Atlas các dân tộc thiểu số bài học kinh nghiệm

Các tập bản đồ (Atlas) truyền thống, các bản đồ đa phương tiện và các hệ thống thông tin địa lý (GIS) hiện đại là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động

kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể là trong đánh giá hiện

trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu

thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học

(bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. Việc sử dụng Atlas đặc biệt

là Atlas đa phương tiện và GIS cho công tác quản lý nhà nước về dân tộc nói chung và dân

tộc thiểu số nói riêng đã được các quốc gia hết sức coi trọng. Bài viết sẽ trình bày một số hệ

thống Atlas tiêu biểu trên thế giới, từ đó đưa ra các nhận xét về bài học kinh nghiệm cho việc

xây dựng hệ thống Atlas các dân tộc thiểu số ở nước ta.

pdf 6 trang kimcuc 9020
Bạn đang xem tài liệu "Atlas các dân tộc thiểu số bài học kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Atlas các dân tộc thiểu số bài học kinh nghiệm

Atlas các dân tộc thiểu số bài học kinh nghiệm
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Ngày nhận bài: 10/5/2017; Ngày phản biện: 20/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/6/2017
(1) Học viện Dân tộc; e-mail: betrunganh@cema.gov.vn
Số 18 - Tháng 6 năm 2017
ATLAS CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Bế Trung Anh(1)
Các tập bản đồ (Atlas) truyền thống, các bản đồ đa phương tiện và các hệ thống thông tin địa lý (GIS) hiện đại là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động 
kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể là trong đánh giá hiện 
trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu 
thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học 
(bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. Việc sử dụng Atlas đặc biệt 
là Atlas đa phương tiện và GIS cho công tác quản lý nhà nước về dân tộc nói chung và dân 
tộc thiểu số nói riêng đã được các quốc gia hết sức coi trọng. Bài viết sẽ trình bày một số hệ 
thống Atlas tiêu biểu trên thế giới, từ đó đưa ra các nhận xét về bài học kinh nghiệm cho việc 
xây dựng hệ thống Atlas các dân tộc thiểu số ở nước ta.
Từ khóa: Atlas; bản đồ; bản đồ đa phương tiện; hệ thống thông tin địa lý (GIS); GIS 
về các dân tộc thiểu số;
Atlas truyền thống và bản đồ đa phương 
tiện hoặc GIS hiện đại là công cụ trợ giúp quyết 
định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc 
phòng của nhiều quốc gia trên thế giới, với khả 
năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà 
quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân,... đánh 
giá được hiện trạng của các quá trình, các thực 
thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức 
năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích 
hợp các thông tin được gắn với một nền hình học 
(bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ 
liệu đầu vào.
Việc sử dụng Atlas đặc biệt là atlas đa 
phương tiện và GIS cho công tác quản lý nhà 
nước về dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số 
(DTTS) đã được các quốc gia đặc biệt coi trọng.
1. Vấn đề quản lý nhà nước về dân tộc 
và Atlas các dân tộc
Trong quản lý nhà nước về DTTS, các bộ 
chỉ tiêu, chỉ số về DTTS là cốt lõi trong các dữ 
liệu báo cáo và thống kê nhằm cung cấp cho cơ 
quan quản lý nhà nước các thông tin hữu ích, đầy 
đủ, chính xác cho các quyết định về chính sách và 
điều hành công tác dân tộc.
