Bài giảng Kế toán đại cương - Chương 5: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu
Nguyên vật liệu đối tượng lao động dùng cho sản xuất sản phẩm
Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng chuyển hóa thành sản phẩm được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp và hình thành nên giá thành sản phẩm
Nghiệp vụ 1
Mua nguyên vật liệu chính nhập kho với giá mua chưa có thuế VAT là 4.000, thuế VAT là 10%, chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển, bốc xếp trả bằng tiền mặt 840 (đã bao gồm thuế VAT 5%)
Nghiệp vụ 2
Mua một số vật liệu phụ nhập kho với giá mua chưa thuế là 1.000, thuế VAT là 10%, chưa trả tiền người bán. Chi phí vận chuyển, bốc xếp trả bằng tiền mặt 315 (đã bao gồm thuế VAT 5%)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán đại cương - Chương 5: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán đại cương - Chương 5: Kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu
KẾ TOÁN ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA KHOA KINH TẾ CHƯƠNG 5 KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU Mục tiêu : Kế toán nguyên vật liệu Kế toán công cụ dụng cụ Kế toán tài sản cố định Kế toán lương và các khoản trích theo lương Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Nguyên vật liệu đối tượng lao động dùng cho sản xuất sản phẩm Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng chuyển hóa thành sản phẩm được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp và hình thành nên giá thành sản phẩm sản phẩm Thép KẾ TOÁN NHẬP KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Nghiệp vụ 1 Mua nguyên vật liệu chính nhập kho với giá mua chưa có thuế VAT là 4.000, thuế VAT là 10%, chưa trả tiền người bán . Chi phí vận chuyển , bốc xếp trả bằng tiền mặt 840 ( đã bao gồm thuế VAT 5%) Nợ 152 Nguyên vật liệu 4.000 Nợ 133 VAT được khấu trừ 400 Có 331 Phải trả người bán 4.400 Nợ 152 Nguyên vật liệu 800 Nợ 133 VAT được khấu trừ 40 Có 111 TM 840 Giá mua Chi phí vận chuyển KẾ TOÁN NHẬP KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Nghiệp vụ 2 Mua một số vật liệu phụ nhập kho với giá mua chưa thuế là 1.000, thuế VAT là 10%, chưa trả tiền người bán . Chi phí vận chuyển , bốc xếp trả bằng tiền mặt 315 ( đã bao gồm thuế VAT 5%) Nợ 152 Nguyên vật liệu 1.000 Nợ 133 VAT được khấu trừ 100 Có 331 Phải trả người bán 1.100 Nợ 152 Nguyên vật liệu 300 Nợ 133 VAT được khấu trừ 15 Có 111 TM 315 Giá mua Chi phí vận chuyển KẾ TOÁN NHẬP KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Nghiệp vụ 3 Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán cho người bán tại nghiệp vụ 1 và 2 Nợ 331 Phải trả người bán 5.500 Có 112 Tiền gửi ngân hàng 5.500 KẾ TOÁN XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Nghiệp vụ 4 Xuất kho vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm 50.000 Nợ 621 CP Nguyên vật liệu trực tiếp 50.000 Có 152 Nguyên vật liệu 50.000 KẾ TOÁN XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Nghiệp vụ 5 Xuất kho vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm 5.000, quản lý phân xưởng 200 Nợ 621 Nguyên vật liệu trực tiếp 5.000 Nợ 627 Chi phí sản xuất chung 200 Có 152 Nguyên vật liệu 5.200 KẾ TOÁN XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU Nghiệp vụ 6 Xuất nhiên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm 4.000, quản lý phân xưởng 500 Nợ 621 Nguyên vật liệu trực tiếp 4.000 Nợ 627 Chi phí sản xuất chung 500 Có 152 Nguyên vật liệu 4.500 KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động không đủ điều kiện tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng để ghi nhận là tài sản cố định Công cụ dụng cụ có thể tham gia nhiều chu kỳ sản xuất nên giá trị của chúng được phân bổ một lần hoặc nhiều lần vào chi phí sản xuất trong kỳ . sản phẩm KẾ TOÁN NHẬP KHO CÔNG CỤ DỤNG CỤ Nghiệp vụ 7 Mua một số công cụ dụng cụ nhập kho chưa trả tiền người bán là 5.500 bao gồm thuế là 500. Chi phí vận chuyển ( bao gồm thuế VAT đầu vào 5%) phải trả cho người vận chuyển là 420. Nợ 153 Công cụ dụng cụ 5.000 Nợ 133 VAT được khấu trừ 500 Có 331 Phải trả người bán 5.500 Giá mua Chi phí vận chuyển Nợ 153 Công cụ dụng