Xử lý nước thải chi phí thấp bằng hệ thống hồ sinh học

Nước sạch và ô nhiễm môi trường luôn

luôn là vấn đề trọng tâm trong phát triển kinh

tế xã hội. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước do

nước thải sinh hoạt và nước sản xuất diễn ra

tại rất nhiều nơi và kéo theo hàng loạt hệ quả

nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc

sống con người vậy nên vấn đề xử lý nước thải

đặc biệt được quan tâm. Công nghệ trong xử lý

nước thải hiện nay rất đa dạng, bài báo giới

thiệu một trong những phương pháp xử lý

nước mang hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm năng

lượng đó là phương pháp xử lý nước thải sinh

hoạt bằng hồ sinh học trong điều kiện tự

nhiên. Hồ sinh học có thể xử lý nước thải ô

nhiễm hữu cơ với mức độ thấp lẫn cao, có khả

năng tiệt trùng nước thải trước khi xả ra nguồn

tiếp nhận. Đồng thời với sự phát triển của khoa

học kỹ thuật hiện đại, công nghệ xử lý nước

bằng hồ sinh học ngày càng hoàn thiện, phù

hợp với mọi quy mô công suất và có chi phí

thấp phù hợp áp dụng tại các nước đang phát

triển có khí hậu nóng.

pdf 6 trang kimcuc 2520
Bạn đang xem tài liệu "Xử lý nước thải chi phí thấp bằng hệ thống hồ sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xử lý nước thải chi phí thấp bằng hệ thống hồ sinh học

