Bài giảng Kế toán tài chính A4

Bản chất của BCTC

Có nhiều giác độ tiếp cận về BCTC :

 BCTC là đầu ra của quy trình kế toán tài

chính

 BCTC là phương tiện cung cấp thông tin tài

chính hữu ích để ra quyết định kinh tế

 BCTC là phương pháp cân đối, tổng hợp

trong ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế

Định nghĩa về BCTC

 BCTC là đầu ra của HTTT Kế toán tài

chính, biểu hiện khái quát dưới hình thức

hệ thống các bộ phận báo cáo có mối

liên hệ mật thiết với nhau,

 BCTC cung cấp những thông tin phù hợp,

đáng tin cậy, giúp người sử dụng làm cơ

sở để nhận xét, đánh giá và ra quyết định.

 

pdf 117 trang kimcuc 9500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính A4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính A4

Bài giảng Kế toán tài chính A4
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC TOÂN ÑÖÙC THAÉNG
KHOA KEÁ TOAÙN
-----#	"-----
MOÂN HOÏC
KEÁ TOAÙN TAØI CHÍNH A4
GIAÛNG VIEÂN: TS. NGUYEÃN PHUÙC SINH
ThS. PHAÏM NGOÏC TOAØN
ThS. HOAØNG CAÅM TRANG
ThS. LEÂ THÒ MYÕ HAÏNH
ThS. ÑOÃ NGUYEÂN BÌNH
ThS. CHAÂU THANH AN (CPA)
KHOA KẾ TOÁN
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH A4
Biên soạn:
TS. Nguyễn Phúc Sinh 
ThS. Phạm Ngọc Toàn, ThS. Hoàng Cẩm Trang, 
ThS. Lê Thị Mỹ Hạnh, ThS. Đỗ Nguyên Bình,
ThS. Châu Thanh An (CPA)
1. BẢN CHẤT – VAI TRÒ CỦA BCTC 
 Bản chất của BCTC
Có nhiều giác độ tiếp cận về BCTC :
 BCTC là đầu ra của quy trình kế toán tài 
chính
 BCTC là phương tiện cung cấp thông tin tài 
chính hữu ích để ra quyết định kinh tế
 BCTC là phương pháp cân đối, tổng hợp 
trong ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh 
tế
 Định nghĩa về BCTC
 BCTC là đầu ra của HTTT Kế toán tài 
chính, biểu hiện khái quát dưới hình thức 
hệ thống các bộ phận báo cáo có mối 
liên hệ mật thiết với nhau, 
 BCTC cung cấp những thông tin phù hợp, 
đáng tin cậy, giúp người sử dụng làm cơ 
sở để nhận xét, đánh giá và ra quyết 
định. 
Các nhân tố tác động từ môi 
trường KT
 Vai trò của BCTC
 Cung cấp thông tin cho những người có 
quan hệ lợi ích với doanh nghiệp, kể cả 
là bên trong hay bên ngoài, ở quá khứ, 
hiện tại, tương lai. 
 Nói cách khác, BCTC phải có nhiệm vụ 
hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu 
thông tin của các đối tượng sử dụng. 
 Vai trò của BCTC sẽ được thể hiện khác 
nhau tùy theo đặc trưng của từng quốc 
gia, có thể thay đổi theo từng điều kiện 
lịch sử cụ thể.
 Vai trò của BCTC có thể nhìn theo 2 
giác độ:
(1) Đáp ứng yêu cầu pháp lý về cung cấp 
thông tin của doanh nghiệp: thông tin trình 
bày theo hướng tối thiểu hóa theo quy định
(2) Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin: 
thông tin trình bày theo hướng mở, đa 
dạng theo nhu cầu
2. TÍNH HỮU ÍCH CỦA BCTC
 Bản chất và vai trò của BCTC đều gắn với 
việc cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều 
đối tượng sử dụng để ra quyết định; 
 Nói cách khác, tính hữu ích của BCTC thể 
hiện qua những lợi ích mang lại từ việc sử 
dụng thông tin trình bày trên BCTC. 
Trong thực tế, lợi ích mang lại từ 
BCTC đối với các nhóm đối tượng sử 
dụng có thể khác nhau: 
 Với nhà nước – chủ yếu là để hỗ trợ việc 
thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 
 Với các nhà đầu tư vốn – để phân tích, dự 
báo, so sánh khi xây dựng danh mục đầu 
tư và ra quyết định đầu tư hiệu quả vv 
 Những lợi ích của các nhóm đối tượng sử 
dụng có tác động qua lại, hỗ trợ hoặc 
mâu thuẫn nhau. 
Các đặc tính làm cho thông tin BCTC 
trở nên hữu ích
 Thông tin nói chung tự thân là không 
hữu ích, 
 Chính những tính chất đặc trưng của 
thông tin mới làm cho nó trở nên hữu 
ích qua việc thông tin phải được người 
sử dụng quan tâm, tin cậy và sử dụng 
để ra quyết định nhằm mang lại lợi ích 
cho họ. 
 Các tính chất định tính của thông tin kế 
toán được FASB và IASB trình bày khá 
cụ thể (Xem hình)
Mục tiêu
Cung cấp thông
tin về Thực trạng
tài chính, kết quả 
kinh
 doanh, biến động tài chính
Các 
giả định
Cơ sở dồn tích
Hoạt động liên tục
Đồng tiền cố định
Các tính chất 
