Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 10: Phân tích Báo cáo tài chính

Phân tích theo chiều ngang

Thực hành:

Căn cứ thông tin trong ví dụ, phân tích báo cáo tài

chính của doanh nghiệp A theo chiều ngang.

Phân tích theo chiều ngang

• Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch

được tính cho nhiều năm thay vì hai năm như

phân tích theo chiều ngang.

• Phân tích xu hướng có thể chỉ ra những thay đổi

cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh.

• Ngoài các báo cáo tài chính, các doanh nghiệp

còn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu

chủ yếu trong 5 năm hoặc nhiều hơn. Người phân

tích có thể dựa vào nguồn thông tin này để áp

dụng kỹ thuật phân tích xu hướng.

pdf 11 trang kimcuc 3440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 10: Phân tích Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 10: Phân tích Báo cáo tài chính

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 10: Phân tích Báo cáo tài chính
7/31/2012
1 1
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 10
MỤC TIÊU
Xác định mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
của các nhóm đối tượng sử dụng báo cáo tài
chính
Xác định các tiêu chuẩn để phân tích báo cáo tài
chính
Nhận diện các nguồn thông tin để phân tích báo
cáo tài chính
Xác định các bước và các tỷ số chủ yếu của quá
trình phân tích
NỘI DUNG
10.1 Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
10.2 Các tiêu chuẩn để phân tích báo cáo tài
chính
10.3 Nguồn thông tin dùng để phân tích
10.4 Các kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích
báo cáo tài chính
7/31/2012
1 2
10.1 Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
1. Đánh giá kết quả quá khứ và tình hình tài
chính hiện hành
2. Đánh giá những tiềm lực tương lai và những
rủi ro gắn với các tiềm lực đó
10.2 Các tiêu chuẩn để phân tích BCTC
Thước đo thực tế
Kết quả quá khứ của
doanh nghiệp
Các tiêu chuẩn của
ngành
10.3 Nguồn thông tin dùng để phân tích
Các báo cáo của doanh
nghiệp được phát hành
Các báo cáo cho Uỷ ban 
chứng khoán nhà nước
Các nguồn khác (tạp
chí, bài nghiên cứu,)
7/31/2012
1 3
10.4 Các kỹ thuật chủ yếu dùng để phân tích
báo cáo tài chính
VÍ DỤ
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp A 
TÀI SẢN 201X 201X+1
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 600 500
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 150 100
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 40 50
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 150 120
IV. Hàng tồn kho 220 200
V. Tài sản ngắn hạn khác 40 30
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 950 1000
I- Các khoản phải thu dài hạn 150 200
II. Tài sản cố định 600 500
III. Bất động sản đầu tư 100 200
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 100 80
V. Tài sản dài hạn khác 0 20
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1550 1500
NGUỒN VỐN
A – NỢ PHẢI TRẢ 1000 900
I. Nợ ngắn hạn 600 400
II. Nợ dài hạn 400 500
B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 550 600
I. Vốn chủ sở hữu 480 550
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 70 50
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1550 1500
VÍ DỤ
Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp A 
CHỈ TIÊU Năm 201X Năm 201X+1
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 500 600
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 10 50
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 490 550
4. Giá vốn hàng bán 300 350
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 190 200
6. Doanh thu hoạt động tài chính 50 100
7. Chi phí tài chính 30 50
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng 40 50
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 30 40
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 140 160
11. Thu nhập khác 70 150
12. Chi phí khác 40 50
13. Lợi nhuận khác 30 100
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 170 260
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 40 68
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 130 192
7/31/2012
1 4
• Phân tích theo chiều ngang là kỹ thuật phân tích
bằng cách tính toán số tiền chênh lệch và tỷ lệ %
chênh lệch năm phân tích so với năm trước.
• Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để cho
thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy
mô của số tiền liên quan.
• Kỹ thuật này thường áp dụng để phân tích đối với
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh
doanh
Phân tích theo chiều ngang
Thực hành:
Căn cứ thông tin trong ví dụ, phân tích báo cáo tài
chính của doanh nghiệp A theo chiều ngang.
Phân tích theo chiều ngang
• Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch
được tính cho nhiều năm thay vì hai năm như
phân tích theo chiều ngang.
• Phân tích xu hướng có thể chỉ ra những thay đổi
cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh.
• Ngoài các báo cáo tài chính, các doanh nghiệp
còn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu
chủ yếu trong 5 năm hoặc nhiều hơn. Người phân
tích có thể dựa vào nguồn thông tin này để áp
dụng kỹ thuật phân tích xu hướng.
Phân tích xu hướng
7/31/2012
1 5
Thực hành:
Ngoài 2 báo cáo tại DN A, bổ sung bảng tóm tắt hoạt động
tại A trong 5 năm như sau:
Phân tích xu hướng
Năm 
201X
Năm 
201X+1
Năm 
201X+2
Năm 
201X+3
Năm 
201X+4
Doanh thu thuần (triệu đồng) 200 330 420 490 550
Lợi nhuận hoạt động kinh 
doanh (triệu đồng) 70 145 155 140 160
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.5 3.5 4.5 1.8 2.2
Cổ tức phân phối mỗi cổ 
phiếu 1.2 1.5 1.9 2 2
Yêu cầu: Phân tích xu hướng (tỷ lệ %) của các chỉ tiêu trong
bảng trên trong 5 năm, từ đó biểu diễn bằng biểu đồ phân
tích xu hướng của doanh nghiệp A.
 Tỷ lệ % được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ
phận khác nhau so với tổng số trong một báo cáo. Con số
tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng
phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so với con số đó.
Đối với Bảng cân đối kế toán, con số tổng cộng sẽ là tổng
tài sản hoặc tổng nguồn vốn, đối với Báo cáo kết quả kinh
doanh là doanh thu thuần.
 Phân tích theo chiều dọc giúp cho việc so sánh tầm quan
trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh
doanh. Nó cũng giúp ích trong việc chỉ ra những thay đổi
quan trọng về kết cấu của 1 năm so với năm trước đó
 Kỹ thuật phân tích này thường dùng để so sánh giữa các
doanh nghiệp.
Phân tích theo chiều dọc
Thực hành:
Căn cứ thông tin trong ví dụ, phân tích báo cáo tài
chính của doanh nghiệp A theo chiều dọc, từ đó thể
hiện biểu đồ kết cấu tài sản và nguồn vốn của A
trong từng năm và đưa ra đánh giá đối với kết cấu
này.
Phân tích theo chiều dọc
7/31/2012
1 6
Vai trò của phân tích tỷ số:
• Giúp cho các nhà phân tích đánh giá hoạt động
vừa qua của doanh nghiệp và từ sự đánh giá này,
phán đoán về khả năng thực hiện trong tương lai.
• Đo lường các khả năng của doanh nghiệp như
khả năng thanh toán, khả năng sinh lời hay khả
năng chuyển đổi thành tiền.
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu
Những hạn chế của phân tích tỷ số:
• Nếu tỷ số được tính dựa vào các con số được ghi
nhận theo giá gốc mà không phải giá hiện hành
(giá thay thế) của tài sản, thì người phân tích khó
có thể căn cứ vào đây để đưa ra dự báo cho
tương lai.
• Phải thận trọng khi thuyết minh các tỷ số một
cách riêng rẽ, mà nên so sánh với tiêu chuẩn
ngành, xem xét yếu tố môi trường hoạt động, và
các tỷ số của doanh nghiệp ở các kỳ trước đó,
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu
Các tỷ số chủ yếu:
1. Khả năng sinh lời
2. Khả năng chuyển đổi thành tiền
3. Khả năng thanh toán nợ dài hạn
4. Các tỷ số kiểm tra thị trường
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu
7/31/2012
1 7
Khả năng sinh lời liên quan đến mức độ hiệu quả
của việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của một tổ
chức. Những tỷ số này thường được trình bày bằng
số tỷ lệ và nhìn chung, tỷ lệ sinh lợi càng cao, khía
cạnh thực hiện của doanh nghiệp mà tỷ số đó có
liên quan càng tốt.
1. Khả năng sinh lời
1. Khả năng sinh lời
1. Khả năng sinh lời
7/31/2012
1 8
Liên quan đến tình hình tài chính hiện hành của
doanh nghiệp, và đặc biệt với khả năng thanh
toán nợ của nó. Nếu một doanh nghiệp có vấn đề
về khả năng chuyển đổi thành tiền thì rủi ro của
việc không tạo ra đủ tiền trong tương lai sẽ tăng
lên.
Các tỷ số này thường được trình bày dưới hình
thức tỷ số hoặc số tiền.
2. Khả năng chuyển đổi thành tiền
2. Khả năng chuyển đổi thành tiền
2. Khả năng chuyển đổi thành tiền
7/31/2012
1 9
2. Khả năng chuyển đổi thành tiền
Liên quan với khả năng thoả mãn các cam kết dài
hạn về tài chính của doanh nghiệp. Nó thường liên
quan với thành phần của cấu trúc vốn của doanh
nghiệp. Ví dụ , một doanh nghiệp được tài trợ chủ
yếu bằng vốn vay phải thoả mãn các khoản thanh
toán tiền lãi khi chúng đến hạn. Hậu quả tiềm ẩn
của việc không thoả mãn các khoản thanh toán này
là tăng rủi ro gắn với các số ước tính về thực hiện
nghĩa vụ trong tương lai của doanh nghiệp.
3. Khả năng thanh toán nợ dài hạn
3. Khả năng thanh toán nợ dài hạn
7/31/2012
1 10
Thị giá cổ phiếu của một doanh nghiệp được các
nhà phân tích quan tâm do nó phản ánh những gì
mà các nhà đầu tư nghĩ về doanh nghiệp tại một
thời điểm. Các doanh nghiệp khác nhau ở số lượng
cổ phiếu lưu hành, số lợi nhuận và cổ tức phân
phối. Do đó, thị giá phải được xem xét trong mối
tương quan với lợi nhuận mỗi cổ phiếu, cổ tức phân
phối mỗi cổ phiếu.
4. Các tỷ số kiểm tra thị trường
Tỷ số giá cả trên lợi nhuận (P/E):
4. Các tỷ số kiểm tra thị trường
Thực hành:
Căn cứ thông tin trong báo cáo tài chính của doanh
nghiệp A, phân tích các nhóm tỷ số chủ yếu, từ đó
đánh giá khả năng sinh lợi, khả năng chuyển đổi
thành tiền và khả năng thanh toán của A.
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu
7/31/2012
1 11
Bài tập thực hành
Phân tích Báo cáo tài chính của Vinamilk năm
2011.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_10_phan_tich_bao_cao_tai.pdf