Xu hướng và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến môi trường thông tin số

Những tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ thông tin (hay công nghệ số) trong những năm gần

đây, theo Diễn đàn kinh tế thế giới, đang trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển cuộc

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Những công nghệ số của CMCN 4.0 như

S.M.A.C (mạng xã hội, di động, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây), IoT, trí tuệ

nhân tạo (AI), thực tại ảo tăng cường (AR), thực tại ảo (VR),. đang làm thay đổi hoàn

toàn môi trường thông tin giao tiếp của con người: một mặt, kết nối mạnh mẽ con người

trên toàn cầu, mặt khác, đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo thông tin được trung

thực, khách quan và có lợi cho tiến bộ xã hội. Bài viết sau đây sẽ tổng quát lại các xu

hướng, tác động và những thách thức của các công nghệ số trong CMCN 4.0 lên môi

trường thông tin số trên thế giới và ngành báo chí.

pdf 9 trang kimcuc 3900
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến môi trường thông tin số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến môi trường thông tin số

Xu hướng và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến môi trường thông tin số
81 
XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 
LẦN THỨ TƯ ĐẾN MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN SỐ 
Lê Duy Tiến1
Bộ Thông tin và Truyền thông
Tóm tắt:
Những tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ thông tin (hay công nghệ số) trong những năm gần 
đây, theo Diễn đàn kinh tế thế giới, đang trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển cuộc 
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Những công nghệ số của CMCN 4.0 như 
S.M.A.C (mạng xã hội, di động, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây), IoT, trí tuệ 
nhân tạo (AI), thực tại ảo tăng cường (AR), thực tại ảo (VR),... đang làm thay đổi hoàn 
toàn môi trường thông tin giao tiếp của con người: một mặt, kết nối mạnh mẽ con người 
trên toàn cầu, mặt khác, đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo thông tin được trung 
thực, khách quan và có lợi cho tiến bộ xã hội. Bài viết sau đây sẽ tổng quát lại các xu 
hướng, tác động và những thách thức của các công nghệ số trong CMCN 4.0 lên môi 
trường thông tin số trên thế giới và ngành báo chí.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Trí tuệ nhân tạo; Nền tảng số; Môi trường 
thông tin số; Bảo mật thông tin cá nhân; Mạng xã hội.
Mã số: 18100501
1. Những công nghệ số mới nổi trong Cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nhân loại đang chứng kiến sự hình 
thành cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với cốt lõi là 
các công nghệ số tiên tiến như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, 
xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tại ảo (VR), thực tại tăng cường 
(AR), chuỗi khối (blockchain), in 3D,... CMCN 4.0 có thể sẽ thay đổi hoàn 
toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi 
và sự phức tạp của lần chuyển đổi này sẽ không giống với bất k những gì 
mà loài người từng chứng kiến, trong đó có môi trường thông tin số - nơi 
mà những nền tảng số như các mạng xã hội và các công nghệ AI, VR, AR 
đang ngày càng đóng vai trò định hình, phân phối và trải nghiệm thông tin 
của người dùng trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy 
