Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của việt năm 2016 và triển vọng năm 2017

Từ năm 2000, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển

mạnh mẽ với sự ra đời hàng loạt nhà máy sản xuất, xưởng chế biến cũng như tăng

trưởng vượt bậc về năng lực sản xuất, sản lượng, xuất khẩu và thị phần trên thị trường

thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, gỗ và sản phẩm gỗ trở

thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%

trong giai đoạn 2011-2016; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.43 tỷ đô la Mỹ năm 2011 lên

tới khoảng 6.9 tỷ đô la Mỹ năm 2016. Bài báo đưa ra bức tranh tổng thể về ngành chế

biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam với nhiều khía cạnh về nguồn cung, hoạt động sản xuất,

chuỗi cung ứng quốc tế cũng như tiêu thụ sản phẩm. Bài báo cũng chỉ ra rằng thời gian

tới, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và

khó khăn liên quan đến hàng rào kỹ thuật và tính hợp pháp của sản phẩm từ các thị

trường nhập khẩu quan trọng như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Một số kiến nghị được

bài báo đề cập nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng như phát triển rừng bền vững

của Việt Nam.

pdf 23 trang kimcuc 7500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của việt năm 2016 và triển vọng năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của việt năm 2016 và triển vọng năm 2017

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của việt năm 2016 và triển vọng năm 2017
1 
Mã số: 421 
Ngày nhận: 29/8/2017 
Ngày gửi phản biện lần 1: 31/9 /2017 
Ngày gửi phản biện lần 2: 
Ngày hoàn thành biên tập: 15/11/2017 
Ngày duyệt đăng: 16/11/2017 
XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NĂM 2016 VÀ TRIỂN 
VỌNG NĂM 2017 
Phan Thị Thu Hiền1 
Tóm tắt: 
Từ năm 2000, ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển 
mạnh mẽ với sự ra đời hàng loạt nhà máy sản xuất, xưởng chế biến cũng như tăng 
trưởng vượt bậc về năng lực sản xuất, sản lượng, xuất khẩu và thị phần trên thị trường 
thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, gỗ và sản phẩm gỗ trở 
thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khoảng 15% 
trong giai đoạn 2011-2016; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 3.43 tỷ đô la Mỹ năm 2011 lên 
tới khoảng 6.9 tỷ đô la Mỹ năm 2016. Bài báo đưa ra bức tranh tổng thể về ngành chế 
biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam với nhiều khía cạnh về nguồn cung, hoạt động sản xuất, 
chuỗi cung ứng quốc tế cũng như tiêu thụ sản phẩm. Bài báo cũng chỉ ra rằng thời gian 
tới, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và 
khó khăn liên quan đến hàng rào kỹ thuật và tính hợp pháp của sản phẩm từ các thị 
trường nhập khẩu quan trọng như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc. Một số kiến nghị được 
bài báo đề cập nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng như phát triển rừng bền vững 
của Việt Nam. 
Từ khóa: xuất khẩu, chế biến, gỗ, lâm nghiệp, hợp pháp, chuỗi giá trị. 
1 Trường Đại học Ngoại thương, Email: phanhien@ftu.edu.vn 
2 
Abstract 
Since 2000, Vietnam forestry industry and wood processing production had a 
successful performance with blooming number of wood processing factories, strongly 
growing in production capacity, manufacturing outputs, market shares in local and 
international markets. Wood and wood products has become the major export commodity 
of Vietnam in 2011-2016 with high annual average growth of 15% and increase in total 
value from 3,43 billion US$ in 2011 to above 6.9 billion US$ in 2016 (GDVC, 2016). 
This paper aims to give a comprehensive picture about the Vietnam’s wood processing 
industry with exports-associated aspects like raw inputs materials source, production, 
supply chain management and sales. This study also indicates that in future, increasing 
challenges and obstacles to maintain exports achievements requires the Vietnamese 
wooden products complying with new technical barriers and legality requirements of 
many his major trade partners as the EU, USA, Japan and Australia. Finally, several 
