Xây dựng quy trình sản xuất máu toàn phần chứa Hba1c dùng trong ngoại kiểm tại Việt Nam

xây dựng quy trình sản xuất chất chuẩn HbA1c từ mẫu máu toàn phần dùng trong

ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm. Nghiên cứu trên cơ sở đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định

của bộ mẫu chuẩn dựa theo hướng dẫn ISO 13528 và ISO Guide 35. Đối tượng: các mẫu máu

toàn phần được thu thập tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp:

nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định của mẫu máu toàn phần chứa

HbA1c qua quá trình lưu trữ ở những thời điểm khác nhau. Thử nghiệm sản xuất bộ mẫu máu

chứa HbA1c. Sử dụng kiểm định so sánh một trung bình (Oneway ANOVA) và phép kiểm t-test

đánh giá tính đồng nhất, độ ổn định của 2 bộ mẫu máu đã sản xuất. Kết quả: nồng độ chất ban

đầu chứa HbA1c: 5.92 ± 0.09%, CV = 1,54%; 14,94 ± 0,10%, CV = 0,67%. Sau khi đánh giá

đồng nhất chất chuẩn HbA1c ở điều kiện đông lạnh và đông khô: ĐL.L1: 6,07 ± 0,08%;

ĐL.L,.140; Tthực nghiệm: ĐL.L1, ĐK.L2: 0,497, ĐL.L3, ĐK.L4: -0,095). Mẫu đông lạnh đánh giá ở

nhiệt độ (2 - 8°C) tại các thời điểm sau 3, 5, 7, 10 và 15 ngày (Tlý thuyết: 2,200; Tthực nghiệm: ĐL.L1,

ĐL.L3: 0,956 và p > 0.05). Kết luận: đã đánh giá bộ mẫu đạt chất lượng theo ISO 13528;

ISO 35 với hai tiêu chí tính đồng nhất và độ ổn định. Sản xuất được hai bộ mẫu dùng trong

ngoại kiểm với mức nồng độ bình thường và nồng độ cao đánh giá tại các thời điểm, điều kiện

lưu trữ đông lạnh và đông khô. Mẫu đủ điều kiện để tiếp tục dùng đánh giá chất lượng các

phòng xét nghiệm.

pdf 10 trang kimcuc 3180
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng quy trình sản xuất máu toàn phần chứa Hba1c dùng trong ngoại kiểm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng quy trình sản xuất máu toàn phần chứa Hba1c dùng trong ngoại kiểm tại Việt Nam

