Bài giảng Chuẩn mực kế toán số 06 thuê tài sản

Phân loại thuê tài sản

Thuê tài sản: Là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần

 Thuê tài sản gồm:

 - Thuê tài chính

 - Thuê hoạt động

Phân loại thuê tài sản

Phân loại thuê tài sản phải căn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng và phải thực hiện ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.

 Phân loại thuê tài sản được căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên thuê.

Thuê tài chính:

Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:

 +Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;

 +Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

 +Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

 

ppt 57 trang kimcuc 8600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chuẩn mực kế toán số 06 thuê tài sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chuẩn mực kế toán số 06 thuê tài sản

Bài giảng Chuẩn mực kế toán số 06 thuê tài sản
 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 06 
 THUÊ TÀI SẢN 
Phân loại thuê tài sản 
Thuê tài sản: Là sự thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần 
 Thuê tài sản gồm: 
 - Thuê tài chính 
 - Thuê hoạt động 
Phân loại thuê tài sản 
Phân loại thuê tài sản phải căn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng và phải thực hiện ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản . 
 Phân loại thuê tài sản được căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên thuê . 
Phân loại thuê tài sản 
1.1. Thuê tài chính : 
Thuê tài chính : Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê . Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê . 
Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau : 
	 + Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê ; 
	 + Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê ; 
	 + Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường . 
Phân loại thuê tài sản 
Ví dụ 1: Ngày 01 tháng 1 năm 2008, Công ty A ký hợp đồng thuê thiết bị của Công ty TNHH B trong 3 năm . Thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị là 4,5 năm . Giá trị hợp lý của thiết bị tại thời điểm thuê là 500 triệu đồng . Tiền thuê sẽ phải trả 6 tháng một lần bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2008. Tiền thuê được trả 6 kỳ mỗi kỳ 90 triệu . Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 4 32 triệu . Công ty A đã nhận thiết bị vào ngày 1 tháng 1 năm 2008. 
Phân loại thuê tài sản 
Hợp đồng thuê tài sản này được phân loại là thuê tài chính vì : 
Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản (93%) cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu . 
Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản , giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (92%) giá trị hợp lý của tài sản thuê . 
Phân loại thuê tài sản 
1.2.2. Thuê hoạt động : 
Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản . 
 Thuê tài sản là quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động 
Ghi nhận thuê tài sản tài chính trong BCTC  
B ên thuê  
 Tại thời điểm nhận tài sản thuê , bên thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê . Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu . 
Ghi nhận thuê tài sản tài chính trong BCTC  
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được tính theo công thức : 
 n a 
PV = ∑ -------------- 
 t = 1 (1+ i)t 
Trong đó: 
 PV là giá trị hiện tại 
 t: là thời gian thuê 
 i: là lãi suất ngầm định hoặc lãi suất đi vay ngân hàng của bên đi thuê tại thời điểm thuê 
 a: là khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được tính theo từng trường hợp của hợp đồng. 
Ghi nhận thuê tài sản tài chính trong BCTC  
Ví dụ 2: Giả sử Công ty TNHH A có 1 hợp đồng thuê ô tô trong thời hạn 3 năm , giá trị hợp lý của ô tô là 135.000.000đ ( Chưa bao gồm thuế GTGT) ; Tiền thuê phải trả mỗi năm 1 lần vào cuối năm là 50.000.000đ ( Chưa bao gồm thuế GTGT); Lãi suất biên đi vay giả sử là 10% năm ; ( Lãi suất ngầm định là thông tin nội bộ của bên cho thuê bên đi thuê thường khó biết ); Giá trị còn lại được đảm bảo là 10.000.000đ. 
Ghi nhận thuê tài sản tài chính trong BCTC  
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được tính như sau : 
 50.000 50.000 50.000 10.000 
PV= ------------ + ----------- + ------------ + ------------ 
 (1+ 0,1) 1 (1+ 0,1 )2 (1+ 0,1)3 (1+ 0,1)3 	 
 = 45.454.545 + 41.322.314 + 37.565.740 + 7.513.148 = 131.885.747đ 
