu nhập tính thuế thu

nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định

theo qui định của Luật thuế TNDN hiện hành và là

cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải

nộp (hoặc thu hồi được).

MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp)

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu

nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi

phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu

nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện

hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác

định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp)

 Thuế thu nhập hiện hành : Là số thuế

TNDN phải nộp tính trên thu nhập tính

thuế và thuế suất thuế TNDN của năm

hiện hành.

o Chi phí thu

pdf 21 trang kimcuc 18660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 7: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 7: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 7: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1Chương 7
KẾ TOÁN THUẾ 
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Trường Đại học Mở TPHCM – Khoa Kế toán Kiểm toán
MỤC TIÊU
Giải thích bản chất thuế thu nhập doanh
nghiệp là một chi phí của doanh nghiệp.
Trình bày các khái niệm và nguyên tắc cơ bản
của lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế.
Giải thích và vận dụng được khái niệm chênh
lệch tạm thời, các tài sản và nợ phải trả liên
quan đến thuế hoãn lại và thuế hiện hành.
Xử lý trên hệ thống tài khoản kế toán các
nghiệp vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
NỘI DUNG 
Các quy định pháp lý
Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản
Ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán
Các quy định pháp lý có liên quan
VAS 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thông tư 20/2006/TT-BTC- hướng dẫn thực hiện chuẩn
mực kế toán
 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật
32/2013/QH13
• Nghị định 92/2013/NĐ-CP
• Nghị định 218/2014/NĐ-CP
o Thông tư 141/2013/TT-BTC- hướng dẫn NĐ 92/2013/NĐ-CP
o Thông tư 78/2014/TT-BTC- hướng dẫn NĐ 218/2013/NĐ-CP
o Thông tư 119/2014/TT- BTC - cải cách, đơn giản các thủ tục
hành chính về thuế
o Thông tư 151/2014/TT-BTC
o Thông tư 26/2015/TT-BTC
2CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 
• Một số khái niệm liên quan
• Chênh lệch số liệu kế toán và số liệu
tính thuế TNDN
• Ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện
hành
• Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại
MỘT SỐ KHÁI NIỆM 
 Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một
kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp,
được xác định theo quy định của chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán.
Thu nhập tính thuế: Là thu nhập tính thuế thu
nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định
theo qui định của Luật thuế TNDN hiện hành và là
cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp (hoặc thu hồi được).
MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp) 
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu
nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi
phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu
nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện
hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác
định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp) 
 Thuế thu nhập hiện hành : Là số thuế
TNDN phải nộp tính trên thu nhập tính