Xây dựng quy trình sản xuất máu toàn phần chứa Hba1c dùng trong ngoại kiểm tại Việt Nam
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 41 
XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÁU TOÀN PHẦN CHỨA HbA1c 
DÙNG TRONG NGOẠI KIỂM TẠI VIỆT NAM 
 Vũ Quang Huy1, 2, 3; Bùi Minh Đức1; Nguyễn Tiến Huỳnh3 
 Lê Ngọc Minh Trân3; Lâm Vĩnh Niên1; Lê Văn Chương1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: xây dựng quy trình sản xuất chất chuẩn HbA1c từ mẫu máu toàn phần dùng trong 
ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm. Nghiên cứu trên cơ sở đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định 
của bộ mẫu chuẩn dựa theo hướng dẫn ISO 13528 và ISO Guide 35. Đối tượng: các mẫu máu 
toàn phần được thu thập tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: 
nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định của mẫu máu toàn phần chứa 
HbA1c qua quá trình lưu trữ ở những thời điểm khác nhau. Thử nghiệm sản xuất bộ mẫu máu 
chứa HbA1c. Sử dụng kiểm định so sánh một trung bình (Oneway ANOVA) và phép kiểm t-test 
đánh giá tính đồng nhất, độ ổn định của 2 bộ mẫu máu đã sản xuất. Kết quả: nồng độ chất ban 
đầu chứa HbA1c: 5.92 ± 0.09%, CV = 1,54%; 14,94 ± 0,10%, CV = 0,67%. Sau khi đánh giá 
đồng nhất chất chuẩn HbA1c ở điều kiện đông lạnh và đông khô: ĐL.L1: 6,07 ± 0,08%; 
ĐL.L,.140; Tthực nghiệm: ĐL.L1, ĐK.L2: 0,497, ĐL.L3, ĐK.L4: -0,095). Mẫu đông lạnh đánh giá ở 
nhiệt độ (2 - 8°C) tại các thời điểm sau 3, 5, 7, 10 và 15 ngày (Tlý thuyết: 2,200; Tthực nghiệm: ĐL.L1, 
ĐL.L3: 0,956 và p > 0.05). Kết luận: đã đánh giá bộ mẫu đạt chất lượng theo ISO 13528; 
ISO 35 với hai tiêu chí tính đồng nhất và độ ổn định. Sản xuất được hai bộ mẫu dùng trong 
ngoại kiểm với mức nồng độ bình thường và nồng độ cao đánh giá tại các thời điểm, điều kiện 
lưu trữ đông lạnh và đông khô. Mẫu đủ điều kiện để tiếp tục dùng đánh giá chất lượng các 
phòng xét nghiệm. 
* Từ khóa: Ngoại kiểm; HbA1c. 
Construct the Whole Blood Cells Production Process Contain HbA1c 
using External Quality Assessment in Vietnam 
Summary 
Objectives: To develop a process to produce HbA1c standard from whole blood samples 
used in external quality testing. Research on the basis evaluate the uniformity and stability of the 
standard set according to ISO 13528 guidelines and ISO Guide 35. Subjects: Whole blood samples 
were purchased at Hochiminh City Hematology Transfusion Hospital. Methods: Experimental study, 
assess the uniformity and stability of whole blood samples containing HbA1c through storage at 
different times. Test production of blood samples containing HbA1c. Using a comparison test for 
1. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
2. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
3. Trung tâm Kiểm chuẩn Chất lượng Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Quang Huy (drvuquanghuy@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 10/04/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/05/2019 
 Ngày bài báo được đăng: 22/05/2019 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 42 
a medium (Oneway ANOVA) and t-test to assess the uniformity and stability of 2 sets of blood 
samples produced. Results: Initial concentration of HbA1c: 5.92 ± 0.09%; CV: 1.53%; 14.94 ± 
0.10%, CV: 0.70%. After homogeneous evaluation of HbA1c standard under frozen and 
lyophilized conditions: DL.L1: 6.07 ± 0.08%, DL.L3: 14.84 ± 0.15%; DK.L2: 5.81 ± 0.12%, 