tính bảng và thiết bị đeo số khác. 
1 Liên hệ tác giả: leduytien74@gmail.com
82
Các công ty công nghệ lớn và công ty khởi nghiệp rất quan tâm nghiên cứu, 
phát triển công nghệ điện toán nhập vai, nơi mà con người được “chìm 
đắm” trong môi trường ảo hoàn toàn/thực tại ảo (VR) hoặc bán ảo/thực tại 
tăng cường (AR). Đây là những công nghệ làm lu mờ ranh giới giữa thế 
giới thực và ảo, gia tăng tính tương tác và trải nghiệm hiệu quả hơn cho 
người dùng. Năm 2014, Facebook đã mua lại Oculus Rift - công ty khởi 
nghiệp công nghệ VR với giá 2 tỷ USD. Facebook coi VR như phương thức 
truyền thông và giao tiếp xã hội của tương lai. Google cũng đang đầu tư lớn 
cho dự án kính Google Glass phiên bản 2.0 sau thất bại của phiên bản 1.0. 
Hiện có nhiều dự báo khác nhau về thị trường của VR, AR. Ứng dụng tiềm 
năng của AR/VR là rất nhiều, phủ khắp các lĩnh vực trong đời sống. Trong 
ngành báo chí, năm 2016, tờ New York Times đã phát hành video “Trận 
chiến Falluja” bằng công nghệ VR. Công ty tư vấn IDC dự báo thị trường 
VR, AR tăng lên 215 tỷ USD năm 2021 so với 11,4 tỷ USD năm 2017. 
Goldman Sachs dự báo thị trường VR, AR ở mức khiêm tốn hơn, chỉ đạt 80 
tỷ USD năm 2025.
2. Xu hướng thống trị truyền thông số của các nền tảng công nghệ số
Những năm gần đây, dưới tác động của công nghệ, ngành công nghiệp tin 
tức trải qua 3 giai đoạn phát triển, tạo ra tác động thay đổi mạnh mẽ các mô 
hình kinh doanh và phân phối tin tức, đó là: số hóa nội dung, sự lớn mạnh 
của mạng xã hội, sự phổ biến của nội dung trên thiết bị di động. Nhờ giá 
bán smartphone, tablet ngày càng giảm, các mạng 3G/4G phủ rộng nên số 
người dùng điện thoại thông minh trên thế giới gia tăng nhanh chóng. Theo 
một nghiên cứu của WEF, người dùng điện thoại thông minh tương tác tới 
thiết bị của mình trung bình 85 lần/ngày và 46% số người được hỏi cho biết 
không thể sống nếu thiếu điện thoại thông minh. Thời gian người dùng 
dành cho màn hình điện thoại thông minh tăng từ 33%/ngày (6,13 giờ) năm 
2007 tăng lên 47% (7,8 giờ) năm 2017. Trong thời đại của điện thoại thông 
minh, các công ty công nghệ lớn đang định hình môi trường thông tin số 
đến người dùng và ngành quảng cáo, buộc các nhà sản xuất nội dung phải 
điều chỉnh lại các quy trình và cấu trúc hoạt động. Chỉ riêng Facebook với 
2,3 tỷ người dùng cuối năm 2018 và Google đã chi phối tới 70% lưu lượng 
thông tin của các nhà sản xuất nội dung số (vị thế lưỡng độc quyền), trong 
đó, Facebook kiểm soát 77% lưu lượng mạng xã hội trên thiết bị di động. 
Facebook và một số mạng xã hội khác đang cố gắng tích hợp ngày càng 
nhiều tờ báo lớn ngay trên nền tảng của mình, biến mạng xã hội trở thành 
một cổng chính để theo dõi tin tức, nhất là khi các mạng xã hội có tính năng 
phát video trực tiếp. Thậm chí mới đây, Facebook đang đàm phán với các 
kênh truyền hình trả tiền, bao gồm HBO, Showtime và Starz về thỏa thuận 
83 
bán các dịch vụ này trên Facebook vào nửa đầu năm 2019. Người dùng 
đăng ký thuê bao có thể xem các kênh này trên các nền tảng của Facebook 
hoặc các nền tảng và thiết bị khác như Roku TV. Đây chính là mô hình mà 
Amazon đã làm trong vài năm và Apple đang muốn cung cấp vào năm 
2019. Những nền tảng như Apple, Amazon thường giữ 15%-30% doanh thu 
từ thuê bao phát sinh.
Các nhà sản xuất nội dung phải dựa vào các platform công nghệ để tiếp cận 
với đông đảo người dùng hơn, tăng doanh thu hơn nhưng họ lại ít có khả 
