Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là một

hệ thống phong phú, đa dạng, hợp thành một

chỉnh thể về lý luận và phương pháp cách

mạng; về nhận thức và hành động chính trị

để giải phóng dân tộc, phát triển con người

và xã hội, về phương hướng, quan điểm, bước

đi trong việc xây dựng chế độ chính trị và

xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung ở Việt

Nam. Trong hệ thống tư tưởng chính trị Hồ

Chí Minh, tư tưởng về xây dựng nhà nước của

dân, do dân, vì dân chiếm một vị trí đặc biệt

quan trọng và luôn có tính thời sự, tính hiện

đại. Hiện nay, trong tiến trình đổi mới, đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghiên

cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về vấn

đề nhà nước không những có ý nghĩa về giá

trị lịch sử mà còn có ý nghĩa đối với việc cải

cách bộ máy nhà nước; góp phần cung cấp

các luận cứ khoa học xây dựng các quyết định

của Đảng và nhà nước về cải cách bộ máy lập

pháp, hành pháp, tư pháp xây dựng hệ thống

pháp luật thúc đẩy nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát

triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, từng bước xây

dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bài viết khái quát tư

tưởng chính trị Hồ Chí Minh về xây dựng nhà

nước của dân, do dân, vì dân, thực hành dân

chủ rộng rãi để phát huy quyền làm chủ của

dân; từ đó đề xuất những phương hướng vận

dụng tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh trong

xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

pdf 10 trang kimcuc 15780
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
124
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Ở 
VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH – 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Khánh Vân*
TÓM TẮT 
* TS.GV.Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0918.328.589;
 Email: khanhvan@ueh.edu.vn
 Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là một 
hệ thống phong phú, đa dạng, hợp thành một 
chỉnh thể về lý luận và phương pháp cách 
mạng; về nhận thức và hành động chính trị 
để giải phóng dân tộc, phát triển con người 
và xã hội, về phương hướng, quan điểm, bước 
đi trong việc xây dựng chế độ chính trị và 
xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung ở Việt 
Nam. Trong hệ thống tư tưởng chính trị Hồ 
Chí Minh, tư tưởng về xây dựng nhà nước của 
dân, do dân, vì dân chiếm một vị trí đặc biệt 
quan trọng và luôn có tính thời sự, tính hiện 
đại. Hiện nay, trong tiến trình đổi mới, đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nghiên 
cứu tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về vấn 
đề nhà nước không những có ý nghĩa về giá 
trị lịch sử mà còn có ý nghĩa đối với việc cải 
cách bộ máy nhà nước; góp phần cung cấp 
các luận cứ khoa học xây dựng các quyết định 
của Đảng và nhà nước về cải cách bộ máy lập 
pháp, hành pháp, tư pháp xây dựng hệ thống 
pháp luật thúc đẩy nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát 
triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, từng bước xây 
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bài viết khái quát tư 
tưởng chính trị Hồ Chí Minh về xây dựng nhà 
nước của dân, do dân, vì dân, thực hành dân 
chủ rộng rãi để phát huy quyền làm chủ của 
dân; từ đó đề xuất những phương hướng vận 
dụng tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh trong 
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: Xây dựng nhà nước, Hồ Chí 
Minh, lý luận, thực tiễn.
STATE BUILDING OF PEOPLE,PEOPLE,AND PEOPLE IN VIETNAM 
IN HO CHI MINH’S POLITICAL THINKING - A NUMBER OF 
ARRANGEMENTS AND PRACTICES
ABSTRACT
Ho Chi Minh’s political ideology is a rich 
and diversified system that constitutes a whole 
body of theoretical and revolutionary methods; 
on the awareness and political action for the 
liberation of the people, the development of 
people and society, the direction, views and 
steps in building the political system and 
building socialism in general in Vietnam. 
Male. In Ho Chi Minh’s political thought 
system, the idea of building the state of the 
people, by the people, for the people occupy 