DK.L4: 14.89 ± 0.12%, F distribution: 3.321; F statistics: DL.L1, DK.L2: 1.140; DL.L3, DK.L4: 
1.065 and p > 0.05). Lyophilized samples were stored at 2 - 8°C and frozen samples were stored 
at -80°C, both were assessed at 3, 5, 7, 10 and 15 weeks (F statistics 0.05), 
as well as the stability in three months with t statistics 0.05, tdistribution: 2.140; 
tstatistics: DL.L1, DK.L2: 0.497; DL.L3, DK.L4: -0.095. Frozen samples were evaluated at 2 - 8°C at 
3, 5, 7, 10 and 15 days, tdistribution: 2.200; tstatistics: DL.L1, DL.L3: 0.956 and p > 0.05. Conclusion: 
Through the research results, we have assessed the quality of samples according to ISO 13528; 
ISO 35 with two criteria of uniformity and stability. Produce two sets of samples for external use at 
normal concentrations and high concentrations assessed at times, freeze-dried and freeze storage 
conditions. Samples are eligible to continue to use laboratory quality evaluations. 
* Keywords: External quality assessment; HbA1c. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm 
là một nhu cầu rất cấp thiết đối với hệ 
thống phòng xét nghiệm. Vì có đánh giá 
chúng ta mới kiểm soát xác định được 
năng lực và mức độ hoạt động của phòng 
xét nghiệm như thế nào, đang đứng thứ 
hạng được tin cậy cao trong việc trả kết 
quả cho khách hàng hay không và đó 
cũng là những tiêu chuẩn tiến tới tham 
gia ISO 15189 chuẩn thức về xét nghiệm. 
Đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm 
cung cấp bằng chứng khách quan về kết 
quả đáng tin cậy cho tất cả khách hàng 
sử dụng dịch vụ. Việc nghiên cứu bộ mẫu 
chuẩn HbA1c dùng đánh giá chất lượng 
các phòng xét nghiệm đóng vai trò rất 
quan trọng trong kiểm soát và đánh giá 
chất lượng phòng thí nghiệm, thông qua 
đó sẽ so sánh giữa các phòng thí nghiệm 
để giúp kiểm soát và khẳng định bệnh đái 
tháo đường một cách hiệu quả và thiết 
thực hơn [3]. Để kiểm soát tốt các sai sót 
trong quá trình thực hiện và trả kết quả xét 
nghiệm, đảm bảo độ tin cậy trong chẩn đoán 
và đủ tiêu chuẩn kết luận bệnh theo tiêu 
chuẩn chẩn đoán đái tháo đường Hoa Kỳ 
(ADA năm 2015) [5]. Hướng tới liên thông 
kết quả xét nghiệm theo Quyết định 
316/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2016 
Thủ tướng Chính phủ [1] và Quyết định 
2429/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2017 
của Bộ Y tế về bộ tiêu chí mức đánh giá 
chất lượng xét nghiệm [4]. Ngoại kiểm tra 
chất lượng xét nghiệm (EQA - External 
Quality Assessment) được xem như một công 
cụ minh chứng cho sự hoàn thiện của hệ 
thống chất lượng phòng xét nghiệm, góp 
phần không nhỏ trong chẩn đoán và điều trị 
cho bệnh nhân [7, 10, 11]. Tuy nhiên, để có 
thể kiểm tra chất lượng xét nghiệm, cần có 
một mẫu chuẩn đạt tiêu chuẩn [13, 14, 15]. 
Các mẫu chuẩn thường dùng trong ngoại 
kiểm hiện nay ở nước ta đa số được nhập 
khẩu từ nước ngoài, việc vận chuyển và 
bảo quản rất khó đảm bảo về mặt chất 
lượng [2]. Vào thời điểm hiện tại, ở Việt Nam 
chưa có bất kỳ bài báo hay công trình 
nào được công bố về sản xuất mẫu ngoại 
kiểm HbA1c trong nước. Trên thực tế, 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 43 
ngày nay HbA1c được xem như “tiêu 
chuẩn vàng” trong lựa chọn chẩn đoán và 
theo dõi điều trị bệnh đái tháo đường [12]. 
Vì HbA1c không ảnh hưởng của chế độ 
ăn uống, không phụ thuộc vào thời điểm 
làm xét nghiệm [8]. Chính vì vậy, việc sản 