đặc trưng
Có thể hiểu 
Phù hợp
Đáng tin cậy
Có thể so 
sánh
Các 
hạn chế
Kịp thời
Lợi ích – chi 
phí
Cân đối giữa các 
tính chất 
Các yếu tố của báo cáo tài chính 
Xác định Đo lường Ghi nhận
3. BCTC CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐẠI DiỆN
A. BCTC Trung quốc:
BCTC định kỳ của Trung Quốc được thực 
hiện theo niên lịch, bao gồm các bộ phận 
sau:
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo lợi nhuận 
 Báo cáo lưu chuyển tiền 
 Thuyết minh
 Giải trình về tình hình tài chính 
 Một số báo cáo có thể được yêu cầu bổ 
sung, công bố về tổn thất tài sản, biến 
động kết cấu nguồn vốn vv
 Các công ty niêm yết: phải công bố thông 
tin bộ phận, nhất quán với các chuẩn mực 
quốc tế; hàng quý phải lập Bảng CĐKT, 
Báo cáo thu nhập và Thuyết minh; nếu có 
phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước 
ngoài thì phải trình bày bằng hai thứ tiếng 
Anh và Hoa đối với báo cáo thường niên 
trên trang web của Ủy ban điều tiết chứng 
khoán Trung Quốc (CSRC).
B. BCTC Mỹ: 
BCTC thường niên của Mỹ (doanh nghiệp 
lớn):
 BCTC cơ bản (bảng CĐKT, các báo cáo 
thu nhập, thu nhập tổng hợp, lưu 
chuyển tiền tệ, vốn cổ phần) 
 Báo cáo quản lý
 Thảo luận và phân tích của BGĐ, Công 
bố các chính sách kế toán có tác động 
đến BCTC
 Thuyết minh
 Báo cáo so sánh dữ liệu tài chính (chọn 
lọc) 5 hoặc 10 năm; Báo cáo quý dạng 
chọn lọc
 Báo cáo kiểm toán độc lập
Trong đó, cần lưu ý các đặc trưng sau:
 BCTC quý được yêu cầu đối với các công 
ty niêm yết, nhưng trình bày ngắn gọn, 
không cần được kiểm toán, và kèm theo 
những bình luận (commentary) súc tích 
của ban giám đốc;
 Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận 
(GAAP) bao gồm tất cả các chuẩn mực kế 
toán, các luật lệ, quy định được tôn trọng 
khi soạn thảo BCTC; việc tuân thủ GAAP là 
sự sát hạch về trình bày hợp lý. Tuy nhiên, 
FASB và SEC đang quan tâm đến việc 
chuyển đổi U.S. GAAP từ nền tảng có tính 
quy tắc (rules-based) hướng đến tính 
nguyên lý (principles-based) để giảm bớt 
tính chi tiết, phù hợp hơn đối các công ty 
con đang hoạt động ở nước ngoài. 
 Các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp phi Nhà 
nước có vai trò nòng cốt trong việc soạn 
thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán về 
BCTC; tính chất nghề nghiệp và chuyên 
sâu được chú trọng và có tính phổ biến rất 
lớn (IACPA đã có hơn 300.000 thành viên); 
 Có sự phân biệt giữa BCTC và báo cáo 
thuế. Thuế hoãn lại được ghi nhận 
(accrued) do sự khác biệt tạm thời giữa 
phương pháp kế toán tài chính và thuế đối 
với thu nhập, tài sản chịu thuế, được đo 
lường trên cơ sở suất thuế áp dụng trong 
tương lai khi các khoản mục liên quan 
được hoàn nhập.
 Nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa trên các công 
ty cổ phần, nên hệ thống BCTC cũng được 
xây dựng và củng cố theo hướng phục vụ 
chủ yếu cho các nhà đầu tư và cổ đông; 
hơn nữa, luật pháp của các tiểu bang lại 
thường không tương đồng nên các quan 
điểm nghề nghiệp càng được xem trọng 
(ngoài các quy định của SEC), thậm chí có 
thể trở thành cơ sở cho các phán quyết 
của toà án các cấp;
1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Lợi nhuận kế toán trước thuế (Income before tax): 
Được xác định từ các khoản doanh thu, thu nhập và chi 
phí phát sinh trong một kỳ kế toán 
theo quy định của các CMKT, CĐKT
Thu nhập chịu thuế (Taxable income): 
Được xác định từ các khoản doanh thu, thu nhập phải nộp 
thuế sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý 
theo quy định của Luật thuế
Chênh lệch tạm thời (Temporary 
Difference)
Là chênh lệch giữa lợi nhuận kế 
toán trước thuế và thu nhập chịu 
thuế trong một kỳ kế toán nhất 
định;
Do sự khác biệt trong quy định của 
CMKT, CĐKT và Luật thuế về thời 
điểm ghi nhận một khoản doanh 
thu, thu nhập, chi phí
Một khoản chênh lệch tạm thời phát 
sinh trong kỳ hiện tại sẽ làm cho thu 
nhập chịu thuế trong tương lai giảm 
xuống (được khấu trừ) hoặc tăng lên 
(phải trả)
Ví dụ 1: CLTT phát sinh trong kỳ hiện tại 
