Yếu tố nào tạo nên sức mạnh cường quốc kinh tế của Trung Quốc?
Thị trường nội địa đã tạo nội lực để phát triển nền kinh tế
trước khi hướng ngoại
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, thị trường nội địa của
Trung Quốc tạo nên ảnh hưởng vô cùng lớn. Đây là thị trường nổi bật
nhất trong khối BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) - khối chiếm
hơn 1/4 tổng diện tích sinh sống và hơn 40% dân số thế giới.1 Sức mạnh
của khối BRIC hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc với sức mua thị
trường bằng cả ba nước trên cộng lại. Với sức mạnh từ thị trường nội địa,
trong lần họp đầu tiên của khối BRIC tại Nga (tháng 6/2009), Trung
Quốc đã đại diện cho bốn nước nêu lên kế hoạch định hình lại trật tự thế
giới thành các khối đa cực với các cường quốc kinh tế và chính trị trong
từng khu vực. Điều này khẳng định mọi biến động kinh tế của Bra-xin,
Nga, Ấn Độ và các khu vực lân cận (từ châu Á đến châu Mỹ La-tinh) đều
tùy vào nhịp đập của nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh hưởng của Trung
Quốc từ thị trường nội địa vô cùng lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển nền
kinh tế trong nước trước khi hướng ra thế giới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố nào tạo nên sức mạnh cường quốc kinh tế của Trung Quốc?
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Các vấn đề Quốc tế 3/2011 135 136 3/2011 1 YẾU TỐ NÀO TẠO NÊN SỨC MẠNH CƯỜNG QUỐC KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC? Nguyễn Nhâm Thời gian gần đây, nhận định về nền kinh tế Trung Quốc, giới chuyên gia nước ngoài tồn tại hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính với việc tăng trưởng nóng, lạm phát cao, đổ vỡ hệ thống ngân hàng, vỡ “bong bóng” tài sản. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng nền kinh tế Trung Quốc khó có khả năng rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính và nền kinh tế này đã chính thức trở thành một cường quốc kinh tế với khả năng can thiệp sâu vào diễn biến kinh tế thế giới. Tác giả bài viết xin nêu lên một số đánh giá của giới chuyên gia nước ngoài về các yếu tố tạo nên sức mạnh cường quốc kinh tế của Trung Quốc với các nội dung chủ yếu sau: Thị trường nội địa đã tạo nội lực để phát triển nền kinh tế trước khi hướng ngoại Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, thị trường nội địa của Trung Quốc tạo nên ảnh hưởng vô cùng lớn. Đây là thị trường nổi bật nhất trong khối BRIC (Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) - khối chiếm hơn 1/4 tổng diện tích sinh sống và hơn 40% dân số thế giới. 1 Sức mạnh của khối BRIC hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc với sức mua thị 1 Thực Anh, “BRIC trụ cột mới trong một trật tự thế giới đang định hình”, Vfinance, ngày 20/4/2010. trường bằng cả ba nước trên cộng lại. Với sức mạnh từ thị trường nội địa, trong lần họp đầu tiên của khối BRIC tại Nga (tháng 6/2009), Trung Quốc đã đại diện cho bốn nước nêu lên kế hoạch định hình lại trật tự thế giới thành các khối đa cực với các cường quốc kinh tế và chính trị trong từng khu vực. Điều này khẳng định mọi biến động kinh tế của Bra-xin, Nga, Ấn Độ và các khu vực lân cận (từ châu Á đến châu Mỹ La-tinh) đều tùy vào nhịp đập của nền kinh tế Trung Quốc. Ảnh hưởng của Trung Quốc từ thị trường nội địa vô cùng lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế trong nước trước khi hướng ra thế giới. “Mô hình Trung Quốc” đang khẳng định sức mạnh tăng trưởng vượt trội với biện pháp “tự xoay chuyển” và “cùng xoay chuyển” Đại sứ Richard S. Williamson (nguyên Ngoại trưởng Mỹ, Trợ lý Tổng thống về các vấn đề liên chính phủ dưới thời Ronald Reagan, đặc phái viên của Tổng thống George W. Bush về Xu-đăng), Giáo sư Regina Abrami (Đại học Havard), Stephen Green (đứng đầu bộ phận nghiên cứu về thị trường Trung Quốc của Ngân hàng Standard Chartered tại Thượng Hải), Gabriel Profiti (nhà báo chuyên về chủ đề kinh tế của Ác-hen-ti-na) đều có chung nhận định xung quanh “mô hình Trung Quốc”. Trong khi mô hình “tự do dân chủ + kinh tế thị trường” của Mỹ - Anh bị nghi ngờ, thì “mô hình Trung Quốc” đã tạo thế mạnh riêng. Mô hình này được tập hợp bởi các biện pháp Trung Quốc “tự xoay chuyển” và “cùng xoay chuyển”. Về biện pháp “tự xoay chuyển”: Trung Quốc tiếp tục kiên trì cải cách mở cửa thực hiện “tự chuyển động”, giữ cho chính trị, kinh tế, xã hội trong nước ổn định. Trung Quốc tìm cách chống lại sự bất ổn xã hội, đặc biệt là các bất ổn ở nông thôn thông qua việc mở rộng sự thịnh , 3/2011:135-148. Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Các vấn đề Quốc tế 3/2011 137 138 3/2011 2 vượng kinh tế từ vùng duyên hải sang các khu vực nông thôn nội địa; biến “ý thức công dân” trở thành nhu cầu tự giác của mọi người, vượt trên ý nghĩa chính trị và ý thức hệ trước đây (tinh thần sẵn sàng tiếp nhận những nguy cơ khó khăn về kinh tế và tiếp tục tiến lên). Trung Quốc tiếp tục tận dụng thời cơ khủng hoảng để đầu tư vào các nền tảng chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng nội địa trong dài hạn. Trung Quốc không chọn cách cố hàn gắn “vết thương” từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà thúc đẩy hoạt động ngoại giao với hàng loạt chuyến thăm Trung Đông, châu Đại Dương, châu Mỹ La-tinh để tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của họ. Đây chính là những nỗ lực vượt bậc giúp Trung Quốc không chỉ thoát khỏi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà còn khẳng định được sức mạnh vượt trội từ cuộc khủng hoảng này. Về biện pháp “cùng xoay chuyển”: Trung Quốc theo sát nhịp bước thời đại thực hiện “cùng chuyển động”, gắn với vận mệnh thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa. Trong lĩnh vực tiền tệ quốc tế, Trung Quốc từng bước khẳng định vị trí nước lớn (với mức dự trữ ngoại hối khổng lồ và đang trở thành lực lượng quan trọng để ổn định thị trường tiền tệ quốc tế). Trung Quốc đang tìm cách thực hiện việc tăng tốc cải tạo và tái tạo thể chế tiền tệ trong nước; phát huy vai trò trong quá trình xây dựng lại trật tự tiền tệ quốc tế (trong đó cơ chế G20 là một vũ đài quan trọng); thường xuyên có những động thái để tránh sự cô lập ngoại giao, đặc biệt là việc bền bỉ chống lại những áp lực đòi điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ bằng những điều chỉnh định kỳ trên danh nghĩa (Trung Quốc đã phát huy hiệu quả thông qua việc cố tránh nói “không” và bền bỉ tránh nói “có”). Trung Quốc cũng đang xây dựng một chiến lược thương mại một cách tỉ mỉ đối với các nước châu Âu trong tinh thần sẵn sàng cùng hợp sức bảo vệ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp và lợi ích tập thể. Các nước châu Âu sẽ sớm trở thành một đối tác kinh tế mạnh và vững bền của Trung Quốc. Với “Mô hình Trung Quốc”, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã “làm kinh ngạc thế giới hết từ con số này qua con số khác”. Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc ngày 21/01/2010, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 10,7% trong quý 4/2009 bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động nặng nề đến lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc, tổng sản phẩm quốc nội đạt 4.900 tỷ USD, tăng 8,7% so với 2008, vượt chỉ tiêu tăng trưởng 8,3% đề ra, doanh số bán lẻ năm 2009 đã tăng 16,9% nhờ chính sách khuyến khích chi tiêu nội địa để bù đắp cho hoạt động xuất khẩu,2 đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, vượt qua Nhật Bản và chỉ đứng sau Mỹ. Theo hãng tin tài chính Bloomberg (dẫn thông tin từ Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc ngày 15/4/2010): “GDP của Trung Quốc trong quý 1/2010 tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước”. Mức tăng này cao hơn dự báo 11,7% mà Bloomberg đưa ra trước đó. Ngày 14/4/2010, Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc đã công bố giá bất động sản tháng ba ở nước này tăng với tốc độ kỷ lục 11,7%. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tính đến cuối tháng 3/2010 lập kỷ lục mới 2.447 tỷ USD, tăng 25,25% so với ở thời điểm cuối tháng 3/2009. Xuất khẩu quý 1 của nước này tăng 29%. IMF dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 10% trong cả hai năm 2010 và 2011.3 Chuyên gia Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế Robert Fogel dự đoán vào năm 2040, Trung Quốc sẽ chiếm 40% sản lượng kinh tế toàn cầu trong khi kinh tế Mỹ chỉ chiếm 14%. Ông Fogel tuyên bố: “Đó có thể 2 “Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,7% trong năm 2009”, www.dantri.com, ngày 21/01/2010. 3 “Kinh tế Trung Quốc vượt Nhật Bản đứng thứ hai thế giới: Nhất thời hay tất yếu?”, Báo Người đại biểu nhân dân, ngày 19/08/2010. Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Các vấn đề Quốc tế 3/2011 139 140 3/2011 3 là những gì mà quyền bá chủ kinh tế thể hiện”. Các nhà kinh tế dự đoán trong khoảng từ năm 2040 - 2050, Trung Quốc sẽ đạt mức GDP lớn nhất thế giới và có một tầng lớp trung lưu khoảng 527 triệu người (tương đương với toàn bộ dân số Mỹ La-tinh). Sergio Cesarin, chuyên gia thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật quốc gia của Ác-hen-ti-na (CONICET), khẳng định: “Trung Quốc là người thắng cuộc trong cuộc khủng hoảng những năm 1990 và lại là người thắng lớn trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Giờ đây họ đã trở thành những tài phiệt thượng lưu và có quyền áp đặt luật lệ của cuộc chơi”. Sự trỗi dậy của “Chủ nghĩa thực dụng Bắc Kinh” đã giúp Trung Quốc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, góp phần cân bằng lại sức mạnh kinh tế thế giới Chủ nghĩa thực dụng Bắc Kinh ngày nay không dừng lại ở chủ thuyết “mèo trắng, mèo đen” mà thể hiện nổi bật ở chính sách đối ngoại kinh tế, lấy lợi ích kinh tế thương mại làm trung tâm, là trục chính cho mọi mối quan hệ; chủ động giảm thiểu các xung đột, mâu thuẫn; “biến họa người thành phúc ta”; tiếp cận “phi tư tưởng” với các đối tác và còn “phá lệ” với cả đối tác chưa tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc”. Bản sắc riêng của chủ nghĩa thực dụng Bắc Kinh đã và đang thể hiện tính ưu việt của mình so với chủ nghĩa thực dụng của Mỹ. Ngày nay, Trung Quốc coi chính sách ngoại giao như một phương tiện quan trọng và hiệu quả để khuyến khích lợi ích thương mại. Theo Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại The Heritage Foundation ở Washington, Trung Quốc đã tiếp cận các vấn đề liên quan đến ngoại giao kinh tế theo cách mà Mỹ không làm. Trong khi chính quyền Obama chưa đề ra một chương trình nghị sự thương mại bao quát hơn thì thông qua chính sách ngoại giao kinh