Bài giảng Luyện nghe cho trẻ khiếm thính
Hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận biết âm thanh: Luyện cho TKT có kỹ năng phát hiện, phân biệt và các định các loại âm thanh khác nhau.
+ Phản ứng với các âm thanh do đồ vật phát ra (cường độ lớn – tần số thấp)
+ Xác định số lượng âm thanh (3-5)
+ Xác định chuỗi âm thanh liên tục – ngắt quãng
+ Xác định khu trú nguồn âm
+ Xác định các âm thanh quen thuộc từ môi trường – phân biệt âm sắc
Hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe âm nhạc: Luyện cho TKT có kỹ năng phát hiện, phân biệt và các định các loại âm thanh âm nhạc khác nhau.
+ Phân biệt âm thanh âm nhạc và âm thanh không phải âm nhạc
+ Phân biệt tiết tấu
+ Phân biệt âm nhạc và bài hạt nhịp 2/4
+ Luyện tập với bài hát nhịp 2/4
+ Thể hiện bài hát nhịp 2/4
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện nghe cho trẻ khiếm thính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luyện nghe cho trẻ khiếm thính
Luyện nghe cho trẻ khiếm thính Mục tiêu Hình thành hình ảnh âm thanh theo khả năng nghe còn lại của trẻ Rèn luyện thói quen tri giác âm thanh Phát triển kỹ năng nghe Tạo điều kiện sử dụng triệt để phần thính lực còn lại. Nội dung Hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận biết âm thanh : Luyện cho TKT có kỹ năng phát hiện, phân biệt và các định các loại âm thanh khác nhau. + Phản ứng với các âm thanh do đồ vật phát ra (cường độ lớn – tần số thấp) + Xác định số lượng âm thanh (3-5) + Xác định chuỗi âm thanh liên tục – ngắt quãng + Xác định khu trú nguồn âm + Xác định các âm thanh quen thuộc từ môi trường – phân biệt âm sắc Nội dung Hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe âm nhạc: Luyện cho TKT có kỹ năng phát hiện, phân biệt và các định các loại âm thanh âm nhạc khác nhau. + Phân biệt âm thanh âm nhạc và âm thanh không phải âm nhạc + Phân biệt tiết tấu + Phân biệt âm nhạc và bài hạt nhịp 2/4 + Luyện tập với bài hát nhịp 2/4 + Thể hiện bài hát nhịp 2/4 Nội dung Hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe âm thanh lời nói : cường độ, trường độ, tốc độ, tần số; phân biệt và nhận dạng được các âm vị khác nhau trong âm tiết: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu. + Phát hiện âm thanh tiếng nói + Xác định cường độ âm thanh tiếng nói. + Xác định trường độ âm thanh tiếng nói + Xác định số lượng tiếng trong tiếng nói + Phân biệt giọng nói: nhanh – chậm + Phân biệt tiếng nói thật và tiếng nói qua máy ghi âm Nội dung + Phân biệt giọng nói nam - nữ + Phân biệt tiếng nói nhanh – chậm trong chuỗi âm thanh lời nói. + Phân biệt trọng âm câu trong chuỗi âm thanh lời nói. + Phân biệt ngữ điệu trong chuỗi âm thanh lời nói. + Phân biệt ca từ và lời nói trong chuỗi âm thanh lời nói. Nội dung Hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe hiểu : cụm từ, câu có độ dài khác nhau, thực hiện theo yêu cầu trong các tình huống. Nhiệm vụ Phát triển phần thính lực/ sức nghe còn lại. Việc phát triển được tiến hành trong quá trình dạy có mục đích tri giác ngôn ngữ và âm thanh ngoài ngôn ngữ bằng thính giác. Thiết lập cơ sở cho hình thức tri giác mới kết hợp giữa tri giác nghe và nhìn để tri giác ngôn ngữ nói trên nền tảng của khả năng nghe đã có. Làm phong phú các biểu tượng về âm thanh của thế giới xung quanh ở trẻ. Trò chơi/ bài tập Điều kiện để thực hiện trò chơi: Được tiến hành trên nền tảng tri giác kết hợp nghe và nhìn (trẻ vừa nhìn thấy khuôn mặt cùng với hành động của giáo viên vừa nghe). Sau đó, tùy khả năng của trẻ mà cho tri giác chỉ bằng thính giác. Trong quá trình âm thanh phát ra trong bài tập – trò chơi đó cần phải thay đổi thứ tự các âm. Điều này rất quan trọng vì nó giúp trẻ không đoán mò mà phải nghe được âm thanh. Trò chơi/ bài tập Điều kiện để thực hiện trò chơi: Cần chú ý đến lứa tuổi, mức độ suy giảm thính lực, trình độ phát triển tâm vận động, ngôn ngữ và các đặc điểm phát triển cá thể (điều này liên quan đến số lượng âm thanh mà trẻ cần phải nghe: 2 - 3 hay hơn nữa. Lúc đầu, cần xác định rõ chỉ yêu cầu trẻ phân biệt 2 âm thanh có tính chất tương phản với nhau. Dần dần, tùy theo mức độ lĩnh hội các tính chất đó của trẻ trong điều kiện tri giác nghe thuận lợi hơn mà chúng ta tăng số lượng âm cần nghe đến 3-5 âm hoặc hơn. Khi đó, có thể đưa ra những âm thanh có tính chất gần giống nhau hơn) Trò chơi/ bài tập Điều kiện để thực hiện trò chơi: Được tiến hành khi trẻ đeo MTT cá nhân. Việc xác định hướng của nguồn âm (bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau) có thể được tiến hành hoặc với sự sử dụng cả 2 máy trợ thính cá nhân cho hai bên tai (với máy trợ thính sau tai và trong tai) hoặc là không sử dụng hoàn toàn. Đối với trường hợp không sử dụng máy trợ thính hoàn toàn thì chúng ta phải chọn những âm thanh mà trẻ nghe được trong phạm vi không dưới 1 mét như tiếng trống hay tiếng sáo to. Trò chơi/ bài tập Điều kiện để thực hiện trò chơi: Trong trò chơi, những nguồn âm thanh, bài tập, các tư liệu ngôn ngữ chỉ được xem là những bài tập mẫu. Chúng có thể được thay đổi và bổ sung tùy mức độ phát triển tâm vận động, thính giác ngôn ngữ của trẻ trong nhóm, đặc điểm cá nhân của trẻ cũng như những điều kiện cụ thể của trường/ lớp. Những giờ học tập thể phải được tiến hành song song với các giờ cá nhân: một hoặc hai trẻ cùng thực hiện các bài tập đó. Trong những giờ cá nhân đó, trước hết cần ưu tiên cho những trẻ hay có sai sót trong việc phân biệt âm thanh bằng cách nghe – nhìn hoặc chỉ bằng cách nghe. Trò chơi/ bài tập Nghiên cứu tài liệu
File đính kèm:
- bai_giang_luyen_nghe_cho_tre_khiem_thinh.ppt