Xử lý vi phạm đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể gây nên những tổn hại lớn

đến quyền lợi của người tiêu dùng và/hoặc của các doanh nghiệp

khác trên thị trường liên quan. Để việc kiểm soát các thoả thuận

này có hiệu quả, cần phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong

đó các biện pháp xử lý vi phạm luôn đóng vai trò quan trọng. Vấn

đề đặt ra là, xử lý các vi phạm pháp luật về kiểm soát có thể sử

dụng những công cụ nào và xác định mối tương quan giữa các biện

pháp này, để thiết kế cách thức kiểm soát phù hợp với bối cảnh của

Việt Nam.

pdf 6 trang kimcuc 5880
Bạn đang xem tài liệu "Xử lý vi phạm đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xử lý vi phạm đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Xử lý vi phạm đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh
XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI 
CÁC THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Tóm tắt: 
Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể gây nên những tổn hại lớn 
đến quyền lợi của người tiêu dùng và/hoặc của các doanh nghiệp 
khác trên thị trường liên quan. Để việc kiểm soát các thoả thuận 
này có hiệu quả, cần phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong 
đó các biện pháp xử lý vi phạm luôn đóng vai trò quan trọng. Vấn 
đề đặt ra là, xử lý các vi phạm pháp luật về kiểm soát có thể sử 
dụng những công cụ nào và xác định mối tương quan giữa các biện 
pháp này, để thiết kế cách thức kiểm soát phù hợp với bối cảnh của 
Việt Nam. 
Trần Việt Dũng*
Phạm Hoài Huấn**
* PGS. TS. Trường Đại học Luật, TP. Hồ Chí Minh
** ThS. Trường Đại học Luật, TP. Hồ Chí Minh
Abstract 
Agreements leading to competition restriction may cause great 
harms to the interests of consumers and/or other businesses in 
the relevant market. In order for control of those agreements in a 
effective manner, it is necessary to use multiple measures, of which 
the measures to handle violations always play an important role. 
The problem is, what tools can be used to deal with violations of the 
control law and determine the correlation among these measures, to 
design the appropriate control method in the Vietnamese context.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: thoả thuận hạn chế cạnh 
tranh, cartel, xử lý vi phạm, chính sách 
khoan hồng.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 21/12/2018
Biên tập : 05/01/2019
Duyệt bài : 12/01/2019
Article Infomation:
Keywords: competition restriction 
agreement; cartel, handling violations, 
leniency policy.
Article History:
Received : 21 Dec. 2018
Edited : 05 Jan. 2019
Approved : 12 Jan. 2019
1. Xử lý vi phạm về thoả thuận hạn chế 
cạnh tranh tại Việt Nam
Với tính chất là một trong những hành 
vi gây ra nhiều hệ quả xấu cho môi trường 
1 World Bank & OECD, “A framework for the design and implementation of competition law and policy”, tr. 24, nguồn 
tại: 
policy.htm, truy cập ngày 16/12/2018
cạnh tranh và quyền lợi người dùng, các 
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (HCCT) tại 
Việt Nam xét về mặt lý thuyết luôn bị xử lý 
rất nghiêm khắc1. Theo Điều 117 Luật Cạnh 
tranh năm 2004, các thoả thuận HCCT có 
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
112 Số 2+3(378+379) T1/2019
thể bị xử phạt theo một trong hai hình thức: 
(i) Cảnh cáo và (ii) Phạt tiền. Mức phạt tiền 
đối với các thỏa thuận này có thể tối đa đến 
10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi 
phạm trong năm tài chính trước năm thực 
hiện hành vi vi phạm2. Trên cơ sở đó, theo 
quy định của Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, 
khi xử lý hành vi thỏa thuận sử dụng giá để 
HCCT, cơ quan xử lý vụ việc cần thiết phải 
tuân thủ 3 nội dung:
Thứ nhất, mức phạt đối với hành vi 
không được vượt quá 10% tổng doanh thu 
trong năm tài chính trước năm thực hiện 
hành vi vi phạm;
Thứ hai, tỷ lệ phần trăm trong mức 
phạt áp dụng đối với doanh nghiệp vi phạm 
không phải luôn xác định như nhau mà sẽ 
mang tính cá biệt hóa dựa vào thời gian mà 
mỗi doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận. 