Xử lý nước thải chi phí thấp bằng hệ thống hồ sinh học
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
145 
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHI PHÍ THẤP BẰNG HỆ THỐNG 
HỒ SINH HỌC 
ThS. Trần Thị Tuyết Trinh 
Khoa Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt 
Nước sạch và ô nhiễm môi trường luôn 
luôn là vấn đề trọng tâm trong phát triển kinh 
tế xã hội. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước do 
nước thải sinh hoạt và nước sản xuất diễn ra 
tại rất nhiều nơi và kéo theo hàng loạt hệ quả 
nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc 
sống con người vậy nên vấn đề xử lý nước thải 
đặc biệt được quan tâm. Công nghệ trong xử lý 
nước thải hiện nay rất đa dạng, bài báo giới 
thiệu một trong những phương pháp xử lý 
nước mang hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm năng 
lượng đó là phương pháp xử lý nước thải sinh 
hoạt bằng hồ sinh học trong điều kiện tự 
nhiên. Hồ sinh học có thể xử lý nước thải ô 
nhiễm hữu cơ với mức độ thấp lẫn cao, có khả 
năng tiệt trùng nước thải trước khi xả ra nguồn 
tiếp nhận. Đồng thời với sự phát triển của khoa 
học kỹ thuật hiện đại, công nghệ xử lý nước 
bằng hồ sinh học ngày càng hoàn thiện, phù 
hợp với mọi quy mô công suất và có chi phí 
thấp phù hợp áp dụng tại các nước đang phát 
triển có khí hậu nóng. 
Từ khóa 
Hồ sinh học, xử lý nước thải, Wastewater 
treatment pond systems, lagoons. 
1. Hệ thống hồ sinh học xử lý nước 
thải trong điều kiện tự nhiên 
Hệ thống hồ sinh học ổn định nước 
thải (thường gọi là hồ sinh học) là các hồ 
lớn, không sâu, có mặt bằng phổ biến là 
hình chữ nhật có bố trí đường dẫn nước 
vào và nước ra khỏi bể. Các hồ này được 
sử dụng rộng rãi ở Nam Mỹ, là loại công 
trình xử lý nước thải phù hợp với các 
nước đang phát triển ở vùng khí hậu 
nóng. Quá trình xử lý nước thải thường 
được diễn liên tục trong hai hoặc nhiều hồ 
trong đó độ sâu sẽ quyết đinh quá trình 
hiếu khí hay kỵ khí diễn ra trong hồ. 
Tương ứng với quá trình xử lý liên tục, 
từng hồ sẽ có chức năng riêng và chúng 
được thiết kế phù hợp với mục đích hoặc 
phần tử ô nhiễm cần được tách ra khỏi 
nước thải. Nước thải sau xử lý có các 
thông số nhiễm bẩn và vi sinh vật gây 
bệnh có nguồn gốc từ nước thải sinh hoạt 
được giảm đáng kể. 
Hình 1. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh 
họcTây Melbourne, công suất > 300.000 
m3/ngđ 
Hình 2. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh 
học Bình Hưng Hòa 
Hồ sinh học được phân thành ba loại 
cơ bản như trong Hình 2, bao gồm: Hồ kỵ 
khí, Hồ tùy tiện và Hồ hiếu khí. Về đặc 
điểm cấu tạo và hoạt động chủ yếu dựa 
vào chu trình xử lý tự nhiên nên độ sâu hồ 
quyết định hệ vi sinh vật xử lý nước thải 
trong hồ. Hồ kỵ khí thường có chiều sâu 
tối thiểu là 2m và thường không quá 5m; 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
146 
Hồ hiếu khí có độ sâu thấp hơn, độ sâu hồ 
trong khoảng từ 0,5 đến 1,5m; Hồ tùy 
tiện có khoảng chiều sâu từ 1m đến 2,5m. 
Thường một chu trình xử lý nước thải 
được xử lý tuần tự từ hồ kỵ khí, xử lý 
nước thải có nồng độ BOD5, sau đó nước 
thải được xử lý trong hồ tùy tiện và cuối 
cùng hồ hiếu khí xử lý triệt để và khử 
trùng nước thải. 
2. Các quá trình xử lý chủ yếu trong 
các hồ sinh học 
Hồ sinh học có các quá trình xử lý 
chủ yếu đó lá quá trình lên men kỵ khí và 
ôxy hóa hiếu khí diễn ra theo các giai 
đoạn như sau: 
- Lên men kỵ khí gồm hai giai đoạn: 
