Yêu cầu đặt ra đối với giảng viên toán ở các trường đại học sư phạm trong đổi mới chương trình Giáo dục Phổ thông
Mục tiêu của nội dung giáo dục môn Toán trong trương trình giáo dục
phổ thông mới đã thay đổi; từ việc đào tạo chú trọng “nội dung” sang đào tạo chú
trọng năng lực. Sản phẩm của giáo dục Toán ở phổ thông là những học sinh có năng
lực Toán học và biết vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn. Vì vậy giảng viên
Toán ở các trường đại học sư phạm - người đào tạo thế hệ Thầy cô giáo dạy Toán phổ
thông trong tương lai cũng phải thay đổi. Bài viết bàn về một số yêu cầu của giảng
viên Toán ở các trường đại học sư phạm trong chương trình giáo dục mới và một số
giải pháp nhằm bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán đáp ứng chương trình giáo dục
phổ thông môn Toán mới (dự kiến áp dụng từ năm học 2019 -2020).
Bạn đang xem tài liệu "Yêu cầu đặt ra đối với giảng viên toán ở các trường đại học sư phạm trong đổi mới chương trình Giáo dục Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Yêu cầu đặt ra đối với giảng viên toán ở các trường đại học sư phạm trong đổi mới chương trình Giáo dục Phổ thông
1 YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Phạm Nguyễn Hồng Ngự1 Tóm tắt: Mục tiêu của nội dung giáo dục môn Toán trong trương trình giáo dục phổ thông mới đã thay đổi; từ việc đào tạo chú trọng “nội dung” sang đào tạo chú trọng năng lực. Sản phẩm của giáo dục Toán ở phổ thông là những học sinh có năng lực Toán học và biết vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn. Vì vậy giảng viên Toán ở các trường đại học sư phạm - người đào tạo thế hệ Thầy cô giáo dạy Toán phổ thông trong tương lai cũng phải thay đổi. Bài viết bàn về một số yêu cầu của giảng viên Toán ở các trường đại học sư phạm trong chương trình giáo dục mới và một số giải pháp nhằm bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông môn Toán mới (dự kiến áp dụng từ năm học 2019 -2020). Từ khóa: chương trình giáo dục phổ thông môn Toán mới, giảng viên sư phạm Toán. A. Đặt vấn đề Toán học là môn khoa học tự nhiên có nguồn gốc từ thực tế, thông qua lao động sản xuất mà con người xuất hiện nhu cầu giải quyết các vấn đề gặp phải và từ đó hình thành nên các khái niệm, công thức toán học. Khi Toán học phát triển lại quay trở lại giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Quá trình này được vận hành mãi và tuân thủ theo quy luật vận hành của thực tiễn xã hội. Chính vì tầm quan trọng của Toán học mà từ xưa đến nay, Toán học luôn là môn học bắt buộc ở chương trình phổ thông từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông (THPT). Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục khẳng định vai trò của môn Toán khi xem Toán là một trong những môn bắt buộc được dạy ở tất cả các lớp với thời lượng cao (lớp 10: 105 tiết, lớp 11: 140 tiết, lớp 12: 140 tiết). [2] Trường đại học sư phạm là cơ sở có nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên đủ nhân cách, đủ tri thức đáp ứng yêu cầu của chương trình đổi mới giáo dục. Có quan tâm đến chất lượng giảng viên ở các trường sư phạm thì mới hy vọng đào tạo nên những người giáo viên đầy đủ phẩm chất, năng lực trong tương lai. 1 . ThS. Khoa Toán, trường Đại học Quảng Nam PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ 2 Đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho giáo viên là vấn đề đã và đang được các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm, xem [1], [3], [4], [5], [6], [10], Đặc biệt trong [3], Bùi Minh Đức đã đưa ra khung phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của giảng viên ĐHSP nói chung gồm 9 tiêu chuẩn (01 tiêu chuẩn về phẩm chất và 08 tiêu chuẩn về năng lực), 21 tiêu chí và 79 các chỉ báo, chỉ số hành vi. Trong báo cáo này, chúng tôi nêu lên những yêu cầu đặt ra đối với giảng viên sư phạm Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới, và một số giải pháp trong việc bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán. B. Nội dung 1 . Nhiệm vụ của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tháng 8 năm 2017, với mục tiêu đào tạo học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. [2] Trong đó, quan niệm “năng lực” là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Ở bậc THPT, nhiệm vụ của giáo dục là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học. Giáo dục Toán học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung và năng lực Toán học với các thành tố cốt lõi là: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán. Đồng thời phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn.[2] Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng vào việc kết nối toán học với thực tiễn, chúng ta không đào tạo những học sinh giỏi toán thuần túy mà đào tạo một học sinh biết vận dụng những kiến thức toán đã học vào thực hành, phục vụ chính cho nhu cầu của bản thân học sinh đó trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Đây là xu hướng giáo dục chung mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Úc, Singapore, PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ 3 Hà Lan, Nhật, [9] đã và đang tiến hành. Một học sinh sau khi học xong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có các năng lực cơ bản về Toán học như sau: - Năng lực mô hình hóa Toán học: Là khả năng học sinh vận dụng tri thức toán học vào đời sống thực tiễn, kết nối được những tình huống diễn ra trong cuộc sống hằng ngày với tri thức toán học, biểu diễn tình huống thực tiễn bằng một mô hình toán học gắn với tri thức toán học đã biết nào đó. - Năng lực giải quyết vấn đề: Là khả năng học sinh vận dụng hiểu biết Toán của mình, giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống như mua bán, trao đổi hàng hóa, hay khả năng học sinh vận dụng kiến thức toán học của mình giải quyết những vấn đề mà một bài toán đặt ra trong từng bước giải. - Năng lực tư duy và lập luận Toán học: Là khả năng suy nghĩ, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng, khái quát hay đặc biệt hóa các khái niệm, tính chất toán học; Sử dụng khả năng suy luận, lập luận của mình để tìm kiếm thuật giải, lời giải, hay tìm kiếm những quy luật toán học vận hành trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp: Là khả năng học sinh trình bày những hiểu biết toán học hay hiểu biết cuộc sống của mình với người khác, trình bày, thuyết phục những người khác công nhận những kết quả, ý kiến của mình, lắng nghe và ghi nhận những hiểu biết Toán học của người khác. - Năng lực sử dụng phương tiện, công cụ Toán học: Là khả năng lựa chọn những công cụ Toán học phù hợp với vấn đề thực tiễn hay toán học mà mình đang gặp phải, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những phương tiện này trong quá trình giải toán hay áp dụng toán vào thực tiễn. Đây là nhiệm vụ nặng nề, xuyên suốt trong chương trình giáo dục phổ thông, ở tất cả các cấp học. Giáo viên Toán ở phổ thông - người thực hiện nhiệm vụ này, vì vậy mà cũng phải được yêu cầu cao về năng lực nghề nghiệp. 2. Vai trò và yêu cầu của giảng viên sư phạm Toán trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Giảng viên sư phạm Toán là người đào tạo ra những giáo viên dạy toán trong tương lai; là thành phần nòng cốt trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên ở phổ thông, là người kết nối giữa chương trình phổ thông và người thực hiện chương trình phổ thông. Chúng ta không thể đòi hỏi một giáo viên Toán ở trường THPT trong tương lai hình thành và bồi dưỡng những năng lực Toán học nói trên cho học sinh của họ khi mà họ không có đủ các biểu hiện của năng lực Toán học. Vì vậy, người giảng viên sư phạm Toán, không những phải có đầy đủ các năng lực toán học mà còn có năng lực PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ 4 giảng dạy, truyền đạt hình thành cho sinh viên của mình phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy theo hướng tiếp cận năng lực. Mối quan hệ giữa năng lực nghề nghiệp của giảng viên sư phạm với năng lực của giảng viên phổ thông và năng lực toán học của học sinh phổ thông có thể được sơ đồ như sau: Nhiều xu thế giáo dục