Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đỊa bàn tỉnh Vĩnh Long

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó tác động đến nhận thức của nhà quản lý trong việc đầu tư xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, với

mẫu nghiên cứu là 124 DN, tác giả đã chứng minh từng nhân tố trong hệ thống KSNB (theo khuôn mẫu

của COSO) có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các DN. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng

đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các DN nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc hoàn thiện hệ

thống KSNB. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bốn trong năm nhân tố có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt

động của DN. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất là hoạt động kiểm soát (CA), thứ hai là hệ thống

thông tin và truyền thông (IC), kế đến là hoạt động giám sát (MO), và môi trường kiểm soát (CE).

pdf 7 trang kimcuc 5420
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đỊa bàn tỉnh Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đỊa bàn tỉnh Vĩnh Long

Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đỊa bàn tỉnh Vĩnh Long
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 57Số 117 - tháng 7/2017
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
aûnh höôûng cuûa Kieåm soaùt noäi boä
ñeán hieäu quaû hoaït ñoäng cuûa caùc
doanh nghieäp nhoû vaø vöøa
treân ñÒa baøn tænh vónh Long
ThS. NGUYỄN HồNG NGA*
*Khoa Kế toán, Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó tác động đến nhận thức của nhà quản lý trong việc đầu tư xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, với 
mẫu nghiên cứu là 124 DN, tác giả đã chứng minh từng nhân tố trong hệ thống KSNB (theo khuôn mẫu 
của COSO) có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các DN. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng 
đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các DN nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc hoàn thiện hệ 
thống KSNB. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bốn trong năm nhân tố có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt 
động của DN. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất là hoạt động kiểm soát (CA), thứ hai là hệ thống 
thông tin và truyền thông (IC), kế đến là hoạt động giám sát (MO), và môi trường kiểm soát (CE).
Từ khóa: ảnh hưởng của kSNB, hiệu quả hoạt động, DN nhỏ và vừa.
The impact of internal controls on the performance of small and medium enterprises in Vinh Long 
province
The target of this study is to determine the effect of internal controls on the firm performance of small 
and medium enterprises (SMEs) in Vinh Long province. On that basis, it affects the perception of managers 
in investing for building an effective internal control system (ICS). Research used the quantitative method, 
with a sample of 124 enterprises, the author has demonstrated each component in the ICS (patterned by 
COSO) how affect the firm performance. In addition, the study also provides some recommendations to 
help businesses improve the firm performance by improving the ICS. The results show that four of the five 
components have a positive impact on the firm performance of enterprises. In particular, the strongest 
influence is control activity (CA), the second is the information and communication system (IC), followed 
by the monitoring (MO) and control environment (CE).
key words: The influence of internal controls, firm performance (FP), small and medium enterprises 
(SMEs).
1. Đặt vấn đề
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh 
rằng, giữa hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả 
hoạt động của DN có mối quan hệ thuận chiều. 
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về KSNB thường 
chỉ tập trung vào đánh giá thực trạng toàn bộ hệ 
thống KSNB tại một đơn vị hoặc một số DN cùng 
đặc điểm kinh doanh hoặc đi sâu vào đánh giá 
KSNB theo từng chu trình nghiệp vụ của một đơn 
vị cụ thể. 
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN58 Số 117 - tháng 7/2017
Các DN nhỏ và vừa ở Vĩnh Long với số lượng 
chiếm hơn 98% tổng số DN của tỉnh. Một trong các 
khó khăn nổi bật hiện nay của các DN này không 
có chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển 
hiệu quả, việc quản lý sản xuất kinh doanh chủ yếu 
dựa vào kinh nghiệm. Đó không chỉ là rào cản rất 
lớn cho hoạt động của các DN mà còn ảnh hưởng 
không nhỏ đến phát triển kinh tế tỉnh nhà. Một câu 
hỏi đặt ra là: liệu KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả 
hoạt động của các DN hay không; từ đó giúp các 
nhà quản lý sẽ nâng cao nhận thức trong việc quan 
tâm đầu tư cho hệ thống KSNB.
Thực tế trên cho thấy, một nghiên cứu thực 
nghiệm nhằm chứng minh tác động của hệ thống 
KSNB đến hiệu quả hoạt động của DN nhỏ và vừa 
là thật sự cần thiết: nghiên cứu trường hợp điển 
hình tại tỉnh Vĩnh Long.