Giai đoạn thứ nhất lên men chất hữu cơ, tại 
đây vi khuẩn sẽ lên men để tạo thành sinh 
khối mới và hình thành các sản phẩm trung 
gian khác là axit hữu cơ. Giai đoạn thứ hai 
phân hủy các axit hữu cơ hình thành từ giai 
đoạn một nhờ các loại vi khuẩn tạo mêtan 
thành khí mêtan và các sản phẩm đơn giản 
khác như CO2, H2O, NH3, 
- Ôxy hóa hiếu khí có thể biểu diễn 
bằng các quá trình đơn giản như sau: 
Chất hữu cơ 
+ O2 
vi khuẩn 
tế bào vi khuẩn 
mới + H2O + 
CO2+ PO43- + 
NH3, v.v, 
- Ngoài ra, một lượng lớn ôxy được 
cung cấp nhờ quá trình quang hợp của tảo 
bổ sung đáng kể cho quá trình xử lý nước 
thải trong các hồ hiếu khí: 
H2O + CO2 
tảo+ánh sáng 
tế bào tảo 
mới + H2O 
+ O2 
- Các hợp chất nitơ hữu cơ đầu tiên 
được khoáng hóa thành amôni trong hồ 
sinh học kỵ khí hoặc trong bùn cặn của 
hồ sinh học tùy tiện. Do quá trình amôn 
hóa các hợp chất nitơ hữu cơ, nồng độ 
amôni trong nước hồ sinh học kỵ khí 
thường cao hơn trong nước cống. Quá 
trình xử lý amôni chủ yếu diễn ra trong 
hồ sinh học xử lý triệt để. Việc xử lý 
amôni liên quan chặt chẽ với pH và nhiệt 
độ bề mặt. Quá trình này diễn ra ở mùa 
hè mạnh hơn mùa đông. 
Hình 3. Các loại hồ sinh học 
Hồ hiếu khí/ hồ xử lý triệt để 
Hồ kỵ khí 
Hồ tùy tiện 
Nước thải vào 
Nước thải vào 
Nước thải vào 
Nước thải ra 
Nước thải ra 
Nước thải ra 
Hồ kỵ khí 
Nước vào 
Hồ tùy tiện Hồ hiếu khí 
H = 2m – 5m 
H= 1m –2.5m 
H= 0.5 –1.5m 
Hệ thống hồ sinh học xử lý nước thải 
Nước ra 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
147 
- Phôtpho được loại bỏ khỏi nước 
trong hồ ổn định bằng cách hấp thụ vào 
sinh khối của tảo. 
3. Hồ sinh học kỵ khí 
Hồ sinh học kỵ khí tiếp nhận nước 
thải với tải trọng BOD cao (tải trọng > 
100gBOD5/m3.ngđ), vận hành trong điều 
kiện không cần ôxy hòa tan, hồ được sử 
dụng như một bể tự hoại kiểu hở để xử lý 
nước thải. Cặn bẩn lắng xuống và được 
lên men kỵ khí với điều kiện nhiệt độ trên 
15oC, hồ này sử dụng tốt trong điều kiện 
khí hậu ấm. Hiệu quả xử lý khoảng 40% ở 
nhiệt độ 10oC hoặc thấp hơn cho đến trên 
60% ở 20oC. Lớp váng bề mặt hình thành 
cần được vớt định kỳ hoặc phun nước để 
tránh các loại côn trùng như ruồi, muỗi 
phát triển. 
Bể kỵ khí hoạt động có nhược điểm 
chính đó là xuất hiện mùi, mùi phần lớn là 
hydro sunfua nên các nhà tư vấn thiết kế 
thường ít thiện cảm khi lựa chọn hồ sinh 
học kỵ khí. Vì hydro sunfuamột phần hòa 
tan vào nước tạo nên phản ứng phân ly 
tạo thành các ion HS-, H2S và S2-. Tuy 
nhiên vấn đề mùi của bể vẫn có thể được 
cải thiện nhờ điều chỉnh nồng độ pH, khi 
độ pH của bể được hiệu chỉnh khoảng 
bằng 7,5 thì lúc này chủ yếu trong nước 
có khoảng 75% là HS- không gầy mùi hôi 
thối khó chịu. 
Ngoài ra để cải thiện nhược điểm 
của hồ sinh học kỵ khí, có thể phủ kín bề 
mặt hồ bằng tấm PVC/HDPE (Hình 6) để 
thu khí biogas hình thành trong quá trình 
lên men các chất hữu cơ từ nước thải. Khi 
nước thải được xử lý với quy mô công suất 
lớn, khí gas có thể được tận dụng làm 
nhiên liệu cấp cho sinh hoạt hoặc chạy 
máy và thiết bị trong trạm xử lý. 
4. Hồ sinh học tùy tiện 
Hồ sinh học tùy tiện được thiết kế để 
xử lý BOD theo tải trọng bề mặt tương đối 
nhỏ (100 – 400 kg BOD/ha.ngày) để phù 
hợp với mức độ phát triển của tảo. Có hai 
dạng hồ sinh học tùy tiện: hồ sinh học tùy 
tiện sơ cấp thu nhận trực tiếp nước thải từ 
mạng lưới thoát nước và hồ sinh học tùy 
tiện thứ cấp thu nhận nước thải sau khi 
