Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 1: Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp

Khái niệm

Trong cuốn “từ điển thuật ngữ kế toán” của PGS.TS Đặng Văn Thanh cho rằng: “Kế toán là quy trình ghi chép, đánh giá, chuyển đổi và thông tin về các số liệu tài chính”.

Trong cuốn “Kế toán - cơ sở của các quyết định kinh doanh” của các tác giả Walter.B.Meisg, Robert F.Meigs, thì “Kế toán là nghệ thuật đo lường, phản ánh, truyền đạt và giải thích hoạt động tài chính kế toán”.

Theo Ronald. J. Thacker trình bày trong cuốn “Nguyên lý kế toán Mỹ” thì: “Kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức”.

Theo các nhà khoa học Đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng: kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản (hay toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.

Theo Luật kế toán Việt Nam: Kế toán là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

 

ppt 40 trang kimcuc 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 1: Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 1: Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 1: Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp
Bộ môn kế toán doanh nghiệp Khoa kế toán – trường Đại học Tây Bắc 
Chào mừng các bạn đến với môn học Kế toán tài chính 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán – Trường ĐH Tây Bắc 
Chúc các đồng chí và các bạn sức khoẻ , học tập tốt ! 
1 
Tài liệu tìm đọc 
1- Giáo trình KTTC - Đại học Kinh tế Quốc Dân 
2- Bài tập KTTC - Đại học Kinh tế Quốc Dân 
3- Kế toán Doanh nghiệp theo Luật Kế toán 
4- Chế độ chứng từ và sổ kế toán 
5- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 
6- Các văn bản , chế độ tài chính , kế toán khác : 
 + Các Quyết định , Nghị định của Chính phủ  
 + Các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực , sửa đổi chế độ kế toán của Bộ Tài chính 
 +  
2 
môn Kế toán tài chính 
Học phần 1: 75 tiết 
Chương 1: Kế toán tài sản cố định 
Chương 2: Kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ 
Chương 3: Kế toán tiền lương và cac 
Chương 4: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương . 
Chương 5: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
Học phần 2: 75 tiết 
Chương 6: Kế toán vốn bằng tiền , tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán 
Chương 7: Kế toán bất động sản đầu tư , đầu tư tài chính và các nghiệp vụ dự phòng . 
Chương 8: Kế toán thương mại , xuất nhập khẩu và kinh doanh các dịch vụ khác . 
Chương 9: Kế toán xây dựng cơ bản 
Chương 10: Báo cáo tài chính 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
3 
Chương 1: Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
Biên soạn : Nguyễn Thị Hồng Nhung 
4 
Nội dung nghiên cứu 
1.1 Vai trò , nhiệm vụ KTTC trong DN 
1.2 Những khái niệm và nguyên tắc KTTC 
1.3 Nội dung và yêu cầu cơ bản đối với KTTC 
1.4 Tổ chức công tác KTTC trong DN 
1.5 Tổ chức công tác KTTC trong điều kiện áp dụng máy vi tính 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
5 
1.1 Vai trò , nhiệm vụ KTTC trong doanh nghiệp 
Khái niệm - Đối tượng 
Vai trò 
Các yêu cầu cơ bản đối với KTTC 
Nhiệm vụ kế toán 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
6 
 Khái niệm  
Trong cuốn “ từ điển thuật ngữ kế toán ” của PGS . TS Đặng Văn Thanh cho rằng : “ Kế toán là quy trình ghi chép , đánh giá , chuyển đổi và thông tin về các số liệu tài chính ” . 
Trong cuốn “ Kế toán - cơ sở của các quyết định kinh doanh ” của các tác giả Walter . B . Meisg , Robert F . Meigs , thì “ Kế toán là nghệ thuật đo lường , phản ánh , truyền đạt và giải thích hoạt động tài chính kế toán ” . 
Theo Ronald . J . Thacker trình bày trong cuốn “ Nguyên lý kế toán Mỹ ” thì : “ Kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức ” . 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
7 
Theo các nhà khoa học Đại học Kinh tế quốc dân , cho rằng : kế toán là khoa học thu nhận , xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản ( hay toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính ) trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó . 
Theo Luật kế toán Việt Nam : Kế toán là công việc thu thập , xử lý , kiểm tra , phân tích và cung cấp thông tin kinh tế , tài chính dưới hình thức giá trị , hiện vật và thời gian lao động . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
8 