xuất một bộ mẫu HbA1c dùng trong ngoại 
kiểm chất lượng xét nghiệm rất cần thiết. 
 Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 
- Đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định 
mẫu chứa HbA1c trong máu toàn phần đã 
được bảo quản bằng phương pháp đông 
lạnh và đông khô theo từng thời điểm và 
nhiệt độ lưu trữ để có một bộ mẫu chuẩn 
ngoại kiểm đạt chất lượng theo ISO 13528 
và ISO 35. 
- Xây dựng quy trình sản xuất mẫu 
chuẩn đông lạnh và đông khô chứa HbA1c 
dùng trong ngoại kiểm tại Việt Nam. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
Các túi máu trong nghiên cứu được 
thu thập từ Bệnh viện Truyền máu Huyết 
học TP. Hồ Chí Minh. 
* Địa điểm và thời gian: nghiên cứu 
được thực hiện tại Trung tâm Kiểm chuẩn 
Chất lượng Xét nghiệm Y học, Trường 
Đại học Y Dược TP. HCM (ISO 9001-2015 
do Tổ chức AJA (Anh Quốc)). Thời gian 
nghiên cứu từ tháng 10 - 2018 đến 3 - 2019. 
* Tiêu chuẩn chọn mẫu: 
- Mẫu máu toàn phần chứa nồng độ 
HbA1c < 6,5%. 
- Mẫu máu toàn phần chứa nồng độ 
HbA1c > 7,0%. 
- Mẫu máu không sậm màu, không vón 
cục và không bị tiêu huyết. 
- Kết quả công thức máu toàn bộ đều 
nằm trong giới hạn bình thường. 
- Mẫu đã qua sàng lọc, không bị lây 
nhiễm với kháng nguyên HBsAg, kháng 
thể kháng HIV1/2, kháng thể HCV. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: những mẫu không 
phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu thực 
nghiệm. 
- Tạo 2 bộ mẫu, mỗi bộ mẫu gồm 2 lô 
(ký hiệu và giải thích: đông lạnh lô 1 (ĐL.L1); 
ĐL.L3; ĐK.L2; ĐK.L4:. 
+ Bộ mẫu thứ nhất: ĐL.L1 và ĐL.L3. 
+ Bộ mẫu thứ hai: ĐK.L2 và ĐK.L4. 
- Đánh giá đồng nhất và độ ổn định: 
đánh giá bộ mẫu chứa chất chuẩn HbA1c 
đồng nhất căn cứ vào (Fthực nghiệm < Flý thuyết), 
kiểm định Oneway Anova so sánh một 
trung bình. Mẫu đông khô bảo quản ở 2 - 80C 
và mẫu đông lạnh bảo quản ở -80°C, cả 
hai được đánh giá tại các thời điểm sau 
3, 5, 7, 10 và 15 tuần; mẫu đông lạnh tan 
đông đánh giá ở nhiệt độ 2 - 8°C tại các 
thời điểm sau 3, 5, 7, 10 và 15 ngày, kiểm 
định t không bắt cặp (t-tests) với hai phương 
sai gần bằng nhau. 
+ Đánh giá đồng nhất Fthực nghiệm < Flý thuyết; 
p > 0,05 → Kết luận đồng nhất. 
+ Đánh giá ổn định Tthực nghiệm < Tlý thuyết; 
p > 0,05 → kết luận ổn định. 
* Cỡ mẫu: 
Để bộ mẫu ngoại kiểm máu toàn phần 
chứa HbA1c với nồng độ bình thường và 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 44 
nồng độ cao sử dụng trong ngoại kiểm 
chất lượng đáp ứng được các tiêu chí 
đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định theo 
quy định và hướng dẫn của tiêu chuẩn 
ISO 13528: 2015; ISO 35: 2006. 
- Số lượng mẫu dùng trong quá trình 
đánh giá: 
+ Tính đồng nhất 10 mẫu/lô: 10 x 4 (lô) 
= 40 mẫu. 
+ Độ ổn định 3 mẫu/lô/thời điểm 
đánh giá: 
. Thời điểm đánh giá dài hạn 3, 5, 
7, 10, 15 tuần đối với mẫu đông lạnh và 
mẫu đông khô: 3 x 4 (lô) x 5 (thời điểm 
đánh giá) = 60. 
. Thời điểm đánh giá ngắn hạn sau: 
3, 5, 7, 10, 15 ngày đối với mẫu sau khi 
tan đông theo dõi ở nhiệt độ 2 - 8°C: 3 x 2 
(mức nồng độ) x 5 (thời điểm đánh giá) = 
30 mẫu. 
- C mẫu được tính cho cả quy trình 
nghiên cứu: n = 40 +30 + 60 = 130 mẫu. 
* Quy trình thực hiện: 
- Chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất bộ mẫu ngoại kiểm HbA1c: thực hiện theo quy trình. 
- Kỹ thuật xét nghiệm: định lượng HbA1c bằng hai phương pháp, thứ nhất đo 
độ đục phản ứng miễn dịch (DCCT/NGSP) trên máy sinh hóa tự động AU-480 