recommendations on these mentioned issues are suggested for a sustainable growth of 
the Vietnam’s forestry exports and development. 
 Key words: exports, processing, wood, forestry, legality, value chain. 
1. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2016 
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của 
Việt Nam trong năm 2016 đạt mức xấp xỉ 6,89 tỷ USD, đứng thứ 7 về kim ngạch trong số các 
mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016. 
Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016 
Đơn vị: tỷ USD 
Nguồn: Tổng cục Hải quan,2016 
3,43
3,96
4,67
5,56
6,23
6,89 6,96
0
1
2
3
4
5
6
7
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
3 
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,12 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015, 
chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của toàn ngành trong năm 2016. 
Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ theo tháng năm 2016 
Đơn vị: triệu USD 
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2016 
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp FDI đạt 3,3 tỷ 
USD, xấp xỉ năm ngoái, chiếm 47,36% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả 
nước (tỷ lệ này của năm 2015 là 47,84%). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trong 
năm 2016 đạt gần 3 tỷ USD, xấp xỉ năm 2015, chiếm 58,44% tổng kim ngạch xuất khẩu sản 
phẩm gỗ của cả nước. 
Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: Năm 2016, Hoa Kỳ tiếp tục là thị 
trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 6,93% so 
với năm 2015, chiếm tới 41% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước; Tiếp 
đến là thị trường Trung Quốc, đạt trên 1 tỷ USD, tăng 3,82% so với năm 2015, chiếm 15% tổng 
kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. 
Thị trường Hàn Quốc, Anh và Úc cũng ghi nhận mức tăng trưởng khá trong năm 2016, 
với mức tăng lần lượt 16,06%; 6,97% và tăng 7,6% so với năm 2015. Ngược lại, Nhật Bản tụt 
xuống vị trí thứ 3 do kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm 5,93% so với năm 2015, 
xuống còn 980 triệu USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. 
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hai thị trường chủ lực khác là Canada 
và Đức cũng giảm so với năm 2015, với mức giảm lần lượt là 9,34% và giảm 12,8%. 
Bảng 1. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam 
609,02
310,00
572,32 577,71
539,21 540,64
565,11
605,45
563,69
598,73
632,76
749,41
0,00
100,00
200,00
300,00
400,00
500,00
600,00
700,00
800,00
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
4 
Đơn vị: USD 
STT Thị trường Năm 2015 Năm 2016 Tăng trưởng (%) 
1 Hoa Kỳ 2.642.037 2.825.126 6,93 
2 Trung Quốc 982.669 1.020.235 3,82 
3 Nhật Bản 1.042.444 980.634 -5,93 
4 Hàn Quốc 495.530 575.100 16,06 
5 Anh 287.143 307.155 6,97 
6 Úc 157.285 169.232 7,60 
7 Canada 152.221 138.006 -9,34 
8 Đức 127.235 110.946 -12,80 
9 Pháp 100.919 100.573 -0,34 
10 Hà Lan 69.363 69.212 -0,22 
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2016 
 Đánh giá chung: Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ 
lực của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất 
khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt tại trên 140 quốc gia, 
chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các 
nước trong khu vực. 
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 
2016 
2.1. Thị trường thế giới 
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Châu Âu (CEPS) và Trung tâm 
Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL) về thị trường đồ gỗ nội thất EU và thế giới, ngành đồ 
gỗ về truyền thống là ngành thâm dụng lao động và có sự tham gia của nhiều công ty vừa và nhỏ, 
với chuỗi giá trị phức tạp và phân mảnh trong đó nhiều phân đoạn trong quá trình sản xuất được 
gia công thuê ngoài. Trong thập kỷ vừa qua, trên phạm vi thế giới ngành sản xuất đồ gỗ nội thất 
tăng trưởng đều hàng năm, ngoại trừ năm 2008 và 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong 
năm 2012, sản xuất đồ gỗ toàn cầu có giá trị 361 tỷ Euro, sản xuất đồ gỗ toàn cầu tăng cao hơn 