	 Kế toán ở đơn vị kế toán gồm : kế toán tài chính và kế toán quản trị . 
Kế toán tài chính là việc thu thập , xử lý , phân tích và cung cấp thông tin kinh tế , tài chính bằng các báo cáo tài chính cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán , chủ yếu là các đối tượng bên ngoàI Doanh nghiệp . 
Kế toán quản trị là việc thu thập , xử lý , phân tích và cung cấp thông tin kinh tế , tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán . 
Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị , đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nhưng không có nghĩa kế toán tổng hợp là KTTC , kế toán chi tiết là KTQT . 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
9 
 Vai trò của kế toán trong công tác quản lý 
Thứ nhất , kế toán cung cấp thông tin kinh tế tài chính của đơn vị kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin . 
Thứ hai , thông qua quá trình thu thập , xử lý , phân tích và cung cấp thông tin của kế toán là cơ sở kiểm tra giám sát tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , kiểm tra việc chấp hành các chính sách , chế độ về quản lý kinh tế tài chính . Tài liệu , số liệu kế toán là cơ sở để xem xét , xử lý vi phạm pháp luật . 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
10 
Đối tượng Kế toán tài chính 
Tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN : 
	. Vốn 
	. Nguồn vốn 
	. Quá trình sản xuất kinh doanh 
11 
 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán tài chính 
Trung thực 
Khách quan 
Đầy đủ 
Kịp thời 
Dễ hiểu 
Có thể so sánh được 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
12 
 Nhiệm vụ kế toán 
Thu thập , xử lý thông tin , số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán , theo chuẩn mực và chế độ kế toán . 
Kiểm tra , giám sát các khoản thu , chi tài chính , các nghĩa vụ thu nộp , thanh toán nợ ; kiểm tra việc quản lý , sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản ; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán . 
Phân tích thông tin , số liệu kế toán tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế , tài chính của đơn vị kế toán . 
Cung cấp thông tin , số liệu kế toán theo quy định của pháp luật . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
13 
1.2 Các khái niệm và nguyên tắc kế toán tài chính 
Khái niệm 
Nguyên tắc cơ bản 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
14 
§V tiÒn 
tÖ KT vµ Th­íc ®o GT 
Kú kÕ to¸n 
Tµi s¶n 
DT & 
TN kh¸c 
Chi phÝ 
Nî ph¶i tr ¶ 
NVCSH 
§¬n vÞ 
kÕ to¸n 
khai niệm co bản 
cỏc khẫi niệm co bản 
Bộ mợn KTDN - Khoa kế toẫn - ưhtb 
15 
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai . 
Doanh thu và thu nhập khác : là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán , phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp , góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu , không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu . 
	 Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
16 
Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra , các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu , không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu . 
	 Chi phí sản xuất , kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong kỳ khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định một cách đáng tin cậy . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
17 
Các nguyên tắc cơ bản 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
Chuẩn mực chung 
18 
1.3 Nội dung của công tác kế toán trong doanh nghiệp 
	 Theo luật kế toán Việt Nam , đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh , gồm : 
Tài sản cố định , tài sản lưu động ; 
Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu ; 
Các khoản doanh thu , chi phí , thu nhập và chi phí khác ; 
Thuế và các khoản thu nộp ngân sách Nhà Nước ; 
Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh ; 
Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
19 
Nội dung cơ bản kế toán tài chính : 
Kế toán các khoản vốn bằng tiền , các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn , các khoản phải thu , các khoản ứng và trả trước ; 
Kế toán vật tư , hàng hoá ; 
Kế toán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn ; 
Kế toán tiền lương ( tiền công ) và các khoản trích theo tiền lương ; 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ; 