2. Cơ sở lý thuyết
Khuôn mẫu về KSNB theo báo cáo COSO
Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ về 
chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính (COSO) 
năm 1992 đưa ra khái niệm KSNB như sau “KSNB 
là một quá trình bị ảnh hưởng bởi hội đồng quản 
trị, nhà quản lý và các nhân viên của một tổ chức, 
được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp 
lý nhằm đạt các mục tiêu: hoạt động hữu hiệu và 
hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy, các luật lệ 
và quy định được tuân thủ”. Để phản ánh kịp thời 
những thay đổi của môi trường hoạt động và kinh 
doanh sau hơn 20 năm, COSO đã ban hành khuôn 
mẫu kiểm soát tích hợp năm 2013. Theo báo cáo 
COSO 2013, hệ thống KSNB gồm 5 thành phần và 
17 nguyên tắc. Mười bảy nguyên tắc này có thể áp 
dụng cho tất cả các tổ chức theo từng nhóm mục 
tiêu: hoạt động, thông tin, tuân thủ cũng như các 
mục tiêu cụ thể trong mỗi nhóm.
Hiệu quả hoạt động của DN
Theo Stoner (2003), hiệu quả hoạt động đề cập 
đến khả năng hoạt động hữu hiệu, tạo ra lợi nhuận, 
tồn tại để phát triển và phản ứng với những cơ 
hội và thách thức từ môi trường. Hult và cộng sự 
(2008) đánh giá cách đo lường hiệu quả hoạt động 
của DN theo ba tiêu chí, đó là: hiệu quả tài chính 
(financial performance), hiệu quả kinh doanh 
(operation performance) và hiệu quả tổng hợp 
(overall performance). Hiệu quả tài chính bao gồm 
các chỉ tiêu về lợi nhuận như tỷ lệ lợi nhuận trên 
tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 
(ROE), lợi nhuận trên doanh thu (ROS); doanh 
thu; Tobin’s Q... Hiệu quả kinh doanh bao gồm các 
chỉ tiêu về thị phần, năng suất lao động, chất lượng 
hàng hóa/dịch vụ, mức độ thỏa mãn công việc của 
người lao động... Hiệu quả tổng hợp bao gồm các 
chỉ tiêu về khả năng tồn tại, uy tín, hiệu quả so với 
đối thủ cạnh tranh,...
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo tiêu chí phân loại của Ngân hàng Thế giới 
(World Bank), căn cứ vào quy mô có thể chia DN 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 117 - tháng 7/2017
nhỏ và vừa thành ba loại: DN siêu nhỏ (micro), DN 
nhỏ và DN vừa. Các tiêu chí để phân loại DNNVV 
của tổ chức này chủ yếu dựa vào số lượng lao động 
bình quân, tài sản và doanh thu hàng năm của DN.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP 
ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát 
triển DN nhỏ và vừa, DNNVV được định nghĩa 
như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng 
ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia 
thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo qui mô tổng 
nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài 
sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của 
DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn 
vốn là tiêu chí ưu tiên)”.
Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động 
của DN
Nghiên cứu của Kakucha (2009) phát hiện 
ra một mối quan hệ thuận chiều giữa những yếu 
kém của KSNB và kết quả hoạt động tài chính.
Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của KSNB 
đến tổng doanh thu: trường hợp của công ty dịch 
vụ thuộc Đại học Nairobi (UNES), Ndungu (2013) 
đã phát hiện ra rằng hệ thống KSNB hữu hiệu góp 
phần tăng doanh thu cho UNES. Cùng mục tiêu 
trên, Ndembu Zipporah Njoki (2015) đã tiến hành 
nghiên cứu trên đối tượng là các DN sản xuất ở 
Nairobi, Kenya. Trong mô hình nghiên cứu, biến 
phụ thuộc ROA được sử dụng như một chỉ tiêu đo 
lường hiệu quả hoạt động tài chính trong khi các 
biến độc lập là 5 thành phần của KSNB. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy: môi trường kiểm soát, đánh 
giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động 
kiểm soát tỷ lệ thuận với ROA; còn sự giám sát thì 
tỷ lệ nghịch với ROA.