60% so với 10 năm trước đây. Theo số liệu thống kê của CSIL, hiện nay có khoảng 200 công ty 
hàng đầu trên thế giới chiếm trên 20% tổng sản lượng đồ gỗ trên thế giới, đây đồng thời là các 
tập đoàn phân phối sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới chiếm trên 20% tổng sản lượng thương mại 
với mạng lưới sản xuất toàn cầu trải rộng khắp tại các nước đang và kém phát triển có lợi thế 
cạnh tranh về nguồn lao động và nguyên liệu gỗ. Điều này góp phần thúc đẩy thương mại gỗ và 
sản phẩm gỗ của các quốc gia có lợi thế cạnh tranh về sản xuất chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu. 
5 
Thương mại đồ gỗ toàn cầu phát triển mạnh mẽ hơn thập kỷ qua, chiếm khoảng 1% tổng 
thương mại hàng hóa toàn cầu, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngành sản xuất đồ gỗ. Tổng thương 
mại đồ gỗ thế giới là 59 tỷ Euro vào năm 2003 và tăng lên 82 tỷ Euro vào năm 2008, sau khi suy 
giảm vào thời kỳ khủng hoảng, ngành này đạt mức 98,1 tỷ Euro vào năm 2012. Thương mại gỗ 
và đồ gỗ quốc tế có đặc trưng cơ bản đó là: (1) khoảng 25% giá trị thương mại là các phụ kiện đồ 
gỗ (tăng so với 10 năm trước đây) do làn sóng gia công sản xuất và tổ chức chuỗi giá trị toàn 
cầu; (2) khoảng một nửa thương mại đồ gỗ thế giới diễn ra giữa các nước có khoảng cách địa lý 
xa nhau, giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Những luồng thương mại quan trọng nhất là từ các 
nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở Châu Á sang Hoa Kỳ và Châu Âu. 
Năm 2015, những quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới được thể hiện trong bảng sau: 
Bảng 2. Những quốc gia xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu trên thế giới năm 2015 
(Gỗ và sản phẩm gỗ thuộc chương 44 trong Danh mục HS) 
Nước 
Tỷ trọng xuất khẩu trong tổng 
xuất khẩu quốc gia (%) 
Tỷ trọng xuất khẩu ngành hàng 
trên thế giới (%) 
Trung Quốc 0,620 11,43 
Canada 2,880 9,46 
Mỹ 0,590 7,17 
Đức 0,560 5,98 
Liên Bang Nga 1,840 5,08 
Áo 2,910 3,40 
In-đô-nê-xi-a 2,660 3,22 
Thụy điển 2,730 3,08 
Ma-lay-xi-a 1,880 3,03 
Balan 1,910 2,99 
Philipines 4,960 2,34 
Phần Lan 4,600 2,21 
Pháp 0,450 2,08 
Bỉ 0,630 2,01 
Việt Nam 1,330 2,00 
Nguồn: Tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu trực tuyến của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) 
(tính toán dựa trên số liệu thống kê của UN Comtrade): www.trademap.org 
2.2. Các điều kiện về yếu tố đầu vào sản xuất 
Thời gian qua, Việt Nam đã phát huy tốt lợi thế cạnh tranh về yếu tố sản xuất mặc dù chỉ 
ở mức rất cơ bản, đó là: (1) vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài và nhiều cảng biển nước 
sâu rất thích hợp cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm gỗ và sản phẩm 
gỗ bằng đường biển; (2) Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có diện tích rừng bao phủ lớn với nhiều 
chủng loại cây trồng là nguồn cung ổn định cho ngành sản xuất, chế biến gỗ. Hiện nay, Việt Nam 
có trên 3 triệu ha rừng trồng và có khả năng cung ứng lượng gỗ khoảng 23 triệu m3. Theo tính 
6 
toán của Hiệp hội Gỗ Việt Nam, tổng lượng gỗ nguyên liệu dùng cho chế biến gỗ xuất khẩu 
trung bình là 24 triệu m3/năm (bao gồm dăm gỗ, đồ nội thất, sản phẩm gỗ khác, ván các loại, gỗ 
tròn và gỗ xẻ, trong đó nguồn cung trong nước đáp ứng khoảng 23 triệu m3 (Nguyễn Tôn Quyền 
và các cộng sự, 2016); (3) nguồn nhân công dồi dào và giá cạnh tranh. 
Ngành chế biến gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đã và đang khẳng định năng lực cạnh tranh 
trên thị trường thế giới với những yếu tố quan trọng là giá cả, chất lượng cũng như khả năng đáp 
ứng kịp thời các đơn hàng về mặt thời gian và chủng loại hàng hóa đa dạng. Bên cạnh đó, nguồn 
nhân lực dồi dào với kỹ năng thủ công tuyệt vời và nguyên liệu thủ công phong phú là điều kiện 
tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế khi thực thi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Theo 
ông Huỳnh Văn Hạnh, Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh: “Sản phẩm của 
doanh nghiệp trong ngành rất đa dạng, từ ngoài trời đến trong nhà, trang trí nội thất; từ phong 