Cụ thể, là tỷ lệ phần trăm doanh thu bán ra 
hoặc doanh số mua vào của hàng hóa, dịch 
vụ liên quan đến hành vi vi phạm trong thời 
gian thực hiện hành vi vi phạm của từng 
doanh nghiệp vi phạm. 
Thứ ba, các tình tiết tăng nặng hoặc 
giảm nhẹ được lượng hóa thành các con số 
cụ thể để xác định mức phạt. Theo đó, mỗi 
tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy 
định tại Điều 85 của Nghị định số 116/2005/
NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều 
của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt xác định 
theo quy định tại khoản 1 Điều này được 
điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15%.
Trong tương quan so sánh với pháp 
luật cạnh tranh của EU, cách tiếp cận của 
Nghị định số 71/2014/NĐ-CP khá tương 
đồng. Pháp luật cạnh tranh EU cũng quy 
định mức phạt tối đa lên đến 10% tổng 
doanh thu của doanh nghiệp, nhưng họ có 
rất nhiều tiêu chí để giảm nhẹ mức phạt này. 
Theo đó, có 3 yếu tố cơ bản để lượng hoá 
mức phạt tiền đối với các vi phạm các quy 
2 Khoản 1 Điều 118 Luật Cạnh tranh năm 2004.
3 European Commission, “Fines for breaking EU Competition Law”, nguồn: 
overview/factsheet_fines_en.pdf, truy cập ngày 06/10/2018.
4 UNCTAD, tlđd (12), tr. 73.
định kiểm soát các thoả thuận HCCT mà EU 
quy định là lợi ích thu được từ thoả thuận 
HCCT, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các 
tình tiết khác3. Mặc dù các tiêu chí để lượng 
hoá mức phạt tiền và tỷ trọng của các tiêu 
chí có sự khác biệt, nhưng xét về nguyên lý, 
Nghị định số 71/2014/NĐ-CP cũng tiếp cận 
giống như pháp luật của EU. 
Theo quy định của khoản 5 Điều 4 
Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, “đối với mỗi 
tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy 
định tại Điều 85 của Nghị định số 116/2005/
NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số 
điều của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt 
được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 
15%”. Tuy nhiên, trong tương quan so sánh 
với pháp luật của các nước khác, có hai điểm 
mà Nghị định số 71/2014/NĐ-CP chưa xử lý 
thoả đáng khi quy định nguyên tắc để lượng 
hoá mức phạt tiền đối với các vi phạm pháp 
luật kiểm soát thoả thuận HCCT. 
Thứ nhất, pháp luật Nhật Bản có cách 
tiếp cận hợp lý hơn khi phân loại các doanh 
nghiệp theo quy mô, lĩnh vực hoạt động để 
có mức phạt phù hợp. Theo đó, mức phạt 
đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn có thể 
dao động từ 6% - 10%, các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ là 3% - 4%, các nhà phân phối 
từ 1% - 2%, các nhà bán lẻ thì dao động 
trong khoảng 1% - 1,2%4. Logic tiếp cận là 
dựa trên khả năng tác động đến cạnh tranh 
của doanh nghiệp tham gia các thoả thuận 
HCCT. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả 
năng gây HCCT sẽ thấp hơn so với các 
doanh nghiệp lớn. Do đó, mức phạt đối với 
các đối tượng này cũng sẽ khác nhau;
Thứ hai, Nghị định số 71/2014/NĐ-
CP chưa đề cập đến khả năng nộp phạt của 
doanh nghiệp vi phạm các quy định về kiểm 
soát các thoả thuận HCCT. Theo quy định 
của pháp luật cạnh tranh của EU thì các 
doanh nghiệp vi phạm nhưng không có khả 
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
113Số 2+3(378+379) T1/2019
năng nộp phạt sẽ được cân nhắc để giảm 
mức phạt5.