thuế và thuế suất thuế TNDN của năm
hiện hành.
o Chi phí thuế TNDN hiện hành
3MỘT SỐ KHÁI NIỆM (tiếp) 
 Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
• Chi phí thuế TNDN hoãn lại là số thuế TNDN sẽ
phải nộp trong tương lai
oThuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ
phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh
lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong
năm hiện hành.
• Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản khi
giảm chi phí chi phí thuế TNDN hoãn lại
oTài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập
doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai tính
trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ;
...
BẢN CHẤT CỦA THUẾ TNDN
Quan điểm hiện nay xem thuế TNDN là một chi
phí, vì:
• Tiền thuế TNDN nộp NS sẽ làm giảm tài sản
hoặc tăng nợ phải trả;
• Làm giảm vốn chủ sở hữu nhưng không phải
do trả vốn góp hoặc chi trả cổ tức.
10
CHỆNH LỆCH SỐ LIỆU KẾ TOÁN VÀ 
SỐ LIỆU TÍNH THUẾ
 Vì sao xảy ra khác biệt?
 Có khác biệt số liệu, kế toán phải làm gì?
 Phân loại chênh lệch
• Chênh lệch không tạm thời
• Chênh lệch tạm thời
oChênh lệch tạm thời được khấu trừ
oChênh lệch tạm thời chịu thuế
Vì sao khác biệt?
Doanh thu 
theo kế toán
Chi phí 
theo kế toán
LN kế toán
Doanh thu 
theo luật thuế
Chi phí 
được trừ
Thu nhập chịu thuế
Luật Kế toán, Chế độ kế toán Luật thuế TNDN
4LÝ DO SỰ KHÁC BIỆT
 Cơ sở dồn tích và nguyên tắc phù hợp trong kế
toán;
 Nguyên tắc thận trọng trong kế toán;
 Yêu cầu công bằng trong các quy định pháp lý;
 Chính sách của Nhà nước về thuế từng thời kỳ;
 Sự lựa chọn để tối ưu hóa thuế của doanh nghiệp.
VÍ DỤ 1
Năm 20x0, DN mua 1 xe hơi dùng cho dịch vụ
cho thuê đám cưới, thời gian sử dụng là 10
năm, nguyên giá 2.000 triệu, giả sử giá trị
thanh lý là 0. Theo doanh nghiệp, lợi ích mang
lại của chiếc xe giảm dần theo thời gian nên
phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là
phù hợp. Tuy nhiên, theo thuế, tài sản trên
không đủ điều kiện được khấu hao theo số dư
giảm dần.
VÍ DỤ 2
Năm 20x1, doanh nghiệp A chi tiền mặt 60 triệu
đồng để mua vật liệu phụ phục vụ ngay trong kỳ
sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ
đầy đủ.
VÍ DỤ 3
 Ngày 25/12/20x1 doanh nghiệp B xuất hóa đơn
và nhận ứng trước cho một hợp đồng cung cấp
dịch vụ vận tải đường sắt 550 trđ, trong đó thuế
GTGT 10% bằng TGNH. Hợp đồng sẽ được
thực hiện trong năm 20x2.
Năm 20x2, doanh nghiệp B hoàn tất cung cấp
dịch vụ cho hợp đồng trên, tổng giá trị được
quyết toán là 1.100 trđ, trong đó có thuế GTGT
10%.
5CÓ KHÁC BIỆT SỐ LIỆU, KẾ TOÁN 
PHẢI LÀM GÌ?
Kế toán không tổ chức 2 hệ thống sổ: Một hệ
thống để phục vụ cho việc lập BCTC và một hệ
thống phục vụ cho lập báo cáo thuế TNDN.
Kế toán chỉ tổ chức MỘT hệ thống sổ kế toán
để phục vụ cho việc lập BCTC.
QUAN ĐIỂM CỦA THUẾ
Thừa nhận sự khác biệt và đó là cơ sở của
việc đưa ra Tờ khai tự quyết toán thuế trong đó
nội dung cơ bản là điều chỉnh từ lợi nhuận kế
toán sang thu nhập chịu thuế;
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
HOẠT ĐỘNG KINH 
DOANH
LN trước thuế
CP Thuế TNDN hiện hành
CP thuế TNDN hoãn lại
LN sau thuế
TỜ KHAI 
QUYẾT TOÁN 
THUẾ TNDN
LN kế toán
Điều chỉnh chênh 
lệch
Thu nhập tính thuế
Thuế TNDN phải nộp
MỐI QUAN HỆ GIỮA BCKQHĐKD & BÁO CÁO 
QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
NỘI DUNG TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
Tờ khai Quyết toán Thuế TNDN (Mẫu 03/TNDN)