tế, Trung Quốc đã hội nhập vào cộng đồng thế giới một cách sâu rộng và toàn diện. Các chuyên gia quốc tế thừa nhận việc Trung Quốc thực thi hàng loạt hoạt động đối ngoại tới Trung Đông, châu Đại Dương, Mỹ La-tinh để tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên là một “động thái thông minh”, theo cái gọi là “vết thương kinh tế mở ra cơ hội mới”. Theo đó : - Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương trên lĩnh vực thương mại và đầu tư với các nước lớn, đặc biệt là với Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản. + Quan hệ Trung - Mỹ: Mặc dù cuộc chiến tỷ giá hối đoái giữa Trung Quốc và Mỹ có thời điểm bị đẩy cao song Trung Quốc đã làm trỗi dậy “Chủ nghĩa thực dụng Bắc Kinh” để không ngừng khẳng định hợp tác trên lĩnh vực kinh tế thương mại vẫn là trục chính trong mối quan hệ Trung - Mỹ, mối quan hệ được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ vòng 2 là quan trọng nhất thế giới, không chỉ mang lại lợi ích cho hai nước Trung - Mỹ mà còn góp phần duy trì nền hòa bình, ổn định và sự hưng thịnh cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các khu vực lân cận. Chủ tịch Hội Thương mại Trung Quốc - Mỹ Hoa Kim Thanh tuyên bố trong 30 năm tới mối quan hệ kinh tế hai nước sẽ thực hiện ba dự án nghìn tỷ USD. Đó là, tới năm 2039 sẽ thực hiện xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc đạt kim ngạch 1000 tỷ USD/năm; doanh số bán hàng tại Trung Quốc của các doanh nghiệp Mỹ đạt 1000 tỷ USD và đầu tư tại Mỹ của các doanh nghiệp Trung Quốc đạt 1000 tỷ USD.4 Chủ nghĩa thực dụng của Trung Quốc khiến lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đều nhận rõ: không nên khuếch đại sự xung đột mà hợp tác vẫn rất cần là trục chính trong mối quan hệ 4 “Mối quan hệ tế nhị Trung Quốc - Mỹ”, xem tại: www.ckxx.in fo/focus/focus , ngày 09/02/2010. Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Các vấn đề Quốc tế 3/2011 141 142 3/2011 4 hai nước. Giới chuyên gia kinh tế Mỹ và Trung Quốc đều có chung quan điểm cho rằng lập trường của Mỹ thúc ép đồng Nhân dân tệ tăng giá cũng đã có sự dao động, cuộc tranh chấp về tỷ giá đồng Nhân dân tệ giữa Trung Quốc và Mỹ có triển vọng được giải quyết êm thấm trong bối cảnh này. Mỹ đang chuyển đổi từ “tâm trạng hoá” sang “lý trí hóa” để nhìn nhận vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ một cách khách quan và toàn diện chứ không phiến diện, chủ quan như trước đây (muốn tiến hành cuộc chiến thương mại, cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc). + Quan hệ Trung - Nga: Thông qua cuộc hội đàm cấp cao bên lề Hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 10 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Nga đã tuyên bố sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, năng lượng đặc biệt là giữa các địa phương nhằm nâng cao hơn nữa sự hợp tác thực tiễn, đạt được những kết quả to lớn hơn. Nga đang “chờ đón” khoản vay trị giá 25 tỷ USD từ Trung Quốc, đổi lại, Nga sẽ cung ứng dầu mỏ trong dài hạn cho Trung Quốc (bắt đầu từ năm 2011, khi đường ống Thái Bình Dương - Đông Xi-bê-ri hoàn tất, hai công ty của Nga Rosneft và Transneft sẽ cung cấp 300 nghìn thùng dầu thô một ngày cho Trung Quốc trong 20 năm). Giới chuyên gia quốc tế nhấn mạnh: liên kết về năng lượng giữa Nga và Trung Quốc ngày một vững mạnh, thậm chí, để đảm bảo nguồn cung cho Trung Quốc, Nga có thể bỏ qua bạn hàng châu Âu trong giai đoạn 2010-2011.5 + Quan hệ Trung - Nhật: Tại cuộc gặp với các đại diện doanh nghiệp Nhật Bản ở thủ đô Tokyo (ngày 