Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 2: Chi phí và giá thành

Khái niệm

Chi phí những hao phí lao động

sống và lao động vật hóa cho sản xuất

kinh doanh trong một kỳ kinh doanh

nhất định và được biểu hiện bằng tiền.

Phân loại chi phí

Một số cách phân loại chi phí:

- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt

động

- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi

phí

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với các

khoản mục trên báo cáo tài chính

- Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định

 

pdf 38 trang kimcuc 7840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 2: Chi phí và giá thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 2: Chi phí và giá thành

Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 2: Chi phí và giá thành
04-03-2012
1
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Tp. HCM, tháng 3/2012
1
CHƯƠNG 2: CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH
CHI PHÍ
Khái
niệm
Phân loại chi phí
- Phân loại chi phí theo
chức năng hoạt động
- Phân loại chi phí theo
cách ứng xử của chi phí
- Phân loại chi phí theo
mối quan hệ với các
khoản mục trên báo cáo
tài chính
- Phân loại chi phí nhằm
mục đích ra quyết định
GIÁ THÀNH
Khái
niệm
Phân
loại Phương pháp
kế toán chi phí
và xác định
giá thành
- Xác định chi phí
theo công việc
- Xác định chi phí
theo quá trình sản
xuất
2
Kế toán quản trị
Kế toán tài chính
Chi phí
2.1. CHI PHÍ
3
04-03-2012
2
2.1.1. Khái niệm
Chi phí những hao phí lao động
sống và lao động vật hóa cho sản xuất
kinh doanh trong một kỳ kinh doanh
nhất định và được biểu hiện bằng tiền.
4
2.1.2. Phân loại chi phí
Một số cách phân loại chi phí:
- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt
động
- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi 
phí
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với các
khoản mục trên báo cáo tài chính
- Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết
định
5
Chi phí
Chi phí
sản xuất
Chi phí ngoài
sản xuất
2.1.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
6
04-03-2012
3
Chi phí sản
xuất
Chi phí
Nguyên vật
liệu trực tiếp
Chi phí nhân
công trực tiếp
Chi phí sản
xuất chung
a. Chi phí sản xuất
7
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biểu hiện
bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành
thực thể của sản phẩm và những loại nguyên vật
liệu có tác dụng phụ, nó kết hợp với những nguyên
vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm.
8
Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp
sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Lao động của họ
gắn liền với việc sản xuất ra sản phẩm, sức lao
động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm
do họ sản xuất ra. 
9
04-03-2012
4
Chi phí sản xuất chung (TK 627)
Chi phí sản xuất chung là những
khoản chi phí liên quan đến việc quản
lý sản xuất và phục vụ sản xuất tại
phân xưởng. 
10
a. Chi phí sản xuất
CHI PHÍ
NHÂN CÔNG
Gián tiếp
Trực tiếp
CHI PHÍ
NHÂN CÔNG
TRỰC TIẾP
CHI PHÍ 
CHUYỂN ĐỔI
CHI PHÍ
NGUYÊN 
VẬT LIỆU
Chi phí khác
Trực tiếp
Gián tiếp
CHI PHÍ
NVL
TRỰC TIẾP
CHI PHÍ SẢN 
XUẤT 
CHUNG
CHI PHÍ
BAN ĐẦU
11
b. Chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài
sản xuất
Chi phí bán hàng
(TK 641)
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
(Tk 642)
12
04-03-2012
5
Chi phí bán hàng (TK 641)
những chi phí đảm bảo cho việc thực
hiện chiến lược và chính sách bán hàng của
doanh nghiệp. Khoản mục chi phí bán hàng
bao gồm: 
13
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642)
Khoản mục chi phí này bao gồm tất cả các chi 
phí liên quan đến công việc hành chánh, quản trị ở 
phạm vi toàn doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí quản
lý doanh nghiệp bao gồm cả những chi phí mà
không thể ghi nhận vào những khoản mục chi phí
nói trên. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp
thường bao gồm:
14
 Ví dụ: 
BÁO CÁO CHI PHÍ THEO KHOẢN MỤC
Công ty Sao Mai
Năm 201X
Yếu tố chi phí Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15.340.000 51,13
Chi phí nhân công trực tiếp 5.670.000 18,90