Phần A: Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo 
cáo tài chính
Phần B: Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật 
Thuế TNDN
Phần C: Xác định thuế TNDN phải nộp trong kỳ 
tính thuế
Phần D: Các tài liệu bổ sung
Căn cứ vào Báo cáo
Kết quả HĐKD
Các khoản điều chỉnh
cho các chênh lệch
giữa kế toán và thuế
6VÍ DỤ 4 
Giả sử với ví dụ 1, 2, 3 độc lập nhau. Lợi
nhuận kế toán trước thuế của năm hiện tại đều
là 1.000 triệu đồng. Hãy xác định thu nhập tính
thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp của năm
hiện hành?
Giả sử thuế suất thuế TNDN là 20%
PHÂN LOẠI CHÊNH LỆCH 
Chênh lệch
kế toán
và thuế
Chênh 
lệch
tạm thời
Chênh
lệch
không
tạm thời
1. Quy định của thuế không phân biệt chênh lệch
tạm thời và chênh lệch không tạm thời.
2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tập trung
phản ảnh chênh lệch tạm thời
2 HƯỚNG TIẾP CẬN 
Chênh lệch số liệu kế toán có thể được tiếp
cận:
• Báo cáo kết quả kinh doanh: So sánh số
liệu được trình bày trên báo cáo kết quả
kinh doanh (doanh thu, chi phí kế toán) và
doanh thu, thu nhập chịu thuế và chi phí
được trừ theo quy định của thuế.
• Bảng cân đối kế toán: Chênh lệch giữa giá
trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả với cơ
sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả.
VAS 17 dựa vào cách tiếp cận trên BCĐKT.
CHÊNH LỆCH KHÔNG TẠM THỜI
 Chênh lệch không tạm thời: Là chênh lệch
phát sinh từ các khoản doanh thu, chi phí
được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng
lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi
xác định thu nhập tính thuế.
 Các khoản chênh lệch không tạm thời không
cần xử lý trên tài khoản kế toán mà chỉ cần
điều chỉnh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN
để xác định thu nhập tính thuế.
7CHÊNH LỆCH TẠM THỜI 
Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa
GIÁ TRỊ GHI SỔ và CƠ SỞ TÍNH THUẾ THU
NHẬP của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải
trả trên Bảng Cân đối kế toán.
CHÊNH LỆCH TẠM THỜI ĐƯỢC KHẤU TRỪ 
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh:
• Tài sản: Giá trị ghi sổ < Cơ sở tính thuế
• Nợ phải trả:Giá trị ghi sổ> Cơ sở tính thuế
GIÁ TRỊ GHI SỔ CỦA TÀI SẢN hay NỢ PHẢI TRẢ
Giá trị ghi sổ của tài sản hay nợ phải trả là giá
trị trình bày trên Bảng cân đối kế toán, đã trừ đi
các khoản giảm trừ như dự phòng, hao mòn lũy
kế.
CƠ SỞ TÍNH THUẾ CỦA TÀI SẢN
 Là giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập,
được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽ
nhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ
của tài sản đó được thu hồi. Nếu những lợi ích kinh tế
này khi nhận được mà không phải chịu thuế thu nhập thì
cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi
sổ của nó.
8VÍ DỤ 5
TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu đồng, khấu hao
luỹ kế là 60 triệu đồng, giá trị còn lại là 140 triệu
đồng. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính
khấu hao phù hợp với quy định của Luật thuế
 Giá trị ghi sổ của TSCĐ (Giá trị còn lại) là 140
triệu đồng, giá trị này sẽ được khấu trừ toàn bộ
trong tương lai dưới hình thức khấu hao hoặc giảm
trừ khi thanh lý.
 Cơ sở tính thuế của TSCĐ này là 140, đúng
bằng giá trị ghi sổ của nó nên không có chênh lệch
tạm thời.
VÍ DỤ 6
 Ngày 1/1/20x0, DN X đưa một TSCĐ có nguyên giá 600
triệu đồng, sử dụng ở bộ phận quản lý. Kế toán khấu hao
trong 3 năm. Căn cứ vào qui định của thuế, thời gian khấu