a special position is important and always 
modern, modern. At present, in the process 
of renovation, accelerating industrialization 
125
Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam trong tư tưởng chính trị hồ Chí Minh ...
and modernization, researching Ho Chi 
Minh’s political thought on the state issue 
has not only significant historical value but 
also significance. With the reform of the state 
apparatus, contributing to the provision of 
scientific arguments for the formulation of 
decisions by the Party and the state on the 
reform of the legislative, executive and judicial 
apparatus to build the legal system to promote 
the foundation. the socialist-oriented market 
economy, building and developing socialist 
democracy, step by step building and perfecting 
the socialist rule-of-law state in Vietnam. 
Essential essay on Ho Chi Minh’s political 
thought on building the state of the people, by 
the people, for the people, to practice democracy 
widely to promote the people’s mastery; It 
then suggested ways to apply Ho Chi Minh’s 
political thought in building and perfecting the 
current socialist state of Vietnam.
Keywords: State building, Ho Chi Minh, 
theory, practice
1. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, 
DO DÂN, VÌ DÂN, THỰC HÀNH DÂN 
CHỦ RỘNG RÃI ĐỂ PHÁT HUY QUYỀN 
LÀM CHỦ CỦA DÂN TRONG TƯ TƯỞNG 
CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách 
mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản 
của một chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, 
phục vụ cho quyền lợi của ai. Theo tư tưởng 
chính trị Hồ Chí Minh, Nhà nước là cơ quan 
quyền lực của dân, do dân ủy quyền và phấn 
đấu vì lợi ích của dân. Hồ Chí Minh đặc biệt 
chú trọng tới việc xây dựng nhà nước kiểu 
mới, đặt nền móng xây dựng nhà nước dân 
chủ, pháp quyền ở Việt Nam ngay sau khi 
Cách mạng Tháng Tám,1945 thành công.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ 
lâm thời, sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập khai 
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đề xuất những công việc 
cấp bách, cần kíp trước mắt phải tập trung sức 
giải quyết. Một trong những việc đó là soạn 
thảo Hiến pháp, chuẩn bị khẩn trương cho 
cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta để bầu 
ra Quốc hội – cơ quan lập pháp cao nhất của 
nhà nước và thành lập chính phủ chính thức 
để điều hành công việc quản lý đất nước. Hồ 
Chí Minh cũng đặc biệt chú trọng công tác 
xây dựng pháp luật và hoạt động của ngành 
tư pháp.
Người xác định quyền ứng cử và quyền 
bầu cử là quyền của tất cả mọi công dân Việt 
Nam không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, 
nòi giống, giai cấp, đảng phái. Thực hiện Tổng 
tuyển cử như vậy là tự do, bình đẳng, tức là 
dân chủ, đoàn kết. Toàn dân bầu ra Quốc hội, 
Quốc hội cử ra Chính phủ, Chính phủ đó thật 
là chính phủ của toàn dân.1
Nói về Tư pháp và những người làm việc 
trong ngành tư pháp, Hồ Chí Minh không chỉ 
nêu rõ vai trò trách nhiệm của những cơ quan, 
những người thi hành pháp luật mà còn đặc 
biệt chú ý tới phẩm chất đạo đức, tinh thần 
đoàn kết hợp tác giữa họ với nhau. Tất cả phải 
xuất phát từ công lý và đạo lý, vì quyền lợi 
chung của dân tộc, vì nghĩa vụ bảo vệ lẽ phải, 
phục vụ nhân dân. Đây là điều hệ trọng đảm 
bảo cho chế độ nhà nước, chế độ dân chủ thực 
sự phục vụ nhân dân. Những ý tưởng đó sau 
này được thể hiện ngày càng đậm nét trong 
quan niệm của Người về dân chủ, về tính pháp 
lý và nhân văn của dân chủ.
Hồ Chí Minh xác định rằng: “Tư pháp 
là một cơ quan trọng yếu của chính quyền, 
cho nên càng phải tinh thành đoàn kết, hợp 
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, CTQG, H.1995, Tr.33 
126
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tác chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh 
những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì 
lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to 
và chung, cho cả tư pháp và hành chính. Các 
bạn là những người phụ trách thi hành pháp 
luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái 
gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư 
