Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản - Bài mở đầu

Đối tượng và nhiệm vụ của môn học

 Sinh lý động vật thủy sản (SLĐVTS) là khoa học

nghiên cứu chức năng của các cơ quan và các

qui luật hoạt động sống của cơ thể động vật thủy

sản (ĐVTS) trong sự tác động qua lại giữa cơ thể

với môi trường

 Nhiệm vụ của SLĐVTS là nghiên cứu các qui luật

về sự phát sinh, phát triển và biến đổi các chức

năng của cơ thể ĐVTS, và vận dụng các qui luật

này vào sản xuất

 Đối tượng nghiên cứu: đối với chuyên ngành nuôi

thủy sản thì đối tượng chủ yếu của môn học

SLĐVTS là cá và giáp xác

So sánh giữa đời sống dưới nước và trên cạn

 Tỷ trọng (density) của nước làm chậm sự di chuyển

của cá nhưng không tốn nhiều năng lượng để duy trì

vị trí

 Cá hoạt động trong không gian 3 chiều nên có những

khó khăn về định hướng và định vị

 Oxygen có giá trị cho cá chỉ khoảng 5% so với oxygen

trong không khí: cá tốn nhiều năng lượng cho hoạt

động hô hấp, chức năng hô hấp không thể tối hảo

 Sự ổn định nhiệt độ của nước bảo vệ cá khỏi những

thay đổi nhanh của nhiệt độ

pdf 7 trang kimcuc 5640
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản - Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản - Bài mở đầu

Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản - Bài mở đầu
1SINH LÝ ĐỘNG VẬT T.SẢN
 Nội dung
 C.1 Bài mở đầu
 C.2 SL Máu
 C.3 SL Hô hấp và bóng bơi
 C.4 SL Tiêu hóa và hấp thu
 C.5 Thận và SL tiết niệu
 C.6 Tuyến nội tiết
 C.7 SL Sinh sản
 C.8 Trao đổi chất
 C.9 Sự lột xác ở giáp xác
 Giới thiệu về môn học
 Sinh lý học (Physiology, theo tiếng Hy Lạp thì
physis = nature và logos = word) là khoa học
nghiên cứu các chức năng cơ học, vật lý và hóa
học trên các cơ thể sống
 Một cách đơn giản, Sinh lý học là khoa học
nghiên cứu “các hệ thống sống hoạt động như
thế nào”
C.I BÀI MỞ ĐẦU
2 Đối tượng và nhiệm vụ của môn học
 Sinh lý động vật thủy sản (SLĐVTS) là khoa học
nghiên cứu chức năng của các cơ quan và các
qui luật hoạt động sống của cơ thể động vật thủy
sản (ĐVTS) trong sự tác động qua lại giữa cơ thể
với môi trường
 Nhiệm vụ của SLĐVTS là nghiên cứu các qui luật
về sự phát sinh, phát triển và biến đổi các chức
năng của cơ thể ĐVTS, và vận dụng các qui luật
này vào sản xuất
 Đối tượng nghiên cứu: đối với chuyên ngành nuôi 
thủy sản thì đối tượng chủ yếu của môn học
SLĐVTS là cá và giáp xác
C.I BÀI MỞ ĐẦU
 So sánh giữa đời sống dưới nước và trên cạn
 Tỷ trọng (density) của nước làm chậm sự di chuyển
của cá nhưng không tốn nhiều năng lượng để duy trì
vị trí
 Cá hoạt động trong không gian 3 chiều nên có những
khó khăn về định hướng và định vị
 Oxygen có giá trị cho cá chỉ khoảng 5% so với oxygen 
trong không khí: cá tốn nhiều năng lượng cho hoạt
động hô hấp, chức năng hô hấp không thể tối hảo
 Sự ổn định nhiệt độ của nước bảo vệ cá khỏi những
thay đổi nhanh của nhiệt độ
C.I BÀI MỞ ĐẦU
3Trọng lượng cơ quan
coho salmon (O. kisutch) 130 cm, 
30 g
Cơ quan T.L ướt (%BW)
Gan 1,22
Tỳ tạng 0,13
Ruột 4,69 [thay đổi]
Tim 1,22 [t. đối nhỏ]
Bóng bơi 0,22
Thận 0,86
Cơ 55,8 [lớn]
Da 8,68 [t. đối lớn]
Hệ xương 13,5
Mang 2,76
Đầu 11,83
Thành phần cơ thể và các
ngăn thể dịch
Thành phần mô (%BW)
Lipid 3-20 [thay đổi]
Protein 12-15
Tro 2,5-4
Carbohydrate 2,5-4 [t.đối thấp]
Nước 67-80
Ngăn thể dịch (%BV)
Tế bào 67-73
Dịch ngoại bào 27-33
Máu 2,5-6 [thay đổi]
Tế bào 1-2,5
Huyết tương 2-4
C.I BÀI MỞ ĐẦU
 Vị trí môn học trong chương trình đào tạo
 SLĐVTS được xác định là môn học cơ sở trong
chương trình đào tạo của các chuyên ngành nuôi
trồng thủy sản
C.I BÀI MỞ ĐẦU
4 Phương pháp nghiên cứu sinh lý học
 Phương pháp phân tích
Cơ quan tách rời cơ thể sống
Giải phẫu cơ thể sống
Ưu điểm: quan sát được một cách trực tiếp
chức năng các cơ quan hay biến đổi sinh hóa
ở qui mô tổ chức hay tế bào
Nhược điểm: đối tượng nghiên cứu không còn
ở trạng thái bình thường
C.I BÀI MỞ ĐẦU
 Phương pháp nghiên cứu sinh lý học
 Phương pháp tổng hợp
Tiến hành thực nghiệm trên cơ thể sống hoàn
chỉnh trong điều kiện bảo đảm được mối quan 
hệ tương đối bình thường giữa cơ thể với môi
trường
Ưu điểm: cung cấp kiến thức tổng quan và
chính xác
Nhược điểm: không quan sát được biến đổi
chức năng, sinh hóa một cách trực tiếp
C.I BÀI MỞ ĐẦU
5 Đặc trưng cơ bản của cơ thể sống
 Cơ thể sống và môi trường
Các hoạt động sống của cơ thể sinh vật chỉ có
thể diễn ra một cách bình thường trong những
điều kiện xác định của môi trường thông qua 
các giới hạn
 Tính nội cân bằng (homeostasis)
Cơ thể sinh vật có khả năng ổn định nội môi
trường thông qua khả năng tự điều chỉnh
C.I BÀI MỞ ĐẦU
 Đặc trưng cơ bản của cơ thể sống
Trao đổi chất
Đồng hóa: là quá trình sản xuất vật chất cho cơ
thể
Dị hóa: là quá trình biến đổi các vật chất trong
cơ thể để hình thành năng lượng
C.I BÀI MỞ ĐẦU
6 Đặc trưng cơ bản của cơ thể sống
Tính hưng phấn và đáp ứng hưng phấn
Hưng phấn: cơ thể, tổ chức đang ở trạng thái
yên tĩnh trở nên hoạt động, hoặc từ trạng thái
hoạt động yếu trở nên hoạt động mạnh
Ức chế: cơ thể, tổ chức từ trạng thái hoạt động
mạnh trở nên hoạt động yếu hoặc trở thành
yên tĩnh tương đối
C.I BÀI MỞ ĐẦU
 Đặc trưng cơ bản của cơ thể sống
Tính thích ứng
Khả năng cơ thể tự điều chỉnh các chức năng
phù hợp với sự thay đổi các yếu tố môi trường
C.I BÀI MỞ ĐẦU
7 Đặc trưng cơ bản của cơ thể sống
Cơ chế điều hòa các chức năng
Cơ thể sống được đặc trưng bằng một hệ
thống tự điều chỉnh
Hệ thống này hoạt động như một tổng thể đáp
ứng lại mọi sự thay đổi của môi trường
C.I BÀI MỞ ĐẦU

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sinh_ly_dong_vat_thuy_san_bai_mo_dau.pdf