3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa cách đo 
lường khái niệm hệ thống KSNB của các nghiên 
cứu trước đây bằng việc sử dụng 5 thành phần 
và 17 nguyên tắc của KSNB theo báo cáo COSO 
(2013). Tuy nhiên, các biến quan sát để đo lường 
5 thành phần này có điều chỉnh cho phù hợp với 
DN nhỏ và vừa cũng như chỉ chọn lựa các biến 
nào liên quan đến mục tiêu hiệu quả hoạt động. 
Cụ thể là tác giả dựa vào phần C của báo cáo 
COSO (2013) “Specific considerations for smaller 
entities and governments” bao gồm những xem 
xét liên quan đến: an toàn tài sản, thủ tục kiểm 
soát quản lý, hội đồng quản trị, công nghệ thông 
tin và hoạt động giám sát để điều chỉnh các biến 
quan sát cho phù hợp với DN nhỏ và vừa. Như 
vậy, thang đo hệ thống KSNB được xây dựng bao 
gồm 5 thang đo thành phần: môi trường kiểm soát 
(CE), đánh giá rủi ro (RA), hoạt động kiểm soát 
(CA), hệ thống thông tin và truyền thông (IC), 
hoạt động giám sát (MO).
Đối với việc đo lường khái niệm hiệu quả hoạt 
động của DN, các nghiên cứu trước đây chủ yếu 
đo lường bằng chỉ tiêu Lợi nhuận, ROA, ROS, 
ROE, ROI... hoặc đơn thuần là tối ưu hóa nguồn 
lực. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách đo 
lường cụ thể bằng các chỉ tiêu ROA, ROE, ROI; 
tức là đo lường hiệu quả hoạt động bằng mức độ 
DN sử dụng nguồn lực về tài sản, nguồn vốn cho 
hoạt động kinh doanh cũng như sử dụng vốn đầu 
tư trong việc tạo ra lợi nhuận. Việc đánh giá mức 
độ hiệu quả ở đây dựa vào nhận thức (perception) 
người trả lời, không phải dạng nghiên cứu lấy trực 
tiếp số liệu trên báo cáo tài chính.
Mô hình nghiên cứu do tác giả đề xuất được thể 
hiện qua phương trình hồi quy sau:
Hiệu quả hoạt động = β0 + β1 Môi trường kiểm 
soát + β2 Đánh giá rủi ro + β3 Hệ thống thông tin 
và truyền thông + β4 Hoạt động kiểm soát + β5 
Giám sát + ε
Các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng từ mô 
hình như sau: 
H1: Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích 
cực đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa 
ở Vĩnh Long.
H2: Việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực 
đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa ở 
Vĩnh Long.
H3: Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng tích cực 
đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa ở 
Vĩnh Long.
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 117 - tháng 7/2017
H4: Chất lượng thông tin và truyền thông có 
ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các 
DN nhỏ và vừa ở Vĩnh Long.
H5: Hoạt động giám sát có tác động tích cực 
đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa ở 
Vĩnh Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu 
thuận tiện kết hợp phát triển mầm (Nguyễn Đình 
Thọ, 2013). Theo danh sách DN đang hoạt động 
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, được cung cấp bởi Sở 
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long, tính đến đầu 
năm 2016, thì trên địa bàn tỉnh có hơn 2.600 DN. 
Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp 
phát triển mầm, tác giả sẽ chọn ngẫu nhiên DN 
nhỏ và vừa nào mà tác giả có thể tiếp cận và khảo 
sát được để đưa vào mẫu, đồng thời thông qua giới 
thiệu của người trả lời để tiếp cận các DN khác.
Trên cơ sở kích thước mẫu và phương pháp 
chọn mẫu đã xác định, tác giả tiến hành lựa chọn 
phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp. Trong 
nghiên cứu này, tác giả chọn cách thu thập dữ liệu 
bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng văn bản kết 
hợp phỏng vấn qua e-mail bằng công cụ Google.
docs. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các 
Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và nhân 
viên kế toán của các DN.
Xác định kích thước mẫu
Trong nghiên cứu sử dụng EFA cùng với hồi 
quy bội thì EFA đòi hỏi kích thước mẫu tối thiểu 
lớn hơn nhiều so với mô hình hồi quy bội. Do đó, 
tác giả chọn xác định kích thước mẫu tối thiểu cho 
phương pháp EFA. Cụ thể, để sử dụng EFA thì kích 
thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ 
lệ quan sát/biến đo lường là 5:1 – tức là 1 biến đo 
lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở 
lên (Hair & ctg, 2006). Hoặc theo Hoàng Trọng và 
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 thì thông thường số 
quan sát ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến đo lường.