năng kiểm soát quá trình truyền đưa thông tin số tới người dùng. Mối quan 
hệ bất bình đẳng này ảnh hưởng tới quá trình sáng tạo, biên tập nội dung và 
mô hình kinh doanh. Các công ty platform công nghệ đưa ra những khuyến 
khích cho nhà sản xuất nội dung theo hướng phù hợp platform của mình, có 
khả năng lan truyền nhanh chóng, thu hút các nhà quảng cáo hơn là những 
nội dung mang lại giá trị cao cho xã hội. Chỉ 5 công ty platform lớn nhất 
thế giới (Google, Facebook, Alibaba, Baidu, Tencent) đã chiếm 80% doanh 
thu quảng cáo di động toàn cầu, trong đó 90% tăng trưởng doanh thu hằng 
năm thuộc về 2 công ty Google và Facebook.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ lớn đang phải đối mặt với sự hoài nghi 
của công chúng khi họ đã sử dụng platform của mình một cách thiếu đúng 
đắn như lan truyền các thông tin thù địch, sai trái, thiên lệch, giả mạo,... tác 
động đến sự lành mạnh trong xã hội, gây bất ổn chính trị của các nước và 
gần đây nhất chính là sự cố khủng hoảng lộ, lọt thông tin cá nhân của 87 
triệu người dùng Facebook cho công ty tư vấn chính trị Cambridge 
Analytica. Có những nghi ngờ rằng các nền tảng công nghệ này có thể can 
thiệp vào microphone trên điện thoại để nghe lén người dùng, qua đó phân 
tích thông tin phục vụ mục đích thương mại và chính trị. Các mạng xã hội 
đang làm suy giảm lớn đến ngành báo chí thế giới, gần như buộc các tờ báo 
phải hợp tác với mạng xã hội để mong duy trì. Ví dụ, tờ báo nổi tiếng New 
York Times có 15% lượng độc giả trực tuyến từ Facebook, nghĩa là độc giả 
có thể đọc cả bài báo của New York Times mà không cần rời khỏi 
Facebook để chuyển sang website của tờ báo này và tờ báo được thu lại tiền 
quảng cáo trên Facebook. Nhưng thực tế là New York Times để cho 
Facebook kiểm soát toàn bộ lượng độc giả của mình. Facebook có thể 
chuyển lượng độc giả đó vào bất k trang báo nào mà họ thấy phù hợp với 
chiến lược của mình trong từng thời điểm khác nhau. Tương tự vậy, New 
York Times cũng đã tự trao cơ sở dữ liệu của mình khi đồng ý tích hợp tính 
năng tìm kiếm của Google trên trang báo. Cuối năm 2016, New York 
Times và một số tờ báo khác đã rút khỏi tính năng “Bài báo tức thời” 
(Instant Articles) của Facebook vì doanh thu từ Facebook không nhiều.
84
3. Tiến bộ đột phá của công nghệ trí tuệ nhân tạo và tác động lên môi 
trường thông tin số
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang có những bước tiến bộ đột phá trong 
những năm gần đây và được ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Theo nghiên cứu 
của Ngân hàng Mỹ (Bank of America), doanh thu từ các công nghệ liên 
quan đến AI tăng từ 2 tỷ USD năm 2015 lên 127 tỷ USD năm 2025. Các 
công ty công nghệ lớn nhất thế giới như Facebook, Apple, Amazon, 
Netflix, Google, Baidu, Alibaba và Tencent đang dẫn đầu thế giới về 
nghiên cứu và ứng dụng AI. AI trợ giúp truyền đưa đúng thông tin người 
dùng mong muốn dựa trên nghiên cứu hành vi, bình luận trên mạng của 
người dùng như văn bản, âm nhạc (Spotify), video (Netflix) đến gợi ý mua 
các sản phẩm trên mạng (Amazon). Phần mềm tự động viết tin tức tài chính 
ứng dụng AI đã bắt đầu được hãng thông tấn AP đưa vào sử dụng thực tế từ 
năm 2014 với tốc độ tối đa lên tới 2.000 bản tin/giây, sau đó được áp dụng 
cả trong tin tức thể thao. Hãng AP đã giải phóng được 20% thời gian cho 
phóng viên trong khi tăng năng suất gấp 10 lần. Tờ báo Washington Post 
phát triển công cụ riêng Heliograf tự viết tin thể thao và chính trị. Ngay 