Theo quy định của khoản 2 Điều 110 
Luật Cạnh tranh năm 2018, các thoả thuận 
HCCT cũng sẽ bị xử phạt theo một trong hai 
hình thức là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tuy 
nhiên, việc phạt tiền trong Luật Cạnh tranh 
năm 2018 có sự khác biệt so với quy định 
của Luật Cạnh tranh năm 2004. Theo quy 
định của khoản 1 Điều 111 Luật Cạnh tranh 
năm 2018, mức phạt tiền tối đa đối với hành 
vi vi phạm quy định về thỏa thuận HCCT là 
10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có 
hành vi vi phạm trên thị trường liên quan 
trong năm tài chính liền kề trước năm thực 
hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức 
phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi 
phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự 
(BLHS).
Như vậy, ngoài mức tối đa 10% tổng 
doanh thu của năm liền kề trước đó, các 
thoả thuận HCCT còn bị khống chế ở mức 
thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các 
hành vi vi phạm được quy định trong BLHS. 
Theo quy định của khoản 4 Điều 217 BLHS 
năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017, 
các pháp nhân thương mại vi phạm các quy 
định về cạnh tranh sẽ chịu một trong các 
hình thức chế tài sau đây:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy 
định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền 
từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 
đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy 
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền 
từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 
đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 
06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có 
thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 
500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt 
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc 
cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
5 European Commission, “Fines for breaking EU Competition Law”, nguồn tại: 
overview/factsheet_fines_en.pdf, truy cập ngày 06/10/2018.
Có thể tóm tắt mức phạt tiền đối với 
các TTSDG để HCCT mà BLHS quy định 
như sau:
Khung hình phạt 
tiền
Mức thấp nhất
1.000.000.000 - 
5.000.000.000
1.000.000.000
3.000.000.000 - 
5.000.000.000
3.000.000.000
100.000.000 - 
500.000.000
100.000.000
Trên cơ sở phân tích ở trên đây, mức 
phạt tiền tối đa mà các doanh nghiệp khi 
thực hiện các TTSDG để HCCT được giới 
hạn ở mức trần tối đa là 3.000.000.000 
đồng. Nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều 
kiện của điểm a và điểm c khoản 4 Điều 217 
BLHS thì mức trần này còn được giới hạn 
ở mức thấp hơn, lần lượt là 1.000.000.000 
đồng hoặc 100.000.000 đồng. Như vậy, 
trong tương quan so sánh với Luật Cạnh 
tranh năm 2004, mức phạt tiền được áp dụng 
đối với các TTSDG để HCCT xét về mặt lý 
thuyết là thấp hơn nhiều. Để bù đắp cho mức 
giảm của khung phạt tiền, ngoài các hình 
thức phạt bổ sung được quy định trong Luật 
Cạnh tranh năm 2018, BLHS cũng đã có bổ 
sung hai điểm quan trọng sau đây:
Thứ nhất, đối với các pháp nhân 
thương mại, ngoài hình phạt tiền thì các 
doanh nghiệp tham gia vào các TTSDG để 
HCCT còn có thể phải đối diện với việc 
phải đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 
tháng đến 02 năm (điểm b khoản 4 Điều 217 
BLHS) hoặc bị cấm kinh doanh, hoạt động 
trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm 
huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm (điểm 
c khoản 4 Điều 217 BLHS).