Về mặt lịch sử, những chỉ số đầu tiên và 
trong thời gian dài cũng là những chỉ số duy 
nhất, được đưa ra trong cùng một thời kỳ bởi các 
nhà nhân chủng học Xô Viết trong công trình 
Atlas Narodov Mira (1964) và các nhà nghiên 
cứu Hoa Kỳ trong nhóm dự án HRAF (Human 
Relations Area Files) (Lebar et all); cả hai công 
trình này cùng được công bố vào năm 1964. Kể 
từ đó, nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) khác về dân 
tộc cũng xuất hiện, do các cơ quan quản lý đưa 
ra như “CIA World FactBooks”, “Encyclopedia 
Brittanica”, “Library of Congress Country 
Studies”, “Ethnologue Project”; hay do các nhà 
nghiên cứu xây dựng như Gurr (1996)1, Alesina 
(2002)2, Roeder (2002)3 hay Fearon (2003)4. Chỉ 
số được biết đến nhiều nhất chính là chỉ số về 
phân định dân tộc, chỉ số này tính toán xác xuất 
của việc một cá nhân gặp gỡ một cá nhân khác 
không thuộc dân tộc mình. Nếu kết quả tiến dần 
đến 1 (mức độ phân định dân tộc là lớn), nếu kết 
quả tiến dần về 0 (hiện tượng phân định dân tộc 
gần như không có), điều này có nghĩa là trong đó 
tồn tại một tập hợp dân cư đồng nhất. Rất nhiều 
1. Gurr T. (1996), “Minorities at Risk III Datasets: User’s 
Manual”, CIDCM, University of Maryland.
2. Alesina A., Devleeschauwer A., Easterly W., Kurlat S. 
et Wacziarg A. (2003), “Fractionalization”, Journal of 
Economic Growth 8, 155-194.
3. Roeder P. (2002), “Ethnolinguistic Fractionalization 
(ELF) Indices, 1961 and 1985”, 
proeder/data.htm.
4. Fearon J. (2003), “Ethnic and Cultural Diversity by 
Country”, Journal of Economic Growth 8, 195-222.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
99Số 18 - Tháng 6 năm 2017
nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số phân định dân tộc 
có liên quan đến các chỉ số về phân chia vùng địa 
lý và không gian, chẳng hạn như chỉ số phân cực 
hóa (ELF).
Như vậy ngoài việc trình diễn trực quan 
các dữ liệu về DTTS hỗ trợ công tác quản lý nhà 
nước về dân tộc, các bản đồ còn hỗ trợ cho công 
tác xây dựng các chỉ số cơ bản về dân tộc.
Tại hầu hết các quốc gia, dữ liệu về DTTS 
có nguồn từ các dữ liệu của các cuộc điều tra dân 
số quốc gia hoặc điều tra dân tộc định kỳ, trong 
đó việc tạo lập các bản đồ về dân tộc là hết sức 
quan trọng. Tại Cộng hòa Ấn Độ, việc chuẩn bị 
bản đồ hành chính các vùng bộ tộc là một phần 
của cuộc Tổng điều tra dân số kể từ năm 1872 
đến nay.
Các bản đồ hành chính được chuẩn bị cho 
cuộc điều tra dân số giúp trong việc bao phủ tất 
cả các khu vực trong nước mà không bị bỏ sót và 
trùng lặp. Theo đó, cơ quan lập bản đồ các đơn vị 
hành chính ở tất cả các cấp, tức là các tiểu bang 
và vùng lãnh thổ liên minh, quận/huyện, mức 
dưới quận/huyện như làng, thị trấn, phường, khu. 
Hai loại bản đồ được chuẩn bị:
1) Bản đồ sử dụng trong Tổng điều tra dân 
số (trước khi điều tra);
2) Bản đồ để sử dụng trong việc phổ biến 
dữ liệu (sau khi điều tra).
Bản đồ điều tra dân số cung cấp một khung 
địa lý chính xác để đảm bảo phân biệt các đơn vị 
kê khai. Phong tỏa các biên giới pháp lý là điều 
kiện tiên quyết trước khi tiến hành điều tra. Các 
cấp độ của các đơn vị lãnh thổ sẽ tiến hành điều 
tra dân số được mô tả rõ ràng và bảo đảm được 
cung cấp các bản đồ tương ứng. Các bản đồ giúp 
phân định rõ ranh giới quốc gia và sự phân chia 
lãnh thổ mức tỉnh và chia nhỏ thành các huyện và 
xuống đến các địa bàn nhỏ nhất theo các làng và 
thị trấn. Cơ quan điều tra dân số phải đảm bảo các 
bản đồ này thể hiện vị trí mới nhất về thẩm quyền 
hành chính và tất cả các thông báo thay đổi của 
chính phủ Tiểu bang liên quan đến việc nhóm lại 
các làng hoặc xác định ranh giới của các di dân 
của dân cư các dân tộc,.. được tính đến. Với sự 
giúp đỡ của các bản đồ này, các nhân viên điều tra 
chịu trách nhiệm kê khai lãnh thổ biết phân biệt 
thẩm quyền của mình một cách rõ ràng. Mục đích 
là đảm bảo rằng các đơn vị kê khai không chồng 
lấn nhau và không bị bỏ sót.