làm giảm thu nhập chịu thuế trong 
tương lai.
Chi phí phải trả (335) về sửa chữa lớn 
TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại 
nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập 
chịu thuế khi các khoản chi phí này 
thực tế phát sinh; 
Hoặc trong năm hiện tại, kế toán áp 
dụng khấu hao nhanh nhưng chi phí 
khấu hao chỉ được chấp nhận khấu trừ 
cho mục đích tính thuế thu nhập vẫn 
phải theo phương pháp đường thẳng
Ví dụ 2: CLTT phát sinh trong kỳ hiện tại 
làm tăng thu nhập chịu thuế trong 
tương lai. 
Kế toán ghi nhận thời gian sử dụng 
hữu ích của TSCĐ dài hơn quy định 
khấu hao cho mục đích tính thuế, dẫn 
đến chi phí khấu hao trong lợi nhuận 
kế toán trong những năm đầu nhỏ hơn 
chi phí khấu hao được khấu trừ vào thu 
nhập chịu thuế. 
Chênh lệch vĩnh viễn (Permanent 
Difference)
Do sự khác biệt về quy định ghi 
nhận hay không ghi nhận một khoản 
doanh thu, thu nhập, chi phí khi tính 
lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu 
thuế .
Ví dụ: 
Khi được chia cổ tức, kế toán ghi nhận 
vào doanh thu tài chính, làm tăng lợi 
nhuận kế toán; nhưng khoản này 
không tính vào thu nhập chịu thuế 
Thuế thu nhập hiện hành phải nộp: là 
số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ 
tính trên tổng thu nhập chịu thuế 
trong kỳ hiện tại, làm tăng Chi phí 
thuế thu nhập hiện hành của kỳ đó. 
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: là số 
thuế thu nhập được tính trên tổng 
chênh lệch tạm thời chịu thuế của kỳ 
hiện tại, làm tăng Chi phí thuế thu 
nhập hoãn lại của kỳ đó
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: là số 
thuế được tính trên tổng chênh lệch 
tạm thời được khấu trừ trong kỳ hiện 
tại, làm giảm chi phí thuế hoãn lại 
trong của kỳ đó
2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
2.1. KT THUẾ THU NHẬP HIỆN HÀNH
Cuối mỗi Quý, KT xác định và ghi nhận số 
thuế tạm phải nộp & tính vào Chi phí thuế 
hiện hành. Ghi Nợ 8211 / Có 3334
Đầu Quý tiếp theo, nếu có chi tạm nộp 
thuế
Ghi Nợ 3334 / Có 111, 112
Cuối năm, thực hiện quyết toán với cơ 
quan thuế, có hai trường hợp:
(1) Nếu phải nộp thêm: ghi Nợ 8211 / Có 
3334
(2) Nếu được hoàn nhập: ghi Nợ 3334 / Có 
8211
Trường hợp phát hiện “sai sót không 
trọng yếu”
của những năm trước, kế toán sẽ ghi 
tăng, giảm vào chi phí thuế của năm hiện 
tại số bị sai:
Nợ 8211 / Có 3334 hoặc Nợ 3334 / Có 
8211
Trường hợp phát hiện “sai sót trọng yếu” 
của những năm trước, thì điều chỉnh báo 
cáo tài chính và số dư các tài khoản liên 
quan (xem Chương 4)
2.2. KT THUẾ THU NHẬP HOÃN LẠI
A. Thuế TNDN hoãn lại phải trả
Cuối năm tài chính, DN phải xác định và 
ghi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải 
trả”
“Thuế hoãn lại phải trả” = 
= [Tổng CLTT chịu thuế phát sinh] 
x 
x [Thuế suất thuế hiện hành]
Và ghi sổ kế toán:
Nợ 8212 / Có 347
Việc ghi nhận thuế hoãn lại phải trả 
trong năm được thực hiện theo 
nguyên tắc bù trừ giữa số thuế phải 
trả phát sinh trong năm với số được 
ghi giảm (hoàn nhập)
Số thuế phát sinh > số thuế hoàn 
nhập, thì số chênh lệch được ghi 
nhận bổ sung vào số thuế hoãn lại 
phải trả và Chi phí thuế TNDN hoãn 
lại: Nợ 8212 / Có 347 
Ngược lại, ghi giảm (hoàn nhập) số 
thuế thu nhập hoãn lại phải trả và 
ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại: 
Nợ 347 / Có 8212 
Trường hợp thuế thu nhập doanh 
nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh từ Áp 
dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán 
và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng 
yếu của các năm trước thì kế toán 
điều chỉnh báo cáo tài chính và ghi 
giảm số dư đầu năm của các TK liên 
quan (Xem Chương 4)
Trường hợp phát hiện và điều chỉnh các 
sai sót không trọng yếu của các năm 
trước thì kế toán phải ghi bổ sung 
(hoặc ghi âm) vào số phát sinh năm 
nay trên TK 347 và 8212
B. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 
Cuối năm, kếtoán phải xác định và ghi 
nhận “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” 
=
= [(1) Tổng CLTT được khấu trừ phát 
