Bài giảng Nâng cao năng lực về đánh giá học sinh tiểu học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương

1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

2. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.

ppt 50 trang thom 03/01/2024 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nâng cao năng lực về đánh giá học sinh tiểu học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nâng cao năng lực về đánh giá học sinh tiểu học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương

Bài giảng Nâng cao năng lực về đánh giá học sinh tiểu học - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương
TẬP HUẤN 
NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ ĐÁNH GIÁ 
HỌC SINH TIỂU HỌC 
(Theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014) 
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 
Nắm bắt tinh thần và điểm mới trong Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (đ/c Đoàn Thanh Bình triển khai) 
Thực hành ghi nhận xét đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, ghi chép sổ theo dõi chất lượng giáo dục, học bạ, ra đề kiểm tra định kì (đ/c Phùng Văn Động trao đổi) 
Thảo luận, trao đổi các ý kiến (đ/c Đoàn Thanh Bình + đ/c Động) 
Tổng kết, quán triệt việc thực hiện TT 30 với các trường (đ/c Đoàn Thanh Bình) 
SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDĐT 
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH TW Đảng ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ...” trong đó có nhiệm vụ thứ Ba là: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục”. Chương trình hành động của Chính phủ đã ra Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014: “Đổi mới hình thức, PP thi, kiểm tra và ĐG kết quả GD theo hướng ĐG năng lực người học; kết hợp ĐG cả quá trình với ĐG cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.” 
	Bộ GD&ĐT đã lấy việc đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục là bước đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. 
SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDĐT 
2.	Việc đổi mới đánh giá cũng phù hợp với cách đánh giá của các nước có nền giáo dục tiên tiến. (Một số nước có nền GD tiên tiến như Mĩ, Úc, Đức, Nhật, Singapo ... Đều không đánh giá bằng điểm số ở bậc tiểu học) 
3.	Việc đánh giá bằng nhận xét, coi trọng sự tiến bộ của HS đảm bảo nguyên tắc giáo dục: Nội dung -> hình thức. 
	- Nội dung: Việc đánh giá bằng nhận xét, giúp đỡ học sinh tiến bộ, hoàn thành các nội dung trong giáo dục là bản chất -> là động cơ bên trong. 
	- Hình thức: Việc ghi điểm số chỉ phản ánh vần đề bên ngoài, chỉ là “phần thưởng”, khuyến khích học sinh rèn luyện phát triển -> động cơ bên ngoài. 
SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH THÔNG TƯ 30/2014/TT-BGDĐT 
4. 	Giúp GV điều chính PP dạy học cho phù hợp với từng đối tượng HS 
5. 	Tránh áp lực cho học sinh 
ĐIỂM MỚI TRONG THÔNG TƯ SỐ 30/2014/TT-BGDĐT 
TT 
THÔNG TƯ 32 
THÔNG TƯ 30 
1. Nguyên tắc đánh giá 
- Giáo viên đánh giá kết hợp với tự đánh giá của HS. 
- Chủ yếu đánh giá để ghi nhận kết quả của học sinh (Lấy KQ cuối cùng) 
- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, c ha mẹ học sinh , trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. 
- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác , không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. 
- Đánh giá vì sự tiến bộ của HS: (GV nhận xét, tư vấn hướng dẫn HS) 
ĐIỂM MỚI TRONG THÔNG TƯ SỐ 30/2014/TT-BGDĐT 
TT 
THÔNG TƯ 32 
THÔNG TƯ 30 
2. Nội dung đánh giá 
Đánh giá 2 nội dung: 
1. Hạnh kiểm 
2. Học lực 
Đánh giá 3 nội dung: 
Quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập (KT – KN các môn học) 
2. Sự hình thành và phát triển một số năng lực của HS (3 năng lực): 
+ Tự phục vụ, tự quản; 
+ Giao tiếp, hợp tác; 
+ Tự học và giải quyết vấn đề. 
3. Sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh (4 phẩm chất): 
+ Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; 
+ Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; 
+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; 
+ Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. 
ĐIỂM MỚI TRONG THÔNG TƯ SỐ 30/2014/TT-BGDĐT 
TT 
THÔNG TƯ 32 
THÔNG TƯ 30 
3. Đánh giá thường xuyên 
- Đánh giá bằng điểm số kết hợp nhận xét. 
- Đánh giá, nhận xét theo từng đơn vị kiến thức. 