trong năm đầu hoạt động, Heliograf đã tự viết được khoảng 70 tin/tháng mà 
hầu hết không cần sự can thiệp của con người. Điểm đột phá là công nghệ 
học máy (một nhánh của AI) đã có khả năng tự sáng tạo tác phẩm gốc như 
các bản nhạc mà con người chưa từng nghe, vẽ tranh, thiết kế thời trang, 
viết truyện, viết tóm tắt,... Gần đây, các nhà khoa học đang tích cực nghiên 
cứu ứng dụng AI để đối phó với nạn tin giả mạo, thù địch, sai lệch,... đang 
ngày càng lan tràn trên mạng.
Tuy nhiên, ứng dụng của AI trong thông tin số cũng mang lại nhiều thách 
thức. Hiện nay, AI có thể tạo ra những đoạn âm thanh, video giả mạo giống 
hệt giọng nói, gương mặt của người thật. Điều này sẽ càng thúc đẩy tin tức 
giả mạo tràn lan rất khó xác thực. AI phải dựa trên dữ liệu lớn đầu vào dạy 
cho mô hình máy học hoặc học sâu. Nếu dữ liệu dạy máy học thiếu đa 
dạng, thiên lệch thì kết quả do AI tạo ra cũng bị thiên lệch - điều này trái 
với nguyên tắc trung thực, khách quan của tin tức. Bên cạnh đó, một điểm 
yếu căn bản của AI hiện nay là thiếu năng lực nhận thức như con người nên 
không thể lường trước và giải thích được kết quả đầu ra. Khi công nghệ có 
thể quyết định nội dung nào được đưa đến người dùng thì nó có khả năng 
định hướng phát triển dư luận, nguy cơ gây ra sự thiếu rõ ràng trong quá 
trình ra quyết định về nội dung hiển thị cho người dùng tăng lên. Chính vì 
vậy, các công ty công nghệ với platform thông tin số lớn đều có xu hướng 
tăng số lượng và đa dạng hóa thành phần các chuyên gia kiểm duyệt nội 
dung bên cạnh việc tăng cường ứng dụng AI hỗ trợ chuyên gia. 
85 
4. Thuật toán không minh bạch: Người làm công nghệ cần được đào 
tạo về đạo đức báo chí
Các kỹ sư công nghệ ở các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, 
và những công ty chuyên tổng hợp nội dung trực tuyến khác như Flipboard, 
Pulse (ví dụ ở Việt Nam: ứng dụng Báo Mới)... đang có một vai trò quan 
trọng mới trong phương pháp truyền bá nội dung xuất hiện trên màn hình 
máy tính hay điện thoại thông minh của độc giả. Chúng ta khó biết được 
các thuật toán của những công ty này làm việc như thế nào và vì sao chúng 
gây ảnh hưởng đến những tính toán của các tòa soạn báo trong cách làm tin 
tức hiện nay.
Khi nhà thiết kế tạo ra một ứng dụng đọc tin tức được cá nhân hóa, họ 
không chỉ thiết kế phần mềm mà đang tạo ra một platform tham gia vào 
việc xây dựng nên một ý tưởng về tin tức. Một ứng dụng có thể đưa đến cho 
độc giả chính xác thể loại nội dung mà họ quan tâm (ví dụ: bóng đá, âm 
nhạc) hoặc nó có thể gợi ý và hiển thị những nội dung mà thuật toán cho 
rằng bạn nên đọc. Nếu muốn, độc giả có thể tự thiết kế dịch vụ cá nhân cho 
mình chỉ xem tin tức tích cực, tránh những tin tức có tính chất tiêu cực. Nhà 
thiết kế platform di động phải tự đưa ra quyết định xem những yếu tố nào là
quan trọng trong việc truyền tải tin tức. Nội dung nào sẽ mang lại giá trị? 
Trong khi các tòa soạn báo truyền thống đang tự làm ra những ứng dụng 
đọc tin tức mới của riêng mình thì đồng thời cùng song hành là những công 
ty công nghệ sản xuất phần mềm thương mại đọc tin tức. Với cách tiếp cận 
này, chúng ta dần hiểu được cách các nhà thiết kế ứng dụng này đang cấu 
thành một loại hệ thống đưa tin, trong đó có những con người và hệ thống 
tồn tại bên ngoài, nhưng song hành cùng các cơ quan báo chí trực tuyến, tạo 
ra những điều kiện cho tin tức di động được truyền đưa đến độc giả. Đối 