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
114 Số 2+3(378+379) T1/2019
Thứ hai, đối với các cá nhân có liên 
quan, mà chủ yếu là người quản lý doanh 
nghiệp trong các TTSDG để HCCT, theo quy 
định của BLHS cũng có thể bị truy cứu trách 
nhiệm hình sự. Theo đó, các cá nhân này có 
thể bị phạt tiền cao nhất đến 3.000.000.000 
đồng, bị phạt tù cao nhất đến 5 năm và các 
hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức 
vụ hoặc hành nghề trong một khoảng thời 
gian nhất định (khoản 1, khoản 2, khoản 3 
Điều 217 BLHS). 
2. Một số hạn chế của Luật Cạnh tranh 
năm 2018
Phân tích quy định xử lý vi phạm về 
thoả thuận HCCT cho thấy, Luật Cạnh tranh 
năm 2018 vẫn còn một số hạn chế cần được 
tiếp tục hoàn thiện sau đây:
Thứ nhất, mức phạt tiền đối với các 
vi phạm.
Theo báo cáo của Công ty cổ phần 
Báo cáo Đánh giá Việt Nam, năm 2017, 
mức doanh thu của 5 ngành có doanh thu 
lớn nhất Việt Nam dao động từ 500.000 tỷ 
đến hơn 900.000 tỷ đồng6. Nếu đối chiếu với 
quy định của Luật Cạnh tranh 2018 về mức 
phạt đối với các vi phạm cho thấy, mức này 
không đủ để tạo nên sự răn đe. Mức phạt 
đối với các thoả thuận HCCT nó không chỉ 
mang ý nghĩa trừng phạt các hành vi vi phạm 
pháp luật mà quan trọng hơn nó còn thể hiện 
tính răn đe của pháp luật đối với các vi phạm 
tiềm năng. Thực tế, nếu một công ty có thể 
xác định trước số tiền phạt sẽ được áp dụng 
đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào đó, thì có 
thể đưa ra quyết định hợp lý về việc có tham 
gia vào cartel hay không7.
Nhìn chung, các nước trên thế giới khi 
xác định mức phạt đối với các thoả thuận 
6 Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam, “Bảng xếp hạng VNR500”, nguồn tại: 
bo-Bang-xep-hang-VNR500-%E2%80%93-Top-500-Doanh-nghiep-lon-nhat-Viet-Nam-nam-2017-7504-1006.html, 
truy cập ngày 20/8/2018
7 International Competition Network (2017), “Setting of fines for cartels in ICN jurisdictions”, tr. 15, nguồn tại: http://
www.internationalcompetitionnetwork.org/uploads/library/doc1127.pdf, truy cập ngày 22/10/2018
8 International Competition Network, “Setting of fines for cartels in ICN jurisdictions”, nguồn tại: 
tionalcompetitionnetwork.org/uploads/library/doc1127.pdf, truy cập ngày 22/10/2018
HCCT nói chung và TTSDG để HCCT nói 
riêng luôn dựa vào doanh thu của các doanh 
nghiệp chứ không xác định mức phạt bằng 
một số tiền cụ thể như quy định của Luật 
Cạnh tranh năm 2018 và BLHS năm 2015. 