30/5/2010), Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh với tư cách là hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế 5 “Ai chiếm lĩnh thị trường năng lượng Trung Á?”, Tạp chí Dầu khí, số tháng 9/2010, tr. 61. giới, giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng có sự phụ thuộc lẫn nhau về phát triển, thương mại và kinh doanh; đồng thời, đề nghị hai nước cần thiết lập mối quan hệ chiến lược vững chắc, hai bên cùng có lợi, đối mặt với khủng hoảng và cùng vượt qua khó khăn hiện nay. Hiện Trung Quốc đã thay thế Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản. + Quan hệ Trung - Ấn: Theo Chen Deming, Bộ trưởng Thương mại của Trung Quốc, việc tăng cường mối quan hệ hợp tác thương mại Trung - Ấn có thể giúp thế giới hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Thương mại của Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng ý tăng cường vốn đầu tư giữa hai bên. Hiện Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng lên đến 50 tỷ USD vào năm 2009. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp của Ấn Độ, ông Anand Sharma, hy vọng rằng con số này sẽ tăng lên 60 tỷ USD trong năm 2010. Cả hai nước đều đang tìm kiếm các đặc quyền thương mại trong việc hợp tác này. Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, năm 2010, Trung Quốc và Ấn Độ hiện được xem là đã sẵn sàng với vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi tình trạng trì trệ. Thương mại Trung Quốc - Ấn Độ tăng trưởng mạnh và có thể lên mức 60 tỷ USD trong năm 2010 và Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu lớn nhất cho nhóm nước công nghiệp phát triển tại Đông Á. + Ngoài ra, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm tới 19,6% tổng kim ngạch ngoại thương của nước này. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Phi- líp-pin và là nguồn tài trợ lớn nhất về năng lượng, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Chiến dịch lấy lòng của Trung Quốc đối với Phi- líp-pin làm suy yếu vị trí là đối tác kinh tế và an ninh hàng đầu tại Phi- líp-pin của Mỹ. Thành công nổi bật của Trung Quốc trong phát triển cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy Ấn Độ Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Các vấn đề Quốc tế 3/2011 143 144 3/2011 5 và In-đô-nê-xi-a cố gắng học tập hình mẫu của Trung Quốc. Các chuyên gia quốc tế cũng cho rằng, thông qua việc Tập đoàn đường sắt Trung Quốc bảo đảm có một hợp đồng 4,8 tỷ USD xây dựng và vận hành một mạng lưới vận chuyển than ở Nam Sumatra đã khẳng định sự hiện diện kinh tế đang phát triển của Trung Quốc ở In-đô-nê-xi-a (quốc gia vốn lo ngại sự lớn mạnh của Trung Quốc tại khu vực sẽ “tàn phá” ngành công nghiệp dệt, may mặc và giày dép của mình). - Ngoại giao quyền lực mềm của Trung Quốc được thực thi hiệu quả ở hầu hết các khu vực trên thế giới, giúp Trung Quốc hội nhập rộng rãi với nền kinh tế toàn cầu. Quyền lực mềm của Trung Quốc là sự hấp dẫn của Trung Quốc đối với các đối tác thông qua nền văn hoá, tư tưởng, chính trị, các chính sách và mô hình phát triển. Khác với quyền lực mềm của Mỹ là không có “hàng kèm” như dân chủ, nhân quyền, những hỗ trợ với các đối tác về kinh tế, khoa học - công nghệ được sử dụng vào những vùng khó khăn, nhạy cảm và dễ hấp thụ nhất, quyền lực mềm còn được bảo đảm bằng chiến lược “phát triển hòa bình”. Vì thế, quyền lực mềm tác động toàn diện và sâu sắc đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc.6 + Tại ASEAN: Thông qua việc tham gia rộng rãi với vai trò hạt nhân