được xử lý một phần (thường là sau hồ 
sinh học kỵ khí, bể tự hoại, hồ sinh học 
tùy tiện sơ cấp và hệ thống kênh mương 
thoát nước). Hồ sinh học tùy tiện hoạt 
động với tải lượng hữu cơ thấp hơn so với 
hồ sinh học kỵ khí. 
Đối với hồ sinh học tùy tiện sơ cấp 
có hai cơ chế xử lý BOD như sau: 
- Cơ chế thứ nhất : Cặn được lắng 
thành lớp bùn dưới đáy hồ và tiếp theo đó 
là lên men kỵ khí bùn cặn lắng; đến 30% 
lượng BOD trong nước thải đầu vào có thể 
chuyển thành khí mêtan. 
- Cơ chế thứ hai: Phần lớp nước phía 
trên, vi khuẩn hiếu khí ôxy hóa các hợp 
phần hữu cơ không lắng được trong nước 
thải cũng như sản phẩm của quá trình lên 
men kỵ khí. Lượng ôxy cấp cho quá trình 
xử lý một phần từ quá trình khuếch tán tự 
nhiên bề mặt, ngoài ra phần lớn oxy hòa 
tan cấp cho quá trình xử lý được tạo thành 
từ quá trình quang hợp của vi tảo. Các 
loại tảo phổ biến là các tảo Lam và tảo 
Lục, tảo phát triển làm cho hồ có màu 
xanh thẩm. 
Trong hồ sinh học tùy tiện thứ cấp 
cơ chế xử lý BOD thứ nhất diễn ra không 
rõ ràng. Các hợp chất hữu cơ theo BOD 
còn lại không lắng được ôxy hóa bởi các 
loại vi khuẩn di dưỡng. Lượng ôxy cần 
thiết cho quá trình xử lý BOD chủ yếu do 
hoạt động quang hợp của vi tảo trong hồ. 
Ngoài ra, gió có tác động quan trọng 
trong hoạt động của hồ sinh học tùy tiện 
vì nó làm tăng sự khuếch tán ôxy không 
khí vào nước và xáo trộn các tầng nước 
trong hồ. Sự xáo trộn này tạo điều kiện 
phân bố đồng nhất BOD, ôxy hòa tan, vi 
khuẩn và tảo và làm tăng cường độ ổn 
định chất thải. 
5. Hồ sinh học hiếu khí 
Hồ sinh học hiếu khí thường được sử 
dụng để xử lý triệt để nước thải, xử lý các 
chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng một 
lượng đáng kể đồng thời xử lý vi khuẩn 
gây bệnh có trong nước thải. Hồ tiếp nhận 
nước thải từ hồ sinh học tùy tiện. Khi thiết 
kế hồ sinh học hiếu khí để xử lý triệt để 
nước thải cần tạo môi trường cường độ 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
148 
bức xạ ánh sáng lớn kết hợp nồng độ oxy 
hòa tan cao. Nồng độ pH thích hợp thường 
lớn hơn 9 do có quá trình quang hợp của 
tảo. Mặt trời đóng vai trò quan trọng 
trong việc xử lý các loại vi khuẩn feacal 
gây bệnh, giữ ấm cho hồ và cung cấp đầy 
đủ năng lượng để thúc đẩy quá trình 
quang hợp của tảo, tạo điều kiện tăng pH 
và hình thành ôxy với nồng độ lớn cần 
thiết thúc đẩy để tăng cường bù đắp cho 
sự ôxy hóa quang hóa. 
6. Đặc điểm thủy lực, thiết kế và vận 
hành hồ sinh học 
- Vị trí hồ sinh học: Hồ sinh học 
được bố trí cuối hướng gió cách khu dân 
cư tối thiểu 200m, trong khu vực xây 
dựng cần hạn chế người qua lại đảm bảo 
an toàn và ngăn cấm trẻ em đi vào khu 
vực xử lý. Các hồ được bố trí tại nơi thuận 
tiện kiểm tra, nơi có điều kiện địa hình 
bằng phẳng hoặc có độ dốc nhỏ để giảm 
khối lượng công tác đất. 
- Điều kiện địa kỹ thuật rất quan 
trọng trong thiết kế hồ sinh học, các loại đất 
màu tối gốc canxi vùng nhiệt đới thưởng 
dẻo khi ướt và giòn khi khô là loại đất 
không thấm nước và rất phù hợp với hồ 
sinh học. Các lớp đất màu nâu đỏ dễ thấm 
nước nên yêu cầu phải có lớp lót đáy hồ. 
- Cân bằng thủy lực trong hồ sinh 
học: Để đảm bảo mực nước duy trì trong 
hồ, lưu lượng dòng vào tối thiểu phải lớn 
hơm độ bay hơi và độ thấm trong toàn bộ 
thời gian hoạt động và được biểu diễn 
bằng công thức (1) như sau: 
Qv ≥ 0,001.A.(E+S) (1) 
Trong đó: 
Qv : Lưu lượng nước thải vào hồ đầu tiên 
(m3/ngđ); 