mới đã và đang được nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định rằng để đào tạo học sinh phổ thông đạt được các năng lực Toán học nêu trên thì phải có những người Thầy hiểu biết và có năng lực Toán học như thế. Dựa trên các nghiên cứu [1], [3], [4], [5], [6], theo chúng tôi người giảng viên sư phạm Toán cần thỏa mãn các yêu cầu mà giáo dục đặt ra như sau: Trước hết phải có đạo đức, nhân cách, có cách hiểu, cách nhìn nhận đúng về sự cấp thiết của đổi mới giáo dục ở phổ thông hiện nay và ở cả trong chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Toán. Chúng ta phải nhìn thấy được mục tiêu môn Toán hướng tới là chú trọng kết nối giữa kiến thức toán học với các môn học khác và với cuộc sống để thay đổi cách hiểu đối với những môn Toán mà mình được đảm nhiệm ở bậc đại học. Thứ hai là phải đảm bảo về chuyên môn, trình độ tri thức phù hợp. Mỗi giảng viên phải là người có khả năng truyền đạt chính xác các tri thức toán học đến sinh viên, theo hướng vận dụng tri thức Toán học vào thực tiễn và các vấn đề xã hội. Nếu chúng ta chỉ có các tri thức Toán học hàn lâm như trước đây, thì sẽ bỏ qua sự kết nối giữa toán học với thực tiễn, sẽ không bồi dưỡng được cho sinh viên những năng lực cấp thiết như năng lực mô hình hóa, năng lực giải quyết vấn đề. Thứ ba là có phương pháp giảng dạy phù hợp; chuyển đổi từ lối dạy học truyền thống, thụ động sang phương pháp dạy học tích cực, kiến tạo. Giảng viên phải đóng vai là giáo viên phổ thông, xem sinh viên như là các học sinh ở bậc phổ thông để tổ chức tiết dạy phù hợp. Thông qua những tiết học như thế, sinh viên sẽ hiểu được vai trò của người thầy, hiểu được công việc mình được đảm nhiệm trong tương lai, và việc dạy học sau này là sự tái hiện có sáng tạo các tri thức đã được học. Thứ tư là giảng viên sư phạm Toán cần có năng lực thích ứng [1]. Xã hội thay đổi không ngừng, vì vậy giáo dục cũng phải thay đổi để phù hợp với những yêu cầu PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ 5 của xã hội. Nếu giảng viên sư phạm không thích ứng với những thay đổi đó để thay đổi mình, vận hành tư duy theo lối tư duy mới sẽ bị cô lập, bị tụt hậu và không đào tạo được thế hệ giáo viên mới đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thứ năm là có khả năng tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong giao tiếp. Với xu hướng hội nhập như hiện nay, người giáo viên cần có kỹ năng mềm để khai thác được nguồn tư liệu quý báu từ các cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài nước, trên mạng truyền thông,... Đồng thời trong quá trình giảng dạy, sẽ gặp những bài toán thực tiễn được mô hình hóa thành những bài toán với các công thức phức tạp, cồng kềnh; việc sử dụng các hỗ trợ từ công nghệ sẽ rất hữu ích cho sinh viên - người giáo viên sau này. Từ đó hình thành cho sinh viên năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo, hay năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. 3. Một số giải pháp nhằm bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán theo xu hướng giáo dục mới Hiện nay, các giảng viên sư phạm Toán vẫn chưa coi trọng sự đổi mới chương trình giáo dục ở phổ thông, xem đó là việc của Bộ giáo dục và Sở giáo dục, các trường phổ thông, hoặc cho rằng đổi mới giáo dục là việc của các giảng viên thuộc tổ phương pháp giảng dạy, không liên quan gì đến các giảng viên ở bộ môn khoa học cơ bản. Hơn nữa, chương trình đào tạo sinh viên sư phạm Toán hiện nay chủ yếu là đào tạo các môn khoa học cơ bản; sinh viên chỉ học một số môn liên quan đến việc giảng dạy ở năm 3 - 4 (chiếm tối đa 1/3 tổng số thời lượng giảng dạy ở bậc đại học) và chỉ có thời gian 2- 3 tháng được trải nghiệm làm giáo viên phổ thông ở đợt kiến tập và thực tập. Vì vậy sẽ rất khó cho sinh viên nếu ngay khi ra trường trực tiếp tham gia vào chương trình giảng dạy theo đổi mới giáo dục. Muốn đào tạo người Thầy cho công cuộc đổi mới giáo dục thì người giảng viên sư phạm cần phải được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các năng lực cần thiết, phù