Kế toán doanh thu , thu nhập khác , chi phí , xác định kết quả và phân phối kết quả kinh doanh ; 
Kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn vốn CSH ; 
Lập Báo cáo tài chính ( thông tin tài chính bắt buộc phải cung cấp công khai ). 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
20 
1.4 Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp 
Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp 
Nội dung tổ chức công tác KTTC trong doanh nghiệp 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
21 
 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp 
Phải tuân thủ những quy định trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà Nước , Luật kế toán , phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà Nước . 
Phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán , chế độ sách , chế độ thể lệ về tài chính , kế toán  
Phải phù hợp với đặc điểm HĐSXKD , đặc điểm tổ chức quản lý , quy mô và địa bàn hoạt động của DN . 
Phải phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ KT trong DN . 
Phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
22 
 Nội dung tổ chức công tác KTTC doanh nghiệp 
	 Nội dung tổ chức công tác KTTC doanh nghiệp : 
Tổ chức bộ máy kế toán 
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 
Tổ chức vận dụng hình thức kế toán 
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 
Tổ chức phân tích Báo cáo kế toán 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
23 
Tổ chức bộ máy kế toán 
	 Hiện nay các doanh nghiệp có thể tổ chức công tác kế toán theo những hình thức sau : 
Loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung 
Loại hình tổ chức công tác kế toán phân tán 
Loại hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
24 
 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ....?? Tổ chức vận dụng HTTK kế toán thống nhất . 
+ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán . 
+ Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất . 
Tài khoản kế toán dùng để phân loại hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế , tài chính theo nội dung kinh tế . Hệ thống tài khoản kế toán là bảng kê các tài khoản kế toán dùng cho đơn vị kế toán . 
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp được ban hành chính thức theo quyết định số 1141 TC / QĐ / CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính , chính thức áp dụng ngày 1/1/1996 và các QĐ , Thông Tư sửa đổi , bổ sung như QĐ 167/2000/ CĐKT - BTC ngày 25/10/2000, Thông tư 89, Thông tư 105, thông tư 23  
Tài khoản trong bảng chia làm 9 loại , trong đó các tài khoản 1, 2, 3, 4 là các tài khoản có số dư gọi là “ tài khoản thực ” , còn có tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9 không có số dư gọi là “ tài khoản tạm thời ” . 
Trang 22- C 1 
25 
Tổ chức lựa chọn , vận dụng hình thức KT phù hợp với đặc điểm hoạt động của DN 
	 Các hình thức sổ kế toán quy định áp dụng : 
Hình thức sổ kế toán nhật ký chung ; 
Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái ; 
Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ ; 
Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
26 
Hình thức sổ kế toán NKC 
Chøng tõ gèc 
NhËt ký ® Æc biÖt 
nhËt ký chung 
Sè , thÎ chi tiÕt 
Sæ c¸i 
B¶ng c©n ® èi sè ph¸t sinh 
B¸O C¸OTµI CHÝNH 
B¶ng tæng hîp chi tiÕt 
27 
Hình thức sổ kế toán CT - GS 
Chøng tõ gèc 
Sæ quü 
B¶ng TH chøng tõ gèc 
Sè thÎ kÕ to¸n chi tiÕt 
Chøng tõ ghi sæ 
Sæ c¸i 
B¶ng c©n ® èi sè PS 
B¶ng tæng hîp chi tiÕt 
Sæ ®¨ ng ký chøng tõ ghi sæ 
B¸o c¸o tµi chÝnh 
28 
 Hình thức kế toán nhật ký chứng từ 
	 Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán NKCT là : 
Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nó . 
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản ). 
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng 1 sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép . 
Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản , chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính . 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
29 
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức NKCT 
Chøng tõ gèc vµ c¸c b¶ng ph©n bæ 
B¶ng kª 
NhËt ký chøng tõ 
ThÎ , sæ kÕ to¸n chi tiÕt 
Sæ 
c¸i 
B¸o c¸o tµi chÝnh 
B¶ng tæng hîp chi tiÕt 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
-10 NKCT 
-10 Bảng Kê 
-3 Bảng phânbổ 
- Các mẫu sổ cái 