hao là 6 năm.
20X0 20X1 20X2 20X3 20X4 20X5
Nguyên giá
TSCĐ 600 600 600 600 600 600
Khấu hao _KT 200 200 200 0 0 0
Khấu hao _thuế 100 100 100 100 100 100
VÍ DỤ 6 (tiếp)
20X0 20X1 20X2 20X3 20X4 20X5
Giá trị ghi sổ của 
TSCĐ
400 200 0 0 0 0
Cơ sở tính thuế 
của TSCĐ
500 400 300 200 100 0
Chênh lệch thời
điểm (KT – thuế) -100 -200 -300 -200 -100 0
Năm 20x0: Giá trị ghi sổ của TSCĐ là GTCL = 600 – 200 = 400. Cơ sở
tính thuế của TSCĐ là 600 – 100 = 500 (nguyên giá trừ khấu hao theo
thuế)
Năm 20x1: Giá trị ghi sổ của TSCĐ là GTCL = 600 – 400 = 200. Cơ sở
tính thuế của TSCĐ là 600 – 200 = 400 (nguyên giá trừ khấu hao lũy kế
theo thuế)
Năm 20x0, bắt đầu phát sinh chênh lệch và giá trị ghi sổ của tài sản < cơ
sở tính thuế của tài sản ====> Chênh lệch tạm thời được khấu trừ .
VÍ DỤ 6 (tiếp)
20X0 20X1 20X2 20X3 20X4 20X5
Giá trị ghi sổ 
TSCĐ
400 200 0 0 0 0
Cơ sở tính 
thuế TSCĐ
500 400 300 200 100 0
Chênh lệch
thời điểm giữa 
GTGS và CSTT
-100 -200 -300 -200 -100 0
CLTT Phát sinh 
(Hoàn nhập)
-100 -100 -100 100 100 100
CL tạm thời phát sinh hoặc hoàn nhập = CLTT cuối kỳ - CLTT đầu kỳ
Trong ví dụ này CLTT được khấu trừ phát sinh trong 3 năm đầu và 3 năm
sau được hoàn nhập trở lại
9CƠ SỞ TÍNH THUẾ CỦA NỢ PHẢI TRẢ
 Là số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ
phải trả đó và giá trị khoản chi phí được khấu trừ
vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do
khoản nợ phải trả đó tạo ra.
Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế
của khoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của
nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu đó sẽ được
ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập
trong tương lai.
VÍ DỤ 7
 Năm 20x0, trích trước chi phí bảo hành sản phẩm cho niên
độ sau là 400 triệu đồng. Tuy nhiên, theo qui định về lập dự
phòng thì cơ quan thuế chỉ chấp nhận mức trích lập là 100
triệu đồng.
 Sang năm 20x1, chi phí thực tế phát sinh cho bảo hành
sản phẩm là 420 triệu đồng, có đủ chứng từ hợp lệ.
Chi phí dự phòng 20x0 20x1
Chi phí kế toán 400 20
Chi phí thuế 100 320
Chênh lệch thời điểm (KT – thuế) 300 -300
VÍ DỤ 7 (tiếp)
Dự phòng phải trả 20x0 20x1
Giá trị ghi sổ 400 0
Cở sở tính thuế 100 0
Chênh lệch tạm thời thời điểm
= (GTGS – CSTT)
300 0
Chênh lệch tạm thời Phát sinh/Hoàn nhập
= Chênh lệch tạm thời cuối kỳ - CLTT đầu 
kỳ
300 -300
Trong ví dụ này CLTT được khấu trừ phát sinh năm
20x0 và hoàn nhập trở lại năm 20x1
VÍ DỤ 7B
 Năm 20x0, nhận trước cước vận tải là 200 triệu đồng. Hợp
đồng này được thực hiện trong năm 20x1.
 Sang năm 20x1, cung cấp dịch vụ vận tải cho KH.
Doanh thu nhận trước 20x0 20x1
DT kế toán 0 200
DT thuế 200 0
Chênh lệch thời điểm (KT – thuế) - 200 200
10
VÍ DỤ 7B (tiếp)
Doanh thu nhận trước 20x0 20x1
Giá trị ghi sổ 200 0
Cở sở tính thuế 0 0
Chênh lệch tạm thời thời điểm
= (GTGS – CSTT)
200 0
Chênh lệch tạm thời Phát sinh/Hoàn nhập
= Chênh lệch tạm thời cuối kỳ - CLTT đầu 
kỳ
200 -200
Trong ví dụ này CLTT được khấu trừ phát sinh năm
20x0 và hoàn nhập trở lại năm 20x1
CHÊNH LỆCH TẠM THỜI PHẢI CHỊU THUẾ 
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN phát sinh khi: 
Tài sản: Giá trị ghi sổ > Cơ sở tính thuế
Nợ phải trả: Giá trị ghi sổ < Cơ sở tính thuế
VÍ DỤ 8
 Ngày 1/1/20x0, DN X đưa một TSCĐ có nguyên giá 600
triệu đồng, sử dụng ở bộ phận quản lý. Kế toán khấu hao
trong 6 năm. Căn cứ vào qui định của thuế, thời gian khấu
hao là 4 năm.