(Hãng Backman Coulter, Mỹ), thiết bị này đạt đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế như ISO và 
chuẩn châu Âu (CE), với thuốc thử hemolyzing reagent (mã REF: 472137) hạn dùng 
30/6/2019, reagent R1: mã kít A1cG (Hãng Backman), REF B00389, SEQ: 5524, 
lot: 1044; reagent R2: mã kít A1cG (Hãng Backman), REF B00389, SEQ: 0400, 
lot: 1044 hạn dùng: 01/01/2020. Thứ hai, phương pháp sắc ký trao đổi ion HPLC sử dụng 
để kiểm soát kết quả trong đánh giá đồng nhất và giai đoạn ổn định. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 45 
- Vật liệu mẫu nội kiểm tra chất lượng (IQC): extendSURETM, LOT SPECIFIC 
VALUE ASSIGNMENT CARTD, haemoglobin A1c: mức 1 & mức 2, LOT: 4168, 
hạn dùng: 31/08/2020. 
* Phân tích dữ liệu: 
Dữ liệu được nhập và xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và 
Stata 14.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Kết quả đánh giá nguyên liệu ban đầu. 
TT 
Nồng độ ban đầu HbA1c (%) 
Bình thường Nồng độ cao 
Trung bình 5,92 14,94 
Độ lệch chuẩn 0,09 0,10 
Biến thiên 1,53% 0,70% 
Chúng tôi thu thập được bộ mẫu chứa HbA1c mức bình thường trung bình 5,92 ± 0,09% 
và nồng độ cao có giá trị trung bình 14,94 ± 0,10%. 
Bảng 2: Kết quả đánh giá độ đồng nhất của bộ mẫu chứa nồng độ HbA1c. 
TT 
Phân tích đồng nhất các bộ mẫu chứa HbA1c (%) 
Giá trị ban đầu Lô mẫu 
Lô 1 và lô 2 Lô 3 và lô 4 ĐL.L1 ĐK.L2 ĐL.L3 ĐK.L4 
Trung bình 5,92 14,94 6,07 5,81 14,84 14,89 
Độ lệch chuẩn 0,09 0,10 0,08 0,12 0,15 0,12 
Biến thiên 1,53 0,70 0,14 1,01 2,03 0,81 
Fthực nghiệm 1,140 0,750 
Flý thuyết 3,321 3,321 
Kết quả phân tích đánh giá đồng nhất của bộ mẫu ĐL.L1, ĐL.L3 và bộ mẫu ĐK.L2, 
ĐK.L4. Với Fthực nghiệm 1,140 < Flý thuyết 3,321 và Fthực nghiệm 1,065 < Flý thuyết 3,321 (tra bảng 
điểm phần trăm phân phối F với bậc tự do giữa các nhóm K-1 = 3-1; bậc tự do toàn bộ 
mẫu N-K = 30-3). Các mẫu máu toàn phần ngoại kiểm trong bộ mẫu: ĐL.L1, ĐL.L3, 
ĐK.L2 và ĐK.L4 đồng nhất. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 46 
Bảng 3: Kết quả đánh giá độ ổn định của bộ mẫu thứ nhất chứa HbA1c. 
TT 
Lô mẫu ĐL.L1 và ĐK.L2 chứa HbA1c (%) đánh giá qua các thời điểm 
Đồng nhất Tuần 3 Tuần 5 Tuần 7 Tuần 10 Tuần 15 
L.1 L.2 L.1 L.2 L.1 L.2 L.1 L.2 L.1 L.2 L.1 L. 2 
Trung bình 6,07 5,81 6,03 5,91 6,03 5,79 6,05 5,74 6,03 5,83 6,03 5,80 
Độ lệch chuẩn 0,08 0,12 0,05 0,09 0,11 0,07 0,07 0,10 0,06 0,03 0,08 0,07 
Biến thiên 0,14 1,01 0,88 1,56 1,80 1,18 1,17 1,68 0,95 0,52 1,40 1,21 
Tthực nghiệm -0,033 0,495 0,743 0,769 0,511 
Tlý thuyết 2,14 
Kết quả bộ mẫu chứa HbA1c mức nồng độ bình thường đánh giá ở điều kiện nhiệt 
đông lạnh và mẫu đông khô ở nhiệt độ 2 - 8°C, kết quả: giá trị Tthực nghiệm tại các thời 
điểm đánh giá đều nhỏ hơn Tlý thuyết tra bảng điểm phần trăm phân phối t với bậc tự do 
14 ( n1 + n2 - 2 = 10 + 6 - 2). Thỏa điều kiện Tthực nghiệm < Tlý thuyết. Các lô mẫu chứa 
HbA1c mức bình thường ĐL.L1 và ĐK.2 ổn định tại thời điểm nghiên cứu trong 
thời gian 15 tuần. 
Bảng 4: Kết quả đánh giá độ ổn định của bộ mẫu thứ hai HbA1c. 
TT 
Lô mẫu ĐL.L3 và ĐK.L4 chứa HbA1c (%) đánh giá qua các thời điểm 
Đồng nhất Tuần 3 Tuần 5 Tuần 7 Tuần 10 Tuần 15 
Lô 3 Lô 4 Lô 3 Lô 4 Lô 3 Lô 4 Lô 3 Lô 4 Lô 3 Lô 4 Lô 3 Lô 4 
Trung 
bình 
14,84 14,89 14,83 14,94 14,86 14,88 14,85 14,92 14,86 14,91 14,82 14,83 
Độ lệch 
chuẩn 
0,15 0,12 0,15 0,14 0,13 0,10 0,18 0,12 0,12 0,05 0,12 0,15 
Biến 
thiên 