Vì giá trị hợp lý của tài sản thuê lớn hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu nên trường hợp này giá trị tài sản thuê và nợ phải trả được ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 131.855.747đ. 
Ghi nhận thuê tài sản tài chính trong BCTC  
1.2. Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài 
Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính : chia ra thành chi phí tài chính (số tiền lãi thuê tài chính) và khoản phải trả nợ gốc từng kỳ. 
Số tiền lãi thuê tài chính phải trả được hạch toán vào chi phí tài chính trong suốt thời hạn thuê. Số tiền lãi thuê tài chính ghi nhận vào chi phí tài chính từng kỳ được xác định bằng số dư nợ gốc còn lại nhân (x) với tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định . 
	 Số tiền lãi thuê tài chính phải trả được hạch toán vào chi phí tài chính trong suốt thời hạn thuê. Số tiền lãi thuê tài chính ghi nhận vào chi phí tài chính từng kỳ được xác định bằng số dư nợ gốc còn lại nhân (x) với tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định . 
 1.3. Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của tài sản thuê. 
Nguyên giá TSCĐ thuê TC 
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính : bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. 
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê 
K hấu hao tài sản cố định thuê TC 
 Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của mình. 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Ví dụ 3: 
 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Công ty TNHH A ký hợp đồng thuê thiết bị của Công t y cho thuê tài chính B. Đây là hợp đồng không thể huỷ ngang có thời hạn 5 năm . Tiền thuê phải trả hàng năm ( ngày 2 /01 hàng năm ) là 70 triệu đồng/năm bắt đầu từ năm 2008. Thiết bị này được thiết kế theo yêu cầu của Công ty TNHH A, do đó không có giá trị thị trường . Lãi suất tiền vay ngân hàng kỳ hạn 5 năm của Công ty TNHH A là 12% năm . Thiết bị được khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo thời hạn của hợp đồng là 5 năm . Thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản cũng là 5 năm . Giả sử rằng giá trị thu hồi tại thời điểm kết thúc hợp đồng thuê bằng không (= 0) và đây là hợp đồng thuê tài sản duy nhất của Công ty TNHH A trong năm 2008. 
Yêu cầu : Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi sổ kế toán và trinh bày báo cáo tài chính năm 2008 & 2009 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Kế toán sẽ ghi nhận và trình bày hợp đồng thuê thiết bị này trong năm 2008 như sau: 
Hợp đồng thuê thiết bị được phân loại là thuê tài chính 
Công ty TNHH A ghi nhận nguyên giá tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được xác định như sau : 
 4 70.000.000 
PV = ∑ --------------- + 70.000.000= 282.614.454 đ 	 t= 1 ( 1+0,12) t 
Chi phí khấu hao hàng năm được xác định là: 
 282.614.454/5 năm = 56.522.890 đồng 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Chi phí tài chính hàng năm được xác định như sau: 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Tại ngày 2/1/2008 khi nhận thiết bị kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và chứng từ liên quan để ghi nhận tài sản thuê tài chính như sau: 
 	 Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính	 282.614.454 đ 
 	 Có TK 342 - Nợ dài hạn	 212.614.454 đ 
 	 Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả 70.000.000 đ 
 	Đồng thời tại ngày 2/1/2008, Căn cứ vào hoá đơn yêu cầu thanh toán tiền thuê tài chính và chứng từ chuyển tiền tại ngân hàng, kế toán ghi nhận: 
 	 Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ 7 .000.000 đ 
 	Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả	 70.000.000 đ 
 	 Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng	 77.000.000 đ 
Hàng tháng kế toán xác định chi phí tài chính phát sinh trong tháng và ghi nhận chi phí tài chính như sau: 
 	Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 	 2.126.145 đ 
 	 Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả	 2.126.145 đ 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
(Chi phí tài chính mỗi tháng của năm 2008 tính bình quân là: 
 	25.513.735/12 = 2.126.145) 
Hàng tháng kế toán xác định chi phí khấu hao 
	(56.522.890/12 = 4.710.241) và ghi nhận chi phí khấu hao như sau: 
 Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung	 4.710.241 đ 
 Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định 	 4.710.241 đ 