Các bản đồ này được sử dụng trong từng 
giai đoạn của cuộc Tổng điều tra, như là hoạt 
động kê khai nhà ở và điều tra dân số/dân tộc. Sau 
tổng điều tra là việc phổ biến dữ liệu điều tra dân 
số thông qua các bản đồ chuyên đề về điều tra dân 
số tại cấp tiểu bang/quận/huyện hoặc cấp thôn/
làng với các phân tích về không gian tương ứng.
2. Giới thiệu các Atlas dân tộc
Với mục tiêu xác định các đặc tính về 
không gian (địa lý) đối với các dân tộc, đã có 
những nghiên cứu và dự án khác nhau xây dựng 
các bản đồ (Atlas), trên đó mô tả các dữ liệu khác 
nhau liên quan tới dân tộc, nhóm thiểu số, bộ 
lạc,... Các bản đồ này có thể là bản đồ giấy với 
tiêu chuẩn của ngành bản đồ và địa lý, có thể là 
các bản đồ số hóa, hoặc GIS trong thời kỳ phát 
triển công nghệ thông tin (CNTT) gần đây.
2.1. Atlas Ethnologue: Các ngôn ngữ của 
thế giới
Một trong những dự án sớm nhất về các 
bản đồ về các dân tộc trên thế giới là dự án 
“Ethnologue: Các ngôn ngữ của thế giới”. Đây là 
công trình xây dựng CSDL toàn cầu tham chiếu 
tới các ngôn ngữ của thế giới hiện thời. CSDL 
hiện tại của Ethnologue có 7099 ngôn ngữ sống, 
bao gồm các ngôn ngữ nói và viết5. Phiên bản đầu 
tiên ra đời năm 1951 có 10 trang minh họa với 46 
ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ. Phiên bản có bản 
đồ các ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới là 
năm 19536. Các bản đồ được xây dựng theo các 
miền của từng quốc gia, ví dụ Việt Nam chia ra 
3 miền Tây Bắc, Bắc và Nam. Các bản đồ ban 
đầu vẽ bằng tay, sau này từ phiên bản 12 sử dụng 
công cụ số hóa và hiện nay được biểu diễn theo 
định dạng ESRI bằng phần mềm ArcGIS. 
Trên các bản đồ, mỗi ngôn ngữ, nhóm 
ngôn ngữ được đánh số và hiển thị trên bản đồ 
theo các vùng. Phiên bản hiện tại chứa dữ liệu về 
ngôn ngữ tại 237 quốc gia, chứa 11 177 các số 
liệu về 7099 ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Tuy nhiên hệ thống này chưa cập nhật hết 
5. https://www.ethnologue.com/
6. Gary F. Simons. Raymond G. Gordon, Jr.Ethnologue. 
Article prepared for the Elsevier Encyclopedia of Language 
and Linguistics, 2nd edition.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
100 Số 18 - Tháng 6 năm 2017
các quốc gia, chưa kết hợp các lớp đặc tính khác 
nhau của dân tộc và ranh giới địa lý hành chính.
2.2. Atlas các dân tộc của thế giới7
Bộ bản đồ các dân tộc của thế giới đầy đủ 
đầu tiên là công trình Atlas Narodov Mira (ANM) 
do các nhà khoa học Xô-Viết Bruk, Solomon I. và 
V. S. Apenchenko và Cục Đồ bản Liên Xô xuất 
bản năm 1964, là nền tảng và cơ sở về phương 
pháp và thực tiễn cho rất nhiều các hệ thống sau 
này về CSDL các dân tộc.