vào Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN (CAFTA), chính thức đi vào hoạt động Quỹ Tài chính khu vực ASEAN + 3 (CMIM), thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF) giữa ADB và các nước ASEAN+3 với quy mô 700 triệu USD (trong đó Trung Quốc góp 200 triệu USD, Nhật Bản 200 triệu USD, Hàn Quốc 100 triệu USD và các nước ASEAN góp 70 triệu USD), tìm cách thiết lập văn phòng đại 6 Ngô Đức Tuyến, “Về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (72), 2008; Hồng Yến, “Sức mạnh mềm Trung Quốc vượt tới „sân sau‟ của Mỹ”, Vietnamnet, ngày 2/11/2009. diện thường trực tại Ban Thư ký ASEAN, tổ chức Hội chợ Trung Quốc - ASEAN, tham gia Hội nghị cấp cao về Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN, Trung Quốc được nhìn nhận như “một dòng thuỷ triều đang lên có thể nâng đẩy tất cả các con thuyền trong khu vực”. Đáng chú ý, với việc bỏ ra 15 tỷ USD để cho vay nhằm thúc đẩy sự liên kết và hội nhập trong khu vực, Trung Quốc đang cố gắng làm sâu sắc hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước ASEAN, cùng ứng đối với khủng hoảng tài chính tiền tệ, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển bình ổn. ASEAN+3 tạo điều kiện cho hiệp định tự do giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trở thành một liên minh kinh tế gần gũi hơn. CAFTA tạo ra các khu vực phi mậu dịch lớn nhất về dân số, lớn thứ ba về khối lượng mậu dịch và đang được Trung Quốc xem là “một sự kiện hạnh phúc lớn cho gia đình Trung Quốc - ASEAN”. Quỹ CMIM chính thức đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần khẳng định vị thế mới của châu Á trong các định chế tài chính quốc tế hiện nay, giúp các nước ASEAN+3 chủ động hơn trong ứng phó với mọi thách thức, sớm đưa nền kinh tế châu Á hồi phục nhanh chóng sau thời kỳ khủng hoảng. CGIF sẽ giúp cho các tập đoàn có thể phát hành trái phiếu tại thị trường nội địa, các thị trường láng giềng và trên khắp ASEAN+3, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và góp phần giảm nghèo cho khu vực. CGIF là sự tiếp nối của các nỗ lực nhằm thúc đẩy các thị trường trong cùng một khu vực ngày càng tuỳ thuộc lẫn nhau. Sức mạnh từ quyền lực mềm của Trung Quốc tại ASEAN đã khiến Ủy ban Nghiên cứu Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (USCC) phải tổ chức một buổi điều trần về các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á và tác động đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực chiến lược này. Trong buổi điều trần, David Shear - Phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương phải thừa nhận: “Rõ ràng là cả Trung Quốc và các nước ASEAN đều thấy hai bên cùng có lợi khi việc mở rộng thương mại và quan hệ kinh tế của Trung Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Các vấn đề Quốc tế 3/2011 145 146 3/2011 6 Quốc trong khu vực có khả năng sẽ phát triển hơn nữa khi gia nhập CAFTA”. Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại The Heritage Foundation ở Washington đánh giá cách tiếp cận của Trung Quốc tại khu vực ASEAN khiến Mỹ “không thể bắt chước cách làm” và chưa thể “đề ra một chương trình nghị sự thương mại bao quát hơn”. Trung Quốc đã lập các hiệp định thương mại tại đây theo cách chỉ chọn người thắng và kẻ bại bằng chính sách ngoại giao hoặc công nghiệp bắt buộc. + Tại Mỹ La-tinh: Giới chuyên gia kinh tế Mỹ La-tinh nhận định Trung Quốc đang áp dụng chính sách tiếp cận “phi tư tưởng hệ” đối với khu vực Mỹ La-tinh. Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ La-tinh, đứng hàng thứ nhất trong trao đổi mậu dịch với một số quốc gia trong khu vực và tốc độ tăng trưởng của thương mại song phương đang nhanh hơn cả tỷ lệ mong đợi. Trung Quốc không chỉ có quan hệ với tất cả các quốc gia trong khu vực mà còn bắt đầu trao đổi thương mại thậm chí với cả các nước không tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc”. Các quan chức đối ngoại của Trung Quốc đã cam đoan rằng cuộc tấn công thương mại này khác biệt so với những trải nghiệm về quan hệ bất bình đẳng mà các nước trong khu vực từng gánh chịu với các cường quốc khác. Các chính phủ tại Nam Mỹ ngày càng đề cập nhiều hơn tới một chương trình hợp tác Nam-Nam với Trung Quốc đóng vai trò hạt nhân. Trung Quốc đang thực thi rất hiệu quả biện pháp tận dụng giá nguyên liệu sụt giảm trên thị trường quốc tế do khủng hoảng tài chính để đầu tư giá rẻ vào Mỹ La-tinh, thu mua lại nhiều công ty và mỏ khoáng sản. Các tập đoàn của Trung Quốc như Chinalco, Minmetals, Jiangxi Copper và Zijin đã đồng loạt xuất hiện tại khu vực Mỹ Latinh (Pê-ru, Cô- lôm-bi-a, Bra-xin và Ác-hen-ti-na). Hầu hết các nhà phân tích đều dự đoán rằng khi kinh tế thế giới phục hồi, Trung Quốc sẽ có vị trí thuận lợi để kiểm soát được một phần lớn hơn nguồn tài nguyên giàu có của thế giới, ít nhất là bởi họ có thể tăng sản lượng từ những dự án dầu mỏ khí đốt được nhượng quyền khai thác, đồng thời có thể trích một phần dự trữ ngoại tệ hai nghìn tỷ USD của mình để đầu tư cho các hãng sản xuất dầu khí ở Vê-nê-du-ê-la. Bằng những nỗ lực chớp thời cơ từ khủng hoảng, thôn tính và mua lại nhiều tài nguyên trong thời gian qua, trên thực tế Trung Quốc đã chuẩn bị trước cho cuộc cạnh tranh khốc liệt về nguồn tài nguyên mới với các nước phương Tây. + Tại châu Âu: bằng một chiến lược thương mại được xây dựng tỉ mỉ và tinh thần sẵn sàng cùng hợp sức bảo vệ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp và lợi ích tập thể, Trung Quốc sẽ sớm trở thành một đối tác kinh tế mạnh và vững bền với các nước EU. Thông qua việc coi chính sách ngoại giao như một phương tiện quan trọng và hiệu quả để khuyến khích lợi ích thương mại, Trung Quốc đang góp phần vào việc cân bằng lại sức mạnh kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia quốc tế, sự đi lên của nhóm nước thuộc “câu lạc bộ” BRIC với vai trò hết sức quan trọng của Trung Quốc đã cho thấy một kế hoạch định hình lại trật tự thế giới thành các khối đa cực với các cường quốc kinh tế và chính trị trong từng khu vực. BRIC đang cân bằng lại sức mạnh kinh tế thế giới và khiến người ta quên đi châu Âu. Nếu nhóm nước BRIC dành ra 1/6 dự trữ ngoại tệ của họ, BRIC có thể tạo ra Quỹ tiền tệ quốc tế mới. Dự trữ ngoại tệ cao cho phép nhóm BRIC ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và trở thành cường quốc tài chính kinh tế. Nhóm BRIC đã cởi mở hơn mà không cần đến sự đồng thuận Washington. Trong khi nhóm nền kinh tế phương Tây gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách kỷ lục, nợ công cao, nợ công của nhóm nước BRIC chỉ ở mức thấp và ổn định. Nhóm BRIC đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế, cải cách và thách thức những quan niệm về toàn cầu hóa. Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Các vấn đề Quốc tế 3/2011 147 148 3/2011 7 Vai trò cường quốc kinh tế của Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, phản ánh sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất toàn cầu, tạo cơ sở kinh tế cho một thế giới đa cực hóa. Nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của các nước đang phát triển trong đời sống kinh tế - chính trị thế giới, chấm dứt sự thống trị của các nước tư bản phát triển đứng đầu là Mỹ. Sự cân bằng mới giữa các cường quốc, các khu vực kinh tế khác nhau sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới trong tương lai, sau cuộc đại suy thoái và khủng khoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ cường quốc kinh tế số một thế giới là Mỹ năm 2008. Tuy nhiên, sự cạnh tranh - đấu tranh kinh tế sẽ diễn ra quyết liệt hơn, nhưng đó sẽ vẫn là sự cạnh tranh - đấu tranh cho sự phát triển hơn nữa. Trong cuộc đấu tranh đó, sự tiến bộ về kinh tế sẽ tạo tiền đề cho tiến bộ về chính trị - xã hội toàn cầu, hướng tới một thế giới dân chủ, công bằng, an toàn và thịnh vượng hơn, phù hợp với xu thế của thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Đối với Việt Nam, vai trò cường quốc kinh tế của Trung Quốc cũng sẽ tác động hai chiều tích cực và tiêu cực. Vì thế chúng ta phải khai thác triệt để những tác động tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực. Những bài học về cải cách, mở cửa của Trung Quốc cũng sẽ là những bài học cho đổi mới kinh tế của Việt Nam. Kinh tế Trung Quốc mạnh lên, vị thế đồng nhân dân tệ thay đổi, xu thế tăng giá để cân đối tỷ giá hối đoái toàn cầu là tất yếu nên hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ trở nên đắt hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc. Đây sẽ là một cơ hội để ngành xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường rộng lớn của Trung Quốc. Qua đó Việt Nam có thể giảm bớt thâm hụt mậu dịch đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc nhất là vị thế đồng nhân dân tệ thay đổi cũng gây áp lực lên chiến lược phát triển của Việt Nam. Vì thế, các chuyên gia kinh tế rất quan tâm đến những tác động chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là chiến lược xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Như vậy, những nhân tố tạo nên sức mạnh cường quốc kinh tế của Trung Quốc đã tạo một bước ngoặt về tư duy kinh tế toàn cầu. Với một quốc gia đông dân nhất thế giới, trước cải cách mở cửa vẫn chỉ là nước đang phát triển, nguy cơ đói nghèo luôn thường trực, nhưng chỉ sau hơn 30 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc thứ hai thế giới về tổng thu nhập quốc dân, dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Và điều quan trọng hơn là sự lớn mạnh của Trung Quốc đã tạo ra sự cân bằng giữa các cường quốc và các khu vực kinh tế trên thế giới, mở ra những tiền đề, điều kiện cho các nước đang và chậm phát triển có thể vươn lên trong nền kinh tế toàn cầu hóa và bắt nhịp với sự phát triển của thời đại./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phong, “Sự „trỗi dậy‟ của Trung Quốc và xu thế hình thành trật tự thế giới mới”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 1/2010, tr. 17. 2. Đoan Hùng, “Trung Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng nền kinh tế”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 1/2010, tr. 76. 3. Nguyễn Quốc Việt, “Quan hệ kinh tế thương mại Ấn Độ - Trung Quốc: những điểm tương đồng và khác biệt, thời cơ và thách thức”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 4/2010, tr. 88. 4. Hoàng Văn, “Về cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung”, Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 6/2010, tr. 86. 5. “Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần hai: Như thế đã là thành công”, VOVNews, ngày 26/5/2010.
File đính kèm:
- yeu_to_nao_tao_nen_suc_manh_cuong_quoc_kinh_te_cua_trung_quo.pdf