30 
Hình thức kế toán nhật ký sổ cái 
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi theo thứ tự thời gian và theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán ) trên cùng 1 quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký - sổ cái . 
	 Căn cứ ghi vào sổ nhật ký - sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc . 
 Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
31 
 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 
	 Công tác kiểm tra kế toán trong DN được tiến hành theo những nội dung sau : 
Kiểm tra việc lập và luân chuyển các chứng từ kế toán , kiểm tra việc sử dụng tài khoản và ghi chép trên các sổ kế toán đảm bảo đúng quy định của Luật kế toán , chế độ kế toán , chính sách chế độ quản lý tài chính . 
Kiểm tra hiện vật thông qua kiểm kê tài sản , đảm bảo cho số liệu kế toán cung cấp phù hợp với thực trạng tài sản hiện có tại doanh nghiệp . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
32 
Đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán , đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với số liệu của các bộ phận có liên quan trong hệ thống quản lý cuả doanh nghiệp , đối chiếu giữa chứng từ kế toán với sổ kế toán và ngược lại nếu cần , 
Đối chiếu với số liệu của các đơn vị có liên quan ( như đối chiếu với ngân hàng , đối chiếu với khách hàng , nhà cung cấp ...) 
Kiểm tra , đánh giá việc thực hiện trách nhiệm và sự phối hợp công việc giữa các thành viên trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
33 
Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán 
	 Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp gồm hệ thống BCTC và báo cáo kế toán quản trị . 
	 Theo luật kế toán và quyết định số 167/2000/ QĐ - BTC ngày 25/10//2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính , báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo : 
 Bảng cân đối kế toán 	( Mẫu số B 01 - DN ) 
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 	( Mẫu số B 02 - DN ) 
 Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 	( Mẫu số B 03 - DN ) 
 Thuyết minh báo cáo tài chính 	( Mẫu số B 09 - DN ) 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
34 
	 Bộ tài chính quy định cụ thể về BCTC cho từng lĩnh vực HĐ . Nội dung công khai BCTC của doanh nghiệp gồm : 
Tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản 
Kết quả hoạt động kinh doanh ; 
Trích lập và sử dụng các quỹ ; 
Thu nhập của người lao động . 
 Luật kế toán - trang 12 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
35 
	 Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo các hình thức : 
Phát hành ấn phẩm ; 
Thông báo bằng văn bản ; 
Niêm yết ; 
Các hình thức khác theo quy định của pháp luật . 
	 Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp mà pháp luật quy 	 định phải kiểm toán thì phải kiểm toán trước khi gửi cho cơ 	 quan Nhà Nước có thẩm quyền và trước khi công khai . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
36 
Nội dung phân tích báo cáo kế toán gồm : 
Phân tích báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính , tình hình hoạt động kinh doanh , và tình hình biến động của một số chỉ tiêu chủ yếu khác . 
Phân tích đánh giá , lập báo cáo kế toán quản trị để đánh giá trách nhiệm quản lý từng cấp , từng bộ phận ; phân tích , dự đoán , dự báo để tư vấn cho các nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh trong quá trình hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp . 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
37 
1.5 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính 
Sự cần thiết khách quan của việc tin học hoá công tác kế toán 
So sánh kế toán máy với kế toán thủ công 
Nguyên tắc cơ bản khi thực hiện tổ chức kế toán trên máy vi tính 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
38 
Nội dung tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng tin học . 
Tổ chức mã hoá các đối tượng quản lý 
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 
Vận dụng hình thức kế toán 
Trình bày và cung cấp thông tin 
Tổ chức bộ máy kế toán và quản trị người dùng 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
39 
Bộ môn kế toán doanh nghiệp chúc các bạn sức khoẻ , hạnh phúc và thành đạt ! 
Bộ môn KTDN - Khoa kế toán - ĐHTB 
40 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_1_to_chuc_cong_tac_ke_toa.ppt