20X0 20X1 20X2 20X3 20X4 20X5
Nguyên giá
TSCĐ
600 600 600 600 600 600
Khấu hao _KT 100 100 100 100 100 100
Khấu hao
_thuế
150 150 150 150 0 0
VÍ DỤ 8 (tiếp)
20X0 20X1 20X2 20X3 20X4 20X5
Giá trị ghi sổ 
TSCĐ
500 400 300 200 100 0
Cơ sở tính 
thuế TSCĐ
450 300 150 0 0 0
Chênh lệch 
tạm thời thời
điểm
50 100 150 200 100 0
Năm 20x0: Giá trị ghi sổ của TSCĐ là GTCL = 600 – 100 = 500. Cơ sở tính
thuế của TSCĐ là 600 – 150 = 450 (nguyên giá trừ khấu hao theo thuế)
Năm 20x1: Giá trị ghi sổ của TSCĐ là GTCL = 600 – 200 = 400. Cơ sở tính 
thuế của TSCĐ là 600 – 300 = 300 (nguyên giá trừ khấu hao lũy kế theo 
thuế)
Năm 20x0, bắt đầu phát sinh chênh lệch và giá trị ghi sổ của tài sản > cơ 
sở tính thuế của tài sản ====> Chênh lệch tạm thời chịu thuế. 
11
VÍ DỤ 8 (tiếp)
20X0 20X1 20X2 20X3 20X4 20X5
Giá trị ghi sổ 
TSCĐ
500 400 300 200 100 0
Cơ sở tính 
thuế TSCĐ
450 300 150 0 0 0
Chênh lệch 
tạm thời thời
điểm
50 100 150 200 100 0
CLTT Phát sinh 
(Hoàn nhập)
50 50 50 50 -100 -100
CLTT phát sinh hoặc hoàn nhập = CLTT cuối kỳ - CLTT đầu kỳ
Trong ví dụ này CLTT chịu thuế phát sinh trong 4 năm đầu và
2 năm sau được hoàn nhập trở lại
VÍ DỤ 8B
 Năm 20x0, trích trước chi phí bảo hành sản phẩm cho niên
độ sau là 400 triệu đồng. Tuy nhiên, theo qui định về lập dự
phòng thì cơ quan thuế chấp nhận mức trích lập là 500
triệu đồng.
 Sang năm 20x1, chi phí thực tế phát sinh cho bảo hành
sản phẩm là 520 triệu đồng, có đủ chứng từ hợp lệ.
Chi phí dự phòng 20x0 20x1
Chi phí kế toán 400 120
Chi phí thuế 500 20
Chênh lệch thời điểm (KT – thuế) -100 100
VÍ DỤ 8B (tiếp)
Dự phòng phải trả 20x0 20x1
Giá trị ghi sổ 400 0
Cở sở tính thuế 500 0
Chênh lệch tạm thời chịu thuế
= (GTGS – CSTT)
100 0
Chênh lệch tạm thời Phát sinh/Hoàn nhập
= Chênh lệch tạm thời cuối kỳ - CLTT đầu 
kỳ
100 -100
Trong ví dụ này CLTT phải chịu thuế phát sinh năm
20x0 và hoàn nhập trở lại năm 20x1
Ghi nhận chi phí thuế TNDN
• Ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện hành
• Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại
• Tài sản thuế TNDN hoãn lại
• Thuế TNDN hoãn lại phải trả
12
GHI NHẬN CHI PHÍ THUẾ TNDN HIỆN HÀNH
Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chính là số thuế
TNDN mà doanh nghiệp phải nộp trong năm
tài chính đó.
Chi phí thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu
thuế x Thuế suất thuế TNDN hiện hành.
GHI NHẬN CHI PHÍ THUẾ TNDN HOÃN LẠI
CLTT được khấu trừ
CLTT phải chịu thuế
Chênh lệch tạm thời
TS thuế TNDN 
hoãn lại
Thuế TNDN 
hoãn lại phải trả
TÀI SẢN THUẾ TNDN HOÃN LẠI VÀ THUẾ TNDN HOÃN LẠI PHẢI TRẢ
TÀI SẢN THUẾ 
TNDN HL 
CLTT ĐƯỢC 
KHẤU TRỪ
THUẾ SUẤT 
THUẾ TNDN 
= X
THUẾ TNDN HL 
PHẢI TRẢ
CLTT PHẢI 
CHỊU THUẾ
THUẾ SUẤT 
THUẾ TNDN 
= X
Thuế suất thuế TNDN trong tương lai khi các khoản chênh lệch tạm thời
được hoàn nhập (được khấu trừ hoặc bị đánh thuế TNDN).
VÍ DỤ 9 
 Lấy Ví dụ số 6, xác định chi phí thuế TNDN hoãn
lại và tài sản thuế TNDN hoãn lại vào lúc cuối
năm.
13
20X0 20X1 20X2 20X3 20X4 20X5
Giá trị ghi sổ 
TSCĐ 400 200 0 0 0 0
Cơ sở tính thuế 
TSCĐ 500 400 300 200 100 0
Chênh lệch tạm
thời khấu trừ -100 -200 -300 -200 -100 0
CLTT Psinh
(Hoàn nhập) -100 -100 -100 100 100 100
Chi phí thuế
TNDN hoãn lại -20 -20 -20 20 20 20
Tài sản thuế 
TNDN phát sinh 20 20 20 -20 -20 -20
Tài sản thuế 
TNDN cuối năm 20 40 60 40 20 0
BẢNG TÍNH 
VÍ DỤ 10
 Lấy Ví dụ số 8, xác định chi phí thuế TNDN hoãn
lại và thuế TNDN hoãn lại phải trả vào lúc cuối
năm.
20X0 20X1 20X2 20X3 20X4 20X5