với những nhà thiết kế này, việc đáp ứng nhu cầu độc giả không chỉ đơn 
giản là cung cấp những thông tin họ muốn biết mà phải mang đến những 
thông tin mà nhà thiết kế nghĩ rằng độc giả sẽ muốn dựa trên hành vi trước 
đây của độc giả và các mẫu dữ liệu do độc giả tạo ra. Dữ liệu do độc giả tạo 
ra được đưa vào một mô hình tính toán để xác định xem tin tức nào được 
xem, thậm chí những dấu hiệu này trái ngược với những gì độc giả yêu cầu 
hay trái với những đánh giá của các biên tập viên đưa ra. Mọi hành vi, mức 
độ tương tác trong các mối quan hệ, nội dung bình luận của người dùng trên 
mạng xã hội như Facebook đều bị theo dõi, thậm chí kể cả khi bạn không 
có hành động (như bấm nút Thích/Chia s/Bình luận), thì nền tảng này vẫn 
biết bạn dành bao nhiêu thời gian đọc nội dung nào, của ai,... Qua đó, 
Facebook biết được mối quan tâm chính, quan điểm của người dùng để 
thuật toán chỉ tập trung hiển thị những nội dung mà thuật toán cho rằng 
trùng khớp nhất với mối quan tâm và quan điểm của người dùng (kể cả 
quan điểm chính trị, tôn giáo...). Người dùng, một cách vô thức, bị mạng xã 
86
hội dẫn dắt, định hướng thông tin mà không hề biết rằng môi trường thông 
tin xuất hiện trong không gian mạng xã hội của mình đã bị thiên lệch, thiếu 
đa chiều, thiếu khách quan. 
Khi công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng mạnh mẽ vào việc thu 
thập và truyền tin tức đến độc giả, vấn đề trách nhiệm đạo đức báo chí phải 
do cả hai bên: nhà báo và nhà thiết kế CNTT cùng gánh vác. Vấn đề mới 
nổi này đang được quan tâm là trách nhiệm đạo đức báo chí của người làm 
công nghệ - những kỹ sư viết ra những thuật toán để tìm kiếm, lựa chọn, 
kiểm duyệt và hiển thị những nội dung xuất hiện khắp nơi trên mạng đến 
với người dùng mạng xã hội theo cách mà kỹ sư công nghệ cho là phù hợp 
nhất. Trong ngành báo chí truyền thống, các nhà báo phải tuân thủ các quy 
định của pháp luật, tòa soạn và đạo đức nghề nghiệp khi lựa chọn viết và 
đăng tải tin tức tới độc giả. Tương tự vậy, các nhà thiết kế công nghệ cũng 
đang tạo ra các lựa chọn ảnh hưởng tới thị hiếu đọc tin tức của độc giả hằng 
ngày. Tuy nhiên, những người làm công nghệ kế thừa những chuẩn mực và 
giá trị khác với báo chí truyền thống. Nhiều người trong số họ tự tách mình 
cách xa hoàn toàn với giới báo chí, tuyên bố rằng họ có rất ít hoặc không có 
quan hệ gì với công việc của ngành báo. 
5. Bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường thông tin số
Cùng với sự phát triển và ứng dụng ngày càng phổ biến của mạng Internet 
và thông tin di động trong cuộc sống, những hiện tượng xâm phạm thông 
tin cá nhân cũng xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ gây phiền toái cho 
người dùng mà còn xâm hại đáng kể cuộc sống riêng tư. Mới đây, 
Facebook đã thú nhận thậm chí vẫn theo dõi hành vi người dùng Facebook 
ngay cả khi họ đã đăng xuất khỏi Facebook.
Mọi người đều có xu hướng lo lắng xem ai truy cập vào thông tin cá nhân 
như: y tế, tài chính, các mối quan hệ và hành vi chính trị, của mình. 
Nhưng sự lo lắng của công chúng không song hành kịp thực tiễn phát triển 
của công nghệ. Ngày nay, việc thu thập, lưu trữ thông tin cá nhân liên tục 
và rộng khắp là thực tế không thể tránh khỏi. Hằng ngày, mọi người đều 
chủ động cung cấp nhiều dữ liệu cho các tổ chức khác nhau như các cơ 
quan chính quyền, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), nhà mạng viễn 
