Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 3, Phần 2: Kế toán tài chính

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

phân loại

 Đầu tư vào công cụ nợ (Debt investment)

– Trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ

 Đầu tư vào công cụ vốn chủ sở hữu (Equity

investment)

– Cổ phiếu

 Khoản đầu tư lưỡng tính (Hybrid

instruments)CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

phân loại

 Đầu tư tài chính ngắn hạn

 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

 Đầu tư ngắn hạn khác

 Đầu tư tài chính dài hạn

 Đầu tư vào công ty con

 Đầu tư vào công ty liên kết

 Vốn góp liên doanh

 Đầu tư dài hạn khác

pdf 49 trang kimcuc 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 3, Phần 2: Kế toán tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 3, Phần 2: Kế toán tài chính

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 3, Phần 2: Kế toán tài chính
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 
TS. Trần Thị Kim Anh 
1. Một số vấn đề chung 
MỤC ĐÍCH CỦA ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 
 Doanh nghiệp có tiền dư thừa 
 Tạo thu nhập từ thu nhập đầu tư 
 Các mục tiêu chiến lược 
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 
phân loại 
 Đầu tư vào công cụ nợ (Debt investment) 
– Trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ 
 Đầu tư vào công cụ vốn chủ sở hữu (Equity 
investment) 
– Cổ phiếu 
 Khoản đầu tư lưỡng tính (Hybrid 
instruments) 
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 
phân loại 
 Đầu tư tài chính ngắn hạn 
 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 
 Đầu tư ngắn hạn khác 
 Đầu tư tài chính dài hạn 
 Đầu tư vào công ty con 
 Đầu tư vào công ty liên kết 
 Vốn góp liên doanh 
 Đầu tư dài hạn khác 
A. ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON 
: NẮM GIỮ TRÊN 50% 
 Khi một doanh nghiệp nắm giữ trên 50% cổ 
phần có quyền biểu quyết của bên nhận đầu 
tư thì có thể tạo ra quyền “kiểm soát” đối với 
doanh nghiệp này 
 Nhà đầu tư được xem là công ty mẹ 
 Công ty bị kiểm soát được xem là công ty con 
 Đầu tư vào công ty con được ghi nhận là khoản 
đầu tư dài hạn trong báo cáo tài chính của CT mẹ 
 Công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất 
Quyền kiểm soát 
+ Là quyền chi phối các chính sách tài chính và 
hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được 
lợi ích kinh tế từ hoạt động của DN này. 
+ M sở hữu/kiểm soát trực tiếp công ty con hoặc 
sở hữu/kiểm soát gián tiếp thông qua một công 
ty con khác. 
Công ty mẹ 
 quyền tham gia Đại hội cổ đông, có thể ứng cử và 
bầu cử vào Hội đồng quản trị, có quyền biểu quyết 
các vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung điều lệ, 
phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận theo 
quy định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. 
 hưởng cổ tức trên kết quả hoạt động kinh doanh của 
công ty con, nhưng đồng thời chủ sở hữu cổ phiếu 
cũng phải chịu rủi ro khi công ty con thua lỗ, giải thể 
(hoặc phá sản) theo điều lệ của doanh nghiệp và 