Chi phí sản xuất chung 3.815.000 12,72
Chi phí bán hàng 2.690.000 8,97
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.230.000 7,43
Chi phí khác 255.000 0,85
Cộng 30.000.000 100
15
04-03-2012
6
Bài tập vận dụng: 
Bài tập 1: Phân loại các loại chi 
phí sau theo chức năng hoạt
động:
 Chi phí nhân công trực tiếp
 Chi phí kiểm tra chất lượng sản
phẩm
 Chi phí khấu hao máy móc sản
xuất
 Chi phí thuê máy móc sản xuất
 Chi phí quảng cáo
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 Chi phí hoa hồng bán hàng
 Chi phí xăng dầu chạy xe giao
hàng
 Chi phí lương nhân viên kế toán
 Chi phí bảo trì máy móc sản xuất
 Chi phí điện chạy máy sản xuất
 Chi phí lương kỹ sư thiết kế sản
phẩm
 Chi phí lương quản lý các cấp
 Lương giám sát phân xưởng
 Khấu hao nhà xưởng
 Khấu hao xe hơi của Hội đồng
quản trị và ban giám đốc
 Tiền lương của nhân viên tiếp thị
 Tiền thuê phòng để tổ chức hội
nghị khách hàng hàng năm
16
Bài tập vận dụng 2:
Một doanh nghiệp chuyên sản xuất ghế đệm, giường đệm có tài
liệu sau đây, thu thập được về tình hình sản xuất ghế, giường đệm
trong tháng 8/200X như sau: Đơn vị tính: 1.000đ
1. Chi phí nguyên vật
liệu, bao gồm:
Gỗ thông 10.000
Gỗ dổi 15.000
Gỗ lim 15.000
Gỗ chò chỉ 5.000
Lò xo 5.000
Đệm lót 3.000
Chỉ 1.000
Ốc vít 100
Đinh 200
Dầu máy 50
2. Chi phí nhân công, bao gồm:
Thợ mộc bậc 3 15.000
Thợ mộc bậc 4 20.000
Thợ mộc bậc 5 21.000
Thợ mộc bậc 6 20.000
Thợ bọc đệm 50.000
Bảo vệ phân xưởng 1.000
Giám sát viên 2.500
Nhân viên gác cổng phân xưởng 1.000
Nhân viên bán hàng 20.000
Tổng cộng 150.50017
Yêu cầu:
1. Xác định tổng chi 
phí sản xuất trong
tháng 8/200X của
doanh nghiệp.
2. Cho biết chi phí
sản xuất sản phẩm, 
chi phí ban đầu chi 
phí chuyển đổi và chi 
phí ngoài sản xuất.
3. Các khoản chi phí khác, bao gồm:
Tìền thuê phân xưởng 4.000
Khấu hao thiết bị phân xưởng 950
Chi phí điện thoại phân xưởng 600
Chi phí sử dụng điện phân xưởng 2.000
Tiền thuê văn phòng doanh nghiệp 5.000
Khấu hao xe vận tải giao hàng 1.200
Khấu hao thiết bị văn phòng 500
Tổng cộng
14.250
18
04-03-2012
7
2.1.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Chi phí
Biến phí Định phí Chi phíhỗn hợp
19
Biến phí
Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay
đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, mức độ hoạt động
ở đây có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng
sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành,
Biến phí sản xuất có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
- Biến phí đơn vị sản phẩm thường ổn định, không
thay đổi.
- Tổng biến phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay
đổi.
- Biến phí bằng 0, khi doanh nghiệp không có hoạt
động.
20
Đồ thị
21
04-03-2012
8
Biến phí gồm:
- Biến phí tỷ lệ
- Biến phí cấp bậc
22
Biến phí tỷ lệ
Là biến phí mà sự biến động của chúng thay
đổi tỷ lệ thuận và biến động tuyến tính với
mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa
hồng bán hàng, chi phí bao bì đóng gói,...
23
Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là loại chi phí không biến đổi
liên tục so với sự biến động liên tục của mức
độ hoạt động. Mức hoạt động phải đạt đến
một mức độ nào đó mới dẫn đến sự biến động
về chi phí. Ví như như lương thợ bảo trì, chi
phí điện năng, Y=a1xi
Mức độ hoạt động
y3
y2
y1
x1 x2 x3 x4
24
04-03-2012
9
b. Định phí
Định phí là những khoản chi phí không đổi khi mức
độ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
thay đổi. 
Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa hoạt động tối
thiểu và mức độ hoạt động tối đa mà doanh nghiệp dự
định sản xuất.
Định phí có 2 đặc điểm cơ bản sau đây:
- Tổng định phí giữ nguyên khi mức độ hoạt động
thay đổi trong phạm vi phù hợp.
- Định phí một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản
lượng thay đổi trong phạm vi phù hợp.
25
Đồ thị định phí
26
Định phí gồm có 2 loại:
- Định phí bắt buộc
- Định phí tùy ý
27
04-03-2012
10
Định phí bắt buộc
Định phí bắt buộc là những loại chi phí liên quan đến
sử dụng tài sản dài hạn như khấu hao tài sản cố định, 
chi phí bảo dưỡng, máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở
hạ tầng, và chi phí liên quan đến lương của các nhà