Bộ bản đồ gồm 81 bản đồ và 17 mảnh bản 
đồ dạng khổ lớn, tỷ lệ của bản đồ thế giới là 1: 
120 triệu tới 1:80 triệu, bản đồ các châu lục và 
các phần lãnh thổ Liên Xô là 1:30 triệu tới 1: 
12 triệu; các vùng lớn, vùng của Liên Xô và các 
quốc gia là từ 1:12 triệu tới 1:2 triệu. Trên các bản 
đồ chỉ ra thành phần dân cư các dân tộc (có 1600 
các dân tộc khác nhau, trong đó 910 dân tộc được 
biểu thị bằng các màu đặc biệt, còn lại tô bởi các 
vạch kẻ). Các dữ liệu được biểu diễn cùng với 
bản đồ là số dân, lãnh thổ hành chính, mật độ dân 
cư, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, thành phần các 
dân tộc trong từng quốc gia, với số liệu dân cư 
năm 1961 (theo nguồn wikipedia8).
Ngoài tập hợp các bản đồ, ANM còn trình 
bày các phụ lục về các thông tin địa lý. Các phụ 
lục chứa hai danh sách chính. Danh sách đầu tiên 
cung cấp một tập hợp đầy đủ các nhóm dân tộc 
nêu trong các bản đồ cùng với kích thước dân 
số tương ứng bên trong mỗi quốc gia, và danh 
sách thứ hai bao gồm tất cả các quốc gia với các 
nhóm dân tộc. Danh sách thứ hai này là cơ sở 
của phương pháp tính toán ELF trong các tài liệu 
nghiên cứu về sau về chỉ số phân định dân tộc 
(Taylor & Hudson, 1972)9.
2.3. Dự án GREG (Tham chiếu địa lý các 
dân tộc)
Dựa trên phương pháp và nền tảng bản đồ 
của ANM, các tác giả thuộc dự án GREG (Geo-
referencing of ethnic groups) của trường đại học 
Harvard đã xây dựng một hệ thống bản đồ các 
7. Bruk, Solomon I. & V. S. Apenchenko, eds. 1964. Atlas 
narodov mira [Atlas of the Peoples of the World]. Moscow: 
Glavnoe Upravlenie Geodezii I Kartografi.
8.  
9. Taylor, Charles & Michael C. Hudson, 1972. World 
Handbook of Political and Social Indicators. New Haven, 
CT: Yale University Press.
dân tộc trên thế giới dựa trên công nghệ GIS hiện 
đại. Tập dữ liệu các dân tộc (Dataset) có thể được 
tích hợp vào các hệ thống bản đồ thế giới hoặc 
bản đồ quốc gia, vùng khác nhau như một lớp dữ 
liệu địa lý và không gian theo định dạng chuẩn 
ESRI.
Mục đích của dự án GREG là xây dựng một 
bản đồ dân tộc khả dụng cho các phân tích không 
gian và địa lý bằng cách chuyển đổi chúng thành 
dạng tập dữ liệu GIS. Nhằm xây dựng tập dữ liệu, 
các tác giả thực hiện theo ba bước: Các bản đồ 
của ANM được số hóa thành File ảnh đối với mỗi 
bản đồ, các File ảnh đó được cung cấp các tham 
chiếu không gian sử dụng công cụ GIS và do các 
nhóm dân tộc có tên bằng tiếng Nga, nên dự án 
đã gán các đa giác vùng dân tộc bằng tên dịch 
cung cấp tại phần phụ lục của ANM theo phát âm 
tiếng Nga bản địa. Kết quả là một danh sách các 
nhóm dân tộc mỗi nhóm có một chỉ số duy nhất 
và tập hợp các vùng đa giác theo định dạng ESRI, 
mỗi đa giác chứa các chỉ số của các nhóm dân tộc 
tương ứng. Tập dữ liệu đầy đủ GREG chứa 929 
nhóm dân tộc toàn cầu với 8969 đa giác được gán 
thông tin không gian, trong đó phần lớn (7383) 
chỉ có 1 nhóm, 1551 đa giác chứa 2 nhóm và chỉ 
có 34 chứa ba nhóm. Diện tích đa giác nhỏ nhất là 
0.59 km2 trong khi đa giác lớn nhất có diện tích 
là 6,954,564 km2 10.