Từ những phân tích trên, tác giả chọn cách 
xác định kích thước mẫu là: tối thiểu là 100 và tỉ 
lệ quan sát/biến đo lường là 4:1. Trong nghiên cứu 
này, số biến đo lường là 28 biến, suy ra số mẫu cần 
thu thập là 112, và thực tế tác giả đã thu được một 
mẫu gồm 124 quan sát.
5. kết quả nghiên cứu
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Kết quả phân tích dữ liệu và đánh giá độ tin cậy 
của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy, 
thang đo được sử dụng để đo lường các thành phần 
của hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động vẫn bao 
gồm các biến quan sát như thiết kế ban đầu là 21 
biến. Bên cạnh đó, kết quả phân tích chứng minh 
rằng các thang đo đạt độ tin cậy cần thiết phục vụ 
cho việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả EFA các thành phần của hệ thống KSNB
Kết quả phân tích EFA cho thấy: 21 biến quan 
sát dùng để đo lường khái niệm hệ thống KSNB sau 
khi phân tích EFA được rút trích thành 5 nhân tố. 
Tuy nhiên, biến CA05 có hệ số tải nhân tố lớn nhất 
đối với nhân tố thứ nhất là 0,521, và lớn thứ hai đối 
với nhân tố thứ hai là 0,433, chênh lệch giữa 2 hệ 
số này là 0,521 – 0,433 = 0,088, tức nhỏ hơn nhiều 
so với mức 0,3. Điều này có nghĩa là biến CA05 vừa 
đo lường cho nhân tố thứ nhất vừa đo lường cho 
nhân tố thứ hai. Như vậy, để đảm bảo giá trị phân 
biệt giữa các nhân tố, tác giả quyết định loại biến 
này ra khỏi tập biến quan sát.
Kết quả EFA của thang đo hiệu quả hoạt động 
của DN
Kết quả phân tích EFA cho thấy: 3 biến quan sát 
dùng để đo lường khái niệm hiệu quả hoạt động 
của DN sau khi phân tích EFA được rút trích thành 
một nhân tố.
Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định 
bằng việc phân tích mô hình hồi quy bội được thực 
hiện bằng phần mềm SPSS với phương pháp khẳng 
định (phương pháp ENTER) kết hợp phương pháp 
OLS (Ordinary Least Square) trong việc ước lượng 
các tham số của đám đông từ dữ liệu mẫu.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 117 - tháng 7/2017
Bảng 1. Bảng tóm tắt mô hình hồi qui
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .728a .530 .510 .38830
a. Predictors: (Constant), MO, CE, CA, RA, IC
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS”
Bảng 2. Bảng ANOVA
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1
Regression 20.089 5 4.018 26.646 .000b
Residual 17.792 118 .151
Total 37.881 123
a. Dependent Variable: FP
b. Predictors: (Constant), MO, CE, CA, RA, IC
“Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS”
Bảng 3. Trọng số hồi quy của các biến độc lập
Coefficientsa
Model
Unstandardized 
Coefficients
Standardized 
Coefficients t Sig.
Collinearity 
Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
(Constant) 1.116 .430 2.599 .011
CE .120 .057 .132 2,090 .039 .996 1.004
RA -.142 .067 -.140 -2.129 .035 .923 1.084
CA .270 .037 .491 7.305 .000 .883 1.133
IC .333 .055 .401 6.097 .000 .922 1.085
MO .166 ,070 ,151 2,376 .019 ,.990 1.010
a. Dependent Variable: FP
“Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS”
Kết quả phân tích hồi qui cho thấy hệ số R2 = 
0,530 (bảng 4) và kiểm định F trong bảng ANOVA 
có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa P = 0,00 < 0,05. 