sinh trong năm + (2) Giá trị được khấu 
trừ chuyển sang năm sau của các 
khoản lỗ tính thuế + (3) Ưu đãi thuế 
chưa sử dụng] 
x [Thuế suất thuế thu nhập doanh 
nghiệp] 
Việc ghi nhận tài sản thuế hoãn lại 
trong năm được thực hiện theo 
nguyên tắc bù trừ :
Nếu số phát sinh trong năm > số 
được hoàn nhập, kế toán ghi Nợ 
243 / Có 8212
Nếu số phát sinh trong năm < số 
được hoàn nhập, kế toán ghi Nợ 
8212 / Có 24 3
Trường hợp tài sản thuế hoãn lại phát 
sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi 
chính sách kế toán và điều chỉnh hồi 
tố các sai sót trọng yếu của các năm 
trước , kế toán phải ghi nhận bổ sung 
tài sản thuế hoãn lại của các năm 
trước bằng cách điều chỉnh BCTC và số 
dư đầu năm các 
TK 4211 và TK 243 (Xem Chương 4)
Ví dụ 1: Xác định và ghi nhận tài sản thuế 
thu nhập hoãn lại liên quan đến khấu hao 
TSCĐ
Năm 2005, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:
- TSCĐ A có giá mua là 12.000.000đ, thời gian sử 
dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo 
thuế là 6 năm; TSCĐ B có giá mua là 
10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo 
kế toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. 
Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập 
hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B.
Chỉ tiêu Năm tài chính 
 2005 2006 2007 2008 2009 2010 
TSCĐ A 
- Chi phí khấu 
hao (theo KT) 
(4.000) (4.000) (4.000) 
- Chi phí khấu 
hao (theo thuế) 
(2.000) (2.000) (2.000) (2.000) (2.000) (2.000) 
- CLTT được 
khấu trừ tăng 
2.000 2.000 2.000 
- CLTT được 
khấu trừ giảm 
 (2.000) (2.000) (2.000) 
TSCĐ B 
- Chi phí khấu 
hao (theo KT) 
(5.000) (5.000) 
- Chi phí khấu 
hao (theo thuế) 
(2.500) (2.500) (2.500) (2.500) 
- CLTT được 
khấu trừ tăng 
2.500 2.500 
- CLTT được 
khấu trừ giảm 
 (2.500) (2.500) 
TỔNG CLTT 
được khấu trừ 
tăng của A&B 
4.500 4.500 
Tổng CLTT 
được khấu trừ 
giảm của A&B 
 (500) (4.500) (2.000) (2.000) 
TS thuế TNDN 
hoãn lại tăng 
1.125 1.125 
TS thuế TNDN 
hoãn lại giảm 
 (125) (1.125) (500) (500) 
Trong 2 năm 2005 và 2006, Công ty Thăng 
Long phải xác định khoản chênh lệch tạm 
thời được khấu trừ phát sinh trong từng 
năm là 4.500.000 đ tương ứng với việc ghi 
giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi 
nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại mỗi 
năm là 1.125.000đ (4.500.000x25%). 
Kế toán ghi:
Nợ TK 243 : 1.125.000 đ
Có TK 8212: 1.125.000 đ.
Năm 2007, Công ty phải xác định:
Khoản CLTT được khấu trừ phát sinh tăng 
liên quan đến TSCĐ A là 2.000.000 đ
Khoản CLTT được khấu trừ phát sinh giảm 
(hoàn nhập) liên quan TSCĐ B là 2.500.000 
đ
Năm 2007, CLTT được khấu trừ liên quan 
tới TSCĐ A và TSCĐ B giảm 500.000đ. 
Công ty phải hoàn nhập tài sản thuế TN 
hoãn lại và ghi tăng chi phí thuế TN hoãn 
lại là 125.000 đ 
KT ghi: Nợ TK 8212: 125.000 đ 
 Có TK 243: 
125.000 đ 
Bảng xác định Chênh lệch tạm thời chịu thuế
Biểu 1
Năm: 200...
Bảng xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả
 Biểu 2
Năm: 200...
Diễn giải 
Chênh lệch tạm thời chịu 
thuế trong năm 
T
h
u
ế
 s
u
ấ
t
 (
%
)
Thuế thu nhập 
hoãn lại phải trả 
được ghi nhận 
trong năm 
Thuế thu nhập 
hoãn lại phải trả 
được ghi giảm 
(Hoàn nhập) 
trong năm 
T
ă
n
g
G
iả
m 
 Chênh lệch 
T
ă
ng 
G
iả
m 
Được 
ghi nhận 
vào chi 
phí thuế 
thu nhập 
hoãn lại 
Được 
ghi 
giảm 
vốn 
chủ sở 
hữu 
Được 
ghi giảm 
chi phí 
thuế thu 
nhập 
hoãn lại 
Được 
ghi 
tăng 
vốn 
chủ 
sở 
hữu 
A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
1/ Phát sinh 
(hoặc hoàn nhập) 
từ các giao dịch 
trong năm 
 2/ Phát sinh từ 
việc áp dụng hồi 
tố thay đổi chính 
sách kế toán và 
điều chỉnh hồi tố 
các sai sót phát 
sinh từ các năm 
trước. 
Cộng 
  Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ 
 Biểu số 03
Năm 200...
Stt Diễn giải
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm
ăng
Giảm
Phát sinh từ các 
giao dịch trong 
năm hiện hành
Phát sinh từ việc 
áp dụng hồi tố 
thay đổi chính 
sách kế toán và 
điều chỉnh hồi tố 