cách cổ điển đến hiện đại. Chất liệu cũng rất phong phú, từ gỗ đến ván nhân tạo, vật liệu tổng 
hợp; nhìn chung, thỏa mãn các yêu cầu khác nhau của khách hàng các thị trường về lượng và 
chất”. 
Tuy vậy điều kiện yếu tố đầu vào hiện nay của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt 
Nam mới chỉ dừng ở mức độ cơ bản mà chưa đạt đến mức độ tiên tiến, phát triển ở trình độ cao, 
cụ thể như sau: 
2.2.1 Thứ nhất, nguồn cung nguyên liệu ngày càng hạn chế với giá nhập khẩu gia tăng 
Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang rất khó 
khăn, chủ yếu từ hai nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng 
trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. 
Về nguồn nguyên liệu gỗ trong nước: kể từ năm 2014, Chính phủ quyết định đóng cửa 
rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn có gỗ rừng trồng. Nguyên liệu gỗ 
rừng trồng hiện đạt khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ đạt khoảng 60 triệum3. Sản lượng gỗ 
rừng trồng đạt khai thác đạt trên 5 triệu m3/năm, tuy nhiên lượng gỗ này chủ yếu là keo và bạch 
đàn (loại gỗ khai thác ở độ tuổi từ 6-10 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu 
cầu). Doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang hai thị trường lớn là 
Châu Âu và Hoa Kỳ, vì quy định bắt buộc phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 
30% còn lại là gỗ có nguồn gốc. Ngoài ra, từ tháng 3/2013, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào EU 
phải tuân thủ luật FLEGT2 theo đó đồ gỗ nhập khẩu vào EU phải hợp pháp, minh bạch về nguồn 
2 FLEGT(Forest Law Enforcement, Governance and Trade) là pháp luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thư1,73ơng mại lâm sản của 
Liên minh Châu Âu. Việc thực thi FLEGT bắt đầu từ năm 2013, nhằm ngăn chặn việc khai thác gỗ bất hợp pháp bằng chương 
trình hành động tăng cường công tác quản lý rừng, và thúc đẩy thương mại gỗ khai thác và sản xuất hợp pháp 
7 
gốc gỗ nguyên liệu mới cho nhập khẩu. Tuy nhiên, phần lớn nguồn gỗ rừng trồng trong nước 
không phù hợp với nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và cũng chưa có chứng chỉ rừng bền vừng 
FSC (Forest Stewardship Council). Ngoài ra các nguồn lâm sản ngoài gỗ như tre, mía, song, 
mây, tinh dầu nhựa, keo rất phong phú. Tuy nhiên, để phục vụ cho ngành công nghiệp chế 
biến gỗ chỉ có tre nứa và song mây là hai nguồn nguyên liệu cơ bản, đủ cung cấp cho hoạt động 
sản xuất trong nước. 
Về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu nên có thêm thông tin cụ thể về thị trường nhập khẩu 
gỗ của VN 
Gỗ nhập khẩu chiến khoảng 30-50% nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam, kim ngạch 
nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng 30% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về thị trường nhập 
khẩu, Việt Nam đang nhập khẩu từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước đây, nguyên liệu 
gỗ chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Ma-lay-xi-a và In-đô-nê-xi-a 
tuy nhiên những nguồn cung này đang khan hiếm bởi chính sách cấm xuất khẩu gỗ rừng tự nhiên 
của Chính phủ. Thay thế nguồn cung từ các nước trong khu vực Châu Á, hiện nay hoạt động 
nhập khẩu gỗ nguyên liệu đặc biệt là gỗ cứng (hardwood) của Việt Nam từ Liên minh Châu Âu, 
khu vực Châu Mỹ có xu hướng gia tăng như số liệu dưới đây. 
Bảng 3. Các thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam năm 2015-2016 
Đơn vị: nghìn đô la Mỹ 
Quốc gia Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2016 và 
năm 2015 
Trung Quốc 250.199 286.209 10,00 
Hoa Kỳ 234.509 219.427 -6,43 
Cam pu chia 386.068 182.424 -52,75 
Malaysia 101.830 93.631 -8,05 
Thái Lan 91.029 91.036 0,01 
Lào 360.054 79.396 -77,95 
Chi lê 62.319 63.058 1,19 
Niu Zi lân 54.974 55.927 1,73 
Đức 38.041 47.064 23,72 
Pháp 29.969 33.632 12,22 
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2016. 
8 
Ngoài ra, do nguồn cung gỗ nguyên liệu hạn chế nên giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân 
từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi 
vào tình trạng khó khăn. 
Biểu đồ 2. Giá trị nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 2000-2016 