quản trị gắn liền với cấu trúc tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp. 
Định phí bắt buộc có 2 đặc điểm sau đây:
- Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp;
- Chúng không thể cắt giảm toàn bộ trong một thời
gian ngắn.
28
Định phí tùy ý
là những định phí có thể thay đổi trong từng
kỳ dự toán của doanh nghiệp, do hành động của
nhà quản trị quyết định số lượng định phí này
trong từng kỳ kinh doanh. Ví dụ: chi phí quảng
cáo, chi nghí nghiên cứu, chi phí đào tào, giao
tế,
Định phí không bắt buộc có hai đặc điểm sau:
- Có bản chất ngắn hạn
- Có thể giảm trong những trường hợp cụ
thể.
29
Giữa định phí không bắt buộc và định phí bắt buộc có sự khác
nhau như sau:
Định phí bắt buộc Định phí không bắt buộc
Gắn liền với kế hoạch dài hạn Gắn liền với kế hoạch ngắn hạn
Chịu sự ràng buộc, ổn định trong nhiều
năm
Là mức chi phí hàng năm của doanh
nghiệp
Không thể cắt bỏ, thay đổi trong ngắn hạn Có thể tăng, giảm, hoặc cắt bỏ trong một
thời gian ngắn
Giữa định phí không bắt buộc với biến phí cấp bậc khác nhau sau:
Định phí không bắt buộc Biến phí cấp bậc
Khó thay đổi hơn Có thể điều chỉnh, thay đổi nhanh
khi các điều kiện sản xuất kinh
doanh thay đổi
Tùy trường hợp và phụ thuộc vào
nhà quản trị
Tăng giảm khi mức độ hoạt động
tăng giảm
30
04-03-2012
11
c. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả yếu tố
biến phí lẫn định phí.
Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp
thường được biểu hiện như là định phí.
Ở mức độ hoạt động quá mức căn bản, nó lại
được biểu hiện đặc điểm của biến phí.
Ví dụ: chi phí điện thoại, điện, nước, sửa
chữa, bảo dưỡng, vận chuyển,
31
Về mặt toán học, phương trình tuyến tính
dụng dự đoán chi phí hỗn hợp có dạng sau:
Y = ax + b
Trong đó:
Y: chi phí hỗn hợp cần phân tích
b: tổng định phí cho mức độ hoạt động trong
kỳ
a: biến phí cho một đơn vị hoạt động
x: số lượng đơn vị của mức độ hoạt động
32
Các phương pháp phân tích chi phí hỗn
hợp thành định phí và biến phí
- Phương pháp cực đại – cực tiểu
- Phương pháp đồ thị phân tán
- Phương pháp bình phương nhỏ nhất
33
04-03-2012
12
- Phương pháp cực đại – cực tiểu
Để tiến hành phương pháp này, ta tiền hành qua 4 
bước như sau:
Bước 1: Xác định mức chênh lệch chi phí ở mức độ
hoạt động cao nhất và mức độ hoạt động thấp nhất.
Bước 2: Xác định mức chênh lệch giữa 2 mức độ
hoạt động ở hai điểm cao nhất và thấp nhất.
Bước 3: Lấy mức chênh lệch chi phí chia cho mức
chênh lệch của mức độ hoạt động để xác định yếu tố
biến phí.
Bước 4: Yếu tố định phí được xác định bằng cách lấy
tổng chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất hoặc thấp
nhất trừ đi tổng biến phí ở mức độ hoạt động tương ứng
34
Ví dụ minh họa:
Có tài liệu về chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị của công ty A được
xem xét dưới đây theo phạm vi phù hợp từ 5.000 – 8.000 giờ công
lao động trực tiếp và tiến hành thu thập trong 8 tháng, như sau:
Tháng Giờ lao động trực 
tiếp (giờ)
Chi phí bảo dưỡng
(ngàn đồng)
1 5.500 740
2 7.000 825
3 5.000 700
4 6.500 810
5 7.500 950
6 8.000 1.000
7 6.000 810
8 6.300 730
Yêu cầu:
1. Vận dụng phương
pháp cực đại – cực
tiểu xây dựng phương
trình dự đoán chi phí
theo tài liệu trên.
2. Vẽ đồ thị của
phương trình dự đoán
chi phí trên.
35
Bước 4: Xác định tổng định phí của chi phí bảo dưỡng
1.000 – (8.000 x 0,1) = 200
Từ kết quả này ta có phương trình của chi phí bảo dưỡng có dạng:
Y = 0,1x + 200 
1. Xây dựng phương trình dự đoán chi phí
Bước 1: Xác định mức chênh lệch chi phí bảo dưỡng
Chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất – chi phí ở mức độ hoạt động thấp nhất
= 1.000 – 700 = 300 (ngàn đồng)
Bước 2: Xác định mức chênh lệch số giờ công lao động trực tiếp
Mức độ hoạt động cao nhất – mức độ hoạt động thấp nhất
= 8.000 – 5.000 = 3.000 (giờ)
Bước 3: Xác định chi phí bảo dưỡng (biến phí của 1giờ lao động trực tiếp)
Biến phí đơn
vị hoạt động =
Chi phí ở mức độ hoạt
động cao nhất -
Chi phí ở mức độ 
hoạt động thấp nhất
Mức độ hoạt động cao nhất - Mức độ hoạt độngthấp nhất
Biến phí cho 1 giờ lao
động trực tiếp =
300 = 0,13.000
36
04-03-2012
13
Phương pháp đồ thị phân tán (tham khảo)