- Chỉ đánh giá bằng nhận xét, không cho điểm. 
- Đánh giá, nhận xét quá trình học tập và rèn luyện (sự tiến bộ; kết quả học tập, sự hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất qua các biểu hiện của học sinh trong từng giờ học. 
ĐIỂM MỚI TRONG THÔNG TƯ SỐ 30/2014/TT-BGDĐT 
TT 
THÔNG TƯ 32 
THÔNG TƯ 30 
4. Đánh giá định kì 
4 lần/năm : 
GKI 
CKI 
GKII 
Cuối năm 
2 lần/năm : 
- CKI 
- Cuối năm 
ĐIỂM MỚI TRONG THÔNG TƯ SỐ 30/2014/TT-BGDĐT 
TT 
THÔNG TƯ 32 
THÔNG TƯ 30 
5. Sử dụng kết quả đánh giá 
- Xét lên lớp; Hoàn thành CTTH: 
+ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 
+ Học lực môn (trừ môn tự chọn): đạt điểm 5 hoặc A. 
- Xếp loại Giáo dục: 4 mức, G-K-TB-Y 
- Khen thưởng: HSG, Tiên tiến, từng mặt (cuối năm) 
- Xét HTCT lớp học và HTCTTH: 
+ Đánh giá thường xuyên: Hoàn thành 
+ Đánh giá định kì cuối năm: điểm 5 trở lên (kể cả môn tự chọn) 
+ Năng lực: Đạt 
+ Phẩm chất: Đạt 
Xếp loại Giáo dục: Không 
Khen thưởng: Không quy định danh hiệu. Khen những HS đạt thành tích xuất sắc một trong 3 nội dung hoặc nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc 
ĐIỂM MỚI TRONG THÔNG TƯ SỐ 30/2014/TT-BGDĐT 
TT 
THÔNG TƯ 32 
THÔNG TƯ 30 
6. Nghiệm thu và bàn giao chất lượng 
Không quy định 
Có quy định cụ thể trong Điều 15 
UBND HUYỆN GIA LỘCPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
TẬP HUẤN 
NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ ĐÁNH GIÁ 
HỌC SINH TIỂU HỌC 
(Theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014) 
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 
Quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác 
Sự hình thành và phát triển một số năng lực của HS 
Sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của HS 
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ 
ĐÁNH GIÁ 
THƯỜNG XUYÊN 
ĐÁNH GIÁ 
ĐỊNH KÌ 
ĐÁNH GIÁ 
THƯỜNG XUYÊN 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
 1. Hàng ngày thầy giáo/cô giáo có quan sát, theo dõi học sinh trong lúc làm bài không? 
 Thầy giáo/cô giáo nhận xét, sửa lỗi, hướng dẫn giúp đỡ học sinh như thế nào? 
 2. Trường hợp trong lớp có vài HS chưa học tốt Toán thì hàng ngày thầy giáo/cô giáo làm thế nào để mấy em đó có thể làm Toán tốt hơn? 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
 3. Theo thầy giáo/cô giáo thì việc học sinh biết sửa lỗi khi làm bài để tiến bộ quan trọng hơn hay là điểm số của bài đó quan trọng hơn? Vì sao? 
 4. Việc thầy giáo/cô giáo nhận xét hàng ngày giúp các em biết tự đánh giá, sửa lỗi để tiến bộ có tốt hơn việc thầy giáo/cô giáo chỉ chấm điểm hàng ngày không? Có đỡ gây áp lực cho HS và phụ huynh không? 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh , được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 
2. 	 Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào s ổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập , rèn luyện. 
THAM GIA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN GỒM 
GIÁO VIÊN 
(quan trọng nhất) 
HỌC SINH 
CHA MẸ HS 
(Khuyến khích) 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
ĐỐI VỚI CÁC MÔN HỌC 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
TRONG TỪNG BÀI HỌC 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
TRONG TUẦN 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
TRONG THÁNG 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN TRONG TỪNG BÀI HỌC 
	 Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau: 
	 Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; 
	 Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh 
	 Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ; 
	 Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành; 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN CÁC MÔN HỌC TRONG TỪNG TUẦN 
	 Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng; 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN CÁC MÔN HỌC TRONG TỪNG THÁNG 
NỘI DUNG NHẬN XÉT 
	Căn cứ vào mục tiêu (chuẩn kiến thức kĩ năng) môn học của từng bài học hay một giai đoạn (tuần, tháng) 
CÁCH ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN CÁC MÔN HỌC 
NHẬN XÉT VÀ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ (nếu có) 
	- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh (sổ theo dõi chất lượng giáo dục) về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh 
	- Quan tâm giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG TUẦN 
Nội dung nhận xét 
Ví dụ về nhận xét 
và biện pháp hỗ trợ 
 Chép đoạn trích trong bài Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
 Làm bài tập phân biệt c/k; 
- Viết các chữ cái theo tên chữ. Học thuộc bảng chữ cái vừa viết. 