Như vậy, ta kết luận mô hình hồi qui phù hợp, tức 
là các biến độc lập CE, RA, CA, IC, MO giải thích 
được 53% biến thiên của biến phụ thuộc (FP), phần 
còn lại được giải thích bởi những biến không được 
đề cập trong mô hình. Điều này có nghĩa là hiệu 
quả hoạt động ngoài chịu sự tác động bởi KSNB 
còn chịu tác động bởi các nhân tố bên trong và bên 
ngoài khác như chiến lược kinh doanh, môi trường 
kinh doanh, chính sách vĩ mô,
Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng thành phần 
trong hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của 
DN được thể hiện qua trọng số hồi qui của các 
biến độc lập CE, RA, CA, IC, MO. Cụ thể, kết quả 
từ bảng 6 cho thấy, các biến CE, CA, IC và MO 
đều có giá trị dương, nghĩa là các biến này có tác 
động cùng chiều đến biến phụ thuộc là hiệu quả 
hoạt động của DN. Riêng biến RA có giá trị âm, 
tức có tác động ngược chiều đến biến FP. Các biến 
này đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình với 
Sig. < 0,05.
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN62 Số 117 - tháng 7/2017
Từ các thông số thống kê trong mô hình hồi 
qui, phương trình hồi qui tuyến tính bội của các 
nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hiệu 
quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa trên địa bàn 
tỉnh Vĩnh Long được viết theo hệ số Beta đã chuẩn 
hóa như sau:
FP = 0,132CE – 0,14RA + 0,491CA + 0,401IC 
+ 0,151MO
Kết quả kiểm định các giả thuyết được trình bày 
tổng hợp trong bảng 4.
Bảng 4. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Phát biểu kết quả kiểm định
H1 Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long. Chấp nhận
H2 Việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long. Bác bỏ
H3 Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long. Chấp nhận
H4 Chất lượng thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long. Chấp nhận
H5 Hoạt động giám sát có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các DN nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long. Chấp nhận
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
6. Thảo luận kết quả và một số khuyến nghị
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bốn trên năm 
nhân tố của KSNB có tác động tích cực đến hiệu 
quả hoạt động của DN: mạnh nhất là nhân tố hoạt 
động kiểm soát, kế đến là hệ thống thông tin và 
truyền thông, hoạt động giám sát và môi trường 
kiểm soát. Duy nhất nhân tố đánh giá rủi ro cho 
kết quả tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt 
động. Kết quả này có khác biệt so với kết quả các 
nghiên cứu trước đây. Chẳng hạn, nghiên cứu của 
Ndembu Zipporah Njoki (2015) phát hiện ra rằng 
hoạt động giám sát tỷ lệ nghịch với ROA trong khi 
bốn nhân tố còn lại có quan hệ thuận chiều.
Mối tương quan nghịch giữa đánh giá rủi ro và 
hiệu quả hoạt động được lý giải là do các nhà quản 
lý chưa thực sự hiểu rõ về công việc đánh giá rủi 
ro, từ đó thực hành đánh giá chưa đúng. Theo đó, 
việc xác định mục tiêu hoạt động rõ ràng nhưng 
chưa phù hợp với nguồn lực của DN sẽ ảnh hưởng 
đến việc nhận dạng rủi ro. Cho nên, việc đánh 
giá rủi ro với mục đích lường trước nguy cơ gây 
trở ngại cho hoạt động kinh doanh lại ảnh hưởng 
không tốt đến hiệu quả hoạt động. Thêm vào đó, 
việc thường xuyên xem xét và đánh giá những thay 
đổi bên ngoài (như môi trường pháp lý, môi trường 
kinh tế...) và những thay đổi bên trong (như lĩnh 
vực kinh doanh mới, thay đổi nhà quản lý...) có thể 
khiến nhà quản lý trở nên quá thận trọng dẫn đến 
e dè trong các quyết định đầu tư, từ đó ảnh hưởng 
đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Một số khuyến nghị
Nâng cao nhận thức nhà quản lý DN đối với 
KSNB
Với những bằng chứng từ nghiên cứu thực 
nghiệm trên, các nhà quản lý cần nhận thức rõ tầm 
quan trọng của việc xây dựng một hệ thống KSNB 
hữu hiệu cho DN, quyết tâm trong thực hiện các 
nguyên tắc KSNB. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc cần 
tích cực học tập, trang bị kiến thức về KSNB cũng 
như quan tâm đào tạo nhân viên về kiến thức và 
mục đích của KSNB để họ có thể thực hiện tốt công 
việc kiểm soát liên quan.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 63Số 117 - tháng 7/2017
Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nói 
chung và hoàn thiện các thành phần của KSNB
Các DN cần lựa chọn và sử dụng một khuôn 
mẫu lý thuyết về KSNB phù hợp, có thể là khuôn 
mẫu của báo cáo COSO. Theo COSO 2013, khi các 
nguyên tắc tương ứng của từng nhân tố KSNB thực 
sự tồn tại trong quá trình thiết kế, triển khai và vận 
hành hệ thống KSNB thì các nhân tố này mới hiện 
hữu, thực hiện đúng chức năng và hoạt động một 
cách tích hợp, từ đó dẫn đến sự hữu hiệu của hệ 
thống KSNB. Ngoài ra, các DN cũng cần lưu ý thêm 
những xem xét đặc biệt cho đơn vị nhỏ, được trình 
bày trong phần C của báo cáo COSO kết hợp với 
những điểm cần tập trung (points of focus) nhấn 
mạnh những điểm quan trọng của từng nguyên tắc 
để xác định những công việc cần làm khi thiết lập 
và vận hành hệ thống KSNB.