Tuy nhiên, tùy vào các yếu tố liên quan khác, 
pháp luật các nước có thể có những quy định 
khác nhau liên quan đến mức doanh thu mà 
doanh nghiệp thu được trong quá trình tiến 
hành các thoả thuận HCCT bị cấm. Bởi lẽ, 
một doanh nghiệp có thể hoạt động trong 
nhiều lĩnh vực và doanh nghiệp này chỉ tham 
gia các thoả thuận HCCT trong một ngành 
nghề nào đó. Việc cơ quan cạnh tranh xử 
phạt mà không quan tâm đến khía cạnh này, 
trong nhiều trường hợp, sẽ là bất công đối 
với doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, khái niệm 
“sản phẩm có liên quan” được pháp luật 
các nước sử dụng như là một yếu tố bổ trợ 
cho việc xác định tổng doanh thu của doanh 
nghiệp vi phạm. Ngoài yếu tố “sản phẩm có 
liên quan”, pháp luật cạnh tranh các nước 
còn sử dụng yếu tố giá trị bán hàng có liên 
quan đến vi phạm hoặc khối lượng thương 
mại bị ảnh hưởng làm cơ sở để xác định mức 
doanh thu của doanh nghiệp. Khi đã xác định 
được doanh thu của doanh nghiệp có liên 
quan, việc xác định mức phạt luôn được các 
doanh nghiệp xác định dựa vào tỷ lệ phần 
trăm nhất định. Thông thường, mức phạt sẽ 
được ấn định tối đa là 10% tổng doanh của 
hàng hoá, dịch vụ có liên quan trong khoảng 
thời gian mà doanh nghiệp tiến hành các 
thoả thuận HCCT. Thông thường, xuất phát 
điểm để xác định tiền phạt sẽ là một tỷ lệ 
phần trăm của phép tính này. Lý do cơ bản 
đằng sau tỷ lệ phần trăm được chọn thường 
là một túc số cho lợi nhuận vượt quá mà các 
doanh nghiệp thoả thuận HCCT đạt được8.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
115Số 2+3(378+379) T1/2019
Xét ở góc độ này, rõ ràng Nghị định 
số 71/2014/NĐ-CP đã thực hiện rất tốt vai 
trò của mình trong việc xác định các tiêu chí 
để lượng hoá mức phạt đối với các hành vi 
HCCT nói chung và thoả thuận HCCT nói 
riêng. Theo quy định của khoản 1 Điều 4 
Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, “tiền phạt đối 
với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát 
hành vi HCCT được xác định theo tỷ lệ phần 
trăm doanh thu bán ra hoặc doanh số mua 
vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến 
hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện 
hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp vi 
phạm”. Như vậy, quy định này cũng coi yếu 
tố hàng hoá, dịch vụ liên quan và thời gian 
thực hiện hành vi vi phạm làm tiêu chí để 
xác định mức doanh thu của doanh nghiệp, 
qua đó tạo cơ sở để xác định mức phạt đối 
với doanh nghiệp vi phạm. 
Thứ hai, tương quan giữa các biện 
pháp xử lý vi phạm.
So sánh với pháp luật cạnh tranh Hoa 
Kỳ, với các vi phạm về kiểm soát các thoả 
thuận HCCT, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt 
khoản tiền lên đến 100.000.000 USD đối 
với doanh nghiệp, 1.000.000 USD đối với 
cá nhân cùng với hình phạt tù lên đến 10 
năm9. Đồng thời doanh nghiệp còn phải bồi 
thường gấp 3 lần thiệt hại khi các cá nhân 
hoặc các bên có liên quan khởi kiện yêu cầu 
bồi thường10. Trong khi đó, ở các quốc gia 
khác như Nhật Bản, Canada, Pháp thì 
biện pháp phạt tiền mang tính hành chính 
sẽ lên đến mức 10% tổng doanh thu của 
năm liền kề trước đó. Ngoài ra, có thể phạt 
tiền bằng pháp luật hình sự và áp dụng bồi 
thường trong các vụ kiện dân sự. 
Như vậy, cách tiếp cận về xử lý vi 
phạm trong pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ 
và các nước có sự khác biệt. Trong khi pháp 
luật cạnh tranh các nước Nhật Bản, Canada, 
Pháp quy định mức phạt 10% doanh thu của 
9 U.S. FTC, “The Antitrust Laws”, nguồn tại: https://www.ftc.gov/tips-advice/competition-guidance/guide-anti-
trust-laws/antitrust-laws, truy cập ngày 6/12/2018
10 UNCTAD, “Appropriate sanctions and remedies”, nguồn tại: https://unctad.org/en/Docs/tdrbpconf7d5_en.pdf, truy cập 
ngày 6/12/2018
năm liền kề, thì pháp luật cạnh tranh Hoa Kỳ 
ấn định mức phạt tiền ở mức 100.000.000 
USD đối với doanh nghiệp nhưng họ lại 
chú trọng đến việc bồi thường các tổn thất 
mà người dùng và các bên liên quan phải 
gánh chịu thông qua việc thừa nhận mức bồi 
thường gấp 3 lần thiệt hại thực tế. 