Đơn vị: tỷ USD 
Nguồn: Nguyễn Tôn Quyền và các tác giả, 2016 
Từ đầu năm 2013 đến nay, nhu cầu nguyên liệu chế biến sản phẩm gỗ phục vụ tiêu dùng 
ngày càng tăng trong khi nguồn cung hạn hẹp, giá gỗ nguyên liệu sẽ có xu hướng tăng cao trong 
thời gian tới. Hiện nay, có khoảng hơn 70% nguồn nguyên liệu sản xuất của ngành gỗ Việt Nam 
phải nhập khẩu, doanh nghiệp chế biến gỗ khá bị động trong dự trữ nguyên liệu, do thiếu vốn 
nên đa phần doanh nghiệp chỉ dám nhập khẩu nguyên liệu vừa đủ trong vài tháng, và sản xuất 
trong sự lo lắng khi nguồn nguyên liệu nhập ... háp của gỗ cần có 
17 
sự chung tay, hợp tác của Nhà nước và doanh nghiệp cũng như nhà cung cấp gỗ nguyên liệu 
(rừng trồng và nhập khẩu) với nhà sản xuất, chế biến xuất khẩu. 
Ngoài ra, Việt Nam vừa hoàn tất đàm phán và ký một loạt Hiệp định thương mại tự do 
thế hệ mới quan trọng, trong đó với ngành gỗ, ngành sản xuất và chế biến xuất khẩu gỗ cũng như 
các ngành công nghiệp khác là nhóm có không gian chính sách bị thu hẹp nhất. Theo bà Nguyễn 
Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập cho biết: Việt Nam không thể bảo vệ ngành 
gỗ bằng thuế nhập khẩu hay các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, biện pháp phân biệt đối xử về đầu 
tư, thị trường. Tuy nhiên, vẫn có thể bảo hộ bằng những biện pháp nhất định như chống bán phá 
giá, chống trợ cấp và những biện pháp được phép khác. Đặc biệt, đây phải là vấn đề mang tính 
cấp bách, khi ngành gỗ của Việt Nam phải đối mặt với không ít rủi ro như tính hợp pháp của 
nguồn gỗ nguyên liệu khi buôn bán các sản phẩm gỗ trái phép ở nhiều nước có thể bị coi là phạm 
pháp, thiếu hệ thống kiểm soát chuỗi cung hiệu quả hay vấn đề sử dụng lao động. 
4.1.3. Thay đổi, triển vọng thị trường gỗ nguyên liệu 
Trong 10 năm gần đây, gỗ cao su là nguồn nguyên liệu quan trọng và sử dụng phổ biến 
trong ngành chế biến gỗ. Thống kê từ Hiệp hội Cao su Việt Nam cho thấy, diện tích trồng cây 
cao su tăng từ 748,7 nghìn ha vào năm 2010 đến xấp xỉ 1 triệu ha vào năm 2015 (Hiệp hội Cao 
su Việt Nam, 2015). 
Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp gỗ cao su. Hiện tại lượng gỗ cao su 
hàng năm khai thác từ các vườn thanh lý, tái canh khoảng 2 triệu m3/năm. Theo ước tính, đến 
năm 2030, lượng gỗ cao su có thể đạt mức 6 triệu m3 do diện tích cao su được mở rộng đáng kể 
từ năm 2000 và diện tích tái canh đang tăng dần qua các năm. Chuỗi cung ứng gỗ cao su tại Việt 
Nam xuất phát từ 4 loại hình kinh doanh: gỗ cao su thanh lý của các công ty thuộc Tập đoàn 
Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), gỗ cao su thanh lý của các công ty do địa phương quản 
lý, gỗ cao su của các hộ gia đình, gỗ cao su của các công ty tư nhân, và gỗ cao su nhập khẩu. 
Diện tích cao su phát triển đã tạo nguồn cung ứng gỗ cao su ngày càng nhiều và cùng với 
sự phát triển của công nghệ xử lý, chế biến gỗ, các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ cao su ngày 
càng được ưa chuộng ở trong và ngoài nước. Sử dụng gỗ cao su làm nguyên liệu trong ngành chế 
biến gỗ sẽ tạo ra lợi ích kinh tế xã hội cho các vùng nông thôn, cải thiện môi trường và tăng 
cường giao thương quốc tế. Về mặt kinh tế xã hội, việc khai thác tận thu gỗ cao su khi hiệu quả 
kinh tế mủ cao su xuống thấp sẽ nâng cao thu nhập cho các hộ dân cũng như các công ty trồng 
cao su tại các vùng nông thôn. Về mặt môi trường, việc sử dụng gỗ cao su sẽ giảm khí phát thải 
vì không phải đốt khi tái canh trồng mới. Trước đây, gỗ cao su khi tái canh thường được đốt tại 
18 
vườn hoặc bán làm củi. Theo ước tính, khi gỗ cao su được sử dụng làm nguyên liệu chế biến, 
lượng khí phát thải (tính ra CO2) sẽ giảm khoảng 267 tấn/ha so với gỗ cao su khi sử dụng làm củi 
hoặc đốt tại vườn. Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, 
trong năm 2016, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến sẽ thanh lý khoảng 30 nghìn 
ha cao su đã hết thời gian khai thác mủ để khai thác gỗ, lượng gỗ khai thác dự kiến lên tới 8-9 
triệu m3 nên gỗ cao su càng dư thừa. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói riêng và các 