VD 1 : Em chép chính xác đoạn trích, đảm bảo tốc độ, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức 2 câu văn xuôi. 
VD 2 : Em viết đã có tiến bộ nhưng vẫn còn nhầm lẫn khi viết một số tiếng có âm đầu dễ lẫn như: s/x, ch/tr. Sau dấu chấm em chưa viết hoa. Em viết lại những từ ngữ cô đã gạch chân vào vở cho đúng. 
Chính tả lớp 2 
 Tập chép: Có công mài sắt, có ngày nên kim 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG TUẦN 
Nội dung nhận xét 
Ví dụ về nhận xét 
và biện pháp hỗ trợ 
 - Cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số, cộng số có hai chữ số (không nhớ) trong phạm vi 100. 
- Tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng. 
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng không nhớ trong phạm vi 100. 
VD 1 : Trình bày bài giải rất tốt. 
VD 2 : Đặt tính chưa đúng. Em cần đặt các chữ số thẳng cột với nhau. 
Toán lớp 2: 
 Số hạng – Tổng (trang 5) 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG TUẦN 
Nội dung nhận xét 
Ví dụ về nhận xét 
và biện pháp hỗ trợ 
 Học bài hát thật là hay, tập hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 
- Em đã hát đúng giai điệu lời ca bài hát, biết kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. 
- Em hát đúng theo giai điệu lời ca nhưng gõ đêm theo bài hát theo nhịp chưa chính xác. 
- GV Hướng dẫn HS tập gõ lại nhịp theo bài hát. 
Âm nhạc lớp 2 
Học hát : Bài Thật là hay 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG TUẦN 
Nội dung nhận xét 
Ví dụ về nhận xét 
và biện pháp hỗ trợ 
 - Ghi nhớ và vận dụng các từ vựng và cấu trúc trong bài. 
- Sự phát triển các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. 
- Thái độ và chất lượng hoạt động Let’s sing, Let’s play 
- Tốc độ hoàn thành các hoạt động. 
1. Ví dụ về nhận xét 
- Em còn nhầm lẫn phần đuôi câu trả lời Yes, it is/No, it isn’t cho câu hỏi Is that..? 
Em đã thích tham gia hoạt động Let’s sing nhưng chưa thuộc được bài hát. 
2. Biện pháp hỗ trợ: 
- Tăng cường các bài tập viết sử dụng cấu trúc Is that? trước, sau đó luyện nói để học sinh nắm chắc trước khi nói ra sẽ tự tin hơn. 
- Bài hát dài nên có thể chia đôi, một nửa học tiếp vào buổi sau. 
Tiếng Anh lớp 3 
Unit 3: This is Tony; Lesson 1; Lesson 2 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT CUỐI THÁNG 
Nội dung nhận xét 
Ví dụ về nhận xét 
và biện pháp hỗ trợ 
 - Bài thể dục phát triển chung. 
- Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình hàng dọc và theo hàng ngang. 
- Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn. 
- Đi thường theo nhịp. 
- Trò chơi “Bỏ khăn” 
- Trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”. 
1. Ví dụ về nhận xét 
- Hoàn thành (tốt, khá) các nội dung của các bài trong tháng 
- Bài thể dục phát triển chung động tác tay trong động tác vươn thở còn thực hiện chưa đúng 
2. Biện pháp chung hỗ trợ HS chưa hoàn thành bài học trong tháng 
 Hướng dẫn cho học sinh: đưa hai tay sang ngang-lên cao thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau (có thể dùng tranh động tác vươn thở để minh họa, hoặc làm mẫu cho học sinh). .......... 
Thể dục lớp 2 
Tháng 11 (Tuần 9,10,11,12) 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
ĐỐI VỚI NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT 
NĂNG LỰC 
+ Tự phục vụ, tự quản; 
+ Giao tiếp, hợp tác; 
+ Tự học và giải quyết vấn đề. 