Phân tích trên cho thấy, dù doanh 
nghiệp phải nộp phạt lên đến 10% tổng 
doanh thu của năm liền kề vào ngân sách 
nhà nước hay phải bồi thường gấp 3 lần thiệt 
hại thực tế cho các bên liên quan thì xét đến 
cùng, doanh nghiệp cũng phải trả giá về tài 
chính rất nặng nề cho các vi phạm quy định 
của pháp luật về kiểm soát các thoả thuận 
HCCT.
Trong khi đó, mặc dù Luật Cạnh tranh 
năm 2018 đã bổ sung quy định về việc truy 
cứu trách nhiệm hình sự đối với các vi phạm 
về kiểm soát thoả thuận HCCT, nhưng Luật 
chưa xác định được cách tiếp cận hợp lý khi 
xử lý mối quan hệ giữa việc xử phạt hành 
chính và phạt tiền trong pháp luật hình sự 
khi kiểm soát các thoả thuận HCCT. Hệ quả 
là, nếu kết hợp cả quy định của Luật Cạnh 
tranh năm 2018 và BLHS năm 2015 sẽ cho 
ra tổng số mức phạt tiền hành chính và mức 
phạt tiền trong pháp luật hình sự là khá thấp. 
Điều này không đảm bảo tính răn đe và trừng 
phạt đối với các thoả thuận HCCT. 
Thứ ba, chính sách khoan hồng.
Luật Cạnh tranh năm 2018 đã bổ sung 
chính sách khoan hồng vào pháp luật cạnh 
tranh, qua đó tạo nên một công cụ hữu hiệu 
để chống lại các thoả thuận HCCT. Chính 
sách khoan hồng cho phép Nhà nước miễn 
trừ trách nhiệm đối với bên tham gia thỏa 
thuận HCCT nhưng chủ động khai báo, 
cung cấp thông tin, tài liệu hay chứng cứ 
chứng minh hành vi thỏa thuận và có sự hợp 
tác với cơ quan điều tra trong suốt quá trình 
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
116 Số 2+3(378+379) T1/2019
điều tra. Đây là một công cụ hữu hiệu để 
cơ quan cạnh tranh phát hiện và xử lý các 
thỏa thuận HCCT trong tương lai, khi Luật 
Cạnh tranh có hiệu lực11. Tuy nhiên, xét tổng 
thể, chính sách này vẫn còn điểm chưa hợp 
lý. Theo quy định của Điều 112 Luật Cạnh 
tranh năm 2018, chính sách khoan hồng chỉ 
áp dụng đối với doanh nghiệp mà không áp 
dụng đối với cá nhân. Điều này tạo nên hạn 
chế không đáng có cho việc phát huy vai trò 
của chính sách khoan hồng. Trong bối cảnh 
của môi trường kinh doanh Việt Nam, tính 
liên kết “buôn có bạn, bán có phường” cao 
sẽ ngăn cản các doanh nghiệp tố cáo nhau. 
Chính vì lẽ đó, việc có được chứng cứ từ 
những người quản lý doanh nghiệp, xét về 
mặt logic, là một một nhu cầu có thật. 