doanh nghiệp trong ngành cao su nói chung mong muốn các doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng 
ngay nguyên liệu gỗ cao su trong nước, vừa giúp tiết kiệm chi phí lại giải quyết phần nào khó 
khăn cho ngành cao su. Đây chính là giải pháp góp phần giải quyết vướng mắc cho cả đôi bên. 
Gỗ cao su cũng đã được khai thác và sử dụng làm đồ nội thất xuất khẩu sang các thị trường Hoa 
Kỳ và Nhật Bản. 
4.1.4. Rủi ro của hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu tại Việt Nam thời gian tới 
- Thứ nhất, rủi ro về nguồn cung gỗ nguyên liệu 
 Sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô sản xuất ngành chế biến gỗ của Việt Nam cùng với 
chính sách phát triển rừng của nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến cho nguồn cung gỗ nguyên 
liệu càng trở nên khan hiếm. 
Về nguyên liệu rừng trồng trong nước hiện có một số hạn chế chính như: 
 Gỗ có đường kính nhỏ; 
 Chất lượng cây gỗ chưa đồng đều;. 
 Năng suất trồng rừng không cao và phân tán nhiều khu vực khác nhau trên cả nước. 
Như vậy, đối với nguồn gỗ trong nước, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, các dự án 
phát triển rừng nguyên liệu chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến sản lượng gỗ phục vụ cho 
chế biến xuất khẩu vẫn chưa được cải thiện. Theo tính toán sơ bộ, ít nhất 10 năm nữa mới hy 
vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn do các 
doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác (Trung tâm Thông tin NNPTNT, 2014) 
Với nhu cầu về mặt nguyên liệu trung bình từ 29 - 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu hàng năm 
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước và xuất khẩu, kèm theo đó là việc đảm bảo 
và tuần thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp từ các quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ, cùng với đó 
là các chính sách thay đổi từ các quốc gia mà Việt Nam đã và đang nhập khẩu nguyên liệu. Gần 
đây là sự thay đổi về chính sách xuất khẩu nguyên liệu gỗ của hai quốc gia láng giếng như Lào 
và Campuchia, hay chính sách về đóng cửa rừng tự nhiên của Trung Quốc. Điều này dẫn tới tình 
trạng cạnh tranh về thu mua nguyên liệu tại quốc gia mà Việt Nam hiện đang nhập khẩu gỗ, và 
19 
ngay chính tại thị trường Việt Nam. Dự kiến đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD 
thì nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ cần thêm khoảng 4-5 triệu m3/năm. Đây sẽ là thách thức lớn 
đối với năng lực cạnh tranh của ngành nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ra thị trường 
nước ngoài. 
- Thứ hai, rủi ro pháp lý về tính hợp pháp của chuỗi cung ứng gỗ 
Hiện nay, một điều kiện bắt buộc để đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu đảm bảo tính 
hợp pháp để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là các chứng chỉ phát triển rừng bền vững như 
chứng chỉ rừng PEFC, FSC. Một số quốc gia đi trước Việt Nam trong việc được cấp chứng chỉ 
rừng như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh tham gia thị 
trường xuất khẩu gỗ toàn cầu. PEFC là hệ thống chứng chỉ hiện có quy mô lớn nhất trên toàn 
cầu, chiếm tới 59,1% tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ. Đứng ở vị trí thứ hai là hệ thống 
FSC, chiếm tỷ trọng 36,8%. Các hệ thống còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy đứng ở vị trí thứ hai 
nhưng diện tích rừng được chứng chỉ của hệ thống FSC chỉ bằng 62% diện tích rừng có chứng 
chỉ của PEFC. Đến nay, gỗ rừng trồng ở Việt nam mới chỉ có khoảng 200.000 ha được cấp 
chứng chỉ FSC, chiếm khoảng 8% diện tích rừng trồng cả nước. Thời gian tới, quy định 100% gỗ 
nguyên liệu có chứng chỉ FSC và hoặc PEFC là một thách thức lớn và rủi ro đối với doanh 
nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. 
Bên cạnh đó cần đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho 
năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử 
dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ, Nhà nước cũng 
cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ. 
- Thứ ba, rủi ro tụt hậu về công nghệ và đổi mới 
Theo chuyên gia trong ngành gỗ, áp lực lớn nhất hiện nay của cả nước chính là dây 