cho nhân dân noi theo”. 1
Muốn xây dựng nhà nước thực sự dân chủ, 
muốn thực thi và bảo vệ được dân chủ thì cần 
phải tăng cường pháp luật, dùng pháp luật như 
một công cụ hữu hiệu để quản lý nhà nước, 
vừa nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
và phẩm chất đạo đức công tâm chính trực của 
đội ngũ công chức vừa tăng cường giáo dục ý 
thức pháp luật cho dân chúng. Chú trọng cả 
hai mặt pháp luật và đạo đức, pháp lý và nhân 
văn trong việc xây dựng nhà nước, xây dựng 
nền dân chủ của đa số, đó là một tư tưởng 
chính trị về pháp quyền rất hiện đại của Chủ 
tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng về Nhà nước của Hồ Chí Minh 
còn nổi bật ở chỗ: Hồ Chí Minh đề cao vai trò, 
trách nhiệm của cơ quan hành pháp, coi trọng 
hiệu quả hoạt động nên Người thường xuyên 
quan tâm tới chất lượng của tổ chức, bộ máy 
và đạo đức công chức, trung thành với chính 
phủ thì phải tận tâm tận lực phục vụ dân chúng. 
Hồ Chí Minh xác định chính phủ là một cơ 
quan hành động, chương trình hành động của 
chính phủ phải thiết thực, cụ thể, luôn xuất 
phát từ dân chúng và hướng tới quyền lợi của 
dân chúng, làm hết sức mình vì an sinh của 
dân, an ninh của xã hội và của các công dân.
Đảng và Nhà nước, Đảng và Chính phủ 
cũng do nhân dân tổ chức nên, vì nhân dân mà 
tồn tại. Đảng và Chính phủ có trách nhiệm chăm 
lo mọi mặt cuộc sống của dân, dân đã có quyền 
làm chủ thì cũng phải thực hiện bổn phận, nghĩa 
vụ của người làm chủ, của công dân.2
Bản chất của dân chủ được Hồ Chí Minh 
xác định rõ ràng, cụ thể mà cô đọng. Dân chủ 
có nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Đó là vị 
thế và hành động làm chủ của dân.
Lý luận về dân chủ được thể hiện tập trung 
nhất trong những luận đề mở đầu tác phẩm 
“Dân vận” mà Hồ Chí Minh viết từ năm 1949:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách 
nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công 
việc của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung 
ương do dân cử ra
Đoàn thể từ xã đến Chính phủ trung ương 
do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều 
ở nơi dân”3.
Dân tức là nhân dân lao động, đó là chủ 
thể gốc của quyền lực. Chế độ dân chủ xét 
về thực chất là chế độ ủy quyền của dân vào 
Nhà nước.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới nội dung toàn 
diện của dân chủ. Đời sống xã hội có bao nhiêu 
lĩnh vực thì dân chủ phải thể hiện ở tất cả các 
lĩnh vực ấy, tạo nên những phương diện tương 
ứng của dân chủ, nhưng quan trọng trước hết 
là dân chủ trong kinh tế và chính trị; từ đó mà 
có dân chủ trong lĩnh vực tư tưởngvăn hóa và 
ý thức tinh thần của xã hội. Phải đảm bảo công 
ăn, việc làm, đời sống cho người lao động, 
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, CTQG, H.1995, Tr.30,244,381,382,641,698
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, CTQG, H.1995, Tr.452
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, CTQG, H.1995, Tr.698
127
Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam trong tư tưởng chính trị hồ Chí Minh ...
phân phối lợi ích phải đảm bảo công bằng theo 
nguyên tắc phân phối theo lao động. Quyền 
ứng cử, bầu cử của công dân, tự mình lựa chọn 
người xứng đáng làm đại biểu cho mình, do 
mình ủy quyền, tự nguyện tự giác tham gia 
gánh vác việc nước, đó là dân chủ trong chính 
trị. Tính hiện thực, sinh khí của dân chủ, trước 
hết là dân chủ trong kinh tế và chính trị. Trong 
một chế độ dân chủ, người dân có quyền bày tỏ 
quan điểm chính kiến của mình. Phải làm cho 
nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng 
quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm 1.
Nói về dân chủ trong lĩnh vực ý thức tư 
tưởng và đời sống tinh thần, Hồ Chí Minh nêu 
rõ một luận điểm cực kỳ sâu sắc, nhấn mạnh 
tới dân chủ, tự do bình đẳng, tự do tranh luận, 
thảo luận tìm tòi chân lý, tự do phục tùng chân 
lý trên nguyên tắc biện chứng giữa nhận thức 
cái tất yếu và hành động phù hợp với cái tất 
yếu có tính quy luật đó. Điều này cần thiết cho 
tất cả mọi người, đặc biệt là sự giác ngộ khoa 
học và hành động theo quy luật của giới trí 