PHẨM CHẤT 
+ Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; 
+ Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; 
+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; 
+ Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. 
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
ĐỐI VỚI NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT 
	 Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực , phẩm chất ; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực , phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ. 
	 Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG TUẦN VỀ NĂNG LỰC 
TT 
Nội dung nhận xét 
Ví dụ về nhận xét 
và biện pháp hỗ trợ 
Tự phục vụ, tự quản 
Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển năng lực tự phục vụ, tự quản: vệ sinh thân thể, ăn, mặc; chuẩn bị đồ dùng học tập; bố trí thời gian theo yêu cầu của giáo viên, nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt; thực hiện nội quy, quy định. 
Em đã bắt nhịp tốt với việc bắt đầu năm học mới: ăn mặc gọn gàng, sách vở, dụng cụ học tập chuẩn bị chu đáo. 
Em vẫn chưa quen với việc phải đi học trở lại nên còn ăn mặc chưa gọn gàng. Em nên nhờ cha mẹ gọi dậy sớm hơn, trước khi đi học đi gương để chỉnh trang lại một chút trước khi đến lớp. 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG TUẦN VỀ NĂNG LỰC 
TT 
Nội dung nhận xét 
Ví dụ về nhận xét 
và biện pháp hỗ trợ 
Giao tiếp, hợp tác 
Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn hay rụt rè e ngại; diễn đạt, sử dụng ngôn từ khi giao tiếp; cách ứng xử và thể hiện qua nét mặt, cử chỉ lời nói. 
- Em rất cởi mở, thân thiện với bạn bè, biết cách giao tiếp và hợp tác với các bạn mới. 
- Em còn rụt rè và rất lúng túng khi nói chuyện với cô giáo mới. Em hãy mạnh dạn và bình tĩnh hỏi cô những điều em còn chưa rõ. Cô sẽ rất vui để giúp em. 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG TUẦN VỀ NĂNG LỰC 
TT 
Nội dung nhận xét 
Ví dụ về nhận xét 
và biện pháp hỗ trợ 
Tự học và giải quyết vấn đề 
Biểu hiện và hành vi hình thành, phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề: sự tự lực khi có công việc được giao; có thể tự học hay cần sự giúp đỡ để có thể tự học; có thể tự thực hiện được nhiệm vụ học tập hay không; có tự đánh giá và báo cáo được kết quả khi được yêu cầu; có tự tìm cách được hỗ trợ khi gặp công việc khó; vận dụng những điều đã học trong học tập cuộc sống; phát hiện và giải quyết các tính huống trong học tập, cuộc sống 
- Em rất tự lực trong học tập, cùng một số bạn khác tìm tòi lời giải các toán hay trên Toán Tuổi thơ 
- Khi tự học gặp vấn đề chưa biết em không nói ra. Em hãy trao đổi với bạn hoặc cô giáo nhé. 
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT TRONG TUẦN VỀ NĂNG LỰC 
LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN 
	- Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; 
	- Trong Thông tư không quy định số lần nhân xét hàng ngày, hàng tuần đối với mỗi học sinh là bao nhiêu. Song việc nhận xét phải kịp thời trong học tập và rèn luyện để học sinh hoàn thành và đạt được mục tiêu các hoạt động giáo dục đề ra. 
MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN 
ĐỐI VỚI CÁC MÔN HỌC (Viết vào vở hoặc phiếu bai tập) 
Môn học 
Số lần nhận xét tối thiểu/1 HS 
Toán 
1 lần/tuần 
TLV 
Tất cả các bài viết 
Chính tả (tập viết), LT&C, Ngoại ngữ, Mĩ thuật 
1 lần/tháng 
 Khoa học; ĐL&LS 
1 lần/tháng (Nếu có vở bài tập) 
Các môn còn lại 
Nhận xét bằng lời 
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ 
KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Các thầy giáo/cô giáo đọc bức thư sau rồi chia sẻ ý kiến của mình với mọi người: 
 “Gửi kèm theo đây là kết quả bài kiểm tra của các em. Chúng tôi rất tự hào về các em vì đã chứng tỏ được khả năng cũng như đã cố gắng hết mình trong tuần vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, những bài kiểm tra thế này không phải lúc nào cũng đánh giá được chính xác tất cả những gì khiến các em trở nên đặc biệt và là duy nhất. Những người đã tạo ra những bài kiểm tra này không biết rõ về từng em như các thầy cô giáo của các em, cũng như những gì tôi hy vọng về các em, và chắc chắn càng không thể biết rõ bằng gia đình của các em. 