Giống như phương pháp cực đại – cực tiểu, phương
pháp đồ thị phân tán đòi hỏi phải có các số liệu về mức
độ hoạt động đã được thống kê qua các thời kỳ của hoạt
động kinh doanh và cuối cùng đi đến xây dựng phương
trình dự đoán về chi phí hỗn hợp có dạng
Y = ax + b
Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp mà
việc phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị biểu diễn
tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ hoạt động.
37
Để tiến hành phương pháp này, ta tiến hành qua 4 bước như sau:
Bước 1: Đánh dấu các điểm trên đồ thị thể hiện mối tương quan
giữa chi phí với mức độ hoạt động trong từng thời điểm nghiên
cứu
Bước 2: Kẻ một đường biểu diễn trên đồ thị phân chia tất cả các
điểm đã được đánh dấu thành hai phần bằng nhau về số lượng, 
đường biểu diễn này sẽ đại diện cho tất cả các điểm.
Bước 3: Đường biểu diễn được kẻ ở trên được gọi là đường hồi quy. 
Đường hồi quy chính là đường của các mức trung bình. Trong đó, 
mức trung bình của định phí được biểu diễn bởi giao điểm giữa
đường hồi quy và trục tung. Mức trung bình của biến phí tính cho
một đơn vị mức độ hoạt động sẽ được phản ánh theo độ dốc của
đường biểu diễn như sau:
Xác định tổng chi phí của điểm nằm trên đường hồi quy (hoặc điểm
gần đường hồi quy nhất), lấy tổng chi phí trừ cho định phí và lấy
kết quả này chia cho mức hoạt động tại điểm này sẽ được biến
phí tính cho một đơn vị hoạt động.
Bước 4: Xây dựng phương trình tuyến tính y = ax + b. Căn cứ vào
kết quả đã xác định ở bước 3, ta có phương trình của chi phí hỗn
hợp.
38
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
(least – squares regression method)
Căn cứ vào đặc tính chi phí hỗn hợp chúng ta thiết
lập phương trình chi phí hỗn hợp có dạng sau: 
y = ax + b
Khái niệm về bình phương nhỏ nhất có nghĩa là tổng
của các bình phương của các độ lệch giữa các điểm với
đường hồi quy là nhỏ nhất so với bất kỳ một đường biểu
diễn nào khác. Khảo sát chi phí hỗn hợp ở các mức độ
hoạt động khác nhau ta có hệ phương trình tuyến tính
như sau:
∑xy = a∑x2 + b∑x (1)
∑y = a∑x + nb (2)
Giải hệ phương trình trên ta sẽ xác định được các yếu
tố a và b, từ đó lập phương trình hồi quy thích hợp.
39
04-03-2012
14
Ví dụ minh họa:
Công ty Hoàng Gia có số liệu về chi phí động lực và số giờ máy
hoạt động trong năm như sau. Công ty muốn phân tích chi phí hoạt
động về động lực thành 2 yếu tố: định phí và biến phí. Hãy sử dụng
phương pháp bình phương nhỏ nhất để phân tích chi phí hỗn hợp
của công ty Hoàng Gia. Tháng Số giờ máy (1.000h) Chi phí động lực 
(1.000đ)
1 5 2.000
2 6 2.200
3 7 2.500
4 9 2.900
5 10 3.000
6 8 2.800
7 7 2.600
8 6 2.700
9 9 2.900
10 10 3.100
11 8 2.700
12 7 2.400
Tổng 92 31.800
40
Ta có hệ phương trình:
Giải hệ phương trình trên, ta
tính được:
a = 185; b = 1.232,6
Vậy ta có phương trình về chi 
phí của công ty Hoàng Gia như
sau:
y = 185x + 1.231,6
Tháng Số giờ máy
(1.000h)
Chi phí
động lực
(1.000đ)
xy x2
1. 5 2.000 10.000 25
2. 6 2.200 13.200 36
3. 7 2.500 17.500 49
4. 9 2.900 26.100 81
5. 10 3.000 30.000 100
6. 8 2.800 22.400 64
7. 7 2.600 18.200 49
8. 6 2.700 16.200 36
9. 9 2.900 26.100 81
10. 10 3.100 31.000 100
11. 8 2.700 21.600 64
12. 7 2.400 16.800 49
Tổng 92 31.800 249.100 734
Bài giải
249.100 734 92 (1)
31.800 92 12 (2)
a b
a b
41
42
04-03-2012
15
2.1.2.3. Phân loại chi phí theo các khoản
mục trên báo cáo tài chính
- Chi phí thời kỳ
- Chi phí sản phẩm
43
a. Chi phí thời kỳ (period costs)
Chi phí thời kỳ là những chi 
phí phát sinh và ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận trong
một kỳ kế toán. 
44
b. Chi phí sản phẩm (product costs)
Chi phí sản phẩm là những chi phí
gắn liền với sản phẩm được sản xuất
ra hoặc được mua vào trong kỳ.
45
04-03-2012
16
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
(Doanh nghiệp sản xuất
1. Doanh thu
2. Giá vốn hàng bán
a. Giá thành t ...  ba yếu tố chi phí cơ bản là: chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
71
Quá trình vận động của chứng từ
ĐƠN ĐẶT 
HÀNG
LỆNH SẢN 
XUẤT
PHIẾU XUẤT 
KHO NVL
PHIẾU THEO 
DÕI LAO ĐỘNG
MỨC PHÂN BỔ 
CPSXC
PHIẾU CHI 
PHÍ THEO 
CÔNG VIỆC
Chi phí sản