Xác định mục tiêu hoạt động và nâng cao ý thức 
người thực hiện trong hệ thống KSNB
Việc xác định mục tiêu phù hợp sẽ giúp cho việc 
đo lường hiệu quả hoạt động thực sự có ý nghĩa. 
Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao ý thức người thực 
hiện trong hệ thống KSNB cũng rất cần thiết. Suy 
cho cùng, hệ thống KSNB là do con người thiết kế 
và vận hành, con người chính là nền tảng cho sự 
phát triển của DN. Để làm tốt điều này thì trước 
hết, nhà quản lý cần là người nghiêm chỉnh chấp 
hành các quy định và nêu gương cho nhân viên. 
Đặc biệt, tại các DN nhỏ và vừa thì khoảng cách 
giữa nhà quản lý và cấp dưới càng nhỏ, cách cư xử 
và hành động của nhà quản lý sẽ tác động rất lớn 
đến ý thức của nhân viên.
7. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác 
định mức độ ảnh hưởng chung của 5 nhân tố 
KSNB đến hiệu quả hoạt động của DN, chưa đo 
lường được ảnh hưởng từng thành phần trong 
mỗi nhân tố đến hiệu quả hoạt động. Do đó, cần 
có những nghiên cứu trong tương lai làm rõ hơn 
các tác động này.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung các nhân 
tố của KSNB ảnh hưởng đến mục tiêu hiệu quả, 
không nghiên cứu các nhân tố KSNB ảnh hưởng 
đến các mục tiêu khác. Như vậy, các nghiên 
cứu trong tương lai cần kiểm định tác động của 
KSNB đến các mục tiêu tuân thủ và mục tiêu báo 
cáo tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Committee of Sponsoring Organizations of 
the Treadway Commission, 2013. Internal 
Control – Integrated Framework.
2. Hult et al (2008). An assessment of the 
Measurement of performance in International 
Business Research. Journal of International 
Business Studies, 39, 1064-1080.
3. Jokipii, A., 2010. Determinants and 
consequences of internal control in firms: a 
contingency theory based analysis. Journal 
of Management & Governance, 142(2), pp. 
115-144.
4. Kakucha, W.(2009). An evaluation of 
internal controls: the case of Nairobi small 
businesses, Unpublished MBA Thesis. 
Strathmore University, Kenya.
5. Ndungu, (2013) Effect of internal controls 
on revenue generation in University Of 
Nairobi Enterprise and Services limited 
Unpublished MBA Project, University Of 
Nairobi.
6. Njoki, N.J (2015). The effect of internal 
controls on the financial performance of 
manufacturing firms in Kenya. Unpublished 
MBA Project, University Of Nairobi.
7. Nyakundi, D. O., Nyamita, M. O. & Tinega, 
T. M. (2014). Effect of internal control 
systems on financial performance of small 
and medium scale business enterprises 
in Kisumu. International Journal of 
Social Sciences and Entrepreneurship, 
1(11),719-734.
8. Siwangaza, L. et al (2014). The Status of 
Internal Controls in Fast Moving Small 
Medium and Micro Consumer Goods 
Enterprises within the Cape Peninsula. 
Mediterranean Journal of Social 
SciencesMCSER Publishing, Rome-Italy, 
5(10).
9. Teketel, T. & Berhanu, Z. (2009). Internal 
Controls in Swedish Small and Medium Size 
enterprises. A dissertation submitted in full 
fulfilment of the requirement for the degree 
of Masters in Business Administration at 
the University of Umea.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_kiem_soat_noi_bo_den_hieu_qua_hoat_dong_cua_ca.pdf