các sai sót phát 
sinh từ các năm 
trước
Hoàn nhập từ các 
giao dịch trong 
năm hiện hành
Hoàn nhập do áp 
dụng hồi tố thay 
đổi chính sách kế 
toán và điều 
chỉnh hồi tố các 
sai sót phát sinh 
từ các năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
I Chênh lệch tạm thời 
phát sinh
1 Phát sinh từ (...)
... ...
II Chênh lệch tạm thời 
được hoàn nhập
1 Hoàn nhập do (...)
... ....
III Tổng cộng
Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử 
dụng Biểu số 04 
Năm 2 ... oản TS, NPT và VCSH của năm hiện tại
Điều chỉnh số liệu trên cột “Năm trước” của BCTC năm 
nay cho phù hợp với số dư đầu kỳ các tài khoản liên quan
Việc điều chỉnh số dư đầu năm các tài khoản có liên quan 
được thực hiện bằng cách ghi một dòng trên Sổ kế toán 
tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết với nội dung:
Điều chỉnh số dư do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế 
toán " abcd..." từ ... đến .... 
Trường hợp có sự thay đổi về TS, NPT và Vốn CSH
Trường hợp ảnh hưởng luỹ kế làm tăng Tài sản:
Tăng số dư Nợ đầu năm TK Tài sản 
Tăng (Giảm) số dư Có (Nợ) đầu năm các TK liên quan 
Trường hợp ảnh hưởng luỹ kế làm tăng Nợ phải trả:
Tăng số dư Có đầu năm TK Nợ phải trả
Tăng (Giảm) số dư Nợ (Có) đầu năm các TK liên quan 
Trường hợp ảnh hưởng luỹ kế làm tăng Vốn CSH:
Tăng số dư Có đầu năm TK VCSH
Tăng (Giảm) số dư Nợ (Có) đầu năm các TK liên quan 
Trường hợp sự thay đổi làm Giảm các đối tượng KT
Ghi ngược lại (hoặc ghi âm) các bút toán trên
Trường hợp có sự thay đổi về Doanh thu, Chi phí
Ảnh hưởng luỹ kế tăng Doanh thu / giảm chi phí:
Tăng (hoặc Giảm) số dư Có (Nợ) đầu năm TK 4211
Tăng (Giảm) số dư Nợ (Có) đầu năm TK Tài sản
Tăng (Giảm) số dư Có (Nợ) đầu năm TK NPT
Ảnh hưởng luỹ kế giảm Doanh thu / tăng chi phí :
Tăng (hoặc Giảm) số dư Nợ (Có) đầu năm TK 4211
Tăng (Giảm) số dư Có (Nợ) đầu năm TK Tài sản
Tăng (Giảm) số dư Nợ (Có) đầu năm TK NPT 
THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO LƯU 
CHUYỂN TIỀN TỆ
(1) Không ảnh hưởng nếu lập theo phương pháp trực tiếp
(2) Có ảnh hưởng nến lập theo phương pháp gián tiếp và chỉ 
tiêu Lợi nhuận kế toán bị thay đổi do thay đổi CSKT.
Ví dụ: hồi tố thay đổi chính sách kế toán 
Công ty BASA có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/2007 đến 
ngày 31/12/2007. Đầu năm 2007, công ty BASA đã áp dụng 
phương pháp tính giá xuất của hàng tồn kho (Tài khoản 156- 
Hàng hóa) cho mặt hàng A theo phương pháp nhập trước, xuất 
trước. Đầu năm 2008 thay đổi chính sách kế toán và áp dụng 
phương pháp tính giá xuất kho cho mặt hàng A theo phương 
pháp bình quân gia quyền. 
Như vậy Công ty BASA phải áp dụng hồi tố đối với hàng hóa A 
đã xuất kho trong năm 2007 theo phương pháp mới. Việc áp 
dụng hồi tố này sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của Bảng cân đối 
kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 
2007. Vì vậy cột thông tin so sánh năm 2007 trong báo cáo tài 
chính năm 2008 phải được điều chỉnh lại để phù hợp với sự 
thay đổi này. Giả sử việc áp dụng hồi tố làm cho giá vốn hàng 
bán trong năm 2007 tăng lên 14.000.000đ.
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2007
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế TNDN
100.000.000
80.000.000
 20.000.000
5.000.000
15.000.000
130.000.000
100.000.000
 30.000.000
7.500.000
 22.500.000
Bảng cân đối kế toán 31/12/2008 31/12/2007
...
Hàng tồn kho 150.000.000 100.000.000
...
Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 15.000.000 12.000.000
...
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 29.000.000 15.000.000
Bảng CĐKT của Công ty chưa điều chỉnh
Do ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán số 
liệu báo cáo năm 2007 điều chỉnh như sau:
* Giá vốn tăng lên và Hàng tồn kho giảm 14.000.000đ; Lợi nhuận kế 
toán trước thuế không phải là 30.000.000đ mà là 16.000.000đ 
{130.000.000đ – (100.000.000đ + 14.000.000đ)}; Chi phí thuế 
TNDN hiện hành không phải là 7.500.000đ mà chỉ là 4.000.000đ 
(16.000.000đ x 25%); Lợi nhuận sau thuế không phải là 