Cuối năm 2008, kế toán xác định số nợ đến hạn trả trong kỳ sau và ghi nhận: 
 Nợ TK 342 - Nợ dài hạn 	 44.486.265 đ 
 Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả 44.486.265 đ 
Tại ngày 31/12/2008 hợp đồng thuê thiết bị này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán như sau: 
1. Tài sản cố định thuê tài chính 
 	 Nguyên giá	 282.614.454 đ 
 Giá trị hao mòn luỹ kế 	 56.522.89 đ 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
2. Vay và nợ ngắn hạn 
Thuê tài chính đến hạn trả: 	 70.000.000 
3. Vay và nợ dài hạn 
Nợ thuê tài chính 	 168.128.189 
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, hợp đồng thuê tài chính này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu sau: 
Chi phí tài chính: 25.513.735 
Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008 sẽ được trình bày như sau: 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
a) Chính sách kế toán 
Hợp đồng thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho Công ty. Tài sản cố định thuê tài chính được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản và giá trị hiện của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Tài sản cố định thuê tài chính được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trên cơ sở thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Trường hợp không chắc chắn rằng Công ty sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn thuê thì tài sản sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. 
Khoản thanh toán tiền thuê tài sản được chia thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính được tính theo từng kỳ kế toán trong thời gạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán. 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
b) Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính 
Tài sản cố định thuê tài chính là thiết bị được thuê theo hợp đồng thuê tài chính không huỷ ngang có thời hạn là 5 năm. Nghĩa vụ thuê tài sản được đảm bảo bằng chính tài sản được thuê. Tình hình tăng TSCĐthuê TC trong năm (Xem trang sau) 
 Không có tiền thuê phát sinh thêm trong năm và không có các điều khoản thay đổi hợp đồng thuê phát sinh trong năm. 
Tình hình tăng giảm tài sản cố định thuê tài chính trong năm 2008 
Khoản mục 
Máy móc thiết bị 
 - Nguyên giá 
 Tại ngày 01/01/2008 
 - 
-Thuê tài chính trong năm 
282.614.454 
Tại ngày 31/12/2008 
282.614.454 
- Giá trị hao mòn luỹ kế 
 Tại ngày 01/01/2008 
- 
 K hấu hao trong năm 
56.522.891 
Tại ngày 31/12/2008 
56.522.891 
- Giá trị còn lại 
T ại ngày 01/01/2008 
 - 
Tại ngày 31/12/2008 
226.091.563 
Trình bày BCTC 
c) Các khoản nợ thuê tài chính 
Các khoản nợ thuê tài chính được thanh toán như sau: 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Ví dụ 4: Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Công ty TNHH A ký hợp đồng thuê thiết bị của Công Ty cho thuê tài chính B. Đây là hợp đồng không thể huỷ ngang có thời hạn là 5 năm . Tiền thuê phải trả vào cuối mỗi năm là 70 triệu đồng / bắt đầu từ năm 2008. Thiết bị này được thiết kế theo yêu cầu của Công ty TNHH A, do đó không có giá trị thị trường . Lãi suất tiền vay ngân hàng kỳ hạn 5 năm của Công ty TNHH A là 12% năm . Thiết bị được khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo thời hạn của hợp đồng là 5 năm . Thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản cũng là 5 năm . Giả sử rằng giá trị thu hồi tại thời điểm kết thúc hợp đồng thuê bằng không (= 0) và đây là hợp đồng thuê tài sản duy nhất của Công ty TNHH A trong năm 2008. 
Yêu cầu : Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính và ghi sổ kế toán năm 2008 & 2009 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Kế toán ghi nhận hợp đồng thuê thiết bị này trong năm 2008 như sau: 
H ợp đồng thuê thiết bị này được phân loại là thuê tài chính 
C ông ty TNHH A ghi nhận nguyên giá tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính bằng với giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu vì thiết bị này không có giá trị thị trường. 
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được xác định như sau: 
 5 70.000.000 
PV = ∑ --------------------- = 252.334.334 đ 
 t =1 (1+0,12) t 
	 Chi phí khấu hao hàng năm được xác định là: 
 252.334.334 /5 năm = 50.466.867 đồng. 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Tại ngày 2/1/2008, khi nhận thiết bị kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và chứng từ liên quan để ghi nhận tài sản thuê tài chính như sau: 
 Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính	 252.334.334 
 Có TK 342 - Nợ dài hạn	 212.614.454 
 	 Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả	39.719.880 
Hàng tháng kế toán xác định chi phí tài chính phát sinh trong tháng và ghi nhận chi phí tài chính như sau: 
 	Nợ TK 635 - Chi phí tài chính	 2.523.343 
 	 Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả 2.523.343 
Chi phí tài chính mỗi tháng của năm 2008 tính bình quân là: 
	 30.280.120/12 = 2.523.343 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Hàng tháng kế toán xác định chi phí khấu hao (50.466.867/12) và ghi nhận chi phí khấu hao như sau: 
	Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung	 4.205.572 
	Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định 4.205.572 
Đồng thời tại ngày 31/12/2008, căn cứ vào hoá đơn yêu cầu thanh toán tiền thuê tài chính và chứng từ chuyển tiền tại ngân hàng, kế toán ghi nhận: 
	Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ 7.000.000 
	Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả 70.000.000 
	Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng	 	77.000.000 
Cuối năm 2008, kế toán xác định số nợ đến hạn trả trong kỳ sau và ghi nhận: 
	Nợ TK 342 - Nợ dài hạn	 44.486.265 	 
 	 C ó TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả 	 44.486.265 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
N ăm 2009, kế toán sẽ ghi nhận hợp đồng thuê tài sản này như sau: 
Hàng tháng, kế toán xác định chi phí tài chính phát sinh trong tháng và ghi nhận như sau: 
	Nợ TK 635 - Chi phí tài chính	 2.126.145 
	Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả	 2.126.145 
 (Chi phí tài chính mỗi tháng của năm 2009 = 25.513.735 /12) 
Hàng tháng kế toán xác định chi phí khấu hao và ghi nhận chi phí khấu hao hàng tháng như sau: 
 N ợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung	 4.205.572 Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định 	 4.205.572 
Ví dụ minh họaThuê tài chính 
Cuối năm 2009, kế toán xác định số nợ đến hạn trả trong kỳ sau và ghi nhận: 
	 Nợ TK 342 - Nợ dài hạn 49.824.617 
	Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả	 49.824.617 
Định kỳ trả tiền thuê: 
	Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ	 7.000.000 
 	Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả 70.000.000	 
 Có TK 111 - Tiền mặt 	 77.000.000 
Thuê hoạt động 
 Ghi nhận thuê tài sản là thuê hoạt động đối với doanh nghiệp thuê 
	Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê (Trả tiền thuê từng kỳ hay trả trước, trả sau). 
Kế toán TSCĐ thuê hoạt động 
Khi xác định chi phí tiền thuê tài sản là thuê hoạt động phải trả trong kỳ, ghi: 
	Nợ các TK 623, 627, 641, 642 
	Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332) 
	Có TK 331 - Phải trả cho người bán, hoặc 
	Có các TK 111, 112,... 
Kế toán TSCĐ thuê hoạt động 
Trường hợp doanh nghiệp phải trả trước tiền thuê tài sản là thuê hoạt động cho nhiều kỳ. 
 Khi xuất tiền trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ, ghi: 
	 Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Số trả cho kỳ này) 
 	Nợ TK 142 - Chi phí trả trước 
 	Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn 
 	Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)	 
 Có các TK 111, 112... 
Định kỳ, phân bổ tiền thuê tài sản là thuê hoạt động đã trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:	 
	 Nợ các TK 623, 627, 641, 642 
 	 Có TK 142 - Chi phí trả trước, hoặc 
 	 Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn. 
Cho thuê hoạt động  
Ghi nhận TSCĐ cho thuê hoạt động 
 Cho thuê hoạt động là bên cho thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản cho thuê. Bên cho thuê vẫn ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp cho thuê. 
 Doanh thu cho thuê tài sản từ cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê mà không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn. 
Cho thuê hoạt động 
 Chi phí cho thuê hoạt động trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản cho thuê hoạt động và số chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận ngay hoặc phân bổ dần cho suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu. 
 Khấu hao tài sản cố định cho thuê hoạt động theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình hoặc Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình phù hợp với chính sách khấu hao của doanh nghiệp. 