	Họ không biết các em có thể làm thơ hay sáng tác bài hát, chơi thể thao, suy nghĩ về tương lai, hay chăm sóc cho em trai hoặc em gái của mình sau giờ học. Họ không biết các em đã từng tới những nơi tuyệt vời, hay các em kể chuyện rất hay, hoặc các em rất thích được giành thời gian cho gia đình và bạn bè. 
	Họ không biết các em rất đáng tin cậy, tốt bụng và chu đáo, và các em luôn cố gắng từng ngày để đạt kết quả tốt nhất... Điểm số của các em có thể nói lên điều gì đó, nhưng không thể nói lên mọi điều về các em. 
 	Vậy nên, các em hãy cảm thấy tự hào với kết quả của mình, và hãy nhớ rằng có rất nhiều cách khác để chứng tỏ các em là những người thông minh.” 
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC 
Qua bức thư trên, các thầy giáo/cô giáo cho biết một hay vài bài kiểm tra có thể đánh giá hết khả năng của học sinh được không ? 
 	Học sinh lớp 6 trường tiểu học Barowford ở Nelson, Lancashire (Anh) đã nhận được một bức thư vô cùng xúc động từ nhà trường gửi kèm với kết quả của bài kiểm tra Key Stage 2 (một bài kiểm tra gồm nhiều lĩnh vực như văn học, toán học, khoa học, lịch sử, địa lý...). Bức thư gửi đến thông điệp cho các em rằng “điểm số các em đạt được nói lên điều gì đó, nhưng không nói lên tất cả mọi điều về các em”. 
 	 Tuy nhiên việc kiểm tra định kì nhằm giúp giáo viên một phần trong việc đánh giáo quá trình học tập của học sinh. Đồng thời cũng là một kênh thông tin giúp các nhà quản lý năm bắt được việc dạy của thầy, việc học của trò? 
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
Đánh giá định kì cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì. 
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
	 Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh: 
a) Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; 
b) Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học; 
c) Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. . 
CẤU TRÚC ĐỀ KiỂM TRA ĐỊNH KÌ 
VÍ DỤ MÔN TOÁN LỚP 5 
 Số câu 
và số 
điểm 
Mức 1 
Mức 2 
Mức 3 
Tổng 
TNKQ 
TL 
TNKQ 
TL 
TNKQ 
TL 
TNKQ 
TL 
Số câu 
4 
1 
1 
1 
1 
5 
3 
Số điểm 
4,0 
1,0 
1,0 
2,0 
2,0 
5,0 
5,0 
TS 
điểm 
5 
3 
2 
10 
Tham khảo đề toán 5 trong tài liệu 
Sở GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể sau 
SỬ DỤNG 
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 
Một số điểm lưu ý khi kiểm tra định kì và xét hoàn thành chương trình lớp học và chương trình tiểu học 
1 . Đối với học sinh có kết quả kiểm tra bất thường: GV tự kiểm tra lại 
2. Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học: giáo viên lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh; đánh giá bổ sung để xét Hoàn thành chương trình lớp học . (Tối đa kiểm tra lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày) 
3. Đối với học sinh sau đánh giá bổ sung để xét Hoàn thành chương trình lớp học vẫn chưa hoàn thành 1 môn nào đó thì Hiệu trưởng quyết định cho lên lớp hay ở lại lớp. Nếu cho lên, GV lớp trên tiếp tục giúp đỡ để học sinh hoàn thành (Học bạ cuối năm để trống, để GV lớp trên ghi sau) 
Một số điểm lưu ý khi kiểm tra định kì và xét hoàn thành chương trình lớp học và chương trình tiểu học 
4. Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình tiểu học : 
G iáo viên lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh; đánh giá bổ sung để xét Hoàn thành chương trình tiểu học. (Tối đa kiểm tra lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày – Không phải thành lập Hội đồng ra đề và cũng không phải có thành phần trường THCS tham gia nghiệm thu) 
UBND HUYỆN GIA LỘCPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
TẬP HUẤN 
NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ ĐÁNH GIÁ 
HỌC SINH TIỂU HỌC 
(Theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014) 
THỰC HÀNH 
GHI SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
VÀ HỌC BẠ 
THỰC HÀNH 
ĐÁNH GIÁ 
THƯỜNG XUYÊN 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nang_cao_nang_luc_ve_danh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_ph.ppt