Bài giảng môn học Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán và kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp
Khái niệm
Tính giá các đối tượng kế toán là một
phương pháp kế toán nhằm tính toán giá trị
ghi sổ và biểu hiện bằng hình thức giá trị
tiền tệ của các đối tượng kế toán của đơn vị
theo những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản
của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Các nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến tính giá
• Nguyên tắc hoạt động liên tục
• Nguyên tắc giá gốc
• Nguyên tắc khách quan
• Nguyên tắc nhất quán
• Nguyên tắc thận trọng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán và kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn học Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán và kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp
2/12/2013 1 CHƯƠNG 4 TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 4 Mục tiêu: • Thứ nhất, hiểu vai trò và ý nghĩa, nguyên tắc và phương pháp của việc tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu. • Thứ hai, kế toán được một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong doanh nghiệp. 2/12/2013 2 KẾT CẤU I. TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 1.1. Khái niệm 1.2. Các nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến tính giá 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán 1.4. Yêu cầu của việc tính giá các đối tượng kế toán 1.5. Quy trình thực hiện tính giá các đối tượng kế toán 1.6. Tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu 1.6.1. Tính giá tài sản cố định 1.6.2. Tính giá hàng tồn kho II. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP I. TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 1.1. Khái niệm Tính giá các đối tượng kế toán là một phương pháp kế toán nhằm tính toán giá trị ghi sổ và biểu hiện bằng hình thức giá trị tiền tệ của các đối tượng kế toán của đơn vị theo những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. 2/12/2013 3 1.2. Các nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến tính giá • Nguyên tắc hoạt động liên tục • Nguyên tắc giá gốc • Nguyên tắc khách quan • Nguyên tắc nhất quán • Nguyên tắc thận trọng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán • Mức giá chung thay đổi • Yếu tố yêu cầu quản lý nội bộ và đơn giản hóa công tác kế toán 2/12/2013 4 1.4. Yêu cầu của việc tính giá các đối tượng kế toán • Thứ nhất, việc tính giá các đối tượng kế toán phải chính xác phù hợp với giá cả hiện thời, số lượng và chất lượng của tài sản. • Thứ hai, tính giá phải đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính toán giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế và giữa các thời kỳ khác nhau. 1.5. Quy trình thực hiện tính giá các đối tượng kế toán Xác định đối tượng tính giá Xác định chi phí cấu thành của đối tượng tính giá Tập hợp chi phí theo đối tượng tính giá Xác định giá trị thực tế của các đối tượng tính giá 2/12/2013 5 1.6. Tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu 1.6.1. Tính giá tài sản cố định 1.6.2. Tính giá hàng tồn kho 9 1.6.1. Tính giá tài sản cố định Tài sản cố đinh gồm: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Việc tính giá tài sản cố định được căn cứ trên cơ sở giá trị của tài sản cố định tài thời điểm bắt đầu đưa tài sản cố định vào sử dụng gọi là Nguyên giá. Nguyên giá tài sản cố định: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 10 2/12/2013 6 Đối với tài sản cố định do mua sắm: 11 Nguyên giá = Giá mua thực tế + Chi phí trước khi sử dụng Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, chi phí sửa chữa tân trang trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. Các khoản thuế, lệ phí trước bạ • Đối với tài sản cố định do xây mới: 12 Nguyên giá = Giá thành thực tế (quyết toán) + Chi phí trước khi sử dụng 2/12/2013 7 • Đối với tài sản cố định được cấp 13 Nguyên giá = Giá trị còn lại trong sổ của đơn vị cấp + Chi phí trước sử dụng • Đối với tài sản cố định được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh hoặc góp vốn cổ phần thì nguyên giá bao gồm giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận và các khoản chi phí trước khi sử dụng (kể cả các khoản lệ phí nếu có) • Đối với tài sản cố định vô hình thì nguyên giá là các là các chi phí thực tế mà Doanh nghiệp phải chi ra để mua bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất 14 2/12/2013 8 • Đối với tài sản cố định thuê tài chính 15 Nguyên giá = Giá trị hợp lý + Chi phí trước sử dụng Ví dụ vận dụng Tính giá TSCĐ trong các trường hợp sau: 1. Vào ngày 30.01.2012, Doanh nghiệp mua 1 hệ thống máy dệt liên hợp trị giá 120 triệu đồng. Chi phí lắp đặt, chạy thử là 15 triệu. Chi phí vận chuyển từ cảng về nhà máy là 2,5 triệu. 