Giá trị ghi sổ 
TSCĐ 500 400 300 200 100 0
Cơ sở tính thuế 
TSCĐ 450 300 150 0 0 0
Chênh lệch tạm
thời chịu thuế 50 100 150 200 100 0
CLTT Psinh 
(Hoàn nhập) 50 50 50 50 -100 -100
Chi phí thuế
TNDN hoãn lại 10 10 10 10 -20 -20
Thuế TNDN HL phải 
trả phát sinh 10 10 10 10 -20 -20
Thuế TNDN HL 
phải trả cuối kỳ 10 20 30 40 20 0
BẢNG TÍNH 
TÀI SẢN Mã 
số
Thuyết 
minh
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải nộp NN 313
II. Nợ dài hạn
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341
Số dư Nợ TK 243
Số dư Có TK 347
TRÌNH BÀY TRÊN BCTC
Trên Bảng cân đối kế toán: 
Số dư Có TK 333
14
TRÌNH BÀY TRÊN BCTC (tiếp)
Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 
Chỉ tiêu MS
15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành 51
16. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại 52
Tổng số phát sinh bên Có 
8211 đối ứng với Nợ 911 
hoặc Nợ 8211 đối ứng Có 
911 (ghi âm)
Tổng số phát sinh bên Có 
8212 đối ứng với Nợ 911 
hoặc Nợ 8212 đối ứng Có 
911 (ghi âm)
Bài tập thực hành 1
Công ty XYZ có lợi nhuận trước thuế năm 20x0 là 10.000
triệu đồng. Năm 20x0 có tài liệu như sau:
1. Ngày 1/1/20x0, đưa một tài sản cố định vào sử dụng ở bộ
phận quản lý doanh nghiệp, nguyên giá 400 triệu đồng, kế
toán ước tính thời gian khấu hao là 8 năm, thời gian khấu
hao tối thiểu theo khung là 10 năm; phương pháp khấu
hao đường thẳng.
2. Doanh nghiệp xuất hóa đơn GTGT để nhận tiền ứng trước
30% giá trị hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải vào năm
20x1, giá trị hóa đơn chưa thuế GTGT là 300 triệu đồng.
3. Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với số tiền là 100 triệu
đồng. Trong khi đó, căn cứ vào thông tư 228/2009 thì mức
lập dự phòng được chấp nhận là 30 triệu đồng. Biết rằng
tổng số nợ phải thu ngắn hạn cuối kỳ là 1.000 trđ
Bài tập thực hành 1 (tiếp)
4. Lợi nhuận được chia từ liên doanh K, số tiền là
200 triệu đồng bằng TGNH
5. Chi phí không đủ hóa đơn chứng từ là 100
triệu đồng, đã thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
a. Xác định loại chênh lệch trong từng trường
hợp
b. Tính Chi phí thuế TNDN hiện hành
c. Tính Chi phí / Thu nhập thuế TNDN hoãn lại
Ứng dụng vào hệ thống tài khoản
• TK 3334 - Thuế TNDN
• TK 821 - Chi phí thuế TNDN
oTK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
oTK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
• TK 243 - Tài sản thuế TN hoãn lại
• TK 347 - Thuế TN hoãn lại phải trả
15
Tài khoản 8211 
Bên Nợ Bên Có
• Kết chuyển chi phí thuế
TNDN hiện hành để xác
định KQKD
• Thuế TNDN hiện hành 
phải nộp phát sinh
• Thuế TNDN hiện hành 
phải nộp bổ sung 
TK này không có số dư cuối kỳ 
Sơ đồ kế toán Chi phí thuế TNDN hiện hành
TK 8211TK 3334
TK 911TK 911
Tạm tính
Điều chỉnh 
giảm
Kết chuyểnKết chuyển
Bổ sung
VÍ DỤ 11
 Trong năm, số thuế TNDN đã tạm nộp đến quý 3 là 15
 Số thuế còn phải nộp cho cả năm là: 20 – 15 = 5
 Giả sử doanh nghiệp xác định kết quả hằng quý
TK 3334TK 112 TK 8211 TK 911
15 15 15
Lập
BCTC
cuối năm
5 5
Các 
Quý 
trước
TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại 
Bên Nợ Bên Có
- Ghi giảm chi phí thuế TN hoãn lại
do chênh lệch TS thuế hoãn lại > 
TS thuế hoãn lại được hoàn nhập
trong năm hoặc số chênh lệch
giữa thuế TN hoãn lại phải trả
được hòan nhập > số thuế TN 
hoãn lại phải trả phát sinh trong
năm
- Kết chuyển số phát sinh bên có
TK 8212 nhỏ hơn SPS bên nợ TK 
8212 về TK 911 
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại
phát sinh trong năm từ việc ghi
nhận thuế thu nhập hoãn lại
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại
được ghi nhận từ số chênh
lệch giữa TS thuế TN hoãn lại
được hòan nhập trong năm >
Số TS thêế hoãn lại phát sinh
trong năm
- Kết chuyển số phát sinh bên
có TK 8212 > SPS bên nợ TK
8212 về TK 911
16
Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Bên Nợ Bên Có
Dư Nợ
- Giá trị tài sản thuế thu nhập
hoãn lại giảm
Giá trị tài sản thuế thu nhập
hoãn lại tăng
Giá trị tài sản thuế thu nhập
hoãn lại còn lại cuối năm
TK 347 - Thuế TN hoãn lại phải trả
Bên Nợ Bên Có
Dư Có 
Giá trị thuế thu nhập hoãn lại
phải trả tăng
Giá trị thuế thu nhập
hoãn lại phải trả giảm
Giá trị thuế thu nhập hoãn lại
phải trả còn lại cuối năm
Sơ đồ kế toán tài sản thuế TNDN hoãn lại 
TK 8212 TK 243
Phát sinh
Hoàn nhập
TK 911
Bù trừ kết 
chuyển 
Bù trừ kết chuyển 
VÍ DỤ 12 
Năm 20X1, công ty X có một khoản chi phí trích
trước là 200 không được thuế chấp nhận.
Năm 20X2, khoản chi phí này thực tế chi trả và
được thuế chấp nhận.
Thuế suất thuế TNDN là 20%
Yêu cầu: Tính toán ghi nhận các bút toán liên quan
đến chi phí thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN
hoãn lại của 2 năm 20X1, 20X2.
17
VÍ DỤ 12
Chỉ tiêu Năm 20X1 Năm 20X2
Giá trị ghi sổ -200 0
Cơ sở tính thuế 0 0
Chênh lệch tạm thời khấu trừ -200 0
CLTTPS(HN) -200 +200
CP thuế TNDNHL -40 +40
Tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh 40 -40
Tài sản thuế TNDN hoãn lại cuối kỳ 40 0
Bảng tính Thuế TNDN hoãn lại do chênh lệch giá trị của Nợ phải trả
VÍ DỤ 12 (tiếp)
20X1 20X2
BCTC QT thuế BCTC QT thuế
Doanh thu 3.000 3000 3.000 3.000
Chi phí 2.200 2.000 2.200 2.400
Lợi nhuận/TNTT 800 1.000 800 600
CP thuế hiện hành 200 120
CP thuế hoãn lại (40) 40
LN sau thuế 640 640
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 
 Thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính bằng 
các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN 
trong năm hiện hành x Thuế suất thuế TNDN 
ĐÁNH GIÁ THUẾ TNDN HOÃN LẠI PHẢI TRẢ 
Sơ đồ kế toán Thuế TNDN hoãn lại phải trả 
TK 8212TK 347
Phát sinh thuế 
TN hoãn lại 
phải trả 
Hoàn nhập thuế TN hoãn lại phải trả
TK 911
Bù trừ kết 
chuyển 
Bù trừ kết chuyển 
18
VÍ DỤ 13
 Năm 20X1, DN chi mua bảo hộ lao động là 500.000
đồng/người cho 800 CBNV, tất cả là 400 triệu. Khi quyết
toán thuế, doanh nghiệp được quyết toán theo số thực chi.
Tuy nhiên về phương diện kế toán, doanh nghiệp phân bổ
chi phí này trong năm 20x1 và 20x2 vì 2 năm doanh nghiệp
mới mua bảo hộ lao động một lần.
 Thuế suất thuế TNDNHH 22%, tương lai là 20%
Yêu cầu: Ghi nhận các bút toán liên quan đến chi phí thuế
TNDNHH và thuế TNDN hoãn lại của 2 năm 20X1, 20X2.
VÍ DỤ 13 (tiếp)
Bảng tính thuế TNDN hoãn lại do chênh lệch giá trị của Tài sản
Chỉ tiêu Năm 20X1 Năm 20X2
Giá trị ghi sổ 200 0
Cơ sở tính thuế 0 0
Chênh lệch tạm thời chịu thuế 200 0
CLTTPS(HN) 200 -200
CP thuế TNDNHL 40 -40
Tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh 40 -40
Tài sản thuế TNDN hoãn lại cuối kỳ 40 0
VÍ DỤ 13 (tiếp)
20X1 20X2
BCTC QT thuế BCTC QT thuế
Doanh thu 3.000 3.000 3.000 3.000
Chi phí 2.200 2.400 2.200 2.000
LN trước thuế 800 600 800 1.000
CP thuế hiện hành 132 220
CP thuế hoãn lại 40 (40)
LN sau thuế 628 620
Bài tập thực hành 2
Công ty A mua một thiết bị với giá 10.000 trđ. Theo
kế toán, máy này được khấu hao theo phương
pháp đường thẳng trong 5 năm. Theo thuế, máy