A : Tổng diện tích mặt bằng của hồ (m2); 
E : Độ bay hơi thực (mm/ngđ); 
S : Độ thấm của đất (mm/ngđ). 
Lượng nước thấm lớn nhất (k) phụ 
thuộc vào điều kiện địa chất, mực nước 
ngầm của khu vực xây dựng. Nếu độ thấm 
của đất lớn hơn giá trị tối đa cho phép thì 
hồ cần được lót. Các biện pháp lót chống 
thấm khác nhau hiện nay được sử dụng có 
giá thành hợp lý ví dụ như xi măng, màng 
chất dẻo và lớp đất có độ thấm nước nhỏ, 
dày 150 mm. 
Hình 4. Lót tấm nhựa dẻo chống thấm cho hồ 
sinh học 
* Cấu tạo hình học của hồ: 
Hình dạng của hồ, vị trí cống dẫn 
nước vào, cống dẫn nước ra phải được 
thiết kế để chiều dài dòng chảy qua hồ là 
lớn nhất. Mặt bằng hồ thường có dạng 
hình chữ nhật, tỉ lệ L:B đối với bể kỵ khí 
khoảng bằng 3:1 để tránh lắng và tích tụ 
bùn gần ống dẫn nước thải vào; đối với hồ 
tùy tiện hoặc hồ xử lý triệt để, tỷ lệ L:B 
lớn (từ 10 đến 20). Bố trí mặt bằng hồ 
không nên chọn hình học không đều để 
tránh tạo vùng chết (nước không lưu 
thông mà tích tụ lại một chỗ) một mặt 
giảm diện tích hữu ít của hồ mặt khác tảo 
và xác vi sinh vật tích tụ lâu ngày sẽ gây 
mùi khó chịu. 
Để tận dụng gió làm xáo trộn các lớp 
nước trong hồ, hồ cần được bố trí sao cho 
kích thước đường chéo của hồ nằm trùng 
với hướng gió chủ đạo. Kích thước mặt 
bằng và đáy hồ sinh học tính toán theo 
(hình 5). Đối với hồ sinh học kỵ khí xử lý 
nước thải, để ngăn mùi hôi và thu khí gas 
làm nhiên liệu, thường sử dụng tấm phủ 
nhựa trên bề mặt của hồ (hình 6). 
Hình 5. Kích thước mặt bằng và mặt đáy hồ 
sinh học 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
149 
Hình 6. Thu gom khí biogas hồ sinh học kỵ khí 
Các đường dẫn nước ra và nước vào 
hồ cần được lắp thêm chắn để ngăn váng 
và bọt nổi. Chiều sâu mực nước xả đối với 
hồ sinh học kỵ khí là 30cm; hồ sinh học tùy 
tiện 60cm và hồ sinh học xử lý triệt để 5cm. 
* Vận hành hồ sinh học: trong quá trình 
vận hành hồ cần chú ý các khâu làm đầy 
nước trong hồ, bảo dưỡng hang ngày, hút 
bùn và quan trắc đánh giá hiệu quả hoạt 
động của hồ. 
Làm đầy nước hay khởi động hồ sinh 
học cần được thực hiện sớm sau khi thi 
công xong hồ để tránh các vi sinh vật 
ngoại lai phát triển nhanh chóng làm mất 
tính ổn định của hồ cũng như làm giảm 
khả năng thấm của hồ. Thường lượng 
nước thải ban đầu không đủ để làm đầy 
hồ vì vậy có thể sử dụng nước sạch để 
làm đầy hồ đối với hồ tùy tiện và hồ hiếu 
khí; hồ kỵ khí thường được làm đầy một 
nửa thể tích và có bể sung một lượng bùn 
vi sinh từ các công trình xử lý khác. 
Bảo dưỡng hàng ngày của hồ bao 
gồm các công việc như bảo dưỡng thiết bị 
xử lý sơ cấp ví dụ song chắn rác, bể lắng 
cát, làm sạch đường dẫn nước vào và ra 
khỏi bể và thu gom chất nổi. Phát quang 
bờ hồ đảm bảo kiểm soát các loại thực vật 
xung quanh hồ, trong hồ không được phát 
triển cây bụi tránh phát sinh thực vật nổi 
hoặc thực vật ngập nước dễ hình thành 
các ổ bọ gậy, muỗi phát triển. Phát quang 
hồ sử dụng các công cụ thủ công hoặc cơ 
giới đặc biệt không được sử dụng các loại 
thuốc diệt cỏ. 
Hồ sinh học kỵ khí và tùy tiện 
thường hút bùn sau khi hoạt động một 
năm đến ba năm, bùn được hút ra khỏi bể 
để đảm bảo dung tích thiết kế của hồ. Khi 
hút bùn cần giữ lại một lượng vi sinh vật 
mồi, cần thiết cho quá trình lên men kỵ 
khí sau đó. Bùn cần được hút đinh kỳ 
tránh để bùn nén lâu dưới đáy hồ sẽ tạo 
nên một lớp kỵ nước rất khó hút lên. 
Ngay sau khi khởi động hồ, hệ thống 
quan trắc cũng phải được thực hiện kiểm 