2,03 0,81 1,01 0,96 0,90 0,67 1,23 0,80 0,80 0,30 0,81 1,04 
Tthực nghiệm -0,224 -0,090 -0,251 -0,303 0,395 
Tlý thuyết 2,14 
Kết quả bộ mẫu chứa HbA1c lô ĐL.L3 và lô ĐK.L4 đánh giá ở điều kiện nhiệt độ 
đông lạnh và đông khô theo dõi ở nhiệt độ 2 - 8°C, thể hiện giá trị Tthực nghiệm tại các thời 
điểm đánh giá đều nhỏ hơn Tlý thuyết tra bảng điểm phần trăm phân phối t với bậc tự do 
14 ( n1 + n2 - 2 = 10 + 6 - 2). Thỏa mãn điều kiện Tthực nghiệm < Tlý thuyết. Các lô mẫu 
chứa HbA1c nồng độ cao ĐL.L3 và ĐK.L4 ổn định tại thời điểm nghiên cứu trong 
thời gian 15 tuần. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 47 
Bảng 5: Kết quả đánh giá độ ổn định của lô mẫu chứa HbA1c sau khi tan đông nhiệt 
độ 2 - 8°C. 
TT 
Lô mẫu ĐL.L1 và ĐL.L3 chứa HbA1c (%) đánh giá qua các thời điểm 
Đồng nhất Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 Ngày 10 Ngày 15 
Lô 1 Lô 3 Lô 1 Lô 3 Lô 1 Lô 3 Lô 1 Lô 3 Lô 1 Lô 3 Lô 1 Lô 3 
Trung 
bình 
6,07 14,84 6,03 14,76 6,00 14,79 6,03 14,80 6,03 14,78 6,00 14,75 
Độ lệch 
chuẩn 
0,08 0,15 0,08 0,07 0,10 0,15 0,08 0,10 0,07 0,04 0,10 0,13 
Biến 
thiên 
0,14 2,03 1,37 0,50 1,72 1,00 1,39 0,67 1,20 0,30 1,67 0,90 
Tthực nghiệm 0,863 1,205 1,248 0,564 0,883 0,539 0,981 1,078 1,143 1,051 
Tlý thuyết 2,200 
Kết quả đánh giá độ ổn định lô mẫu tan đông theo dõi ở điều kiện nhiệt độ 2 - 8°C, 
giá trị Tthực nghiệm tại các thời điểm đánh giá đều nhỏ hơn Tlý thuyết tra bảng phần trăm 
phân phối t với bậc tự do 14 (n1 + n2 - 2 = 10 + 3 - 2). Thỏa điều kiện Tthực nghiệm < Tlý thuyết. 
Các mẫu máu toàn phần ngoại kiểm ĐL.L1 và ĐL.L3 ổn định tại thời điểm nghiên cứu 
trong thời gian tối đa 15 tuần. 
BÀN LUẬN 
 Ngày nay xét nghiệm HbA1c được sử 
dụng như tiêu chuẩn vàng trong chẩn 
đoán bệnh đái tháo đường [2, 4, 9]. Để 
kiểm soát kết quả xét nghiệm này, đòi hỏi 
phải có một cơ quan kiểm soát chất 
lượng. Trung tâm Kiểm chuẩn Chất lượng 
Xét nghiệm Y học - Bộ Y tế tại Trường 
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã chủ 
động kiểm soát chất lượng xét nghiệm 
dưới sự quản lý của Bộ Y tế, trên cơ sở 
đó trung tâm, chuyên gia và học viên 
cùng nghiên cứu đưa ra ý tưởng xây 
dựng quy trình sản xuất bộ mẫu chuẩn 
chứa nồng độ HbA1c dùng trong ngoại 
kiểm chất lượng xét nghiệm tại Việt Nam. 
1. Tiến trình xây dựng quy trình sản 
xuất bộ mẫu chuẩn ngoại kiểm chứa 
HbA1c. 
- Bước 1: chuẩn bị nguồn nguyên liệu 
ban đầu. 
 Nguồn nguyên liệu ban đầu được thu 
tập từ Bệnh viện Truyền máu Huyết học 
TP. Hồ Chí Minh, đã được sàng lọc, 
không còn khả năng gây nhiễm đối với 
bệnh truyền nhiễm. Sau đó, thực hiện 
đúng quy trình vận chuyển chế phẩm máu 
về Trung tâm Kiểm chuẩn để kiểm tra 
lại các thông số hemoglobin và HbA1c, 
thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu trong 
nghiên cứu sản xuất. 
- Bước 2: từ nguồn nguyên liệu trên, 
định lượng đánh giá kết quả ban đầu. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 48 
Mẫu chứa HbA1c mức nồng độ bình 
thường 5,92 ± 0,09% và nồng độ cao 
14,94 ± 0,10%. Đây là điều kiện cần để 
sản xuất một bộ mẫu chuẩn chứa HbA1c 
trong ngoại kiểm. 
- Bước 3: tiếp theo quy trình, chia nhỏ 
thể tích mẫu vào eppendorf với thể tích 
1 ml. Sau đó, chia ra làm hai bộ mẫu (mỗi 
bộ gồm hai lô được ký hiệu: ĐL.L1, ĐL.L3, 
ĐK.L2, ĐK.L4), bảo quản trong điều kiện 
đông lạnh và đông khô. Điều kiện thứ nhất: 
đông lạnh nhiệt độ (-80°C) thực hiện tại 
phòng thí nghiệm, Trung tâm Kiểm chuẩn 
Chất lượng Xét nghiệm Y học, Trường 