chuyền công nghệ sản xuất và chế biến gỗ. Trình độ sản xuất gỗ tại khu vực Đông Nam Á đang 
tương đương nhau, sự hơn thua đang được tính trên dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị 
hiện đại. Sức ép về thay đổi công nghệ hiện đại ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp, bởi 
ngoài khả năng tiết kiệm thời gian, thay thế nguồn nhân công hiệu quả, máy móc có thể giúp cho 
ra đời những sản phẩm đúng kỹ thuật, chất lượng thẩm mỹ mà đối tác đặt hàng đã yêu cầu. Sản 
xuất theo dây chuyền giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, sản phẩm ra đời tỷ lệ hao 
hụt, lỗi giảm đáng kế so với bằng sức nhân công lao động.. Nhưng không phải doanh nghiệp nào 
cũng có đủ vốn để trang bị, mua sắm máy móc tiên tiến. Ví dụ, một máy CNC 5 chiều (nhập 
20 
khẩu từ Ý) - có thể làm hàng chục thao tác chính xác thay nhân công - về Việt Nam có giá trên 
dưới 5 tỷ đồng, đây số tiền lớn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính vì thế cuộc chạy 
đua về công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ Việt 
Nam và thế mạnh đang thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 
4.2. Khuyến nghị 
4.2.1. Khuyến nghị chính sách 
Báo cáo xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng 
như Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh. 
 Thứ nhất: Chính sách tạo nguồn nguyên liệu 
- Cho vay trồng rừng dài hạn hơn (trung bình khoảng 12 năm) để lâm dân có điều kiện duy 
trì rừng đến sau 10 năm tuổi, tỷ lệ sinh khối nhiều hơn, tỷ lệ sử dụng gỗ cao hơn (khoảng 35 – 
40%). 
- Nghiên cứu các loài cây trồng rừng có giá trị kinh tế, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu 
của từng địa phương. 
- Khuyến khích đầu tư các nhà máy chế biến nguyên liệu thứ cấp như: MDF, ván dăm, ván 
ép, ván ghép, gỗ thanh tinh chế, bột giấy tại các vùng có nhiều rừng trồng như: Đông Bắc, Tây 
Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên Hải Trung bộ và Tây Nguyên Trung bộ. Điều này sẽ giúp: 
 Tạo ra các khu vực sản xuất công nghiệp tại các trung tâm trồng rừng. Tạo hiệu ứng lan 
tỏa về kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội và đưa lâm nghiệp trở 
thành một ngành kinh tế có hiệu quả bền vững, đây là lực lượng nòng cốt để bảo vệ và phát triển 
rừng. 
 Nguyên liệu được sử dụng một cách triệt để nhất. Từ mùn cưa, dăm bào, gỗ vụn. Sản 
phẩm được cung cấp đến các trung tâm chế biến gỗ với giá cả hợp lý chẳng những tiết kiệm 
ngoại tệ nhập khẩu ván nhân tạo mà còn có khả năng xuất khẩu ván nhân tạo thay vì dăm gỗ. 
 Thứ hai: Chính sách phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao 
- Tăng cường gắn kết đào tạo nhà trường với thực tiễn của doanh nghiệp: Theo đó xây 
dựng các chương trình đào tạo theo hướng đổi mới, nâng cao học phần thực hành cho người học. 
Cơ chế linh hoạt đối với đội ngũ giảng viên, cho phép các trường Đại học thực hiện chế độ thỉnh 
giảng từ các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp để cập nhật kiến thức thực tế cho sinh viên. 
- Hỗ trợ chi phí đào tạo để các Hiệp hội tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về hội nhập 
kinh tế quốc tế, đổi mới và sáng tạo, quản trị sản xuất cũng như những vấn đề mới trong môi 
trường kinh doanh hiện đại như trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững. Đội ngũ giảng dạy, 
21 
thành phần cơ yếu là các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế, pháp luật đến từ doanh nghiệp, 50% 
còn lại liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng hoặc chuyên gia nước ngoài. Có cơ chế đánh 
giá và công nhận kết quả đào tạo để phát triển ổn định trong dài hạn. 
 Thành lập các Học viện, trung tâm nghiên cứu với sự bảo trợ của các doanh nghiệp và 
Hiệp hội. 
 Thứ ba: Chính sách về công nghệ sản xuất 
- Chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cao công nghệ để 
đón bắt các cơ hội thị trường. 
- Cho hưởng vốn vay ưu đãi hoặc miễn thuế thuế thời gian đầu đối với các dự án đổi mới 
sáng tạp, ứng dựng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. 
- Thành lập Hội đồng khoa học với chuyên gia từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh 