22.500.000đ mà là 12.000.000đ (16.000.000đ – 4.000.000đ
* Do ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán nên số dư đầu 
năm 2008 các TK 156, TK 333, TK 421 được điều chỉnh như sau:
Số dư Có đầu năm TK 3334 giảm: 3.500.000đ (7.500.000 – 
4.000.000); 
Số dư Có đầu năm TK 421 giảm: 10.500.000đ (22.500.000 – 
12.000.000) và Số dư Nợ đầu năm TK 156 giảm: 14.000.000đ. 
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2007
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế TNDN
100.000.000
80.000.000
 20.000.000
5.000.000
15.000.000
130.000.000
114.000.000
 16.000.000
4.000.000
 12.000.000
Bảng cân đối kế toán 31/12/2008 31/12/2007
....
Hàng tồn kho 136.000.000 86.000.000
....
Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 11.500.000 8.500.000
....
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 18.500.000 4.500.000
Số liệu các báo cáo sau khi được điều chỉnh hồi tố
Sau khi điều chỉnh số liệu sẽ là: 
Hàng tồn kho tại ngày 31/12/2007 là 86.000.000đ (100.000.000đ–
14.000.000đ), ngày 31/12/2008 là 136.000.000đ (150.000.000đ– 
14.000.000đ).
Do giá vốn hàng bán ghi tăng 14.000.000đ dẫn đến Thuế phải trả 
Nhà nước giảm 3.500.000đ (14.000.000đ x 25%) nên Thuế phải 
trả Nhà nước tại ngày 31/12/2007 là 7.500.000đ (12.000.000đ - 
3.500.000đ), tại ngày 31/12/2008 là 11.500.000đ (15.000.000đ- 
3.500.000đ). 
Cũng do giá vốn hàng bán ghi tăng 14.000.000đ dẫn đến Lợi nhuận 
để lại năm 2007 sẽ giảm đi 10.500.000đ (14.000.000đ x 75%) nên 
Lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2008 sau khi điều chỉnh 
là 4.500.000đ (15.000.000đ – 10.500.000đ) và lợi nhuận chưa phân 
phối tại ngày 31/12/2008 sau khi điều chỉnh là 18.500.000đ 
(29.000.000đ – 10.500.000đ).
Chỉ tiêu
Số dư tại 
ngày 
1/1/2007
Số dư tại 
ngày 
31/12/2007
Số dư tại 
ngày 
31/12/2008
Vốn đầu tư của chủ sở 
hữu
5.000.000 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 4.500.000 18.500.000
Cộng 5.000.000 9.500.000 23.500.000
Thuyết minh BCTC năm 2008 sẽ phải trình bày về:
1 – Báo cáo thay đổi VCSH
Thuyết minh BCTC năm 2008 sẽ phải trình bày về:
2 – Báo cáo ảnh hưởng của thay đổi CSKT lên các khoản mục
Khoản mục báo cáo
Ảnh hưởng của thay đổi CSKT đến:
Kết quả hoạt động kinh doanh
 năm 2007
+ Giá vốn hàng bán tăng
+ Chi phí thuế TNDN giảm
+ Lợi nhuận sau thuế TNDN giảm
14.000.000
3.500.000 
 10.500.000
Bảng Cân đối kế toán
 ngày 31/12/2007
+ Hàng tồn kho giảm
+ Thuế TNDN phải trả giảm
+ Lợi nhuận chưa phân phối giảm
14.000.000
3.500.000
10.500.000
4.2. THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN 
Thay đổi ước tính kế toán là việc điều chỉnh giá trị ghi sổ 
của tài sản, nợ phải trả hoặc giá trị tiêu hao định kỳ của 
tài sản được tạo ra từ việc đánh giá tình trạng hiện thời 
và lợi ích kinh tế trong tương lai cũng như nghĩa vụ liên 
quan đến tài sản và nợ phải trả đó. 
Ví dụ về thay đổi ước tính kế toán:
Thay đổi ước tính kế toán đối với các khoản phải thu khó đòi;
Thay đổi ước tính kế toán về giá trị hàng tồn kho lỗi mốt; 
Thay đổi ước tính kế toán về thời gian sử dụng hữu ích hoặc 
cách thức sử dụng TSCĐ;
Thay đổi ước tính kế toán về nghĩa vụ bảo hành sản phẩm.
Thay đổi cách thức xác định thông tin là thay đổi chính 
sách kế toán mà không phải là thay đổi ước tính kế toán;
 Khi khó xác định một thay đổi là thay đổi 
chính sách kế toán hay thay đổi ước tính kế 
toán thì thay đổi này được coi là thay đổi ước 
tính kế toán.
Các trường hợp thay đổi ước tính kế toán thường ảnh 
hưởng đến năm hiện tại và các năm tương lai thì được 
điều chỉnh tương ứng
Trong năm có sự thay đổi, kế toán áp dụng ghi nhận như 
là “các nghiệp vụ mới” theo ước tính mới
Phải trình bày ảnh hưởng của năm hiện tại, dự kiến ảnh 
hưởng tương lai
Nếu không xác định được ảnh hưởng thì nêu rõ lý do 
trong thuyết minh
4.3. SAI SÓT VÀ ĐIỀU CHỈNH 
Khái niệm
Sai sót (Error) có thể phát sinh từ việc ghi nhận, xác định giá 
trị, trình bày hoặc thuyết minh các khoản mục trên báo cáo tài 
chính. 
Sai sót bao gồm: Sai sót do tính toán, áp dụng sai chính sách kế 