xuất từng đơn
đặt hàng
Chi phí đơn
vị sản phẩm
Chi phí sản
phẩm chưa
hoàn thành
Giá vốn
hàng hóa
72
04-03-2012
25
MẪU SỐ 1: PHIẾU CHI PHÍ THEO CÔNG VIỆC
Tên khách hàng: Tên doanh nghiệp: Số hiệu đơn đặt hàng:
Địa chỉ: Phiếu chi công việc: Tổng chi phí hoàn tất:
Loại sản phẩm: Ngày đặt hàng:
Mã số công việc: Ngày kết thúc:
Số lượng sản phẩm: Ngày giao hàng:
Phân xưởng I Phân xưởng II Tổng hợp
Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp
Ngày Phiếu xuất kho số Thành tiền Ngày Phiếu xuất kho số Thành tiền - Phân xưởng I
- Phân xưởng II
- Tổngcộng
Phân xưởng I Phân xưởng II Tổng hợp
Chi phí NC trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí NC trực tiếp
Ngày
Phiếu theo dõi lao
độngsố Thành tiền Ngày
Phiếu theo
dõi lao động số Thành tiền - Phân xưởng I
- Phân xưởng II
- Tổngcộng
Phân xưởng I Phân xưởng II Tổng hợp
Chi phí SXC phân bổ Chi phí SXC phân bổ Chi phí SXC phân bổ
Ngày Tỷ lệ Căn cứ phân bổ Thành tiền Ngày Tỷ lệ Căn cứ phân bổ
Thành 
tiền Phân xưởng I
Phân xưởng II
Tổngcộng73
2.3.1.2. Kế toán xác định chi phí theo công việc
Hệ thống tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung
Tài khoản 154, 631 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 155 – Thành phẩm: phản ánh giá trị hoàn thành
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán: phản ánh giá vốn của
sản phẩm đã được tiêu thụ
74
Dòng chi phí trong phương pháp xác
định chi phí theo công việc
Chi phí sản
xuất
(TK 621, 
622, 627)
Chi phí SXKD 
dở dang
(TK 154 hoặc
631)
Thành phẩm
tổn kho
(TK 155)
Phân
bổ
Hoàn
thành
Tiêu
thụ
Giá vốn
hàng bán
(TK 632)
75
04-03-2012
26
Trình tự hoạch toán chi phí sản xuất theo công việc:
1. Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán ghi
nhận:
Nợ TK 621
Có TK 152
Khi kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán sẽ ghi nhận:
Nợ TK 154 hoặc TK 631
Có TK 621
2. Chi phí nhân công trực tiếp, căn cứ vào bảng lương, kế
toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334, TK 338
Khi kết chuyển vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang, kế toán sẽ ghi nhận:
Nợ TK 154 hoặc TK 631
Có TK 622 76
Chi phí sản xuất chung phát sinh, kế toán sẽ ghi nhận:
Nợ TK 627
Có TK 152, 153, 214, 334, 338,
Khi kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản chi 
phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán sẽ ghi nhận:
Nợ TK 154 hoặc TK 631
Có TK 627
Chi phí sản xuất chung có 2 dạng: 
- Chi phí sản xuất chung phân bổ
- Chi phí sản xuất chung thực tế
3. Chi phí sản xuất chung:
77
Chú ý: Khi phân bổ chi phí sản xuất chung, 
nếu số phân bổ thừa hoặc thiếu thì có các
cách giải quyết sau:
- Nếu số chênh lệch ít thì phân bổ cả mức
chênh lệch đó vào tài khoản giá vốn hàng
bán (TK632)
- Nếu số chênh lệch lớn thì số chênh lệch đó
sẽ được phân bổ vào các tài khoản theo tỷ
lệ số dư của ba tài khoản: chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang (TK 154), thành phẩm
(TK 155) và giá vốn hàng bán (TK 632)
78
04-03-2012
27
Khi đơn đặt hàng thực hiện xong, sản phẩm
hoàn thành được chuyển vào kho thành phẩm, 
kế toán sẽ ghi nhận:
Nợ TK 155
Có TK 154 hoặc 631
Khi thành phẩm được chuyển giao cho khách
hàng, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 632
Có TK 155
79
Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành theo
công việc
TK 154
TK 155
TK 632
TK 152
TK 334, 338
TK có liên quan
TK 621
TK 622
TK 627
80
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
 Hệ số phân bổ chi phí sản xuất
chung dựa trên mối quan hệ giữa chi
phí chung ước tính hàng năm và hoạt
động sản xuất dự tính hàng năm,
được thể hiện dưới dạng cơ sở tính
toán chung.
 Cơ sở tính toán chung có thể
được tính toán thông qua chi phí
nhân công trực tiếp, số giờ lao động
trực tiếp, số giờ máy móc hoạt động,
hoặc bất cứ một thước đo trên cơ sở
tương đương nào khác có thể giúp
phân bổ chi phí chung vào công việc.
81
04-03-2012
28
Việc sử dụng Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung
cho phép doanh nghiệp xác định gần đúng tổng chi 
phí của mỗi công việc khi công việc đó hoàn thành. 
Hệ số
phân bổ
chi phí
sản xuất
chung
=
Chi phí
chung
ước tính
hàng
năm