hợp. [3] [4] Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giảng viên các trường đại học sư phạm Toán là việc làm cần thiết, thường xuyên. Để bồi dưỡng giảng viên sư phạm Toán theo hướng đáp ứng được nhu cầu của chương trình giáo dục mới, cần sự đồng lòng hỗ trợ của toàn xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, trăn trở với sự đổi thay của giáo dục trong thời đại mới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm bồi dưỡng năng lực cho giảng viên sư phạm Toán như sau: (Tất nhiên, đây mới chỉ là những ý kiến đề xuất theo quan điểm của chúng tôi; những giải pháp này cần được thực nghiệm sư phạm trong thời gian tới để đạt được mục tiêu nghiên cứu). PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ 6 Trước hết là Bộ giáo dục và đào tạo cần tổ chức các hội thảo, tập huấn cho tất cả giảng viên đại học có tham gia vào quá trình đào tạo sinh viên sư phạm Toán về mục tiêu, chương trình đổi mới giáo dục phổ thông trước khi đưa vào sử dụng (dự kiến là sau năm 2020). Qua đó cần thảo luận, xác định được những năng lực đòi hỏi của người giáo viên dạy Toán trong tương lai, định hướng những năng lực giảng viên sư phạm Toán cần có. Từ đó tiến hành bồi dưỡng những mặt còn yếu kém, chưa phù hợp với đổi mới của giảng viên các trường sư phạm. Thứ hai là từ các tổ bộ môn, các khoa sư phạm Toán ở các trường Đại học cần tổ chức hội nghị bàn tròn, semina thảo luận để thay đổi tư duy, cách nhìn nhận của người giảng viên khoa học cơ bản ở các bộ môn Đại số, Giải tích, Hình học, với việc đào tạo giáo viên THPT trong tương lai. Trước đây, các giảng viên ở các bộ môn khoa học cơ bản thường cho rằng việc đào tạo phương pháp giảng dạy cho sinh viên sư phạm là nhiệm vụ của các giảng viên ở tổ phương pháp; họ chỉ cần dạy chính xác những kiến thức hàn lâm, khoa học. Bây giờ, trong xu hướng đổi mới này họ cần phải xác định được rằng, kiến thức toán học hàn lâm mà sinh viên được dạy phải có sự kết nối với thực tiễn; họ phải lồng ghép được yếu tố thực tiễn vào trong các giờ dạy khoa học cơ bản của mình, hoặc đặt ra cho sinh viên những bài toán mô phỏng thực tiễn mà sinh viên sử dụng kiến thức chuyên ngành để tìm ra lời giải. Đồng thời thông qua thảo luận các giảng viên tổ phương pháp giảng dạy cần đề xuất những kiến thức phổ thông mà sinh viên bắt buộc phải đạt được trong các môn học cơ bản cho giảng viên các tổ bộ môn khác biết để hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình đào tạo sinh viên. Thứ ba là tăng cường sự hợp tác giữa các trường có đào tạo sư phạm Toán với các cơ sở quản lý giáo dục Toán phổ thông ở địa phương, nhất là các Sở giáo dục. Hiện nay, mối liên kết giữa một bên đào tạo giáo viên (các trường đại học sư phạm) với một bên là sử dụng giáo viên (các sở giáo dục địa phương) rất lỏng lẻo; Sở giáo dục không can thiệp sinh viên đang được đào tạo gì và ngược lại nhiều trường đào tạo sư phạm không quan tâm người dạy cần gì? Vì vậy, theo chúng tôi cần làm tốt cầu nối giữa Sở giáo dục và các trường Đại học; cụ thể mỗi giảng viên sư phạm Toán bắt buộc phải có sự trải nghiệm thực tiễn bằng cách tham gia vào các hoạt động ở trường phổ thông trong thời gian nhất định ở mỗi năm học. Thông qua kênh thông tin này, giúp giảng viên sư phạm có cơ hội tìm hiểu những vấn đề giáo viên ở trung học phổ thông gặp phải để quay lại xây dựng, chuyển đổi khung chương trình đào tạo cho phù hợp. Thứ tư là tăng cường sự hợp tác giữa các trường đại học sư phạm trên toàn quốc và trên thế giới; nhất là trong bối cảnh có quá nhiều trường đào tạo sư phạm ở nước ta hiện nay. Qua đó giúp các giảng viên sư phạm (nhất là các giảng viên ở các trường đại học địa phương) có cơ hội trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cũng như kế thừa được những kết quả nghiên cứu khoa học của các trường đại học vùng, trọng điểm, tiến đến sự tương đồng về chương trình đào tạo. PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ 7 Thứ năm là tăng cường tổ chức các hội nghị khoa học mang tầm quốc gia, quốc tế về “Phương pháp giảng dạy Toán” để giảng viên sư phạm các