2.4. Dự án Bản đồ thế giới Harvard 
(BĐTG)11
Bản đồ thế giới (BĐTG) Harvard (Harvard 
WorldMap) do Trung tâm phân tích địa lý, Đại 
học Harvard phát triển là nền tảng bản đồ mã 
nguồn mở được phát triển cho cho các nhà nghiên 
cứu khai thác, chỉnh sửa, công bố các thông tin 
địa lý không gian. BĐTG giải quyết bất cập giữa 
các hệ thống GIS chuyên dụng khó chia sẻ và 
các giải pháp bản đồ trên Web (WebGIS) thường 
không hỗ trợ các tập dữ liệu bản đồ lớn. BĐTG 
có các chức năng:
- Tải các tập hợp dữ liệu lớn và tích hợp 
với hàng nghìn các lớp bản đồ khác nhau.
10. Weidmann, Nils;Rod, Jan Ketil; & Cederman, Lars-Erik 
(2010) Representing Ethnic Groups in Space: A New Dataset, 
Journal of Peace Research 47(4): 491–499.
11. Gangal, Sanjay (2012). “WorldMap by the Center 
for Geographic Analysis CGA at Harvard”. GIS Café. 
Retrieved 14 January 2012.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
101Số 18 - Tháng 6 năm 2017
- Tạo và sửa đổi các bản đồ, liên kết chức 
năng, nội dung của bản đồ tới các nội dung truyền 
thông khác nhau.
- Công bố các dữ liệu.
- Xuất dữ liệu ra các định dạng chuẩn 
tương thích.
- Sử dụng các công cụ bản đồ trực tuyến để 
biểu thị các lớp dữ liệu của người dùng.
- Gán các tham số địa lý tới các bản đồ giấy 
bằng công cụ Map Warper.
BĐTG cho phép khởi tạo bản đồ mới dựa 
trên 12 bản đồ nền như Google Roadmap/Hibrid/
Terrain/Satellite, hoặc ESRI light/dark gray/
worl,... hoặc tự đưa bản đồ nền. Cho phép tạo 
các lớp dữ liệu trên bản đồ mới hoặc trên các bản 
đồ có sẵn. Cho phép tìm kiếm các bản đồ có sẵn 
trong kho bản đồ với 6959 bản đồ các loại do 
người dùng tự công bố.
Trên nền tảng của BĐTG này, có các bản 
đồ số về dân tộc trên thế giới như GREG nói trên, 
bản đồ số hóa các dân tộc châu Phi dựa trên nền 
tảng “Bản đồ dân tộc châu Phi” (People’s Atlas 
of Africa) của các tác giả Marc Felix và Charles 
Meur (2001) chứa các dữ liệu bản đồ về các dân 
tộc của châu Phi12.
2.5. Bản đồ minh họa của thế giới bộ tộc 
Ấn Độ
“Bản đồ minh họa thế giới bộ tộc”13 cung 
cấp một bức tranh toàn cảnh về sự phân bố của 
418 cộng đồng bộ tộc trên khắp Ấn Độ. Ngoài ra, 
một bản tóm lược các bộ lạc quan trọng của các 
bang thuộc vùng lãnh thổ liên kết đã được trình 
bày nhấn mạnh sự tập trung chính, ngôn ngữ, tổ 
chức xã hội, nghề nghiệp truyền thống, tôn giáo 
và giáo dục.
Tập bản đồ cho thấy bức tranh và phân bố 
của các bộ tộc trên toàn đất nước Ấn Độ, với hơn 
8% dân số và có số lượng các bộ tộc/bộ lạc lớn 
nhất trên thế giới, đất nước có những đặc tính 
địa - vật lý rất phong phú và khác biệt tạo ra số 
12. Peoples of Africa Atlas: An ethnolinguistic atlas of Africa 
edited by Marc Leo Felix, director of the Congo Basin Art 
History Research Center, Brussels. 2001.
13. Hrishikesh Mandal. India: An Illustrated Atlas of Tribal 
World. Anthropological Survey of India Calcutta; 2002 
edition (2002)
lượng lớn các nhóm cộng đồng sinh sống trong 
những điều kiện địa lý và văn hóa rất khác biệt 
là các yếu tố chủ chốt hình thành tập quán, sản 
xuất truyền thống, ăn mặc, văn hóa vật thể và phi 
vật thể, 
Mục tiêu chính của Atlas là trình diễn sự 
phân bố theo mức quận/huyện về các bộ tộc của 
từng bang và lãnh thổ liên minh, nhằm giúp các 
nhà hoạch định kế hoạch và các nhà nghiên cứu 
trong công việc liên quan tới chính sách, quản lý, 
nghiên cứu về DTTS của Ấn Độ.
