Bài giảng Quy trình soạn thảo đề kiểm tra

a) Xác định mục đích, nhiệm vụ

– Mục tiêu tiết học.

– Nhiệm vụ tiết học.

b) Những trọng điểm quan sát

– Kiến thức cơ bản có liên quan đến tiết thực hành.

– Kĩ năng cần hình thành.

– Thái độ của HS.

c) Thang đánh giá những trọng điểm trên

Chia thành các mức độ khác nhau đối với từng trọng điểm

– Kiến thức : nhận biết, thông hiểu, áp dụng.

– Kĩ năng : không thành thạo; thành thạo

– Thái độ : chia thành hai cực và có ít nhất một mức trung gian. Chẳng hạn, những mức độ khác nhau của tính tích cực hoạt động có thể xác định như sau : không tích cực; tương đối tích cực; rất tích cực.

 

ppt 27 trang thom 04/01/2024 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quy trình soạn thảo đề kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quy trình soạn thảo đề kiểm tra

Bài giảng Quy trình soạn thảo đề kiểm tra
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC (Educational Evaluation) 
Giảng viên 
ThS. Ma Cẩm Tường Lam 
QUY TRÌNH SOẠN THẢO 
ĐỀ KIỂM TRA 
	Trong đánh giá kết quả học tập, cần hướng vào việc xem nội dung nào học sinh đã nắm vững, nội dung nào còn mơ hồ và mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã quy định trong chương trình giảng dạy đến đâu. 
	 Sau khi học xong bài học này, ng ư ời học có khả n ă ng:1. Hiểu rõ yêu cầu và tiêu chí của đ ề KT2. Thiết lập ma trận đề KT 3. Biên sọan đư ợc các lọai đề KT theo ma trận   
Mục tiêu học tập 
QUY TRÌNH SOẠN THẢO 
I. Thiết lập ma trận 
Xác định hình thức đề (tự luận, TNKQ hoặc kết hợp cả hai). Xác định thời gian dành cho từng phần và trọng số điểm tương ứng. 
Liệt kê các chủ đề nội dung cần kiểm tra và các cấp độ nhận thức cần đánh giá vào 02 chiều của ma trận. 
Lựa chọn các chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đánh giá ứng với mỗi nội dung, mỗi cấp độ nhận thức trong các ơ của ma trận. 
4. Xác định trọng số điểm của mỗi chủ đề nội 
 dung (căn cứ chủ yếu vào số tiết dạy học và 
 tầm quan trọng của nó). 
5. Xác định trọng số điểm của mỗi cấp độ nhận 
 thức: nhận biết từ 2 đến 3 điểm, thông hiểu 
 từ 3 đến 4 điểm, cấp độ vận dụng từ 3 đến 5 
 điểm. Đảm bảo học sinh trung bình có thể đạt 
 từ 5 đến 6,5 điểm; học sinh khá, giỏi có thể 
 đạt từ 7 đến 10 điểm. 
6. Xác định số lượng câu hỏi và trọng số điểm 
 trong mỗi ô của ma trận. 
Ví dụ: đề KT môn lịch sử: 
Phần TNKQ: 18 phút, 4 điểm 
Phần tự luận: 27 phút, 6 điểm 
Các chủ đề cơ bản được xác định trọng số: 
Chủ đề A:	3 điểm 
Chủ đề B:	5 điểm 
Chủ đề C: 	2 điểm 
Cấp độ nhận thức: biết: 2,5 đ; thông hiểu: 4đ; vận dụng: 3,5 đ 
MA TRẬN ĐỀ KiỂM TRA 
	 Nguyên tắc chung : 
1. Sử dụng ma trận để xác định số lượng câu hỏi, trọng số điểm tương ứng . 
2. Sử dụng ma trận để xác định phạm vi đánh giá của mỗi câu hỏi: chuẩn kiến thức, kĩ năng; và thời gian dự kiến thực hiện câu hỏi đĩ. 
3. Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn (đã quy định) hoặc một vấn đề thể hiện năng lực đầu ra của học sinh (đã quy định trong mục tiêu). 
II. Biên soạn câu hỏi theo ma trận 
4. Mỗi câu hỏi phải đảm bảo đúng các tiêu chí kĩ thuật. 
5. Việc sắp xếp câu hỏi của đề cần theo nội dung, hình thức và mức độ khó, và sẽ dễ dàng hơn cho học sinh khi trả lời các câu hỏi 
Xây dựng mẫu biểu quan sát trong giờ thực hành 
– Mục đích : là phương tiện nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc quan sát, ghi chép một số kĩ năng cụ thể khi học sinh đó làm theo chỉ dẫn thực hành của giáo viên. 
– Nội dung : thu thập chứng cứ thành công qua những quan sát, ghi chép đó. 
– Phương pháp : giáo viên xây dựng kế hoạch quan sát để trợ giúp cho quá trình đánh giá. Cần chú ý không quan sát quá nhiều kĩ năng hay quan sát nhiều HS cùng một lúc. 
– Thể loại thực hành : 
+ Thực hành dài: quan sát học sinh thực hiện trọn một công việc nào đó (từ khi chuẩn bị dụng cụ; trong quá trình tiến hành công việc, cho tới khi kết thúc). 
+ Thực hành ngắn: quan sát học sinh thực hiện một kĩ năng cụ thể trong quá trình tiến hành cả công việc. Tất cả các công việc cần quan sát các kĩ năng thực hành của học sinh được thiết kế trong bảng . 
1. Chuẩn bị 
a) Xác định mục đích, nhiệm vụ 
– Mục tiêu tiết học. 
– Nhiệm vụ tiết học. 
b) Những trọng điểm quan sát 
– Kiến thức cơ bản có liên quan đến tiết thực hành. 
– Kĩ năng cần hình thành. 
– Thái độ của HS. 
c) Thang đánh giá những trọng điểm trên 
Chia thành các mức độ khác nhau đối với từng trọng điểm 
– Kiến thức : nhận biết, thông hiểu, áp dụng. 
– Kĩ năng : không thành thạo; thành thạo 