thức. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chế độ ta là chế 
độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do, đối với 
mọi vấn đề, mọi người tự do bầy tỏ ý kiến của 
mình, góp phần tìm ra chân lý. Khi chân lý đã 
tìm thấy rồi thì quyền tự do tư tưởng hóa ra 
quyền tự do phục tùng chân lý.”2. Chính đây là 
cơ sở để hình thành và xây dựng văn hóa dân 
chủ trong quan hệ con người, trong hoạt động 
và tổ chức đời sống xã hội.
Trong di sản lý luận và thực hành dân chủ 
của Hồ Chí Minh, chúng ta còn thấy Hồ Chí 
Minh đề cập tới một vấn đề rất thời sự và bức 
xúc hiện nay. Đó là quan liêu lãng phí tham ô 
(mà ngày nay đã phát triển thành tham nhũng 
như một quốc nạn) là đối lập với dân chủ, chỉ 
có thực hành dân chủ thật nghiêm túc, triệt để 
thì mới chống lại được quan liêu, tham nhũng.
Vai trò, tác dụng của dân chủ và pháp luật 
nhà nước qua đó mà được thể hiện. 
Hồ Chí Minh có những kiến giải rất độc 
đáo và vạch ra được thực chất, bản chất của vấn 
đề, đó là vì sao lại có nạn quan liêu. Người nói 
rõ: quan liêu là do xa nhân dân, khinh nhân dân, 
sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không 
hiểu biết nhân dân, không thương yêu nhân 
dân3. Đây là một cách nhìn với nhiều tìm tòi, 
phát hiện. Rõ ràng vấn đề không chỉ ở cơ chế, 
tổ chức, bộ máy mà nguyên nhân cốt lõi của 
quan liêu lại nằm ở sự thoái hóa đạo đức, thái 
độ vô trách nhiệm trước quần chúng, nó là biểu 
hiện của quyền lực bị biến dạng, của tình trạng 
dân chủ biến thành “quan chủ”, của người cán 
bộ cách mạng biến thành “quan cách mạng”.
Muốn sửa chữa tận gốc quan liêu, tham 
nhũng phải ra sức thực hành dân chủ. Hồ Chí 
Minh đã chỉ rõ: Thực hành dân chủ để làm cho 
dân ai cũng được hưởng quyền tự do dân chủ.4 
Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động 
viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa 
cách mạng tiến lên5. Do đó, thực hành dân chủ 
là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi 
khó khăn6.
Muốn chống được quan liêu lãng phí, 
tham ô, tham nhũng, muốn thực hành được 
dân chủ rộng rãi, đúng đắn, không bị làm cho 
biến dạng lệch lạc thành những phản dân chủ, 
theo Hồ Chí Minh, phải áp dụng tổng hợp mọi 
biện pháp từ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo 
dục đạo đức cách mạng đến tăng cường pháp 
luật, kỷ luật xã hội.
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, CTQG, H.1995, Tr.508
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, CTQG, H.1995, Tr.216
3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, CTQG, H.1995, Tr.292
4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, CTQG, H.1995, Tr.30
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, CTQG, H.1995, Tr.592
6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, CTQG, H.1995, Tr.249
128
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới các đức tính, 
phẩm chất Trí, Dũng, Liêm, Trung, cần kiệm 
liêm chính của người cán bộ, người đầy tớ của 
dân. Hồ Chí Minh cũng không xem nhẹ vai trò 
của học vấn, của kiến thức và ý thức pháp luật, 
sự bình đẳng của mọi người trước sự phán xét 
của luật pháp, những đảm bảo đạo đức và văn 
hóa cho cuộc vận động dân chủ hóa xã hội. 
Đặc biệt là nhân dân phải có điều kiện tham 
gia trực tiếp các công việc quản lý Nhà nước, 
thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động 
hàng ngày của các cơ quan nhà nước. Phải tăng 
cường hoạt động của các cơ quan quyền lực từ 
cơ sở tới Trung ương, phải làm trong sạch tổ 
chức và bộ máy, giáo dục công phu về ý thức 
trách nhiệm, đã có gan dám nói, dám làm thì 
cũng phải có gan dám chịu trách nhiệm.
Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng 
trước pháp luật phải được thi hành nghiêm 
chỉnh, “pháp luật phải thẳng tay trừng trị 
những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, 
làm nghề gì” 1.
Người đã nêu rõ, trước hết phải thực hành 
dân chủ trong Đảng, trong các cơ quan nhà 
nước, từ chính quyền ở làng xã trở lên để phát 
triển dân chủ trong xã hội. Hồ Chí Minh đã 
thể hiện một triết lý nhân sinh và hành động 
về dân chủ hết sức sâu sắc và tinh tế. Từ DÂN, 
Người bàn tới DÂN CHỦ và để thực hiện dân 
chủ, Người tập trung làm sáng tỏ nhận thức 