thông, các công ty tài chính, mạng xã hội, Những tổ chức này và nhiều tổ 
chức khác tương tự, cũng nhận được khối lượng lớn dữ liệu thông qua quá 
trình thu thập “thụ động” khi mọi người thực hiện một hành động khác, ví 
dụ như di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong khi mang theo điện thoại 
di động đã bật tính năng thu tín hiệu định vị GPS. Thực tế thì hầu như bất 
k thành phần nào trong cuộc sống cá nhân cũng tạo ra những “dữ liệu phụ” 
lưu lại đâu đó trên môi trường mạng mà cá nhân đó khó biết hết được. 
Trong khi đó, những bộ xử lý và máy chủ mạnh hơn có khả năng phân tích 
87 
tất cả những dữ liệu này để phát hiện những thông tin mới về hành vi và sở 
thích của mỗi cá nhân. Đây chính là thời đại của “dữ liệu lớn” - yếu tố 
khiến cho cách hiện nay chúng ta đang bảo vệ thông tin cá nhân trở nên lạc 
hậu.
Những dạng thu thập dữ liệu khác thậm chí còn khó quy định hơn. Ngày 
càng có nhiều cách thu thập dữ liệu thụ động thông qua các bộ cảm biến và 
trên các máy chủ một cách âm thầm khiến người dùng không hay biết. Điện 
thoại di động liên tục chia s vị trí người dùng cho nhà mạng, nhà bán l có 
thể theo dõi khách hàng khi họ di chuyển giữa các quầy và sử dụng camera 
kết nối máy tính để xác định giới tính, đoán tuổi khách hàng để có dữ liệu 
tiếp thị chính xác hơn. Thông tin cá nhân tồn tại thành những “mảnh dữ 
liệu” riêng l trên mạng không có nghĩa chắc chắn rằng sự riêng tư của 
người dùng đã bị xâm hại hoặc được bảo vệ an toàn. Vấn đề là người dùng 
không biết ai sở hữu dữ liệu liên quan đến mình và không có cách nào biết 
được thông tin đó có được sử dụng theo những cách chấp nhận được hay 
không. Một phản ứng thông thường là yêu cầu có sự kiểm soát chặt chẽ hơn 
đối với người có thể thu thập thông tin cá nhân và phương pháp mà họ thu 
thập thông tin bằng cách phải có được sự chấp thuận của người dùng ở từng 
giai đoạn. Nhưng nếu người dùng có cơ hội xem xét và chấp thuận đối với 
từng hành vi thu thập dữ liệu, người dùng đó sẽ buộc phải trả lời “Đồng ý” 
hoặc “Không” hàng trăm lần mỗi ngày. Điều này thật khó xảy ra khi hầu 
hết mọi người đều thích, thậm chí phụ thuộc vào các dịch vụ như mạng xã 
hội, vốn yêu cầu dữ liệu cá nhân của người dùng để chạy các ứng dụng và 
dịch vụ trên nền mạng xã hội (ví dụ như email, game, chat,), được dùng 
miễn phí đổi lấy việc nhận quảng cáo. Các nhà hoạch định chính sách, làm 
luật ở nhiều nước đã hiểu được thực tế này và đang nỗ lực truyền thông cho 
công chúng thoát khỏi sự lạc hậu trong nhận thức về hệ sinh thái dữ liệu 
hiện nay. Ví dụ, quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU (GDPR) có hiệu lực 
từ ngày 25/5/2018 yêu cầu có sự chấp thuận của người dùng đối với việc 
thu thập dữ liệu và biết được mục đích sử dụng dữ liệu tại thời điểm thu 
thập. Quy định mới nêu ra khái niệm “quyền được quên”, nghĩa là yêu cầu 
xóa tất cả dữ liệu của mỗi cá nhân khi người đó rút lại thỏa thuận trước đây 
hoặc khi tổ chức đã thu thập không cần đến dữ liệu của người đó. Quy định 
này đảm bảo dữ liệu cá nhân luôn ở dạng sẵn có để cá nhân đó có thể dễ 
dàng truy cập, sử dụng và sẽ phạt các công ty, tổ chức vi phạm quy định. 
Mặc dù có dự định tốt nhưng quy định mới này có vấn đề ở chỗ chỉ tập 
trung vào quy định về thu thập và lưu trữ dữ liệu mà không giải quyết được 
vấn đề thực tiễn trong cách thu thập dữ liệu hiện nay. Nó yêu cầu có sự thỏa 
thuận hợp pháp khi thu thập dữ liệu nhưng lại không xem xét đến những 