cụ 400 Nợ 133 VAT được khấu trừ 20 Có 331 Phải trả người bán 420 KẾ TOÁN NHẬP KHO CÔNG CỤ DỤNG CỤ Nghiệp vụ 8 Thanh toán cho người bán và tiền công vận chuyển ở nghiệp vụ 7 bằng tiền mặt . Nợ 331 Phải trả người bán 5.920 Có 111 Tiền mặt 5.920 KẾ TOÁN XUẤT KHO CÔNG CỤ DỤNG CỤ Nghiệp vụ 9 Xuất kho công cụ dụng cụ trị giá 200 cho bộ phận quản lý phân xưởng Nợ 627 Chi phí sản xuất chung 200 Có 153 Công cụ dụng cụ 200 KẾ TOÁN XUẤT KHO CÔNG CỤ DỤNG CỤ Nghiệp vụ 10 Xuất kho công cụ dụng cụ trị giá 5.000 cho bộ phận quản lý phân xưởng và phân bổ dần trong 10 tháng Nợ 142 Chi phí trả trước 5.000 Có 153 Công cụ dụng cụ 5.000 Nợ 627 Chi phi san xuat chung 500 Có 142 Chi phí trả trước 500 (5.000 / 10 tháng = 500) KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố định hữu hình : tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thỏa các điều kiện : Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó ; Nguyên giá xác định tin cậy Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm Đủ tiêu chuẩn giá trị từ 10 triệu trở lên KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố định hữu hình bao gồm : Nhà cửa , vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý Cây lâu năm , súc vật làm việc và cho sản phẩm Tài sản cố định hữu hình khác . KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố định vô hình : tài sản không có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh , cung cấp dịch vụ thỏa các điều kiện : Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó ; Nguyên giá xác định tin cậy Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm Đủ tiêu chuẩn giá trị từ 10 triệu trở lên KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố định vô hình bao gồm : Quyền sử dụng đất Quyền phát hành Bản quyền , bằng sáng chế Nhãn hiệu hàng hóa Phần mềm máy vi tính Giấy phép và giấy phép nhượng quyền Tài sản cố định khác . KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Khấu hao Tài sản cố định là phương pháp phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản cố định . Nguyên giá phân bổ phù hợp nguyên tắc doanh thu phù hợp chi phí . Trong quá trình sử dụng , thời gian sử dụng tài sản sẽ giảm do hao mòn , hư hỏng , lỗi thời . Quyền sử dụng đất vô hạn không trích khấu hao KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nguyên giá : Toàn bộ chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Thời gian sử dụng hữu ích : là thời gian TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh . Giá trị có thể thu hồi : là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản , bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng Các yếu tố để tính khấu hao : KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 3 phương pháp khấu hao : Khấu hao đường thẳng Khấu hao theo số dư giảm dần Khấu hao theo số lượng sản phẩm KHẤU HAO ĐƯỜNG THẲNG Công thức tính chi phí khấu hao đường thẳng hàng năm : Nguyên giá tính khấu hao / Thời gian sử dụng ước tính ( năm ) Nguyên giá Giá trị có thể thu hồi Nguyên giá tính khấu hao Thời gian sử dụng ( năm ) Chi phí khấu hao Nguyên giá tính khấu hao 16.000 - 1.000 = 15.000 15,000 ÷ 5 = 3.000 KHẤU HAO THEO SỐ DƯ GIẢM DẦN CÓ ĐIỀU CHỈNH Không giống phương pháp khấu hao khác , giá trị có thể thu hồi không cần phải xác định khi tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh . Tỷ lệ khấu hao nhanh Chi phí khấu hao Giá trị còn lại tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao nhanh Hệ số điều chỉnh (1,5 – 2 – 2,5) Tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng 20% 10% X 2 100 1.000 X 20% KHẤU HAO THEO SỐ LƯỢNG SẢN PHẦM Theo phương pháp số lượng sản phẩm , 1 xác định sản lượng theo công suất thiết kế trong toàn bộ thời gian sử dụng tài sản , 2 Số lượng , khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng , hàng năm của tài sản cố định , và 3 chi phí khấu hao/đơn vị sản lượng theo công suất thiết kế . Nguyên giá tính khấu hao Tổng sản lượng theo công suất thiết kế Nguyên giá tính khấu hao đơn vị $12,000 ÷ 100,000 SP = $0.12 Sản lượng thực hiện trong kỳ Chi phí khấu hao Nguyên giá tính khấu hao đơn vị $0.12 x 15,000 SP = $1,800 KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nghiệp vụ 10 Trích khấu hao tài sản cố định hữu hình tại phân xưởng trong tháng là 11.000, tài sản cố định hữu hình tại phòng bán hàng là 500, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 300 đưa vào chi phí sản xuất , kinh doanh Nợ 627 Chi phí sản xuất chung 11.000 Nợ 641 Chi phí bán hàng 500 Nợ 642 Chi phí quản lý DN 300 Có 214 Hao mòn lũy kế TSCĐ 11.800 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Sửa chữa thường xuyên mang tính bảo dưỡng , là sửa chữa bộ phận không quan trọng của TSCĐ, thời gian sửa chữa ngắn , chi phí không lớn , nên chi phí phát sinh được ghi vào chi phí sản xuất trong kỳ . Sửa chữa lớn mang tính phục hồi , là việc thay thế những bộ phận , chi tiết hư hỏng , nếu không thay thế , sửa chữa thì TSCĐ sẽ không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường . Thời gian sửa chữa dài , chi phí lớn . Toàn bộ chi phí tập hợp tại Tài khoản Xây dựng cơ bản dở dang-2413, sau khi hoàn thành được chuyển vào Chi phí trả trước – 242 hoặc Tài sản cố định - 211 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nghiệp vụ 11 Xuất phụ tùng thay thế để sửa chữa thường xuyên máy móc ở phân xưởng sản xuất là 600 Nợ 627 Chi phí sản xuất chung 600 Có 152 NVL- Phụ tùng thay thế 600 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nghiệp vụ 12 Xuất phụ tùng thay thế để sửa chữa TSCĐ 40.000 Nợ 241 Chi phí XDCB dở dang 40.000 Có 152 NVL- Phụ tùng thay thế 40.000 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nghiệp vụ 13 Xuất công cụ dụng cụ ra phục vụ cho công việc sửa chữa 5.000 Nợ 241 Chi phí XDCB dở dang 5.000 Có 153 Công cụ dụng cụ 5.000 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nghiệp vụ 14 Trích lương phải trả cho công nhân sửa chữa TSCĐ là 5.000 Nợ 241 Chi phí XDCB dở dang 5.000 Có 334 Lương phải trả CNV 5.000 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nghiệp vụ 15 Trích các khoản theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) là 950 Nợ 241 Chi phí XDCB dở dang 950 Có 338 Phải trả khác 950 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nghiệp vụ 16 Chi 5.000 tiền mặt để trả cho các chi phí khác phát sinh trong quá trình sửa chữa Nợ 241 Chi phí XDCB dở dang 5.000 Có 111 Tiền mặt 5.000 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Nghiệp vụ 17 Công việc sửa chữa lớn hoàn thành , bàn giao đưa TSCĐ vào hoạt động , kế toán quyết toán chi phí phát sinh thực tế và phân bổ dần trong 30 tháng Nợ 242 Chi phí trả trước dài hạn 55.950 Có 241 Chi phí XDCB dở dang 55.950 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Chi phí lương bao gồm : Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân viên quản lý sản xuất Chi phí nhân viên bán hàng Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tiền lương: là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động . Bảo hiểm xã hội : trích 22% trên tổng quỹ lương cấp bậc và phụ cấp của nhân viên , trong đó doanh nghiệp chịu 16%, nhân viên chịu 6% Bảo hiểm y tế trích 4,5% trên tổng quỹ lương thực tế của nhân viên , trong đó doanh nghiệp chịu 3%, nhân viên chịu 1,5% Kinh phí công đoàn : trích 2% Bảo hiểm thất nghiệp 2% Dn chịu 1%, người LD chịu 1%. Các khoản trích theo lương bao gồm : KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Khoản trích theo lương Các khoản theo lương Trích theo lương đưa vào chi phí Trừ lương nhân viên Cộng BHXH 16% 6% 22% BHYT 3% 1,5% 4,5% KPCĐ BHTN 2% 1% - 1% 2% 2% Cộng 22% 8,5% 30,5% KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG Nghiệp vụ 18 Ứng lương kỳ 1 cho công nhân viên 16.000 bằng tiền mặt Nợ 334 Lương phải trả CNV 16.000 Có 111 Tiền mặt 16.000 KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG Nghiệp vụ 19 Cuối tháng , kế toán xác định tiền lương phải trả công nhân viên như sau : Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm : 28.000 Nhân viên quản lý phân xưởng : 7.000 Nợ 622 Chi phí nhân công trực tiếp 28.000 Nợ 627 Chi phí sản xuất chung 7.000 Có 334 Lương phải trả CNV 35.000 KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG Nghiệp vụ 20 Thanh toán lương kỳ 2 cho công nhân viên bằng tiền mặt là 16.900 Nợ 334 Lương phải