Hoạt
động sản
xuất dự
tính
hàng
năm
82
Tại công ty sản xuất Wallace, chi phí nhân
công trực tiếp là cơ sở tính toán. Giả sử:
Chi phí sản xuất chung hàng năm ước tính là
280.000đ
chi phí nhân công trực tiếp là: 350.000, 
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung:
(280.000  350.000) x 100% = 80%
Điều đó có nghĩa là cứ mỗi một 1.000đ chi phí
nhân công trực tiếp phát sinh, sẽ có 800đ chi phí
sản xuất chung được phân bổ vào công việc đó.
83
Ví dụ minnh họa
Công ty Oliva ước tính rằng chi phí sản xuất
chung hàng năm vào khoảng $300.000. Cơ sở
tính toán để ước tính hoạt động hàng năm là:
chi phí nhân công trực tiếp $500.000; số giờ lao
động trực tiếp 50.000; và số giờ máy chạy
100.000. Hãy tính hệ số phân bổ chi phí sản
xuất chung theo mỗi cơ sở trên.
84
04-03-2012
29
Ví dụ minh họa
85
2.3. Phương pháp kế toán chi phí
và xác định giá thành
2.3.1. Phương pháp
xác định chi phí
theo công việc
2.3.2. Phương pháp
xác định chi phí
theo quá trình
sản xuất
86
2.3.2. Phương pháp xác định chi phí theo
quá trình sản xuất
2.3.2.1. Nội dung
phương pháp
Phương pháp này thường
được áp dụng đối với những
doanh nghiệp sản xuất
hàng loạt một loại sản
phẩm, sản phẩm trải qua
nhiều công đoạn sản xuất
khác nhau.
87
04-03-2012
30
Đặc điểm:
- Sản phẩm có cùng kích cỡ, hình thái.
- Sản phẩm có kích cỡ nhỏ, đơn vị đo lường
thường là gr, kg, lít, cái, viên, ống, vỉ,
- Giá trị sản phẩm thường thấp, như vở học
sinh, đường, sữa,
- Sản phẩm được đặt mua sau khi sản xuất.
Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất đại
trà, rồi sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đối tượng tập hợp chi phí: là các công
đoạn sản xuất hoặc từng bộ phận sản xuất khác
nhau của doanh nghiệp.