2. Công ty đưa vào sử dụng 1 cửa hàng mới xây với giá thành quyết toán là 1.500 triệu đồng. Các khoản phí và lệ phí đã nộp là 150 triệu. 3. Công ty A mua 1 phần mềm kế toán trị giá 9.500.000đ, chi phí đào tạo là 4.000.000đ, chi phí tài liệu kỹ thuật hướng dẫn là 1.000.000đ. Đĩa CD kèm theo là 200.000đ. 4. Công ty được tặng một máy tính với giá bán tham khảo trên website vatgia.vn là 17.650.000đ. Hội đồng giao nhận định giá là 15.000.000đ, chi phí vận chuyển về là 200.000đ 2/12/2013 9 Bài giải gợi ý 1.6.2. Tính giá hàng tồn kho Hàng tồn kho thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp là những tài sản: • Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; • Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. 2/12/2013 10 19 Số lượng và giá trị tồn kho đầu kỳ Số lượng xuất kho Giá trị xuất kho = ? Số lượng và giá trị nhập kho trong kỳ Số lượng tồn kho Giá trị tồn kho = ? Giá trị vật tư, hàng hóa có sẵn để dùng Giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho trong kỳ = Giá trị vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ + Giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho cuối kỳ 20 2/12/2013 11 Giá mua thực tế Giá mua thực tế của tài sản = Giá ghi trên hóa đơn của người bán + Chi phí mua - Chiết khấu thương mại, hàng trả lại, giảm giá (nếu có) 21 • Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: • Phương pháp kê khai thường xuyên • Phương pháp kiểm kê định kỳ. 22 2/12/2013 12 a. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Trị giá tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ - Giá trị xuất kho trong kỳ = Giá trị tồn kho cuối kỳ 23 Giá trị xuất kho trong kỳ • Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO – First In First Out), • Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO – Last In First Out), • Phương pháp thực tế đích danh • Phương pháp bình quân gia quyền. 24 2/12/2013 13 Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO – First In First Out) • Giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO – Last In First Out) • Giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. 26 2/12/2013 14 Phương pháp thực tế đích danh Hàng tồn kho xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy giá nhập kho của lần nhập kho đó làm giá xuất kho. Theo đó, giá xuất kho của phương pháp này được tính theo công thức: Xk = Qk x Ck Trong đó: Xk là giá trị xuất kho lần k Qk là số lượng nhập kho lần k Ck là đơn giá nhập kho lần k. 27 Ví dụ minh họa: Có các tài liệu về tình hình vật liệu tại một doanh nghiệp như sau: Vật liệu tồn kho đầu tháng 10/20x2 là 300kg, đơn giá 4.000đ/kg. Ngày 3/10 nhập kho 700kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 3.800đ/kg, chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 105.000đ, khoản giảm giá được hưởng là 35.000đ. Ngày 5/10 xuất kho 800kg để sử dụng. Ngày 10/10 nhập kho 1.000kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 3.920đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 160.000đ, khoản giảm giá được hưởng là 40.000đ. Ngày 13/10 nhập kho 200kg, giá nhập kho là 4.050đ/kg. Ngày 15/10 xuất kho 700kg để sử dụng. Ngày 20/10 xuất kho 300kg để sử dụng. Ngày 25/10 nhập kho 500kg, giá mua ghi trên hóa đơn là 4.000đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 50.000đ. Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp: FIFO, LIFO, phương pháp thực tế đích danh và phương pháp đơn giá bình quân tính cho một lần vào cuối tháng, đơn giá bình quân tính cho từng lần xuất. Biết rằng theo phương pháp thực tế đích danh, vật liệu xuất kho ngày 05/10 có 300 kg vật liệu tồn đầu tháng và 500kg là nhập ngày 03/10, vật liệu xuất kho ngày 15/10 lấy từ lô vật liệu nhập kho ngày 10/10 và vật liệu xuất kho ngày 20/10 lấy từ lô vật liệu nhập ngày 10/10. 