Tập bản đồ chứa 31 mục, trong số đó, 4 
mục bao gồm các bản đồ chung của Ấn Độ; 27 
mục còn lại là về các bang/lãnh thổ liên minh, 
trình bày sự phân bố của các bộ tộc theo cấp 
huyện với xếp hạng về mật độ dân số. Bên cạnh 
đó, mỗi mục về bang có chứa hai bản đồ nội địa 
bao gồm bản đồ địa hình và bản đồ rừng cùng với 
một hồ sơ về phong tục tập quán các bộ tộc.
2.6. Dịch vụ cung cấp dữ liệu bản đồ 
China Geo-Exploler14
China Geo-Explorer, một dịch vụ dữ liệu 
không gian thông minh, được cung cấp bởi Trung 
tâm Dữ liệu Trung Quốc của Đại học Michigan, 
với sự hợp tác của Công ty Nghiên cứu Thị trường 
toàn Trung Quốc và Phòng thí nghiệm chủ chốt 
Nhà nước về Kỹ thuật Thông tin trong khảo sát, 
lập bản đồ và viễn thám (LIESMARS) của Đại 
học Vũ Hán, cung cấp dữ liệu nhân khẩu học và 
kinh tế ở Trung Quốc, bản đồ, biểu đồ và báo cáo 
trong hệ thống web. Với ứng dụng thông minh 
về dữ liệu không gian này, người sử dụng có thể 
đưa ra các quyết định không gian chính xác và 
nhanh chóng đối với quy hoạch vùng, đầu tư kinh 
doanh, dân số, nhà ở, đánh giá môi trường, y tế 
công cộng và nhiều ứng dụng không gian khác. 
Các nguồn dữ liệu trong cơ sở dữ liệu này bao 
gồm thông tin về nhân khẩu học và kinh tế cho tất 
cả các vùng địa lý của Cộng hòa Nhân dân Trung 
Hoa, bao gồm 31 tỉnh, 345 thành phố thuộc tỉnh, 
2.873 quận huyện và hơn 50.000 thị trấn, trong 
đó bao hàm các vùng DTTS thuộc các vùng tự trị.
Hệ thống có các chức năng trình diễn 
phong phú và thông minh:
- Chức năng tìm kiếm phong phú theo 
14. China Data Center. University of Michigan. 2011. China 
Geo-Explorer User’s Guide.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
102 Số 18 - Tháng 6 năm 2017
điểm, hình chữ nhật, hình tròn, đa giác và theo 
hình truy vấn (query shape).
- Ứng dụng cung cấp nhiều phương án lựa 
chọn dữ liệu và hiển thị bản đồ: Theo đơn vị hành 
chính, theo vị trí X&Y, theo thời gian, tạo lập, 
bản đồ chuyên đề.
Ví dụ theo đơn vị hành chính, sẽ lựa chọn 
đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, thị xã) theo 2 
cách: Bằng thanh công cụ theo điểm, hình chữ 
nhật, hình tròn, đa giác hoặc bằng menu là danh 
sách đơn vị và các dữ liệu đơn nhóm hoặc đa 
nhóm. Các báo cáo tạo ra cũng có thể theo các 
chỉ số của một nhóm hoặc của một số nhóm theo 
chế độ đa nhóm. Ứng dụng cho phép kết xuất ra 
bản đồ với các tệp dữ liệu dạng excel, shp, shx và 
các tệp khác để tạo thành bản đồ có thể chạy trên 
hệ thống GIS như ArcGIS.