tra đúng định kỳ để đánh giá hiệu quả xử 
lý và hiệu chỉnh chế độ làm việc của hệ hồ 
cho hợp lý. Mẫu nước kiểm tra cần lấy 
theo các mốc thời gian trong ngày. Các 
thông số chủ yếu thường dung là nhiệt độ, 
lưu lượng, pH, ôxy hòa tan, BOD5, SS, chỉ 
số Coliforms, độ đục, độ màu, chỉ số Nitơ. 
7. Kết luận và kiến nghị 
Hệ thống hồ sinh học xử lý nước thải 
với ưu điểm lớn đó là dễ xây dựng, công 
tác thi công chủ yếu là công tác đất, hiện 
nay để đơn giản hóa và dễ cải tạo hồ 
không xây dựng hồ lót bằng bê tông mà 
lót bằng vật tấm nhựa dẻo, rút ngắn thời 
gian thi công. Hồ có cấu tạo đơn giản chi 
phí xây dựng rẻ hơn so với các bể xây 
truyền thống, không yêu cầu nhân lực có 
trình độ cao trong vận hành và duy tu tuy 
nhiên giá đất là một trở ngại lớn trong 
việc lựa chọn phương án xử lý nước thải 
bằng hồ sinh học. Tuy nhiên so sánhvề 
mặt khách quan, hồ sinh học tốn chi phí 
ban đầu cho mặt bằng xây dựng lớn tuy 
nhiên hệ thống xử lý vận hành đơn giản, 
chi phí xây dựng ít có thể tự cấp năng 
lượng trong quá trình vận hành trong khi 
đó các hệ thống xử lý nước thải khác có 
khối lượng và thời gian thi công lâu, chi 
 Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
 Số 2/2016 No. 2/2016 
150 
phí điện năng vận hành hệ thống rất lớn 
trong suốt thời gian hoạt động. 
Ưu điểm của hồ có là có tính đệm 
cao, hồ có thể chịu được hàm lượng kim 
loại nặng lớn hơn các hồ thông thường, 
có thể điều tiết lượng nước thải đến để 
tránh sốc tải của lưu lượng vào. Đặc biệt 
hồ còn có khả năng xử lý các loại vi sinh 
vật gây bệnh mà không phải sử dụng hóa 
chất. Tuy nhiên, hồ có hiệu quả xử lý 
chất lơ lửng thấp hơn các công trinh xử lý 
khác do thường có nhiều tảo trong dòng 
chảy ra. 
Công nghệ xử lý nước thải bằng hồ 
sinh học được sử dụng rộng rãi ở các nước 
phát triển để xử lý nước thải, tái sử dụng 
nước. Đối với các nước đang phát triển, 
phạm vi áp dụng chỉ mới phổ biến ở quy 
mô công suất nhỏ. Tuy nhiên, vận hành 
các hồ sinh học ở các công trình hiện có 
tại Việt Nam có nhược điểm là thường sử 
dụng hệ thống thoáng khí nhân tạo, chủ 
yếu sử dụng hệ thống hồ hiếu khí làm mất 
đi tính đa dạng sinh học và lợi thế kỹ 
thuật và kinh tế của hồ sinh học. 
Với những ưu điểm và nhược điểm 
trên, hệ thống hồ sinh học xử lý nước thải 
nếu được áp dụng đúng thì đó là một hệ 
thống xử lý chi phí thấp, có thể duy trì hệ 
thống mà không cần phụ thuộc hoàn toàn 
vào điện năng và các thiết bị máy móc cơ 
khí phức tạp. Hệ thống được coi là công 
nghệ xử lý tự nhiên, gần gũi với tự nhiên, 
đáp ứng được các tiêu chí môi trường và 
thích ứng tốt với điều kiện khí hậu ấm 
nóng.Nếu quỹ đất quy hoạch phù hợp thì 
việc áp dụng công nghệ này để xử lý nước 
thải đô thị hoàn toàn khả thi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Lều Thọ Bách, D.Xanhtoulis, Wang Chengduan và Hans Brix, 2010. “Xử lý nước thải chi phí thấp”, NXB Xây 
Dựng. 
[2]. Mara D.D., 2005. “Pond treatment technology”, IWA Publishing. 
[3]. Oswald, W.J., 1975. “Waste Pond Fuldamentals”, The World Bank. 
[4]. Sally Gutierrez (Director), National Risk Management Research Laboratory, 2011. 
“WastewaterTreatmentPond Systemsfor Plant Operators, Engineers, and Managers”, US EPA. 
[5]. Trần Đức Hạ, 2006. “Xử lý nước thải quy mô vừa và nhỏ”, NXB Xây dựng. 
[6]. Các trang Wed nước ngoài và tạp chí khác. 

File đính kèm:

  • pdfxu_ly_nuoc_thai_chi_phi_thap_bang_he_thong_ho_sinh_hoc.pdf