2/12/2013 15 Bài giải gợi ý: Ngày 03/10/20x2: Ngày 10/10/20x2: Ngày 25/10/20x2: TRÍCH YẾU Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)(kg) Ngày 01/10/20X2 Tồn kho đầu kỳ Ngày 03/10/20x2 Nhập kho Ngày 05/10/20x2 Xuất kho Ngày 10/10/20x2 Nhập kho Ngày 13/10/20x2 Nhập kho Ngày 15/10/20x2 Xuất kho Ngày 20/10/20x2 Xuất kho Ngày 25/10/20x2 Nhập kho 2/12/2013 16 Theo phương pháp Nhập trước - xuất trước (FIFO) Ngày 05/10/20x2: Ngày 15/10/20x2: Ngày 20/10/20x2: Trị giá hàng xuất kho trong tháng FIFO Giá trị tồn kho cuối kỳ = Trị giá tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ - Giá trị xuất kho trong kỳ 2/12/2013 17 Theo phương pháp Nhập sau - xuất trước (LIFO) Ngày 05/10/20x2: Ngày 15/10/20x2: Ngày 20/10/20x2: Trị giá hàng xuất kho trong tháng LIFO Giá trị tồn kho cuối kỳ = Trị giá tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ - Giá trị xuất kho trong kỳ 2/12/2013 18 Theo phương pháp thực tế đích danh Trị giá hàng xuất kho Ngày 05/10/20x2 Trị giá hàng xuất kho Ngày 15/10/20x2 Trị giá hàng xuất kho Ngày 20/10/20x2 Tổng giá trị hàng xuất kho trong tháng: Đích danh Giá trị tồn kho cuối kỳ = Trị giá tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ - giá trị xuất kho trong kỳ 2/12/2013 19 Phương pháp bình quân gia quyền Trường hợp 1: Tính giá bình quân vào cuối kỳ Đơn giá bình quân = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ • Trường hợp 2: Xác định giá trị xuất kho theo phương pháp tính giá bình quân theo từng lần nhập (hay còn gọi là phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn). • Theo phương pháp này sau mỗi lần nhập kho, kế toán sẽ tính ra đơn giá nhập kho bình quân. Khi xuất kho sẽ tính giá trị xuất kho dựa trên đơn giá nhập kho bình quân đã tính. 2/12/2013 20 Theo phương pháp đơn giá bình quân (tính cho một lần vào cuối tháng): TRÍCH YẾU Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) (kg) Ngày 01/10/20X2 Tồn kho đầu kỳ 300 4.000 1.200.000 Ngày 03/10/20x2 Nhập kho 700 3.900 2.730.000 Ngày 05/10/20x2 Xuất kho 800 Ngày 10/10/20x2 Nhập kho 1.000 4.040 4.040.000 Ngày 13/10/20x2 Nhập kho 200 4.050 810.000 Ngày 15/10/20x2 Xuất kho 700 Ngày 20/10/20x2 Xuất kho 300 Ngày 25/10/20x2 Nhập kho 500 4.100 2.050.000 2/12/2013 21 Trị giá hàng xuất kho Ngày 05/10/20x2 Trị giá hàng xuất kho Ngày 15/10/20x2 Trị giá hàng xuất kho Ngày 20/10/20x2 Trị giá hàng xuất kho trong tháng Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Giá trị tồn kho cuối kỳ = Trị giá tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ - Giá trị xuất kho trong kỳ 2/12/2013 22 Bài tập 3 Có tài liệu vật liệu A của DN X như sau: Tồn kho đầu tháng 3/2012: 200kg, đơn giá 4.000đ/kg - Ngày 3/3 nhập kho: 600kg, giá mua là 3.800đ/kg; chi phí vận chuyển bốc dỡ: 20.000đ - Ngày 9/3 xuất kho: 400kg để sản xuất sản phẩm - Ngày 15/3 nhập kho: 700kg, giá mua là 3.920đ/kg; chi phí vận chuyển bốc dỡ là 35.000đ, khoản giảm giá được hưởng là 20đ/kg. - Ngày 19/3 xuất kho 600kg để sản xuất sản phẩm Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo các phương pháp sau, (biết doanh nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên): a. Phương pháp FIFO b. Phương pháp LIFO c. Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền tính một lần vào cuối tháng. Bài tập 4 Doanh nghiệp quản lý vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ có tài liệu về một vật liệu như sau: Vật liệu tồn kho đầu tháng 3/2012: 400kg, đơn giá 20.000đ/kg - Ngày 5/3 nhập kho 600kg, giá mua là 19.200đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ: 1.000.000đ - Ngày 10/3 nhập kho 700kg giá mua là 19.500đ/kg chi phí vận chuyển bốc dỡ là 1.200.000đ - Ngày 19/3 nhập kho 300kg, giá mua là 19.400đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 700.000đ - Cuối tháng 3/2012 kiểm kê vật liệu xác định số vật liệu hàng tồn kho là 250kg. Yêu cầu: Xác định giá trị vật liệu xuất kho trong tháng theo các phương pháp: 1. FIFO 2. LIFO 3. Đơn giá bình quân tính một lần vào cuối tháng. 2/12/2013 23 KẾT CẤU II. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Nhiệm vụ của kế toán trong hoạt động SXKD 2.2. Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất 2.3. Kế toán quá trình sản xuất và thực hiện dịch vụ 2.4. Kế toán mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 2.5. Kế toán quá trình bán hàng 2.6. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2.7. Kế toán hoạt động khác 2.8. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.10. Kế toán quá trình phân phối lợi nhuận 2.1.1. Đặc điểm của hoạt động SXKD trong DN Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quy trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ như dịch vụ vận tải nhằm mục đích sinh lời 2.1. Nhiệm vụ của kế toán trong hoạt động SXKD 2/12/2013 24 2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán • Tổ chức thu thập, xử lý thông tin • Kiểm tra, giám sát • Phân tích thông tin • Cung cấp thông tin 2.2. Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất 2.2.1. Kế toán nguyên vật liệu 2.2.2. Kế toán công cụ dụng cụ 2.2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.2.4. Kế toán tài sản cố định 2/12/2013 25 2.2.1. Kế toán nguyên vật liệu 2.2.1.1. Khái niệm • Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động dùng trong sản xuất chế biến của Doanh nghiệp. • Nguyên vật liệu bao gồm: • Nguyên vật liệu chính • Vật liệu phụ • Nhiên liệu • Phụ tùng thay thế • Các loại vật liệu khác 2.2.1. Kế toán nguyên vật liệu Đặc điểm: 2/12/2013 26 2.2.1.2. Nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu • Thứ nhất, nhập xuất tồn kho NVL phải được thực hiện theo giá thực tế. • Thứ hai, xác định giá trị thực tế xuất kho, ta có thể sử dụng 1 trong 5 phương pháp đã biết. • Thứ ba, kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng nhóm, từng loại nguyên vật liệu. 2.2.1.3. Tài khoản sử dụng Nợ TK 152 Có SDĐK: Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ Phản ánh giá trị NVL nhập trong kỳ Phản ánh giá trị NVL xuất trong kỳ SDCK: Phản ánh giá trị NVL còn ở cuối kỳ 2/12/2013 27 2.2.1.3. Tài khoản sử dụng Nợ TK 133 Có Số thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá; - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. SDCK: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ 2.2.1.4. Nguyên tắc kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT = Giá chưa thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT Giá thanh toán = Giá chưa thuế + Thuế GTGT = Giá chưa thuế (1 + Thuế suất thuế GTGT) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Giá có thuế GTGT x Thuế suất1 + Thuế suất thuế GTGT 2/12/2013 28 a. Kế toán nhập kho nguyên vật liệu Giá gốc NVL nhập kho = Giá ghi trên hóa đơn + Chi phí thu mua + Các loại thuế không được hoàn lại - Chiết khấu thương mại, hàng bán bị tr ... n thành theo công thức tổng quát: Tổng giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành SƠ ĐỒ KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 152 621 154 155 632 334/338/335 622 111/112/214 627 1 2 3 4a 4b 4c 5 6 7a 7b (1) Xuất nguyên liệu dùng cho sản xuất (2) Tính tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp và các khoản trích theo lương mà Doanh nghiệp phải trả cho công nhân sản xuất (3) Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ (4a), (4b), (4c) Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tính giá thành SP (5) Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (6) Nhập kho thành phẩm (7a) Xuất kho thành phẩm để bán (7b) Xuất thành phẩm để bán không qua kho (xuất bán trực tiếp) 2/12/2013 47 Ví dụ: Trong tháng 05/201X tại doanh nghiệp A có tình hình sản xuất như sau: Xuất kho 25.000.000đ VLC, 5.000.00đ VLP sản xuất sản phẩm Tiền lương phải trả trong kỳ tập hợp được như sau: Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 12.000.000 đ Nhân viên quản lý phân xưởng: 5.000.000 đ Tính trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành (Doanh nghiệp 23%, Người lao động 9,5%) Xuất kho 2.000.000đ nhiên liệu chạy máy tại phân xưởng sản xuất Tính trích khấu hao TSCĐ máy móc tại phân xưởng sản xuất: 3.000.000đ Tiền điện tại phân xưởng phải trả: 6.600.000đ (đã bao gồm thuế GTGT 10%), chưa trả tiền. Cuối tháng, doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 500 sản phẩm, biết Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 1.910.000đ. Yêu cầu: Định khoản, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm Bài giải gợi ý: 2/12/2013 48 2.4. Kế toán mua hàng trong doanh nghiệp thương mại 2.4.1. Khái niệm Mua hàng là quá trình dự trữ các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành một cách bình thường và liên tục. 2/12/2013 49 Nguyên tắc hạch toán • Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa phải phản ánh trị giá thực tế. • Trị giá thực tế mua vào phải tính theo từng nguồn nhập và theo dõi, phản ánh riêng biệt trị giá mua vào và chi phí mua hàng hóa. • Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn cách phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán ra và hàng tồn kho, nhưng phải thực hiện nhất quán phương pháp phân bổ đã lựa chọn. • Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ hàng hóa. Hàng hóa mua ngoài nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 156: Hàng hóa Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111/TK 112/TK 331/Có TK 333 Trường hợp Doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn của người bán nhưng đến cuối kỳ hạch toán hàng vẫn chưa về tới đơn vị, kế toán căn cứ vào hóa đơn ghi: Nợ TK 151: Hàng mua đang mua trên đường Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111/TK 112/TK 331/Có TK 333 Chi phí mua hàng liên quan Nợ TK 156/151 Có TK 111/112/331 Sang kỳ hạch toán sau, khi hàng hóa mua ngoài về nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 156: Hàng hóa Có TK 151: Hàng mua đang đi trên đường 2/12/2013 50 Phản ánh chiếu khấu, giảm giá và trị giá hàng mua trả lại cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331: Phải trả người bán Có TK 156: Hàng hóa Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Nhập kho phát hiện thiếu hàng hóa không rõ nguyên nhân: Nợ TK 1561: Hàng hóa (theo số thực nhận) Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ sử lý Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111/TK112/TK331 Nhập kho phát hiện thừa nguyên liệu, vật liệu không rõ nguyên nhân, kế toán ghi: Nợ TK 1561: Hàng hóa (theo số thực nhận) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111/TK112/TK331 Có TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý Nhập kho hàng hóa phát hiện thừa nhận giữ hộ, kế toán ghi: Nợ TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” Khi xuất hàng hóa nhận giữ hộ trả lại cho người bán Có TK 002 “Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” 2.5. Kế toán quá trình bán hàng Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Thời điểm ghi nhận doanh thu: + Hàng hoá đã thực sự chuyển giao quyền sở hữu từ phía doanh nghiệp sang khách hàng + Khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán • Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn. • Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho khách hàng do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. • Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng hoá đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. 2/12/2013 51 Tài khoản sử dụng • TK 511 – Doanh thu • TK 515 – Doanh thu tài chính • TK 632 – Giá vốn hàng bán • TK 635 – Chi phí tài chính • TK 641 – Chi phí bán hàng • TK 642 – Chi phí quản lý • TK 711 – Thu nhập khác • TK 811 – Chi phí khác SƠ ĐỒ KẾ TOÁN QUY TRÌNH DOANH THU Đơn đặt hàng Bán hàng Các khoản phải thu Nhật ký bán hàng Nhật ký thu tiền Hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng Sổ chi tiết thanh toán với người mua Sổ cái ( các tài khoản liên quan quy trình doanh thu) 2/12/2013 52 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: (1) Căn cứ vào hoá đơn bán GTGT phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh Nợ TK 111,112,131: (Tổng giá thanh toán) Có TK 511: Doanh thu bán hàng (Chưa có thuế GTGT) Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT thì căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán ghi sổ: Nợ TK 111,112,131: (Tổng giá thanh toán đã bao gồm cả thuế) Có TK 511: (Tổng giá thanh toán đã bao gồm cả thuế) Xuất kho hàng hóa, thành phẩm để bán đã xác định tiêu thụ kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154, 155, 156, 157 (2) Phản ánh số chiết khấu thương mại, doanh thu bán hàng trả lại và khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ: Nợ TK 521, 531, 532: (Giá chưa thuế GTGT) Nợ TK 333: (Thuế GTGT phải nộp) Có TK 111,112, 131 Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại (nếu có): Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Có TK 111, 112, 141 Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ trả lại nhập kho: Nợ TK 155: (Theo giá thực tế đã xuất kho) Có TK 632: Giá vốn hàng bán 2/12/2013 53 (3) Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, cuối kỳ, kế toán căn cứ vào thuế GTGT phải nộp để ghi sổ: Nợ TK 511, 515 Có TK 3331 Khi bán sản phẩm, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc chịu thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB, thuế xuất khẩu kế toán ghi: Nợ TK 111,112, 131 Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Có TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp Khi nộp thuế : Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Nợ TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Nợ TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp Có TK 111, 112 2.6. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2.6.1. Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng trong kỳ là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm: 2/12/2013 54 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG Chi phí vật liệu, bao bì phục vụ bán hàng Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh Chi phí nhân viên BH TK 152, 153 TK 214 TK 331, 111, 112 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 133 TK 334, 338 TK 641 TK 911 2.6.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí QLDN là các chi phí liên quan đến hoạt động tổ chức, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không thể tách riêng cho 1 bộ phận nào. Chi phí QLDN bao gồm: 2/12/2013 55 TK 911 TK 214 TK 351 Trích quỹ dự phòng trọ cấp mất việc làm TK 152 TK 642TK 334, 338 Chi phí nhân viên QLDN TK 153 Chi phí vật liệu cho quản lý doanh nghiệp Chi phí CCDC, đồ dùng văn phòng K/c Chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh TK 3337, 3338, 3339 Chi phí khấu hao TSCĐ Thuế, phí, lệ phí TK 139 CP dự phòng nợ phải thu khó đòi SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ QuẢN LÝ DOANH NGHIỆP Ví dụ: Tại một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên trong tháng 1/201X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 3.000.000đ, nhân viên quản lý doanh nghiệp là 5.000.000đ. 2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định (doanh nghiệp đưa vào chi phí) 3. Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng là 1.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.000.000đ 4. Chi phí điện nước phải trả cho bộ phận bán hàng là 200.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 100.000đ. 5. Chi phí khác bằng tiền mặt của bộ phận bán hàng 330.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 450.000đ. 6. Chi phí bao bì ở bộ phận bán hàng là 350.000đ. 7. Xuất kho 6.000 sp A và 3.000 sp B bán trực tiếp cho khách hàng với giá xuất kho của sp A 4.750đ/sp, sp B 6.600đ/sp, giá bán của sp A 6.400đ/spA, 8.000đ/spB. Thuế GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2/12/2013 56 2/12/2013 57 2.7. Kế toán hoạt động khác 2.7.1. Kế toán thu nhập khác Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhứng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên. Thu nhập khác bao gồm: Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711: Thu nhập khác Nhận được tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường Nợ TK 111, 112 Có TK 711: Thu nhập khác Đối với các khoản thu khó đòi đã xử lý cho xóa sổ, nếu sau đó thu hồi được nợ Nợ TK 111, 112 Có TK 711: Thu nhập khác Đồng thời ghi đơn tài khoản có TK 004 Trường hợp được giảm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB phải nộp: Nợ TK 3332, 3333 Trừ vào thuế phải nộp trong kỳ Nợ TK 111, 112: NSNN trả lại bằng tiền Có TK 711: Thu nhập khác 2/12/2013 58 2.7.2. Kế toán chi phí khác 2.7.2.1. Khái niệm Chi phí khác là những khoản lỗ do các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, hoặc là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước. Chi phí khác gồm: Các khoản tiền do vi phạm hợp đồng kinh tế Nợ TK 811 – Chi phí khác Có TK 111, 112 Nhượng bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ Nợ TK 111, 112 Có TK 711 – Thu nhập khác Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp Phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ và ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý: Nợ TK 214 (Giá trị đã khấu hao) Nợ TK 811 (Giá trị còn lại) Có TK 211, 213 (Nguyên giá TSCĐ) 2/12/2013 59 2.8. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT (VAT) là loại thuế gián thu đánh trên giá trị gia tăng của hàng hoá tiêu thụ. Cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán khấu trừ thuế GTGT giữa thuế GTGT đầu vào (theo dõi trên TK 133) và thuế GTGT đầu ra (theo dõi trên TK 3331). SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TK 111, 112 Nộp thuế GTGT cho ngân sách nhà nước TK 521, 531, 532 TK 111, 112, 131 TK 333(1) TK 111, 112, 131 Sản phẩm , hàng hóa giảm giá, hàng bị trả lại Bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ TK 511 TK 133 Khấu trừ VAT đầu vào với VAT đầu ra Thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 711 2/12/2013 60 2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh TK 821 Chi phí thuế TNDN TK 821 Thu nhập thuế TNDN TK 711TK 811 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển thu nhập khác TK 515TK 635 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính TK 641, 642 Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển giá vốn hàng bán TK911TK 632 TK 511, 512 Kết chuyển doanh thu thuần của hoạt động SXKD cơ bản TK421 Hoặc lỗLãi 2.10. Kế toán quá trình phân phối lợi nhuận Lợi nhuận (tiền lãi) của Doanh nghiệp tạo ra sẽ được phân phối cho các đối tượng sau đây: • Nhà nước được phân phối thông qua việc thu thuế thu nhập các doanh nghiệp • Doanh nghiệp được phân phối thông qua việc trích lập các quỹ • Các đối tác liên doanh, các cổ đông được chia lãi theo những hình thức nhất định tùy thuộc vào hình thức tổ chức Doanh nghiệp. 2/12/2013 61 Hoạch toán Khi phân phối lợi nhuận, kế toán ghi: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 111/112/338 (Chia lãi cho các bên liên doanh) Có TK 414: Quỹ đầu tư phát triển Có TK 415: Quỹ dự phòng tài chính Có TK 353: Quỹ khen thưởng phúc lợi Bài tập: Một xí nghệp may xuất khẩu có một số tài liệu liên quan đến phân xưởng sản xuất trong 1 tháng như sau Tài liệu 1: Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất trị giá 300.000.000đ. Trong đó nguyên vật liệu trực tiếp là 250.000.000đ, nguyên liệu gián tiếp là 50.000.000đ. Tiền lương phải trả cho công nhân là 150.000.000đ. Trong đó: nhân công trực tiếp là 100.000.000đ, nhân viên phân xưởng là 30.000.000đ, nhân viên quản lý phân xưởng là 20.000.000đ. Bảo hiểm xã hội và các khoản trích theo lương 22% được hạch toán vào chi phí sản xuất. Các chi phí phân xưởng khác 150.000.000đ. Trong đó: khấu hao tài sản cố định 100.000.000đ; chi phí công cụ, dụng cụ 10.000.000đ; phân bổ chi phí trả trước 10.000.000đ; các chi phí trả trước bằng tiền mặt 10.000.000đ; bằng tiền gửi ngân hàng 20.000.000đ. Tài liệu 2: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ là 50.000.000đ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ là 60.000.000đ Tài liệu 3: Số lượng sản phẩm sản xuất đã hoàn thành trong kỳ là 3.500 sản phẩm, đã nhập kho thành phẩm. Yêu cầu: Phản ánh tình hình trên, tập hợp chi phí và tính giá thành đơn vị của sản phẩm của xí nghiệp. 2/12/2013 62 Bài tập: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ) Số dư đầu tháng của tài khoản 154 là 300.000 Tình hình phát sinh trong tháng: 1. Vật liệu xuất kho trị giá 4.100.000 sử dụng cho: Trực tiếp sản xuất sản phẩm 3.500.000 Phục vụ ở phân xưởng 300.000 Bộ phận bán hàng 120.000 Bộ phận quản lý doanh nghiệp 180.000 2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.200.000, trong đó: Công nhân sản xuất sản phẩm 500.000 Nhân viên phân xưởng 200.000 Nhân viên bán hàng 200.000 Nhân viên quản lý doanh nghiệp 300.000 3. Tính BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo quy định hiện hành. 4. Khấu hao tài sản cố định là 600.000 phân bổ cho: Phân xưởng sản xuất 300.000 Bộ phận bán hàng 100.000 Bộ phận quản lý doanh nghiệp 200.000 5. Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm đã nhập kho thành phẩm, cho biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là 261.000 6. Xuất kho 800 sản phẩm để bán cho khách hàng giá bán là 6.500.000đ/sp. Thuế GTGT 10% khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên 2. Tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh KẾT THÚC CHƯƠNG 4
File đính kèm:
- bai_giang_mon_hoc_nguyen_ly_ke_toan_chuong_4_tinh_gia_cac_do.pdf