trường Đại học, giáo viên phổ thông của các Sở giáo dục ở nhiều tỉnh thành, có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với bạn bè trong nước và quốc tế. Thứ sáu là tăng cường sự hợp tác giữa các trường đại học sư phạm với các cơ sở sản xuất phầm mềm Toán học, các tổ chức công nghệ, truyền thông; qua đó giúp giảng viên tiếp cận với những công nghệ mới phục vụ cho công việc hỗ trợ sinh viên giải Toán; đồng thời giúp các cơ sở sản xuất nhìn thấy được mô hình, phương tiện toán học cần sản xuất cho tương lai. C. Kết luận Sự thành bại của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giảng viên các trường sư phạm nói chung và sư phạm Toán nói riêng. Vì vậy, trước khi vận dụng chương trình giáo dục phổ thông môn Toán mới, giảng viên sư phạm Toán phải làm mới mình, đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo giáo viên Toán mới. Muốn vậy, cần phải có sự định hướng, thống nhất về những tiêu chuẩn giảng viên mới cũng như cách thức bồi dưỡng năng lực cho giảng viên hiện nay ở các trường đại học sư phạm Toán trên toàn quốc. Việc bồi dưỡng này cần phải được làm ngay, làm thường xuyên ở hầu hết các mặt giáo dục như chương trình giảng dạy, tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Vân Anh (2015), “Nâng cao năng lực thích ứng của giảng viên các trường Sư phạm với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc về bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. [2] Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. [3] Bùi Minh Đức (2017), “Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên hiện nay”, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, tháng 4/2017. [4]. Nguyễn Danh Nam (2015), “Chuẩn năng lực của giảng viên sư phạm”, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc về bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông [5]Phạm Hồng Quang (2015), “Nâng cao năng lực giảng viên và đổi mới chương trình đào tạo - 2 nhiệm vụ chính của nhà trường sư phạm”, Kỷ yếu hội thảo khoa PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ 8 học toàn quốc về bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. [6]Lê Công Triêm, Nguyễn Thị Ty (2015), “Các giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên các trường Sư phạm”, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc về bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông. [7]Trần Vui (2009), “Những xu hướng nghiên cứu giáo dục Toán”, Giáo trình sau đại học, Đại học sư phạm, Đại học Huế. [8]Trần Vui (2017), Từ các lý thuyết học đến thực hành trong giáo dục Toán, Nhà xuất bản Đại học Huế. [9]Reidar Mosvold (2005), “Thesis Mathematics in everyday life - A study of beliefs and actions”, Department of Mathematics University of Bergen. [10] Rita Borromeo Ferri (2014), “Mathematical Modeling - The teacher’s responsibility”, Proceedings from the Teachers College Mathematical Modeling Oktoberfest (p 26 - 31). Title: THE REQUIREMENTS FOR MATHEMATICS TEACHERS AT THE PEDAGOGICAL UNIVERSITY TO INNOVATE THE HIGH-SCHOOL CURRICULUM PHAM NGUYEN HONG NGU Quang Nam University Abstract: The goal of the curriculum’s content in Mathematics in the new high- school curriculum has changed into the training program from focusing on “the content” into focusing on capacity-building. The products of math education in high school is that students have mathematical competence and apply mathematical knowledge in practice. Thus, the Mathematics teachers at the Pedagogical University who will teach Mathematics in high school in the future must also change. The paper discusses the requirements for Mathematics teachers at pedagogical universities in the new curriculum and some solutions in order to foster the pedagogical knowledge for Mathematics teachers to meet the new high-school curriculum (it is expected to be applied from the 2019-2020 school year). Keywords: the new high-school curriculum in Mathematics, Mathematics teachers. PHẠM NGUyễN HồNG NGỰ 9
File đính kèm:
- yeu_cau_dat_ra_doi_voi_giang_vien_toan_o_cac_truong_dai_hoc.pdf