thông tin nhạy cảm được tạo ra bởi những thuật toán sử dụng dữ liệu từ các 
nguồn hoàn toàn công khai mà sau đó có thể suy luận ra được thông tin cá 
88
nhân như tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, dự đoán thu nhập và thái 
độ chính trị, dựa trên nội dung mà người đó đăng tải trên các mạng xã 
hội. Quy định mới cũng không áp dụng được khi thu thập dữ liệu thụ động 
và người dùng chẳng có cơ hội chấp thuận. 
Những nỗ lực giới hạn việc thu thập dữ liệu có thể cũng gây ra những lãng 
phí không dự tính trước. Nhiều thông tin được thu thập hiện nay có tiềm 
năng hữu ích cho xã hội mà chúng ta vẫn chưa biết hết. Khả năng phân tích 
lượng lớn dữ liệu cá nhân có thể giúp chính phủ và các tổ chức giải quyết 
tốt hơn các vấn đề y tế cộng đồng, biết rõ hơn nền kinh tế đang vận động 
như thế nào, phòng ngừa lừa đảo và các loại tội phạm khác. Chính phủ và 
các tổ chức quốc tế không nên ngăn chặn việc thu thập và lưu trữ những dữ 
liệu dài hạn - có thể có những lợi ích tiềm năng mà hiện nay chưa thể khai 
thác được - Điều này đặc biệt cần thiết trong xu hướng xây dựng các đô thị 
thông minh hiện nay trên thế giới.
Tóm lại, thứ nhất, với việc sử dụng các công cụ tính toán mới mạnh mẽ trên 
khối lượng dữ liệu lớn thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, các doanh 
nghiệp, tổ chức giờ đây có thể tạo ra loại dữ liệu cá nhân mới bằng cách suy 
luận và dự đoán về những sở thích và hành vi của người dùng dựa trên 
thông tin hiện có. Những kỹ thuật tương tự cũng khiến cho việc đảm bảo 
thông tin cá nhân được vô danh trở nên khó khăn hơn. Các công ty truy cập 
vào nhiều nguồn khác nhau sẽ có được những mảnh ghép dữ liệu đơn l về 
một cá nhân và họ có thể ghép lại khá hiệu quả những mảnh dữ liệu đơn l 
với nhau để loại bỏ tính vô danh và biết được cá nhân đó là ai. 
Thứ hai, quy định pháp luật phổ biến hiện nay trên thế giới tập trung chủ 
yếu vào việc kiểm soát quá trình thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân - một 
cách tiếp cận đang trở nên phi thực tế đối với cá nhân, trong đó, tiềm tàng 
khả năng làm mất đi những ứng dụng tương lai có thể hữu ích cho xã hội 
nhờ khai thác những dữ liệu đó. Đã đến lúc cần có cách tiếp cận mới: 
chuyển từ tập trung vào giới hạn việc thu thập và lưu trữ dữ liệu sang việc 
điều khiển dữ liệu ở điểm quan trọng nhất: thời điểm dữ liệu được sử dụng. 
Nói cách khác, chúng ta chuyển đổi sang mô hình bảo vệ thông tin cá nhân 
tập trung vào giám sát việc sử dụng dữ liệu./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Hà Phương, 2014. “Nhà báo và nhà công nghệ: Ai đang định hướng thông tin đến độc 
giả?”. Tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông, số 485, tr.5-9.
2. Thu Hà, 2015. “Nhà báo và công cụ lắng nghe mạng xã hội”. Tạp chí Công nghệ 
thông tin và Truyền thông, số 499, tr.33-38.
89 
3. Hà Phương, 2015. “Sự phát triển của các mô hình bảo vệ thông tin cá nhân”. Tạp chí 
Công nghệ thông tin và Truyền thông, số 505, tr.30-35.
4. Scott Galloway. 2018. The Four - Tứ đại quyền lực. Tp. HCM: Nxb Tổng hợp.
Tiếng Anh:
5. Klaus Schwab, 2018. “Shaping the Fourth Industrial Revolution”. World Economic 
Forum.
6. World Economic Forum, McKinsey&Company, 2018. “Creative Disruption: The 
impact of emerging technologies on the creative economy”.

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_va_tac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_tu_de.pdf