Luật phá sản doanh nghiệp. 
Hạch toán 
 Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản 
ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng (+) 
các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi 
giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí Ngân 
hàng... 
 Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con 
được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài 
chính hàng năm của công ty mẹ. 
Xác định quyền kiểm soát trực tiếp 
công ty mẹ đối với công ty con 
 Quyền kiểm soát được xác định tương ứng với 
quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con. 
 Tỷ lệ góp vốn tương ứng với tỷ lệ quyền biểu quyết 
 Đối với cổ phiếu ưu đãi? 
 Ví dụ: M nắm giữ 1.500 cổ phiếu trong tổng số 2.500 
cổ phiếu đã phát hành của công ty B, tỷ lệ góp vốn 
tương ứng với tỷ lệ quyền biểu quyết: 
– Quyền kiểm soát = quyền biểu quyết = 60% nên B là con 
của M 
Xác định quyền kiểm soát gián tiếp 
công ty mẹ đối với công ty con 
 Công ty mẹ không trực tiếp kiểm soát công ty 
con 
 Công ty mẹ sở hữu trực tiếp một phần công 
ty con 
 Công ty mẹ sở hữu gián tiếp một phần công 
ty con qua một công ty con khác. 
Quyền kiểm soát gián tiếp 
 Quyền kiểm soát của công ty mẹ được 
xác định bằng tổng cộng quyền biểu 
quyết của công ty mẹ ở công ty con đầu 
tư trực tiếp và ở công ty con đầu tư gián 
tiếp qua công ty con khác 
Đầu tư trực tiếp – Đầu tư gián tiếp 
VD1 VD2 VD3 
M M M 
60% 20% 60% 
A 10% A 40% A 35% 
20% 60% 20% 
B B B 
Tỷ lệ kiểm soát của M trong B 
VD 1 VD2 VD3 
Trực tiếp 10% 40% 35% 
Gián tiếp 20% 0% 20% 
Tổng 30% 40% 55% 
Tỷ lệ lợi ích của M trong B 
VD 1 VD2 VD3 
Trực tiếp 10% 40% 35% 
Gián tiếp 60% x 20% 20%x60% 60%x20% 
Tổng 22% 52% 47% 
Tỷ lệ lợi ích 
 Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ ở công ty con 
đầu tư trực tiếp = tỷ lệ quyền kiểm soát tại 
công ty con đầu tư trực tiếp 
 Tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ ở công ty con 
đầu tư gián tiếp = tỷ lệ lợi ích tại công ty con 
đầu tư trực tiếp X tỷ lệ lợi ích của công ty 
con đầu tư trực tiếp tại công ty con đầu tư 
gián tiếp 
Lợi ích của cổ đông thiểu số 
P/S lợi ích của cổ đông thiểu số 
LICĐ TS = 100% - X% 
Sở hữu toàn bộ 
X=100% 
Sở hữu một phần 
50%<X%<100% 
 Đầu tư 
Công ty Mẹ 
Công ty con 
Không P/S lợi ích của cổ đông 
thiểu số 
LICĐTS = 100% - X% = 0 
B. KHI NẮM GIỮ TỪ 20% ĐẾN 50%: 
ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT 
 DN có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận 
đầu tư 
 Phương pháp hạch toán là “phương pháp 
giá GỐC” (Cost Method) 
 Ghi nhận ban đầu theo giá gốc (giá thực tế 
mua khoản đầu tư cộng chi phí mua nếu có) 
 Ghi nhận cổ tức nhận được vào doanh thu 
hoạt động tài chính 
Ảnh hưởng đáng kể 
 Là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các 
quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên 
nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách này. 
(a) Đại diện trong HĐQT; 
(b) Tham gia vào quá trình xây dựng chính sách; 
(c) Thực hiện các giao dịch đáng kể giữa DN đầu tư và công 
