Bài giảng Tài chính công - Chương 2: Hiệu quả và công bằng xã hội - Trần Tấn Hùng
Hàm thỏa dụng: là một hàm số toán
học phản ánh tập hợp sở thích các cá nhân.
Hai thành tố quan trọng:
Sở thích của cá nhân đối với hàng hóa có thể
lựa chọn.
Giới hạn ngân sách
Đường bàng quan: phản ánh tập
hợp tất cả các nhóm tiêu dùng hàng hóa
mà cá nhân có cùng mức thỏa dụng.
Thỏa dụng biên: phản ánh mức thỏa dụng
tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng
hóa.
Thỏa dụng biên giảm dần hay tăng dần?
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tài chính công - Chương 2: Hiệu quả và công bằng xã hội - Trần Tấn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính công - Chương 2: Hiệu quả và công bằng xã hội - Trần Tấn Hùng
LOGO 14/08/2016 1 Th.S Trần Tấn Hùng CHƯƠNG 2 HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI NỘI DUNG CHƯƠNG 2 2 Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực 1 Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi 2 Thất bại thị trường trong phân phối nguồn lực 3 Giới thiệu 3 - Nguồn lực của một quốc gia là hữu hạn: tài nguyên, vốn, lao động, khoa học công nghệ - Thị trường cạnh tranh: phân phối hữu hiệu các nguồn lực. - Thất bại thị trường đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ. Nghiên cứu tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện nguồn lực giới hạn là nền tảng để phân phối nguồn lực và lựa chọn chính sách chi tiêu công. Nghiên cứu các định lý phúc lợi xã hội làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách công theo hướng hiệu quả và công bằng. 2.1 Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực 4 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Hàm thỏa dụng: là một hàm số toán học phản ánh tập hợp sở thích các cá nhân. Hai thành tố quan trọng: Sở thích của cá nhân đối với hàng hóa có thể lựa chọn. Giới hạn ngân sách 2.1 Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực 5 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.2. Sở thích: sự không thỏa mãn. 2.1.1.3. Đường bàng quan: phản ánh tập hợp tất cả các nhóm tiêu dùng hàng hóa mà cá nhân có cùng mức thỏa dụng. 2.1 Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực 6 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.4. Thỏa dụng biên: phản ánh mức thỏa dụng tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa. Thỏa dụng biên giảm dần hay tăng dần? 2.1.1.5. Tỷ lệ thay thế biên (MRS): là tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn lòng đánh đổi 1 hàng hóa này lấy 1 hàng hóa khác. 2.1 Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực 7 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.6. Giới hạn ngân sách: phản ánh tất cả tập hợp hàng hóa mà một cá nhân có đủ nguồn lực để mua sắm nếu tiêu dùng hết thu nhập. 2.1 Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực 8 2.1.2. Điều kiện tối đa hóa thỏa dụng - Tỷ lệ thỏa dụng biên bằng tỷ lệ giá cả. - Người tiêu dùng phải sử dụng hết ngân sách của họ. 2.1 Tối đa hóa thỏa dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực 9 2.1.3. Tác động của thay đổi giá cả Tác động thay thế: giữ nguyên mức thỏa dụng, sự gia tăng giá cả của một hàng hóa luôn dẫn đến người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa đó ít hơn. Tác động thu nhập: Một sự gia tăng của giá cả sẽ làm cho người tiêu dùng nghèo đi, dẫn đến lựa chọn ít hơn các hàng hóa. 10 2.2.1. Khái niệm hiệu quả Pareto Mỗi cá nhân là người đánh giá đúng nhất độ thỏa dụng của mình. Xã hội là tổng công thỏa dụng của các cá nhân trong cộng đồng. Nếu xã hội có thể tái phân bổ các nguồn lực để làm tăng độ thỏa dụng của một cá nhân mà không làm giảm độ thỏa dụng của các cá nhân còn lại thì phúc lợi xã hội sẽ tăng thêm. 2.2. Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi 11 2.2.2. Định lý thứ nhất Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, người sản xuất và người tiêu dùng chấp nhận giá cả giao dịch thị trường, thì các phân phối nguồn lực của nền kinh tế đều đạt hiệu quả Pareto, tức là tối đa hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội được đo lường thông qua phương pháp thặng dư người tiêu dùng và phương pháp thăng dư người sản xuất. 2.2. Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi 12 2.2.3. Định lý thứ hai Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh, xã hội có thể đạt được hiệu quả xã hội thông qua chính sách tái phân phối nguồn lực thích hợp và tự do hóa thương mại. Phúc lợi xã hội phản ánh mức độ trạng thái cuộc sống trong xã hội được quyết định bởi hiệu quả xã hội và phân phối công bằng nguồn lực của xã hội. 2.2. Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc lợi 13 2.3.1. Quyền lực thị trường Các định lý của kinh tế học phúc lợi dựa trên giả định nhà sản xuất và người tiêu dùng đều chấp nhận quy luật cạnh tranh của giá cả. Nếu nhà sản xuất có quyền lực thị trường thì sẽ tác động đến giá cả bằng cách cắt giảm lượng cung cấp => nâng giá hàng hóa Nguồn lực xã hội sẽ không được sử dụng đầy đủ để sản xuất hàng hóa. Ngăn cản sự xâm nhập thị trường. 2.3. Thất bại thị trường trong phân phối nguồn lực 14 2.3.2. Sự không tồn tại một số thị trường Thông tin bất cân xứng nằm trong khái niệm thị trường không hoàn hảo. Tình trạng thông tin bất cân xứng: một bên tham gia giao dịch có đầy đủ thông tin, trong khi đối tác còn lại hoàn toàn không có đủ thông tin. Ngoại tác là tình trạng mà trong đó một hành vi của một cá nhân gây ảnh hưởng đến phúc lợi của các cá nhân khác theo cách thức ở bên ngoài thị trường. Cần có sự can thiệp của chính phủ vào thi trường để đạt được hiệu quả xã hội. 2.3. Thất bại thị trường trong phân phối nguồn lực 15 N1. Trình bày hai định lý của kinh tế học phúc lợi N2. Phân biệt công bằng theo chiều dọc và công bằng theo chiều ngang. N3. Trình bày nội dung về quyền lực thị trường. N4. Những nguyên nhân không tồn tại một số thị trường. N5. Cân bằng thị trường tự do làm tối đa hóa hiệu quả xã hội, nhưng tại sao chính phủ luôn can thiệp vào nền kinh tế. Câu hỏi
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_cong_chuong_2_hieu_qua_va_cong_bang_xa_h.pdf