và các giải pháp về DÂN VẬN. Đó là lô gích 
tư tưởng mà cũng là logic hành động của Hồ 
Chí Minh – nhà thiết kế lý luận và thực hành 
kiệt xuất về dân chủ ở Việt Nam. Đó là triết lý 
THÂN DÂN và CHÍNH TÂM.
Đó là những vấn đề nổi bật trong nội dung 
tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về nhà nước 
của dân, do dân, vì dân. Những gì Hồ Chí 
Minh đề cập tới đồng thời nêu gương sáng 
mẫu mực trong thực hành rất bổ ích cho sự 
tìm tòi nghiên cứu, vận dụng của mỗi chúng 
ta hiện nay.
Sự nghiệp đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ, 
sâu rộng trên khắp mọi lĩnh vực và quy mô cả 
nước. Cùng với đổi mới kinh tế, chúng ta đang 
đẩy mạnh đổi mới chính trị và hệ thốn ... ền của bản thân 
bộ máy nhà nước; vấn đề tạo khả năng hữu 
hiệu bảo vệ quyền công dân, quyền con người; 
vấn đề quan hệ hợp lí giữa các quyền lập pháp, 
hành pháp, tư pháp, bảo đảm hiệu quả, hiệu 
lực của mỗi quyền và hiệu quả chung của cả 
bộ máy; vấn đề bảo đảm tính tối cao của hiến 
pháp và pháp luật, tính độc lập của tư pháp. 
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà 
nước, liên hệ với thực tiễn xây dựng và từng 
bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh 
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện nay 
cần tiếp tục thực hiện các phương hướng sau:
Một là, Phát huy dân chủ đi đôi với tăng 
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo 
thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân 
trong xây dựng nhà nước và quản lý xã hội.
Đây là nội dung căn bản, chủ đạo trong 
phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền 
Việt Nam. Có thể nói, phát huy dân chủ, bảo 
đảm quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu 
của mọi mục tiêu đối với Nhà nước pháp quyền 
Việt Nam. Mọi mục tiêu khác đều hướng tới 
và là sự cụ thể hóa mục tiêu chủ đạo, bao trùm 
1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, CTQG, H.2016, Tr. 175
130
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
này. Thực hiện dân chủ, tôn trọng và bảo đảm 
trên thực tế quyền dân chủ và làm chủ của 
nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn không 
chỉ đối với nhà nước mà chúng ta đang xây 
dựng để trở thành Nhà nước pháp quyền, đối 
với việc tăng cường uy tín và mở rộng ảnh 
hưởng của Đảng Cộng Sản cầm quyền trong 
xã hội mà còn là nhân tố quyết định sự thành 
công của sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ 
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội 
nhập với thế giới, mở rộng dân chủ là một 
nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để khai thác 
sức mạnh vô tận của nhân dân. Cải tạo xã hội, 
đưa xã hội tiến lên bằng chính sức mạnh của 
mình, không có phép màu nào làm được điều 
đó, trừ nhân dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn 
của Đảng và nhà nước. Bởi lẽ, cách mạng là 
sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do quần 
chúng làm nên, bằng hoạt động tự giác, chủ 
động, có tổ chức và được tổ chức của mình, 
bằng sự phát huy mọi sáng kiến và sáng tạo 
của quần chúng, bằng các nguồn lực của quần 
chúng. Thực tế hơn 30 năm đổi mới đã chứng 
minh điều đó.
Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ, sáng kiến, 
hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có 
dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng 
đề ra sáng kiến”1. Do vậy, Người nhắc nhở: 
“phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của 
nhân dân.Tuyệt đối không được lên mặt “quan 
cách mạng” ra lệnh ra oai” 2. Phải thực hiện 
quyền làm chủ của nhân dân; dân chủ thực sự 
chứ không phải dân chủ hình thức. Thực hành 
dân chủ rộng rãi là chiếc chìa khóa vạn năng 
để giải quyết mọi khó khăn. Mọi chủ trương, 
đường lối, thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế, 
chính trị, văn hóa, xã hội, phải được xem 
xét và giải quyết từ địa vị người làm chủ và 
quyền làm chủ của nhân dân.
Những luận điểm nêu trên của Hồ Chí 
Minh cần phải được thấm nhuần trong nhận 
thức và phải được thực hiện nhất quán trong 
hành động theo phương châm lời nói đi đôi 
với việc làm trong mọi nỗ lực của Đảng, của 
Nhà nước và toàn thể xã hội để xây dựng 