này cũng được khấu hao theo phương pháp
đường thẳng trong 4 năm. Thuế suất thuế TNDN là
20%.
Yêu cầu: Tính Chi phí thuế TNDN hiện hành.
Giả sử LNKT là 10.000 triệu đồng.
19
Sử dụng số liệu ở bài tập thực hành 2
Yêu cầu: Lập bảng tính chênh lệch tạm thời và ghi
nhận các bút toán có liên quan đến thuế TNDN
hoãn lại qua các năm.
Bài tập thực hành 3
Bảng tính chênh lệch tạm thời
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Nguyên giá TSCĐ 10.000 10.00 10.000 10.000 10.000
Khao hao theo kế toán 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000
Khao hao theo thuế 2.500 2.500 2.500 2.500
Giá trị ghi sổ 8.000 6.000 4.000 2.000 0
Cơ sở tính thuế 7.500 5.000 2.500 0 0
Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và cơ sở 
tính thuế 500 1.000 1.500 2.000 0
Thuế TNDN hoãn lại phải trả 
Thuế TNDN hoãn lại phải trả cuối kỳ
Ví dụ tổng hợp
Có tài liệu về thuế TNDN cụ thể ở bảng sau.
Thông tin bổ sung:
Trong năm 20X1, doanh nghiệp đã tạm tính và tạm
nộp thuế TNDN 250 triệu đồng.
 Số dư đầu năm của TK 243 và 347: 0
Thuế suất thuế TNDN 20%.
Tờ khai thuế TNDN
Chỉ tiêu Năm 20X1 Năm 20X2
Lợi nhuận trước thuế 1.000 1.000
Các khoản điều chỉnh
- LN của lô hàng gởi bán 100* (100)
- KH kế toán > khấu hao thuế 20* 20
- CP không có chứng từ hợp lệ 50**
- DT dịch vụ chưa tính thuế (70)*** 70
Thu nhập chịu thuế 1.100 990
Thuế TNDN phải nộp 220 198
* Chênh lệch được khấu trừ trong tương lai
** Chênh lệch không tạm thời
*** Chênh lệch bị đánh thuế trong tương lai
20
Xử lý thuế năm 20x1
• Số dư đầu năm của TK 243 và 347: 0
• Thu nhập chịu thuế: 1100
• Thuế TNDN phải nộp = 220 (CP thuế h.hành)
oChênh lệch tạm thời được khấu trừ =120
 TS thuế TN hoãn lại = 120 x 20% = 24
oChênh lệch tạm thời phải chịu thuế =70
 Thuế TNDN hoãn lại phải trả = 70 x 20% = 14
Bút toán ghi nhận
Nợ TK 243: 24
Có TK 8212: 24
Nợ TK 8212: 14
Có TK 347: 14
3334 8211
911
347 8212 243
421
250 25030 30
14 2414 24
10
10
220 220
790 790
2414
Sơ đồ hạch toán năm 20x1
Báo cáo tài chính 20x1
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
....
14. Tổng LN kế toán trước thuế 1.000
15. CP Thuế TNDN 210
16. CP thuế TNDN hiện hành 220
17. CP thuế TNDN hoãn lại (10)
16. LN sau thuế TNDN 790
80
TK 8211 
TK 8212 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
B. TS dài hạn B. Nợ phảI trả
TS thuế TN hoãn lạI 24 TTN hoãn lạI phải trả 14
21
Xử lý thuế năm 20x2
• TK 243: 24; TK 347: 14
• Thu nhập chịu thuế: 990
• Thuế TNDN phải nộp = 198 (CP thuế h.hành)
oChênh lệch tạm thời được khấu trừ hoàn nhập =100
 TS thuế TN hoãn lại hoàn nhập = 100 x 20% = 20
oChênh lệch tạm thời được khấu trừ =20
 TS thuế TN hoãn lại = 20 x 20% = 4,0
oChênh lệch tạm thời phải chịu thuế hoàn nhập =70
 Thuế TNDN hoãn lại phải trả hoàn nhập = 70 x 20% = 14
Bút toán ghi nhận
Nợ TK 8212: 20
Có TK 243: 20
Nợ TK 243: 4
Có TK 8212: 4
Nợ TK 347: 14
Có TK 8212: 14
3334 8211
911
347 8212 243
421
198 198
14
14
20 20
2,0 2,0
198 198
800 800
24
0
83
14
4,0 4,0
8,0
Sơ đồ hạch toán năm 20x2
Báo cáo tài chính 20x2
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
....
14. Tổng LN kế toán trước thuế 1.000
15. CP Thuế TNDN 200
16. CP thuế TNDN hiện hành 198
17. CP thuế TNDN hoãn lại 2,0
16. LN sau thuế TNDN 800
TK 8211 
TK 8212 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
B. TS dài hạn B. Nợ phảI trả
TS thuế TN hoãn lạI 8.0 TTN hoãn lạI phải trả 0

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_quoc_te_chuong_7_ke_toan_thue_thu_nhap_d.pdf