- Chức năng tạo lập bản đồ chuyên đề: Tạo 
bản đồ phân bố không gian với các chỉ số nhất 
định. Trong Bản đồ chủ đề, bản đồ lớp chuyên đề 
có thể được tạo ra để biểu thị các phân loại đặc 
biệt phân bổ cho các chỉ mục đã chọn. Phương 
pháp phân loại cung cấp ba phương pháp được sử 
dụng để tính toán phạm vi của mỗi lớp: khoảng 
bằng nhau, lượng tử, độ lệch chuẩn. Color Ramp 
cung cấp màu sắc lựa chọn cho các lớp bản đồ 
chủ đề.
3. Các bài học kinh nghiệm
Với một số các ví dụ các atlas các dân tộc 
tiêu biểu như trên, một số nhận xét ban đầu nên 
lưu ý khi xây dựng hệ thống và áp dụng atlas cho 
công tác dân tộc tại nước ta.
- Việc ứng dụng hệ thống atlas đặc biệt là 
các atlas đa phương tiện hoặc GIS hiện đại cho 
các dữ liệu về dân tộc không chỉ tăng tính trực 
quan về dữ liệu và thông tin về dân tộc, mà còn 
bổ sung các thuộc tính dữ liệu không gian đối với 
các thực thể, đối tượng về dân tộc, ví dụ thể hiện 
rõ ràng sự phân bố cư trú về địa lý và không gian 
đối với các nhóm dân tộc, hoặc cung cấp các đặc 
tính không gian đối với các cơ sở văn hóa, giáo 
dục, y tế, tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế, khoa học 
và công nghệ tại các vùng dân tộc hoặc thuộc các 
DTTS.
- Các tập bản đồ sẽ hỗ trợ cho việc xác định 
chính xác một số chỉ số cơ bản (ví dụ phân định 
dân tộc – ELF) trong việc quản lý các dân tộc 
của quốc gia; cũng như hỗ trợ cho công tác điều 
tra dân số tổng thể và theo chuyên đề với hai giai 
đoạn: trước và sau khi điều tra dân số.
- Quy trình và cách thức xây dựng atlas các 
dân tộc về cơ bản có thể tham khảo tại công trình 
Atlas Marodov Mira (1964), và dự án GREG, 
theo đó cần xây dựng các vùng đa giác gắn với 
các vùng dân tộc với các dữ liệu không gian để 
kết hợp với các dữ liệu DTTS tạo thành các tập 
dữ liệu và các lớp CSDL tương ứng.
- Sử dụng và áp dụng các công nghệ GIS 
hiện đại để xây dựng hệ thống atlas đa phương 
tiện như công nghệ webGIS, công nghệ GIS ngữ 
nghĩa:
- WebGIS là GIS sử dụng công nghệ Web, 
để kết nối giữa máy chủ và khách hàng-người sử 
dụng (Environmental Systems Research Institute, 
Inc., 2016)15. 
Các thành phần cơ bản của web GIS là: 
+ Máy chủ GIS với định vị tài nguyên URL 
để các khách hàng có thể định vị trên web.
+ Khách hàng sử dụng giao thức HTTP(s) 
để truy vấn yêu cầu tới máy chủ GIS.
+ Máy chủ thực hiện các thao tác GIS và 
trả kết quả tới khách hàng bằng HTTP.
+ Kết quả trả lời có thể biểu diễn bằng các 
định dạng khác nhau như HTML hoặc HTML5 
đối với thiết bị di động, ảnh, XML(Extensible 
Markup Language) hoặc JSON(JavaScript Object 
Notation).
- Tích hợp với công nghệ ngữ nghĩa 
(semantic technology), với tiêu chuẩn Web ngữ 
nghĩa của W3C (Grzegorz J. Nalepa, Weronika 
T. Furmanska, 2009)16. Các công nghệ ngữ nghĩa 
như RDF, ontology RDFS và OWL cho phép 
triển khai các tính năng tìm kiếm nâng cao trong 
hệ thống GIS dựa trên khả năng phân loại và kết 
nối theo quy tắc ngữ nghĩa. Công nghệ Web ngữ 
nghĩa cho phép biểu diễn tri thức một cách linh 
hoạt và khả năng xử lý dữ liệu bằng máy theo 
định dạng XML hoặc JSON, cung cấp công cụ 
15. 
windows/about-web-gis.htm.