ty liên kết; 
(d) Trao đổi nhân sự lãnh đạo; hoặc 
(e) Cung cấp thông tin kỹ thuật quan trọng. 
Ví dụ 
Tên công ty Nơi thành lập Tỷ lệ sở hữu và biểu 
quyết 
Hoạt động chính 
Cty CP chứng khoán 
FPT 
Tầng 2, 71 Nguyễn Chí 
Thanh, Đống Đa, Hà 
Nội 
25% Các hoạt động môi giới 
chứng khoán, tự doanh 
chứng khoán, tư vấn 
đầu tư chứng khoán và 
dịch vụ lưu ký chứng 
khoán 
Cty CP Quản lý quỹ 
FPT 
Tầng 13 Tòa nhà FPT 
Cầu Giấy, Phạm Hùng, 
Cầu Giấy, Hà Nội 
33% Quản lý quỹ đầu tư, 
quản lý danh mục và 
các dịch vụ khác 
Ngân hàng CP TM Tiên 
phong 
Tầng 1-2 Tòa nhà FPT 
Cầu Giấy, Phạm Hùng, 
Cầu Giấy, Hà Nội 
12% Thực hiện dịch vụ ngân 
hàng và các dịch vụ tài 
chính tại Việt Nam 
 Công ty Cổ phần FPT sở hữu 12% quyền 
biểu quyết (2008: 15%) tại Ngân hàng 
Thương mại Cổ phần Tiên Phong. Tập đoàn 
có ảnh hưởng đáng kể đến Ngân hàng 
Thương mại Cổ phần Tiên Phong thông qua 
đại diện có vai trò chủ chốt của Tập đoàn 
trong Hội đồng Quản trị của Ngân hàng 
Thương mại Cổ phần Tiên Phong. 
Hạch toán đầu tư vào công ty liên kết 
ở DN đầu tư 
 việc ghi sổ của nhà đầu tư được căn cứ vào 
số tiền thực trả khi mua cổ phiếu bao gồm 
cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc 
mua cổ phiếu và thông báo chính thức của 
Trung tâm giao dịch chứng khoán về việc cổ 
phiếu của công ty niêm yết đã thuộc phần sở 
hữu của nhà đầu tư. 
 Cuối kỳ kế toán, lập dự phòng giảm giá đầu 
tư tài chính dài hạn 
Nhà đầu tư trực tiếp 
 Trực tiếp nắm giữ từ 20% đến dưới 50% 
quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của 
bên nhận đầu tư; 
 Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết nhưng 
có thỏa thuận về việc nhà đầu tư không nắm 
quyền kiểm soát đối với bên nhận đầu tư; 
Nhà đầu tư gián tiếp 
 Nhà đầu tư nắm giữ gián tiếp thông qua các 
công ty con từ 20% đến dưới 50% quyền 
biểu quyết của bên nhận đầu tư thì không 
phải trình bày khoản đầu tư đó trên báo cáo 
tài chính riêng của mình, mà chỉ trình bày 
khoản đầu tư đó trên báo cáo tài chính hợp 
nhất của nhà đầu tư theo phương pháp vốn 
chủ sở hữu (chương 4) 
C. NẮM GIỮ DƯỚI 20% 
QUYỀN BIỂU QUYẾT: ĐẦU TƯ TÀI 
CHÍNH DÀI HẠN KHÁC 
 DN không có ảnh hưởng đáng kể đối với bên 
nhận đầu tư. 
 Phương pháp giá phí 
– Ghi nhận ban đầu theo giá phí 
– Khi nhận được cổ tức thì ghi nhận doanh thu tài 
chính 
 Hạch toán vào các khoản đầu tư tài chính 
dài hạn khác 
Các khoản đầu tư dài hạn khác 
 Đầu tư công cụ tài chính vào đơn vị khác 
dưới hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần 
mà DN nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết 
 Đầu tư trái phiếu dài hạn 
 Cho vay dài hạn 
 Các khoản đầu tư dài hạn khác 
2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính 
dài hạn 
 2.1. Kế toán khoản đầu tư vào công ty con 
 2.2. Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên 
kết 
 2.3. Kế toán dự phòng giảm giá ĐTTCDH 
Kế toán các khoản đầu tư vào công ty con 
 Trường hợp tăng vốn đầu tư vào công ty con 
– Góp vốn 
– Nhận chuyển nhượng vốn góp 
– Chuyển khoản đầu tư vào công ty liên kết thành 
đầu tư vào công ty con 
 Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con 
Ví dụ 1 
 DN là một trong số cổ đông sáng lập của 
công ty CP X, chuyển khoản góp vốn bằng 
việc mua 1.200.000 cổ phần trên 2.000.000 
cổ phần công ty X phát hành huy động vốn 
điều lệ khi thành lập. Giá phát hành bằng 
mệnh giá 10.000 đ/cp. 
Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con 
 Được chia cổ tức, lợi nhuận bằng tiền 
 Được nhận thông báo về số cổ tức được 
chia 
 Được chia cổ tức bằng cổ phiếu 
 Dùng cổ tức mua cổ phiếu mới phát hành 
thêm 
Sơ đồ kế toán 
TK 515 TK 112, 111 
TK 138 
TK 221 
Nhận cổ tức 
bằng tiền 
Nhận thông 
báo về cổ tức 
được chia 
Dùng cổ tức 
mua bổ sung 
cổ phiếu 
Ví dụ 2 
 Cuối năm, nhận được thông báo từ công ty con A về 
cổ tức cả năm được chia là 2.000 đ/cp. DN đang 
nắm giữ 100.000 cổ phần của công ty A với mệnh 
giá 10.000 đ/cp. 
 Ngoài số cổ tức trên, DN còn được hưởng cổ phiếu 
thưởng với tỷ lệ 10 cổ phiếu được 1 cổ phiếu 
thưởng. 
 DN được hưởng quyền mua cổ phiếu công ty A phát 
hành tăng vốn điều lệ với giá bằng mệnh giá, theo tỷ 
lệ cứ 5 cổ phiếu nắm giữ được mua 1 cổ phiếu bổ 
sung. 
Kế toán giảm vốn đầu tư vào công ty 
con 
 Thu hồi, thanh lý khoản đầu tư khi công ty 
con giải thể, phá sản 
 Nhượng bán khoản đầu tư vào công ty con 
 Chuyển vốn đầu tư vào công ty con thành 
vốn đầu tư vào công ty liên kết,  
– Chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá gốc 
được ghi vào doanh thu hoặc chi phí tài chính 
Ví dụ 3 
 Với sự đồng thuận của ĐHĐ cổ đông công ty 
cổ phần X, doanh nghiệp nhượng bớt 
400.000 cổ phần đang đầu tư vào công ty X 
cho một cổ đông sáng lập khác với giá 
chuyển nhượng là 12.000 đ/cp đã thu bằng 
chuyển khoản. DN chỉ còn nắm giữ 40% 
quyền biểu quyết nên chỉ có ảnh hưởng 
đáng kể đến hoạt động của công ty X. 
Kế toán vào công ty liên kết 
 Đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức mua cổ 
phiếu hoặc góp vốn bằng tiền 
 Trường hợp nhà đầu tư đã nắm giữ một khoản đầu 
tư dưới 20% quyền biểu quyết vào một công ty X, 
nhà đầu tư mua thêm cổ phiếu hoặc góp thêm vốn 
vào X để có được ảnh hưởng đáng kể lên X? 
 Góp vốn vào công ty đầu tư liên kết bằng vật tư. 
Hàng hóa, tài sản cố định: chênh lệch giá đánh giá 
lại và giá trị sổ sách của vật tư, hàng hóa, TSCĐ 
được ghi vào Chi phí khác hoặc thu nhập khác. 
Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên kết 
 Được chia cổ tức, lợi nhuận bằng tiền 
 Được nhận thông báo về số cổ tức được 
chia 
 Được chia cổ tức bằng cổ phiếu 
 Dùng cổ tức mua cổ phiếu mới phát hành 
thêm 
Kế toán tăng/giảm vốn đầu tư vào 
công ty liên kết 
 Đầu tư thêm vào công ty liên kết để trở thành 
công ty mẹ; 
 Thanh lý một phần khoản đầu tư vào công ty 
liên kết dẫn đến không còn ảnh hưởng đáng 
kể đối với công ty liên kết; 
 Nhượng bán toàn bộ khoản đầu tư vào công 
ty liên kết: chênh lệch giữa giá bán/giá 
chuyển nhượng và giá gốc đầu tư ban đầu 
được ghi vào doanh thu/chi phí tài chính. 
Kế toán vốn góp liên doanh 
 Góp vốn bằng tiền vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát 