– Thái độ : chia thành hai cực và có ít nhất một mức trung gian. Chẳng hạn, những mức độ khác nhau của tính tích cực hoạt động có thể xác định như sau : không tích cực; tương đối tích cực; rất tích cực. 
2. Quan sát biên bản 
– Hoạt động bên ngoài : cách thức tiến hành thực nghiệm; trình bày lời giải thích; trả lời câu hỏi của GV, đo đạc, vẽ, số lần thực hành,... 
– Ghi chép những câu trả lời quan trọng của HS. 
– Những kết quả thu được. 
3. Đánh giá 
– Đánh giá chung tiết học (đối chiếu với mục đích, yêu cầu). 
– Đánh giá theo danh mục những trọng điểm quan sát và thang bậc đã soạn. 
– Đối chiếu thành công, thất bại và phân tích nguyên nhân. 
Yêu cầu của đề kiểm tra 
	Một đề kiểm tra nói chung đòi hỏi phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau : 
(1) Đảm bảo sự phù hợp giữa các chuẩn chương trình và nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy và nội dung kiểm tra để tạo được sự công bằng trong đánh giá và kết quả học tập của học sinh. 
(2) Kết quả đạt được của đề phải đảm bảo cung cấp được các thông tin về mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình giáo dục. 
(3) Nội dung đề phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; 
(4) Số lượng câu hỏi, mức độ khó của đề phải đảm bảo phù hợp với thời gian dự định để một học sinh có lực học trung bình để đạt được điểm trung bình. 
(5) Đề kiểm tra phải đảm bảo có độ tin cậy. 
Tiêu chí của đề kiểm tra 
(1) Phải kiểm tra tất cả các chủ đề cơ bản được quy định trong chương trình ở giai đoạn giáo dục định đánh giá. 
(2) Trong mỗi chủ đề, phải kiểm tra được khoảng từ 70% đơn vị kiến thức đã quy định trở lên. 
(3) Mỗi câu hỏi phải đảm bảo đúng về mặt khoa học, không thừa, không thiếu dữ kiện, và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kĩ thuật cho mỗi hình thức hỏi. 
(4) Mỗi câu hỏi TNKQ cần được biên soạn sao cho thời gian dành cho HS có lực học trung bình đọc và lựa chọn được phương án trả lời khoảng từ 1,5 phút đến 2 phút. 
(5) Mức độ nhận thức của câu hỏi phải phù hợp với từng loại đối tượng HS: câu hỏi đánh giá cấp độ nhận biết dành cho HS yếu, kém; câu hỏi đánh giá cấp độ thông hiểu và vận dụng bậc thấp dành cho HS trung bình; câu hỏi đánh giá cấp độ tư duy vận dụng bậc cao dành cho HS khá, giỏi. 
(6) Các câu hỏi TNKQ nhìn chung là nên có trọng số điểm như nhau, không phụ thuộc vào độ khó của chúng. Mỗi câu hỏi tự luận có trọng số điểm riêng phù hợp với thời gian và mức độ tư duy định đánh giá. 
(7) Trọng số điểm dành cho những câu hỏi đánh giá cấp độ nhận biết nên tương ứng với học lực yếu, kém. Trọng số điểm dành cho những câu hỏi đánh giá cấp độ thông hiểu nên tương ứng với học lực trung bình. Trọng số điểm dành cho những câu hỏi đánh giá cấp độ vận dụng nên tương ứng với học lực khá, giỏi. 
(8) Mọi đối tượng HS đều phải có cơ hội đạt kết quả cao như nhau: mọi nội dung chương trình thì được giảng dạy, mọi nội dung giảng dạy thì được kiểm tra, và cấu trúc đề và thang đánh giá phải công khai cho học sinh. 
(9) Mọi HS đều có kết quả học tập nhất quán đối với hai giáo viên chấm khác nhau, hoặc đối với sự lặp lại quy trình đánh giá. 
CÁCH TÍNH ĐiỂM 
a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 
Cách 1 : Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. 
	Ví dụ : Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm. 
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. 
	Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10 . X 	 trong đó 
	 X max 
+ X là số điểm đạt được của HS; 
+ X max là tổng số điểm của đề. 
Ví dụ : Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 
	10 .32 
 	 40 
= 8 điểm 
b. Đề kiểm tra kết hợp tự luận và TNKQ  
Cách 1 : Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau. 
	Ví dụ : Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3/12 = 0,25 điểm. 
Cách 2 : Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm. 
Khi đó, cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau: 
	 X TL = 
Trong đó: 
+ X TN là điểm của phần TNKQ; 
+ X TL là điểm của phần TL; 
+ T TL là số thời gian trả lời phần TL. 
+ T TN là số thời gian dành trả lời phần TNKQ. 
T TN 
X TN X T TL 
	Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10 . X 	 trong đó 
	 X max 
+ X là số điểm đạt được của HS; 
+ X max là tổng số điểm của đề. 
Ví dụ : Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: 
Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27/30 = 9 điểm . 
Mối quan hệ giữa  Thư viện Câu hỏi – Ma trận đề kiểm tra – Đề kiểm tra  

File đính kèm:

  • pptbai_giang_quy_trinh_soan_thao_de_kiem_tra.ppt