trả CNV 16.900 Có 111 Tiền mặt 16.900 KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG Nghiệp vụ 21 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định Các bộ phận Lương tháng Trích vào chi phí Trừ lương Tổng trích BHXH BHYT KPCĐ BHXH BHYT Công nhân trực tiếp sx 28.000 4.200 560 560 1.400 280 7.000 Nhân viên quản lý PX 7.000 1.050 140 140 350 70 1.750 Cộng 35.000 5.250 700 700 1.750 350 8.750 6.650 2.100 KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG Nghiệp vụ 21 Nợ 334 Lương phải trả CNV 2.100 Nợ 622 Chi phí nhân công trực tiếp 5.320 Nợ 627 Chi phí sản xuất chung 1.330 Có 338 Chi phí phải trả khác 8.750 KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG Nghiệp vụ 22 Nộp bảo hiểm xã hội năm trước là 30.000 bằng tiền gửi ngân hàng Nợ 338 Phải trả khác 30.000 Có 112 Tiền gửi ngân hàng 30.000 KẾ TOÁN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG Nghiệp vụ 23 Chi 1.000 bằng tiền mặt cho hoạt động công đoàn tại đơn vị từ nguồn kinh phí công đoàn giữ lại Nợ 338 Phải trả khác 1.000 Có 111 Tiền mặt 1.000 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Tổng chi phí sản xuất = 621 + 622 + 627 Kế toán kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành : Nợ 154 Chi phí SXKD dở dang 113.650 Có 621 Chi phí NVL trực tiếp 59.000 Có 622 Chi phí nhân công trực tiếp 33.320 Có 627 Chi phí sản xuất chung 21.330 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Nợ 155 Thành phẩm 120.000 Có 154 Chi phí SXKD dở dang 120.000 Giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 10.825 120.000 113.650 4.475 CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM hoàn thành PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT phẩm thành chưa hoàn Sản QUY TRÌNH K Ế TOÁN SẢN XUẮT 621 622 627 154 155 QUY TRÌNH SẢN XUẮT NỢ 154/CÓ 621 NỢ 154/CÓ 622 NỢ 154/CÓ 627 NỢ 155/CÓ 154 KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua Kh ông c òn nắm giữa quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Thành phẩm được xem là tiêu thụ nếu thỏa 5 điều kiện : KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Doanh thu b án hàng và cung cấp dịch vụ : toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ giao dịch . Chiết khấu thương mại : khoản tiền giảm trừ doanh thu do người mua hàng hóa , dịch vụ mua với khối lượng lớn Hàng bán bị trả lại : Trị giá sản phẩm , dịch vụ bị khách hàng trả lại do nguyên nhân vi phạm cam kết , hợp đồng ; hàng kém phẩm chất , không đúng chủng loại , quy cách . Giảm giá hàng bán : Khoản giảm trừ trên giá bán cho số hàng hóa , dịch vụ đã bán kém phẩm chất hoặc không đúng theo quy định của hợp đồng kinh tế KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Giá vốn hàng bán : chi phí sản xuất kết tinh trong sản phẩm được bán ra trong kỳ . Chi phí bán hàng : chi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ như chi phí bảo quản , đóng gói , vận chuyển , bảo hành hàng hóa ... Chi phí quản lý doanh nghiệp : chi phí quản lý chung liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp như chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý , văn phòng ; chi phí văn phòng như vật liệu , công cụ dụng cụ , khấu hao sửa chữa tài sản cố định dùng cho bộ phận quản lý , dự phòng phải thu khó đòi ; dịch vụ mua ngoài như điện , nước , điện thoại ; chi phí khác như chi phí tiếp khách , tổ chức hội nghị ... Giá vốn hàng bán 632 Thành phẩm -155 VAT đầu ra - 3331 Giá chưa VAT Giá vốn Phải thu khách hàng 131 Doanh thu - 511 VAT Tiêu thụ sản phẩm KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Giá vốn hàng bán 632 4.500 5.000 (3) 500 5.000 5.000 Doanh thu b án hàng 511 (1) 600 10.500 (2) 13.300 3.400 13.900 X ác định kết quả kinh doanh 911 (3) 9.900 13.300 (3) (4) 3.400 13.300 13.300 L ợi nhuận chưa phân phối 421 -0- 3.400 (4) Chi ết khấu TM 521 150 150 (1) 150 150 Gi ảm giá hàng bán 521 250 250 (1) 250 250 Chi ph í bán hàng 641 2.500 3.500 (3) 1.000 3.500 3.500 Chi ph í quản lý DN 642 1.200 1.400 (3) 200 1.400 1.400 3 3 H àng bán bị trả lại 521 200 200 (1) 200 200 1 1 1 4 4 SƠ ĐỒ - QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_dai_cuong_chuong_5_ke_toan_cac_qua_trinh_k.ppt