 Góp vốn bằng vật tư, hàng hóa: 
– Giá trị ghi sổ lớn hơn giá trị đánh giá lại: TK811 
– Giá trị ghi sổ nhỏ hơn giá trị đánh giá lại: TK 711 (phần lợi ích của 
các bên khác trong liên doanh) và 3387 (phần lợi ích của mình 
trong liên doanh). 
 Góp vốn bằng tài sản cố định 
– Giá trị còn lại lớn hơn giá trị đánh giá lại: TK811 
– Giá trị còn lại nhỏ hơn giá trị đánh giá lại: tương tự trên 
– Căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh 
doanh đồng kiểm soát sử dụng, phân bổ dần TK3387 vào thu 
nhập khác 
Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư tài 
chính dài hạn 
 Cách xác định mức dự phòng 
 Kế toán 
3. Kế toán các khoản đầu tư 
tài chính ngắn hạn 
3.1. Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn 
3.2. Kế toán đầu tư tài chính ngắn hạn khác 
3.3. Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư tài 
chính NH 
3.1. Kế toán đầu tư chứng khoán 
ngắn hạn 
 TK 121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 
– TK1211: Cổ phiếu 
– TK 1212: Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu 
 Khi mua chứng khoán ngắn hạn 
 Lãi được hưởng trong thời gian nắm giữ 
chứng khoán ngắn hạn 
 Bán chứng khoán ngắn hạn 
 Khi đáo hạn chứng khoán ngắn hạn 
Mua chứng khoán ngắn hạn 
1. Mua 10.000 cổ phiếu A với mục đích bán lại để 
kiếm lời với giá 32.000đ/cp (mệnh giá 10.000 đ/cp). 
Phí trả cho công ty chứng khoán là 0.5% trên giá 
mua. Đã nhận được sao kê chi tiết chứng khoán và 
giấy báo Nợ của ngân hàng. 
2. Đầu quý, mua 100 kỳ phiếu ngân hàng B kỳ hạn 12 
tháng, mệnh giá mỗi kỳ phiếu là 1trđ, lãi 9%/năm 
nhận trước ngay khi phát hành, ngân hàng phát 
hành bằng mệnh giá. DN chi tiền mặt mua và nhận 
kỳ phiếu. 
Lãi được hưởng trong thời gian nắm giữ 
chứng khoán 
3. DN đang nắm giữ 200 trái phiếu công ty C 
đã mua lại từ đầu năm N, thời hạn 3 năm, 
đáo hạn 31/12/N, mệnh giá 1trđ/trái phiếu, lãi 
suất 10%/năm, trả lãi hàng quý vào cuối quý. 
Cuối quý 3/N, DN đã nhận lãi trái phiếu này 
bằng tiền mặt đã nhập quỹ. 
Nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn 
tích trước khi mua lại 
4. Ngày 1/10/N, DN mua lại một số kỳ phiếu 
ngân hàng 12 tháng có mệnh giá 10trđ/kỳ 
phiếu, lãi 0,8%/tháng, nhận lãi 6 tháng một 
lần (nhận sau). Ngày phát hành kỳ phiếu là 
1/7/N, đáo hạn 30/6/N+1. Giá mua 10,24 tr 
đã trả bằng tiền mặt. Ngày 31/12/N, nhận lãi 
6 tháng đầu của số kỳ phiếu trên bằng tiền 
mặt. 
Bán chứng khoán ngắn hạn 
5. Bán hết 10.000 cổ phiếu A mua ở trên với 
giá: 
– 35.000 đ/cp, đã nhận được báo Có của ngân 
hàng. 
– 30.000 đ/cp, đã nhận được báo Có của ngân 
hàng. 
Đáo hạn chứng khoán đầu tư ngắn hạn 
6. Ngày 30/6/N+1, đáo hạn kỳ phiếu ngân hàng 
đã mua ở trên. Ngân hàng đã thanh toán 
theo mệnh giá kỳ phiếu và trả lãi 6 tháng 
cuối. 
3.2. Kế toán đầu tư ngắn hạn khác 
 TK 1281 – Tiền gửi có kì hạn 
 TK 1288 – Đầu tư ngắn hạn khác 
 Ví dụ: chuyển 200 tr tiền gửi không kỳ hạn 
sao tiền gửi có kì hạn 6 tháng tại cùng ngân 
hàng. 
 Cho công ty D vay 400 tr bằng chuyển 
khoản. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_3_phan_2_ke_toan_tai_chin.pdf