Bán và thuê lại là thuê TC 
Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán. 
Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản. 
Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. 
Bán và thuê lại là thuê hoạt động 
Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động 
 Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hoặc lãi phải được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh; 
 Nếu giá bán được thoả thuận thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản tiền thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường, thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng; 
Bán và thuê lại là thuê hoạt động 
 Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà phải được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng; 
 Đối với thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh. 
Kế toán bán và thuê lại là thuê hoạt động 
Ví dụ 5: 	Doanh nghiệp X có 1 TSCĐ có nguyên giá là 120 triệu đồng, hao mòn lũy kế là 40 triệu đồng, doanh nghiệp quyết định bán cho công ty cho thuê A với giá 110 triệu đồng thu bằng tiền mặt (trong đó thuế GTGT 10%), đồng thời ký hợp đồng thuê lại chính tài sản cố định đó theo giá thuê tính trên cơ sở giá hợp lý là 100 triệu đồng (giá bán và thuê lại = giá trị hợp lý trên thị trường = 100) và thời gian thuê 2 năm (Biết rằng thời gian sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ là 6 năm) (Đơn vị tính: 1.000.000đ). 
Yêu cầu: Tính toán và ghi nhận giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động 
Giá bán bằng giá trị hợp lý (Lãi) 
 Theo ví dụ trên thì thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động và giá bán bằng (=) giá trị hợp lý và có lãi. 
Kế toán đối với bên bán và thuê lại như sau: 
Ghi nhận thu nhập khác khi bán TSCĐ theo giá trị hợp lý: 
 Nợ TK 111- Tiền mặt 110 
 Có TK 711- Thu nhập khác 100 
 Có TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp 10 
Đồng thời ghi giảm TSCĐ bán 
 	Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ 40 
 	Nợ TK 811- Chi phí khác 80 	 	 Có TK 211-TSCĐ hữu hình 120 
Giá bán bằng giá trị hợp lý (Lãi) 
 Cuối kỳ kế toán kết chuyển: 
 Thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, ghi: 
 Nợ TK 711- Thu nhập khác 100 
 C ó TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 1 00 
 Chi phí khác 
 Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 80 
 Có TK 811- Chi phí khác 80 
Giá bán bằng giá trị hợp lý (Lỗ) 
Doanh nghiệp X có 1 TSCĐ có nguyên giá là 120 triệu đồng, hao mòn lũy kế là 40 triệu đồng, doanh nghiệp quyết định bán cho công ty cho thuê A với giá 77 triệu đồng thu bằng tiền mặt (trong đó thuế GTGT 10%), đồng thời ký hợp đồng thuê lại chính tài sản cố định đó theo giá thuê tính trên cơ sở giá hợp lý là 70 triệu đồng (giá bán và thuê lại = giá trị hợp lý trên thị trường = 70 ) và thời gian thuê 2 năm (Biết rằng thời gian sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ là 6 năm) (Đơn vị tính: 1.000.000đ). 
Giá bán bằng giá trị hợp lý (Lỗ) 
Kế toán đối với bên bán và thuê lại như sau: 
 Ghi nhận thu nhập khác khi bán TSCĐ theo giá trị hợp lý: 
Nợ TK 111- Tiền mặt 77 
C ó TK 711- Thu nhập khác 70 
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp 7 
Giá bán bằng giá trị hợp lý (Lỗ) 
Đồng thời ghi giảm TSCĐ bán: 
 	Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ 40 
 	Nợ TK 811- Chi phí khác 80 
 Có TK 211-TSCĐ hữu hình 1 20 
 Cuối kỳ kế toán kết chuyển: 
 Thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, ghi: 
 	Nợ TK 711- Thu nhập khác 70 
 Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 70 
Chi phí khác, ghi: 
 	 Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 80 
 Có TK 811- Chi phí khác 80 
Giá bán nhỏ hơn giá trị hợp lý 
	Trường hợp thuê theo giá thuê thị trường do đó ghi nhận ngay lỗ hoặc lãi: 
	 Ví dụ 7: Doanh nghiệp X có 1 TSCĐ có nguyên giá là 120 triệu đồng, hao mòn lũy kế là 40 triệu đồng, doanh nghiệp quyết định bán cho công ty cho thuê A với giá 99 triệu đồng thu bằng tiền mặt (trong đó thuế GTGT 10%), đồng thời ký hợp đồng thuê lại chính tài sản cố định đó theo giá thuê tính trên cơ sở giá hợp lý là 90 triệu đồng (giá bán và thuê lại nhỏ hơn giá trị hợp lý trên thị trường) và thời gian thuê 2 năm (Biết rằng thời gian sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ là 6 năm) (Đơn vị tính: 1.000.000đ). 
Giá bán nhỏ hơn giá trị hợp lý 