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và điều 
kiện thứ hai, bộ mẫu được đông khô, mỗi 
bộ mẫu gồm hai mức nồng độ, nồng độ 
bình thường và cao. Sau đó, đánh giá 
mẫu qua nhiệt độ và thời điểm khác nhau, 
đánh giá mẫu theo tiêu chuẩn ISO 13528 
và ISO Guide 35, cuối cùng chúng tôi có 
được bộ mẫu chuẩn đảm bảo tính đồng 
nhất và độ ổn định. Kết quả trong nghiên 
cứu này đã chứng minh độ ổn định của 
bộ mẫu HbA1c trong phương pháp định 
lượng miễn dịch đo độ đục và phương 
pháp HPLC theo đúng mục tiêu đề ra 
trong nghiên cứu và có tính gần tương 
đồng so với các nghiên cứu trên thế giới. 
Mặc dù trên thực tế hay nhắc đến phương 
pháp sắc ký trao đổi ion là tối ưu nhất, 
nhưng trong quá trình nghiêm túc nghiên 
cứu trên hệ thống chạy máy sinh hóa tích 
hợp miễn dịch trên cơ sở DCCT/NGSP 
đã cho kết quả chính xác về độ lập và độ 
chụm của mẫu được định lượng, qua đó 
khẳng định thêm một lần nữa phương 
pháp định lượng HbA1c trên hệ thống 
máy sinh hóa tích hợp như vậy giúp cho 
người sử dụng tiện lợi hơn, kết quả đảm 
bảo chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân 
và phương pháp đo dựa trên trao đổi ion 
cả hai đều cho kết quả tương đồng. Mặc 
khác, trong nghiên cứu này còn đánh giá 
độ ổn định của mẫu bệnh phẩm khi lưu 
trữ ở những nhiệt độ khác nhau mà kết 
quả vẫn đảm bảo độ chính xác như trữ 
mẫu đông lạnh, kết quả tương đồng so 
với nghiên cứu của Bergmann K và 
Sypniewska G đông lạnh ổn định sau 15 
tuần, mẫu đông khô thuận lợi cho việc 
vận chuyển và bảo quản, không bị đổ 
mẫu khi vận chuyển, kết quả đánh giá ổn 
định sau 15 tuần đảm bảo, mẫu tan đông 
theo dõi ở nhiệt độ (2 - 8°C) vẫn ổn định 
sau 15 ngày. Kết quả này một lần nữa 
cho thấy khi nghiên cứu sản xuất mẫu 
chuẩn ở điều kiện Việt Nam, mẫu vẫn 
đảm bảo được sự mong đợi, không có 
khác biệt so với những nghiên cứu trước 
đây (như nghiên cứu của Bergmann K và 
Sypniewska G) về ảnh hưởng của đông 
lạnh trên mẫu chứa HbA1c [6]. Thông 
thường, đo trong mẫu tươi ngay sau khi 
lấy máu hoặc trong các mẫu được bảo 
quản ở 4°C đến 1 - 2 tuần. Một số nghiên 
cứu đánh giá độ lặp lại của HbA1c, tập 
trung vào những công cụ khác nhau sau 
khi đông lạnh mẫu máu có thể hữu ích 
nếu cần lưu trữ kéo dài. Đối với kho lưu 
trữ kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm, 
nên đông lạnh ở nhiệt độ -80°C. Mục đích 
của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu 
quả của thời gian lưu trữ 2 - 12 tuần ở 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 49 
điều kiện -80°C và ổn định 1 - 2 tuần ở 
nhiệt độ 2 - 8°C [6]. Một nghiên cứu 
thực hiện ở Pháp cho thấy nồng độ HbA1c 
được phân tích bằng phương pháp HPLC 
trao đổi ion (Bio-Rad Variant II®; phòng 
thí nghiệm Bio-Rad, CA, Hoa Kỳ) ổn định 
ở nhiệt độ -80°C trong thời gian ít nhất 
1 năm và trong 2 tuần khi được bảo quản 
ở 4°C [9]. Tuy nhiên, HbA1c không còn 
ổn định ở nhiệt độ 20°C sau 15 ngày bảo 
quản. Kết quả tương tự quan sát trong 
một nghiên cứu của Little R.R phát hiện 
HbA1c đo trên 5 máy tự động HPLC 
khác nhau, ổn định nhất ở nhiệt độ -70°C 
(trong thời gian lưu trữ 57 ngày), trong khi 
ở 4 phương pháp, độ ổn định ở 4°C cao 
hơn ở -20°C (tương ứng 14 và 57 ngày). 
KẾT LUẬN 
 Từ những kết quả thí nghiệm và phân 
tích trên đây, chúng tôi rút ra kết luận: 
- Đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định 
mẫu chứa HbA1c trong máu toàn phần 