88
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh
trong từng phân xưởng gắn liền với quá trình sản xuất
liên tục của sản phẩm từ phân xưởng này đến phân
xưởng khác.
- Mỗi phân xưởng (công đoạn) sản xuất phải có tài
khoản – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang riêng để
tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng (hay công
đoạn) sản xuất.
- Trên cơ sở đó, xác định chi phí đơn vị của phân
xưởng hay công đoạn sản xuất đó. Tất cả chi phí sẽ
được tập hợp và trình bày trên báo cáo sản xuất của
từng phân xưởng.
89
- Chi phí sản xuất của từng phân xưởng bao gồm: chi
phí sản xuất trực tiếp phát sinh ở phân xưởng cộng với
chi phí sản xuất của thành phẩm từ phân xưởng khác
chuyển sang.
- Bán thành phẩm của phân xưởng trước sẽ là đối
tượng chế biến của phân xưởng tiếp theo của doanh
nghiệp. Thành phẩm của phân xưởng cuối cùng chính là
thành phẩm của doanh nghiệp và nó được chuyển nhập
kho và tiêu thụ.
90
04-03-2012
31
Quy trình sản xuất của công ty sản xuất nước
đóng chai Coca – cola 
Ví dụ một số công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí theo quá
trình trên thế giới như: Coca – cola, Pepsi, Shell, Intel, Dupont,
Quy
trình
sản
xuất
Pha trộn
Đóng
chai
Đóng
gói
91
Dòng phân bổ chi phí theo quá trình
92
2.3.1.2. Kế toán xác định chi phí theo công việc
Hệ thống tài khoản sử dụng:
Tải khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tải khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung
Tài khoản 154, 631 – Chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang
Tài khoản 155 – Thành phẩm
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
93
04-03-2012
32
Dòng chi phí của giá thành trong phương
pháp xác định chi phí theo quá trình
Chi phí sản xuất
Nguyên
vật liệu
Nhân
công
Sản xuất
chung
Phân
bổ
Thành phẩm tồn kho
Kết
chuyển
giá vốn
hàng
bán
Giá vốn hàng bán
Chi phí SX dở dang 
Phân xưởng I
Chi phí SX dở dang 
Phân xưởng II
Giá thành
sản phẩm
hoàn
chỉnh
94
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nếu nguyên vật liệu xuất kho cho phân xưởng nào thì ghi Nợ tài
khoản – chi phi sản xuất kinh doanh dở dang của phân xưởng đó. 
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán sẽ ghi nhận:
Nợ TK 621 – NVL trực tiếp, phân xưởng sản xuất I, II
Có TK 152
Khi kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản
chi phi sản xuất kinh doanh dở dang cho từng phân xưởng, kế toán
sẽ ghi nhận:
1a. Nợ TK 154 – phân xưởng I
Có TK 621 – phân xưởng I
1b. Nợ TK 154 – phân xưởng II
Có TK 621 – phân xưởng II
95
2. Chi phí nhân công trực tiếp:
Căn cứ vào bảng tiền lương của từng phân xưởng để xác định
chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng trong kỳ, kế toán
ghi nhận:
Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp, phân xưởng I, II
Có TK 334, 338
Khi kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang, kế toán ghi nhận:
2a. Nợ TK 154 – phân xưởng I
Có TK 622 – phân xưởng I
2b. Nợ TK 154 – phân xưởng II
Có TK 622 – phân xưởng II
96
04-03-2012
33
3. Chi phí sản xuất chung
Khi chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng phân
xưởng (công đoạn) sản xuất, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 154– chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phân
xưởng I, II
Có TK 627 – chi tiết cho từng phân xưởng
97
4. Phản ánh sự vận động của sản phẩm
Nếu giá trị sản phẩm hoàn thành được chuyển từ phân xưởng (công
đoạn) sản xuất I sang phân xưởng (công đoạn) sản xuất II kế
tiếp để tiếp tục chế biến, kế toán ghi nhận:
Nợ TK – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phân xưởng II
Có TK – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phân xưởng I
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp được chế biến trải qua nhiều phân
xưởng (công đoạn) sản xuất kế tiếp nhau, kế toán ghi nhận:
Nợ TK – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phân xưởng n
Có TK – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phân xưởng (n-1)
98
5. Nếu giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đã hoàn
thành ở phân xưởng hay công đoạn sản xuất cuối
cùng và nhập kho thành phẩm, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 155 – thành phẩm
Có TK - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phân
xưởng n
6. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được bán, tiêu thụ, 
kế toán ghi nhận:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
99
04-03-2012
34
Lập báo cáo sản xuất
Báo cáo sản xuất gồm có 5 phần chính sau
đây:
Phần 1: Kê khai số lượng sản xuất trong kỳ
Phần 2: Kê khai số lượng sản xuất chuyển đi
và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phần 3: Kế toán chi phí sản xuất
Phần 4: Tính toán chi phí đơn vị sản xuất