Kế toán đối với bên bán và thuê lại như sau: 
	 (Đơn vị tính: 1.000.000 đ) 
Ghi nhận thu nhập khác khi bán TSCĐ theo giá trị hợp lý: 
 	 Nợ TK 111- Tiền mặt 99 
 Có TK 711- Thu nhập khác 90 
 Có TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp 9 
	Đồng thời ghi giảm TSCĐ bán: 
 	Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ 40 
 	Nợ TK 811- Chi phí khác 8 
 Có TK 211-TSCĐ hữu hình 120 
Giá bán nhỏ hơn giá trị hợp lý 
Cuối kỳ kế toán kết chuyển: 
Thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, ghi: 
 	Nợ TK 711- Thu nhập khác 90 
 Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 90 
Chi phí khác, ghi: 
	Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 80 
 Có TK 811- Chi phí khác 80 
Giá bán nhỏ hơn giá trị hợp lý 
Bán và thuê lại nhỏ hơn giá trị hợp lý nhưng mức giá thuê nhỏ hơn giá thuê thị trường, khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong thời gian thuê tài sản. 
	 Ví dụ 8: Doanh nghiệp X có 1 tài sản với nguyên giá là 146 triệu đồng, số hao mòn lũy kế là 20 triệu đồng, giá bán là 99 triệu đồng gồm cả thuế GTGT 10%, biết rằng giá trị hợp lý của TSCĐ là 100 triệu đồng và thời gian thuê là 3 năm (Biết rằng thời giản sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ là 7 năm), tài sản thuê dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: 
	 Yêu cầu: Lập các bút toán ghi sổ kế toán bán và thuê lại 
Giá bán nhỏ hơn giá trị hợp lý 
Kế toán đối với bên bán và thuê lại như sau: 
	( Đơn vị tính: 1.000.000 đ) 
Ghi nhận thu nhập khác khi bán TSCĐ theo giá trị hợp lý: 
 	Nợ TK 111- Tiền mặt 99 
 Có TK 711- Thu nhập khác 90 
 Có TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp 9 
Đồng thời ghi giảm TSCĐ bán: 
 Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ 	20 
 	Nợ TK 811- Chi phí khác 	90 
 Nợ TK 242- Chi phí trả trước dài hạn 	36 
 Có TK 211-TSCĐ hữu hình 146 
Giá bán nhỏ hơn giá trị hợp lý 
Cuối kỳ kế toán kết chuyển: 
Thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, ghi: 
 Nợ TK 711- Thu nhập khác 90 
 	Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 90 
Chi phí khác, ghi: 
	Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 90 
 Có TK 811- Chi phí khác 90 
Định kỳ phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng (thuê) 
 	Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung 1 
 Có TK 242- Chí phí trả trước dài hạn 	 1 
 (Số phân bổ được hàng tháng được tính = 36/36 tháng) 
Giá bán lớn hơn giá trị hợp lý 
Giá bán lớn hơn giá trị hợp lý của tài sản bán và thuê lại thì: 
Chênh lệch giữa giá bán và giá trị hợp lý chưa được ghi nhận ngay mà phải phân bổ; 
Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại được ghi nhận ngay là lãi (lỗ). 
Giá bán lớn hơn giá trị hợp lý 
Ví dụ 9: Doanh nghiệp X có TSCĐ nguyên giá là 120 triệu đồng, đã khấu hao 40 triệu đồng, giá bán TSCĐ chưa có thuế là 124 triệu đồng, biết rằng thuế GTGT 10%, giá trị hợp lý của TSCĐ là 100 triệu đồng, thuê 2 năm. 
Yêu cầu: lập các bút toán ghi sổ kế toán 
Giá bán lớn hơn giá trị hợp lý 
Theo ví dụ này thì cần phải tính ra hai khoản chênh lệch, đó là: 
Chênh lệch giữa giá bán và giá trị hợp lý: 
 124- 100 = 24 (triệu đồng) 
Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại: 
 100- 80 = 20 (triệu đồng) 
Giá bán lớn hơn giá trị hợp lý 
Kế toán đối với bên bán và thuê lại như sau: 
Ghi nhận thu nhập khác khi bán TSCĐ theo giá trị hợp lý: 
 	 Nợ TK 111- Tiền mặt 136,4 
 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3387) 24 	 Có TK 711- Thu nhập khác 100 
 C ó TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp 12,4 
Đồng thời ghi giảm TSCĐ bán: 
 Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ 40 
 Nợ TK 811- Chi phí khác 80 	 	 Có TK 211-TSCĐ hữu hình 120 
Giá bán lớn hơn giá trị hợp lý 
Cuối kỳ kế toán kết chuyển: 
Thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh, ghi: 
 	Nợ TK 711- Thu nhập khác 100 
 Có TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 100 
 Chi phí khác, ghi: 
 	 Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh 80 
 Có TK 811- Chi phí khác 80 
Định kỳ phân bổ số lãi về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng (thuê), ghi: 
 	Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3387) 1 	 Có TK 627- Chi phí sản xuất chung 1 
 (Số phân bổ được hàng tháng được tính = 24/24 tháng) 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_chuan_muc_ke_toan_so_06_thue_tai_san.ppt