được bảo quản bằng phương pháp đông 
lạnh và đông khô theo từng thời điểm và 
nhiệt độ lưu trữ để có một bộ mẫu chuẩn 
ngoại kiểm đạt chất lượng theo ISO 13528 
và ISO 35. 
- Xây dựng được quy trình sản xuất mẫu 
chuẩn đông lạnh và đông khô chứa HbA1c 
dùng trong ngoại kiểm tại Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 
316/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2016, phê 
duyệt "Đề án tăngcường năng lực hệ thống 
quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 
2016 - 2025". Thư viện pháp luật. 2016. 
2. Vũ Quang Huy. Nghiên cứu xây dựng 
phát triển chương trình ngoại kiểm tra chất 
lượng xét nghiệm hóa sinh lâm sàng qua 
3 năm 2006, 2007 và 2009 trên 125 phòng xét 
nghiệm toàn quốc. Tạp chí Y học Thực hành. 
2010, 709 (3). 
3. Bộ Y tế. Quyết định 3319 hướng dẫn 
chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 
2. Thư viện pháp luật. 2017. 
4. Bộ Y tế. Quyết định số 2429/QĐ-BYT 
ngày 12 tháng 6 năm 2017, về việc Ban hành 
Tiêu chí đánh giá mức chất kượng phòng xét 
nghiệm y học. 2017, tr.26-31. 
5. American Diabetes Association. Standards 
of medical care in diabetes-2015 abridged for 
primary care providers. Clin Diabetes. 2015, 
33 (2), pp.97-111. 
6. K. Bergmann, G. Sypniewska. The 
influence of sample freezing at -80 degrees C 
for 2 - 12 weeks on glycated haemoglobin 
(HbA1c) concentration assayed by HPLC 
method on Bio-Rad D-10 (R)) auto analyzer. 
Biochem Med (Zagreb). 2016, 26 (3), 
pp.346-352. 
7. F. Ceriotti. The role of External Quality 
Assessment Schemes in monitoring and 
improving the standardization process. Clin 
Chim Acta. 2014, 432, pp.77-81. 
8. B. Lindblad, G. Nordin. External quality 
assessment of HbA1c and its effect on 
comparison between Swedish pediatric diabetes 
clinics. Experiences from the Swedish pediatric 
diabetes quality register (Swediabkids) and 
Equalis. Clin Chem Lab Med. 2013, 51 (10), 
pp.2045-2052. 
9. R. R. Little et al. Effects of sample 
storage conditions on glycated hemoglobin 
measurement: Evaluation of five different high 
performance liquid chromatography methods. 
Diabetes Technol Ther. 2007, 9 (1), pp.36-42. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 50 
10. W.G. Miller et al. Proficiency 
testing/external quality assessment: Current 
challenges and future directions. Clin Chem. 
2011, 57 (12), pp.1670-1680. 
11. WHO. Guidelines Approved by the 
Guidelines Review Committee. Use of glycated 
haemoglobin (HbA1c) in the diagnosis of 
diabetes mellitus: Abbreviated report of a 
WHO consultation. World Health Organization. 
Copyright (c) World Health Organization 2011. 
Geneva. 2011. 
12. S.H. Yang et al. Positive correlation of 
plasma PCSK9 levels with HbA1c in patients 
with type 2 diabetes. Diabetes Metab Res 
Rev. 2016, 32 (2), pp.193-199. 
13. ISO Guide 31. Reference materials - 
Content of certificated, label and accompanying 
documentation. International Organization for 
Standardization. Third edition. 2015. 
14. ISO Guide 35. Reference materials - 
General and statistical principles for certification. 
International Organization for Standardization. 
Third edition. 2006. 
15. ISO 13528. Statistical methods for use 
in proficiency testing by interlaboratory 
comparisons. International Organization for 
Standardization. First edition. 2005. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_quy_trinh_san_xuat_mau_toan_phan_chua_hba1c_dung_tr.pdf