nghiệp, viện nghiên cứu, cơ quan tư vấn độc lập để thẩm định, đánh giá các dự án đổi mới công 
nghệ trong ngành chế biến gỗ Việt Nam. 
 Thứ tư: Chính sách về công nghiệp phụ trợ 
− Chính phủ nên có chính sách quy hoạch các nhà máy sản xuất ván MDF, ván dăm, ván 
ép, giấy và bột giấy, cưa xẻ - sấy, ván ghép thanh tại các trung tâm có nhiều rừng trồng như 
Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung bộ và Tây nguyên. 
− Xây dựng đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chế biến gỗ trên cơ sở Nghị định số 
111/2015/NĐ-CP quy định các chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp 
hỗ trợ. 
− Hỗ trợ phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ chế biến gỗ thành trung tâm cung cấp quy 
mô lớn, tiêu chuẩn thống nhất để cung cấp cho doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ. 
− Khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ chế biến gỗ: thu hút FDI, từ nguồn 
lơi xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ. 
 Thứ năm: Tăng cường năng lực thực thi của doanh nghiệp 
 Hiện nay liên quan đến việc giảm thiểu các rủi ro trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt 
Nam ra thị trường nước ngoài, Chính phủ đã có nhiều chính sách đúng đắn, chương trình hành 
động hiệu quả tuy nhiên vẫn còn tương đối nhiều lỗ hổng như, tính pháp lý về nguồn gốc gỗ 
nguyên liệu chưa rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm bắt được những yêu cầu cụ thể về 
thị trường xuất khẩu, tính pháp lý nguồn gốc gỗ nguyên liệu, quy định về sử dụng lao động, quy 
định liên quan đến hóa chất sử dụng trong sản phẩm... Vì vậy thời gian tới, khi không gian chính 
sách ngày càng thu hẹp, Chính phủ cần thực thi các giải pháp được phép như xây dựng kênh 
22 
thông tin, cơ chế đối thoại cũng như chương trình tư vấn về thị trường, pháp luật đối với doanh 
nghiệp trong ngành chế biến gỗ. Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định 
của Việt Nam, tăng cường trách nhiệm giải trình, tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu một 
cách chủ động. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản phải là đầu mối thông tin, đặc biệt thông tin dự báo, 
đánh giá tình hình, xác định rủi ro và kiến nghị các biện pháp cần thiết đối với doanh nghiệp và 
cơ quan quản lý. Hiện nay, xu hướng bảo hộ thị trường bằng hàng rào kỹ thuật, Bộ Công thương 
nên hỗ trợ Hiệp hội nhằm hình thành đầu mối cập nhật thông tin về các quy định của thị trường 
(sử dụng kênh tham tán thương mại, xúc tiến thương mại, tiếp cận/dịch các thông tin/chính sách 
có liên quan và chia sẻ rộng rãi với cộng đồng doanh nghiệp). 
 Ngoài ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần 
sát cánh bên nhau để định vị ngành chế biến gỗ của Việt Nam trên thị trường thế giới với mục 
tiêu xuất khẩu bền vững với cam kết “Việt Nam chung tay cùng cộng đồng thế giới vì sự phát 
triển thương mại gỗ hợp pháp và bền vững”. 
Tài liệu tham khảo 
1. Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh, Kiến nghị Chính phủ Nước cộng hòa 
XNCH Việt Nam về các chính sách phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020. 
2. Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam (2017), Gỗ Việt số 84, 85 năm 2016 và 86. 
3. Hiệp hội cao su Việt Nam, 2015, 
va-nang-suat-cay-cao-su-tai-viet-nam.7964.html, truy cập ngày 15/3/2017. 
4. Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm (2015), Xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam 
2012-2014, VIFORES, HAWA, FPA Bình Định, Forest Trends, Báo cáo. 
5. Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm, Tô Xuân Phúc và Trần Lê Huy (2016), Thực trạng sử 
dụng nguyên liệu trong chế biến gỗ. 
6. Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn (2014), Báo cáo thường niên 
2013, triển vọng 2014. 
7. Tổng cục Hải quan, Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2015. 
8. Tổng cục Hải quan, Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2016. 
9. Tạp chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam:  
23 

File đính kèm:

  • pdfxuat_khau_go_va_san_pham_go_cua_viet_nam_2016_va_trien_vong.pdf