Phần 5: Phân bổ chi phí sản xuất, tính giá
thành sản phẩm hoàn thành.
100
Đối với việc kê khai số lượng sản xuất và
số lượng sản phẩm tương đương
Số
lượng
SP 
đầu
kỳ
+
Số lượng SP 
mới được đưa
vào sản xuất
trong kỳ
=
Số lượng
SP hoàn
thành
trong kỳ
+
Số lượng
SP dở
dang 
cuối kỳ
101
Số lượng sản phẩm tương đương: là số
lượng sản phẩm quy đổi của sản phẩm hay
công việc thực hiện cho khối lượng dở dang
trong kỳ căn cứ trên tỷ lệ hoàn thành của từng
yếu tố sản xuất so với thành phẩm của phân
xưởng đó.
102
04-03-2012
35
Ví dụ: Ở phân xưởng I của Công ty Mora có
2.000 đơn vị sản xuất dở dang cuối kỳ với mức
độ hoàn thành chung là 20%.
Như vậy, số sản phẩm tương đương so với
thành phẩm của phân xưởng I đối với 2.000 đơn
vị sản phẩm này là: 2.000 x 20% = 400
103
Có hai phương pháp xác định số lượng sản
phẩm tương đương:
- Phương pháp bình quân
- Phương pháp nhập trước xuất trước
104
Xác định số lượng sản phẩm tương đương
theo phương pháp bình quân:
số lượng sản phẩm
tương đương của
phân xưởng (công
đoạn) sản xuất
=
số lượng sản phẩm
hoàn thành của
phân xưởng (công
đoạn) sản xuất
+
số lượng sản phẩm
hoàn thành tương
đương của SP dở
dang cuối kỳ
số lượng sản phẩm hoàn
thành tương được của
SP dở dang cuối kỳ
=
Sản lượng
SP dở dang 
cuối kỳ
X
Tỷ lệ % hoàn
thành của SP dở
dang cuối kỳ
105
04-03-2012
36
Xác định số lượng sản phẩm tương đương theo phương
pháp nhập trước – xuất trước (FIFO)
Việc tính toán sản phẩm hoàn thành tương đương được chi làm 3 nhóm:
Nhóm 1: sản phẩm dở dang đầu kỳ được tiếp tục chế biến và hoàn
thành cuối kỳ. 
Số lượng sản phẩm
tương đương của sản
phẩm dở dang đầu kỳ
=
Số lượng sản
phẩm dở dang 
đầu kỳ
X
Tỷ lệ chế
biến chưa
thực hiện
Nhóm 2: sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ và hoàn thành cuối kỳ
Số lượng sản phẩm tương đương
của sản phẩm đưa vào sản xuất
trong kỳ và hoàn thành cuối kỳ
=
Số lượng sản phẩm đưa
vào sản xuất trong kỳ và
hoàn thành cuối kỳ
Nhóm 3: sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ và dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm tương
đương của sản phẩm đưa
vào sản xuất trong kỳ và dở
dang cuối kỳ
=
Số lượng sản phẩm
đưa vào sản xuất
trong kỳ và dở dang 
cuối kỳ
X
Tỷ lệ chế biến
đã thực hiện
106
Chú ý: 
Đối với các loại chi phí phát sinh từ đầu của quá trình
sản xuất tham gia trong sản phẩm hoàn thành và sản
phẩm dở dang cùng mức độ như chi phí nguyên vật liệu
chính, chi phí bán thành phẩm giai đoạn trước, tỷ lệ
hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100%
Đối với các loại chi phí phát sinh theo mức độ sản
xuất và tham gia trong sản phẩm hoàn thành và sản
phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành như chi phí chế
biến trong giai đoạn, chi phí nhân công, chi phí sản xuất
chung, tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ
tùy theo mức độ đã hoàn thành.
107
Ví dụ: Công ty sản xuất Chip điện tử Y 
có tài liệu về sản xuất sản phẩm như sau:
1. Số lượng sản phẩm dở dang đầu
tháng 01/20XX là 100 sản phẩm A với
mức độ hoàn thành 40%. Số sản phẩm
này tiếp tục chế biến hoàn thành trong
tháng 2.
2. Số lượng sản phẩm đưa vào sản
xuất trong tháng 2 là 1.500 sản phẩm. 
Trong kỳ hoàn thành 1.300 sản phẩm và
còn dở dang cuối kỳ là 200 sản phẩm với
mức độ hoàn thành là 50%.
Tính số lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương theo phương pháp bình quân
và phương pháp FIFO.108
04-03-2012
37
Bài giải:
1. Theo phương pháp bình quân:
- Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
100 + 1.300 + 200 = 1.600 (sản phẩm)
- Đối với khoản mục chi phí chế biến (chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung):
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
100 + 1.300 + 200x50% = 1.500 (sản phẩm)
109
Theo phương pháp FIFO:
- Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của
sản phẩm dở dang đầu kỳ
100 x 0% 
= 0
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của
sản phẩm đưa vào sản xuất và hoàn thành cuối kỳ
1.300 x 100% 
= 1.300
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của
sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ và dở dang 
cuối kỳ
200 x 100% 
= 200
Tổng cộng 1.500 (sản phẩm)
110
- Đối với khoản mục chi phí chế biến:
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
của sản phẩm dở dang đầu kỳ
100 x 60% 
= 60
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 
của sản phẩm đưa vào sản xuất và hoàn 
thành cuối kỳ
1.300 x 100% 
= 1.300
Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 
của sản phẩm đưa vào sản xuất trong kỳ và 
dở dang cuối kỳ
200 x 50% = 
100
Tổng cộng 1.460 (sản phẩm)
111
04-03-2012
38
KẾT THÚC CHƯƠNG 2
112

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_ke_toan_quan_tri_chuong_2_chi_phi_va_gia_thanh.pdf