3. Một số kiến nghị đối với biện pháp chế tài 
Có thể thấy rằng, Luật Cạnh tranh 
năm 2018 đã đem lại những đột phá trong 
cách tiếp cận vấn đề quản lý hành vi thỏa 
thuận HCCT. Tuy nhiên, để đạt được mục 
tiêu đề ra, pháp luật cạnh tranh vẫn cần phải 
được tiếp tục hoàn thiện và cân nhắc những 
giải pháp mang tính hiệu quả cao để kiểm 
soát những hành vi thỏa thuận HCCT có 
tác động tiêu cực tới sự phát triển của thị 
trường và lợi ích của người tiêu dùng. Căn 
cứ trên những phân tích về các biện pháp 
chế tài và kinh nghiệm quốc tế, chúng tôi 
cho rằng, Nhà nước cần tập trung nâng cao 
hơn nữa khung hình phạt đối với các hành vi 
thỏa thuận HCCT cũng như hoàn thiện hơn 
cơ chế khoan hồng để phá thỏa thuận ngầm 
của các cartel. 
Thứ nhất, nâng cao mức phạt đối với 
vi phạm.
Trong tương quan với quy định của 
Luật Cạnh tranh năm 2018, mức phạt quy 
định trong Điều 217 BLHS năm 2015 áp 
dụng đối với các thoả thuận HCCT là quá 
thấp. Vì vậy, cần phải sửa đổi quy định về 
mức phạt đối với các thoả thuận HCCT. Theo 
đó, có thể áp dụng một trong hai phương án. 
11 Luật Cạnh tranh được Quốc hội ban hành ngày 12/6/2018 và có hiệu lực ngày từ ngày 01/7/2019.
- Phương án thứ nhất, sửa khoản 1 
Điều 111 Luật Cạnh tranh năm 2018. Cụ 
thể: “Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi 
vi phạm quy định về thỏa thuận HCCT, lạm 
dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng 
vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của 
doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị 
trường liên quan trong năm tài chính liền kề 
trước năm thực hiện hành vi vi phạm”. 
- Phương án thứ hai, sửa Điều 217 
BLHS theo hướng hoặc loại bỏ các quy định 
về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm 
hoặc trong trường hợp dẫn chiếu ngược trở 
lại quy định mức phạt tiền trong Luật Cạnh 
tranh năm 2018.
Theo chúng tôi, phương án thứ nhất 
có ưu thế hơn. Bởi lẽ, mức phạt tiền là một 
trong các quy định quan trọng trong việc 
kiểm soát các thoả thuận HCCT. Xét về khía 
cạnh thực tiễn lập pháp Việt Nam, các cơ 
quan có thẩm quyền trong việc thực thi pháp 
luật sẽ là cơ quan được giao nhiệm vụ làm 
dự thảo luật hoặc sẽ là cơ quan tham gia sâu 
vào quá trình xây dựng hoặc sửa đổi luật. 
Nhìn từ góc độ đó, việc sửa đổi Luật Cạnh 
tranh năm 2018 sẽ khả thi và hiệu quả hơn 
so với việc sửa đổi BLHS. Đồng thời, để 
lượng hoá mức phạt đối với các thoả thuận 
HCCT, cần có những hướng dẫn thi hành. 
Nếu lựa chọn phương án 2, khâu hướng dẫn 
thi hành sẽ khó khăn hơn. 
Thứ hai, chính sách khoan hồng.
 Như trên đã phân tích, việc chính 
sách khoan hồng không áp dụng đối với các 
cá nhân là một bất cập. Để gia tăng khả năng 
thành công trong các vụ việc về thoả thuận 
HCCT, nên bổ sung việc áp dụng chính 
sách khoan hồng đối với các cá nhân có liên 
quan. Vì vậy, cần sửa đổi Điều 112 Luật 
Cạnh tranh năm 2018 theo hướng: “cá nhân 
có liên quan đến việc hình thành, thúc đẩy, 
thực hiện các thoả thuận HCCT nếu thoả 
mãn các điều kiện tại khoản 3 Điều này có 
thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự 
hoặc giảm hình phạt”■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
117Số 2+3(378+379) T1/2019

File đính kèm:

  • pdfxu_ly_vi_pham_doi_voi_cac_thoa_thuan_han_che_canh_tranh.pdf