16. Grzegorz J. Nalepa, Weronika T. Furmanska. Review of 
Semantic Web Technology for GIS. Automatyka. 2009. Tom 
13. Zeszyt 2.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
103Số 18 - Tháng 6 năm 2017
tích hợp giữa các hệ GIS khác nhau.
- Sử dụng các công nghệ mở về CSDL và 
GIS cho phép tạo lập, tích hợp các bản đồ nền 
và các lớp dữ liệu không gian và phi không gian 
một cách linh hoạt và đa chiều, đa chủ đề như dự 
án Harvard Worlmap đã xây dựng, hoặc tích hợp 
các lớp dữ liệu mô tả các khía cạnh khác nhau 
của DTTS như địa hình, thổ nhưỡng, đất đai, đời 
sống kinh tế-xã hội, văn hóa vật thể và phi vật 
thể, phong tục tập quán...
Tài liệu tham khảo
[1] Alesina A., Devleeschauwer A., 
Easterly W., Kurlat S. et Wacziarg A. (2003), 
“Fractionalization”, Journal of Economic Growth 
8, 155-194;
[2] Bruk, Solomon I. & V. S. Apenchenko, 
eds. 1964. Atlas narodov mira [Atlas of the 
Peoples of the World]. Moscow: Glavnoe 
Upravlenie Geodezii I Kartografi;
[3] China Data Center. University of 
Michigan. 2011. China Geo-Explorer User’s Guide;
[4] Fearon J. (2003), “Ethnic and Cultural 
Diversity by Country”, Journal of Economic 
Growth 8, 195-222;
[5] Gangal, Sanjay (2012). “WorldMap 
by the Center for Geographic Analysis CGA at 
Harvard”. GIS Café. Retrieved 14 January 2012;
[6] Gary F. Simons. Raymond G. Gordon, 
Jr. Ethnologue. Article prepared for the Elsevier 
Encyclopedia of Language and Linguistics, 2nd 
edition;
[7] Grzegorz J. Nalepa, Weronika T. 
Furmanska. Review of Semantic Web Technology 
for GIS. Automatyka. 2009. Tom 13. Zeszyt 2;
[8] Gurr T. (1996), “Minorities at Risk III 
Datasets: User’s Manual”, CIDCM, University 
of Maryland;
[9] Hrishikesh Mandal. India: An 
Illustrated Atlas of Tribal World. Anthropological 
Survey of India Calcutta; 2002 edition (2002);
[10]  
[11] ESRI. 
latest/create-web-apps/windows/about-web-gis.htm;
[12] 
[13] https://www.ethnologue.com/;
[14] Peoples of Africa Atlas: An 
ethnolinguistic atlas of Africa edited by Marc Leo 
Felix, director of the Congo Basin Art History 
Research Center, Brussels. 2001;
[15] Roeder P. (2002), “Ethnolinguistic 
Fractionalization (ELF) Indices, 1961 and 1985”;
[16] Taylor, Charles & Michael C. Hudson, 
1972. World Handbook of Political and Social 
Indicators. New Haven, CT: Yale University Press;
[17] Weidmann, Nils; Rød, Jan Ketil; & 
Cederman, Lars-Erik (2010) Representing Ethnic 
Groups in Space: A New Dataset, Journal of 
Peace Research 47(4): 491–499.
ATLAS OF ETHNIC MINORITIES
EXPERIENCED LESSON
Abstract: The traditional atlas (Atlas), the map multimedia and geographic information 
system (GIS) are modern tools to help decision-making in many economic activities - social, 
defense of many countries in the world, namely in assessing the current state of processes, 
natural and socio-economic entities through the collection, management, query, analysis and 
integration functions of information is tied to a consistent geometry (map) based on the 
coordinates of the input data. The use of Atlas, especially the Atlas of Multimedia and GIS 
for the state management of ethnic minorities in general and ethnic minorities in particular, 
has been highly appreciated by countries. This article will present some typical Atlas systems 
in the world, thus making comments on experienced lessons for the development of the Atlas 
system of ethnic minorities in our country.
Keywords: Atlas; map; multimedia maps; Geographic Information System (GIS); GIS 
on ethnic minorities.

File đính kèm:

  • pdfatlas_cac_dan_toc_thieu_so_bai_hoc_kinh_nghiem.pdf