toán, bỏ quên, hiểu hoặc diễn giải sai các sự việc và gian lận. 
Gian lận (Fraud) là sai sót do cố ý gây ra, như: Thu tiền của 
người mua hàng không nộp quỹ mà sử dụng cho cá nhân; lấy 
tiền công quỹ, hàng tồn kho sử dụng cho cá nhân, vv... 
Nguyên tắc điều chỉnh sai sót
Những sai sót của năm hiện tại được phát hiện trong năm 
đó phải được điều chỉnh trước khi công bố BCTC
Sai sót trọng yếu của các năm trước phải được điều chỉnh 
bằng cách điều chỉnh hồi tố kể từ năm có sai sót phát sinh, 
trừ khi không thể xác định được ảnh hưởng của sai sót của 
từng năm hay ảnh hưởng lũy kế của sai sót.
Việc điều chỉnh hồi tố sai sót thực hiện giống như điều 
chỉnh hồi tố thay đổi chính sách kế toán 
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2008
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán 
Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế TNDN
104.000.000
80.000.000
 24.000.000
6.000.000
18.000.000
73.500.000
53.500.000
20.000.000
5.000.000
 15.000.000
Bảng cân đối kế toán 31/12/2009 31/12/2008
Hàng tồn kho 150.000.000 100.000.000
Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 15.000.000 12.000.000
Vốn đầu tư 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 50.000.000 35.000.000
Ví dụ Công ty XYZ có số liệu BCTC chưa điều chỉnh sai sót như sau:
Sinh viên tự thực điều chỉnh hồi tố sai sót với số liệu sau:
Công ty XYZ có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/2007 đến 
ngày 31/12/2007.
Trong năm 2009, Công ty xyz phát hiện thấy một số thành 
phẩm trị giá 6.500.000đ đã bán trong năm 2008 nhưng vẫn 
được theo dõi trên sổ kế toán TK 155 (chưa ghi xuất bán) và 
được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/2008. 
Lợi nhuận chưa phân phối đầu năm 2008 là 20.000.000đ; Lợi 
nhuận chưa phân phối cuối năm 2008 là 35.000.000đ 
(20.000.000đ + 15.000.000đ); 
Giả sử thuế suất thuế TNDN là 25%; và không có các khoản 
thu nhập và chi phí nào khác.
5.1. QUY ĐỊNH CHUNG
Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 
là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực 
đến BCTC đã xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày kết 
thúc kỳ kế toán năm đến trước ngày phát hành BCTC, 
gồm hai loại:
a) Những sự kiện có các bằng chứng bổ sung về các sự 
kiện tồn tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm, định 
lượng được ảnh hưởng đến BCTC, cần phải điều chỉnh 
sổ kế toán và BCTC;
b) Những sự kiện có dấu hiệu về các sự kiện phát sinh sau 
ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về 
các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính không ảnh 
hưởng đến báo cáo tài chính nên không cần phải điều 
chỉnh sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Nếu doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được 
ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện 
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều 
chỉnh. Trường hợp này, doanh nghiệp phải:
Điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong sổ kế toán và các 
thông tin đã trình bày trong báo cáo tài chính; hoặc 
Ghi nhận những khoản mục mà trước đó chưa được ghi 
nhận.
Việc điều chỉnh sổ kế toán và báo cáo tài chính về 
những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán 
năm, được thực hiện theo một trong ba phương pháp 
điều chỉnh sổ kế toán quy định trong Luật Kế toán: 
Phương pháp cải chính,
Phương pháp ghi số âm, 
Phương pháp ghi bổ sung.
Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế 
toán năm không cần điều chỉnh, doanh nghiệp có thể 
trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Đối với các khoản cổ tức của cổ đông công bố sau ngày 
kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành 
BCTC, doanh nghiệp không phải ghi nhận là các khoản 
nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc 
kỳ kế toán năm, mà được trình bày trong Bản thuyết 
minh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 21
Trường hợp sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, Ban 
Giám đốc xác nhận có dự kiến thu hẹp đáng kể quy mô 
hoạt động, ngừng sản xuất, kinh doanh, phá sản hoặc 
giải thể thì không được lập BCTC trên cơ sở nguyên tắc 
hoạt động liên tục. Trường hợp này BCTC phải được lập 
trên cơ sở hoạt động không liên tục, chứ không chỉ điều 
chỉnh lại số liệu đã ghi nhận theo cơ sở kế toán ban đầu
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Liên quan đến Nợ phải trả
Trường hợp sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày 
phát hành báo cáo, doanh nghiệp nhận được thông tin về 
các sự kiện xác nhận nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc 
kỳ kế toán năm đòi hỏi phải điều chỉnh khoản dự phòng 
đã được ghi nhận từ trước, ghi nhận những khoản dự 
phòng mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ 
phải trả mới.
Nếu phải lập thêm khoản dự phòng bảo hành sản phẩm:
Nợ TK 641 / Có TK 352 – Dự phòng phải trả
Kết chuyển tăng chi phí bán hàng để xác định kết quả :
Nợ TK 911 / Có TK 641
Điều chỉnh giảm Thuế TNDN phải nộp (nếu có) và điều chỉnh 
giảm chi phí thuế TNDN hiện hành, ghi:
Nợ TK 3334 / Có TK 8211
Đồng thời kết chuyển giảm chi phí thuế TNDN hiện hành (Nếu 
đã thực hiện bút toán kết chuyển cuối kỳ), ghi:
Nợ TK 8211 / Có TK 911
Điều chỉnh giảm lợi nhuận chưa phân phối (Nếu đã thực hiện 
bút toán kết chuyển cuối kỳ), ghi:
Nợ TK 421 / Có TK 911
Liên quan đến Tài sản bị tổn thất
Nếu sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát 
hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp nhận được thông 
tin cung cấp bằng chứng về một tài sản bị tổn thất trong 
kỳ kế toán năm, hoặc giá trị của khoản tổn thất được ghi 
nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh thì 
thực hiện thay đổi số liệu lập dự phòng về tài sản
Trường hợp số dự phòng phải lập lớn hơn số đã lập:
Ghi tăng số dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi tăng giá vốn :
Nợ TK 632 / Có TK 159 – Số lập thêm
Kết chuyển tăng giá vốn hàng bán để xác định kết quả, ghi:
Nợ TK 911 / Có TK 632
Điều chỉnh giảm Thuế TNDN phải nộp (nếu có), ghi:
Nợ TK 3334 /Có TK 8211
Đồng thời kết chuyển giảm chi phí thuế TNDN hiện hành sang TK 
911 (nếu đã thực hiện bút toán kết chuyển cuối kỳ), ghi:
Nợ TK 8211/Có TK 911
Điều chỉnh giảm lợi nhuận chưa phân phối (nếu đã thực hiện bút 
toán kết chuyển cuối kỳ), ghi: Nợ TK 421 /Có TK 911.
Trường hợp số dự phòng phải lập nhỏ hơn số đã lập:
Ghi giảm (ghi đỏ) dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi giảm giá 
vốn hàng bán số chênh lệch: 
Nợ TK 632 / Có TK 159 
Kết chuyển giảm (ghi đỏ) giá vốn hàng bán về số chênh lệch giữa 
số dự phòng phải lập nhỏ hơn số dự phòng đã lập, ghi:
Nợ TK 911 / Có TK 632
Điều chỉnh tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (nếu có) và 
điều chỉnh tăng lợi nhuận chưa phân phối trên sổ kế toán. 
Có các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc 
kỳ kế toán năm nhưng không cần điều 
chỉnh cần phải trình bày trên báo cáo tài 
chính, như:
Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn 
mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh“, việc thanh lý 
công ty con của tập đoàn;
Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh 
lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan 
đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một 
hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán 
các khoản nợ;
Hàng bán bị trả lại; Mua sắm hoặc thanh lý tài sản 
có giá trị lớn;
Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão 
lụt; 
Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu;
Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu 
phổ thông;
Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán TS 
hoặc tỷ giá hối đoái;
Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến 
tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc thuế hoãn lại;
Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng 
hoặc những khoản nợ tiềm tàng;
Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_a4.pdf