Đảng trong sạch, vững mạnh; xây dựng nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do 
dân, vì dân; xây dựng nền dân chủ và hệ thống 
chính trị thực sự đảm bảo quyền làm chủ của 
nhân dân trong xã hội ta.
Phát huy dân chủ phải kết hợp chặt chẽ 
với tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý xã 
hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Nhà nước 
ta phải tiếp tục thể chế hóa bằng pháp luật các 
quyền dân chủ của người dân trên các lĩnh 
vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt 
động kinh tế. Trong xây dựng luật cần có sự 
tham vấn rộng rãi của nhân dân, đặc biệt là đối 
tượng trực tiếp, chủ yếu chịu sự điều chỉnh 
của luật đó. Đồng thời, phải đẩy mạnh đấu 
tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, bảo 
đảm mỗi công dân đều bình đẳng trước pháp 
luật để đem lại niềm tin cho nhân dân vào tính 
nghiêm minh của pháp luật nhà nước ta.
Hai là, Cải cách và kiện toàn bộ máy hành 
chính nhà nước
Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, 
pháp luật của Nhà nước là điều kiện tiên quyết, 
song nếu không có một nền hành chính mạnh, 
có hiệu lực thì chính sách, pháp luật dù đúng, 
cũng không thể đi vào cuộc sống.
Ở nước ta hiện nay, nền hành chính còn 
nhiều yếu kém: quan liêu, xa dân, thiếu trật tự 
kỷ cương; bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực; 
nạn tham nhũng và lãng phí của công; đội ngũ 
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, CTQG, H.1995, Tr.244
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, CTQG, H.1995, Tr.311
131
Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam trong tư tưởng chính trị hồ Chí Minh ...
cán bộ, công chức còn hạn chế về kiến thức, 
năng lực, một bộ phận không nhỏ kém phẩm 
chất đạo đức, biến chất. Nền hành chính yếu 
kém là một trở lực lớn cho đổi mới và phát 
triển. Cho nên, cải cách và kiện toàn bộ máy 
hành chính đang là một yêu cầu bức xúc.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong 
lĩnh vực này đòi hỏi chú trọng cải cách và xây 
dựng, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, 
để có một nền hành chính dân chủ, trong sạch, 
phục vụ đắc lực nhân dân, giữ vững trật tự, kỷ 
cương xã hội theo pháp luật. Muốn vậy, phải 
đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng dân 
chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực 
và có hiệu quả đối với nhân dân. Kiên quyết 
khắc phục thói quan liêu, cửa quyền, tham 
nhũng, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, sự 
sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực 
thực hành nhiệm vụ công chức yếu kém.
Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính 
là một quá trình, phải tiến hành đồng bộ trên 
nhiều mặt. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh 
trong điều kiện hiện nay cần thiết phải:
- Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống 
pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Việc 
hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực 
hiện pháp luật xuất phát từ chính yêu cầu của 
việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm phát huy quyền 
làm chủ của nhân dân, thực hiện được yêu cầu 
quản lý xã hội bằng pháp luật. Yêu cầu khách 
quan đó còn xuất phát từ đòi hỏi xây dựng và 
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế khu 
vực và thế giới. Đồng thời, còn bắt nguồn từ 
đòi hỏi phải khắc phục những yếu kém, hạn 
chế, bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành 
và công tác tổ chức thực hiện pháp luật của 
nhà nước ta.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức 
hoạt động của Quốc hội theo phương hướng 
chung là: xây dựng Quốc hội đảm bảo thực 
hiện được vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền 
hạn do Hiến pháp và luật quy định; bảo đảm 
hiệu lực, hiệu quả, tính chuyên nghiệp, hiện 
đại, tính minh bạch, công khai trong tổ chức, 
hoạt động của Quốc hội. Muốn vậy, cần thực 
hiện các giải pháp: Tiếp tục nâng cao chất 
lượng, hiệu quả của việc thực hiện các chức 
năng của Quốc hội. Phát huy vai trò, trách 
nhiệm, nâng cao năng lực, bản lĩnh và nghiệp 
vụ hoạt động đại biểu của đại biểu Quốc hội. 
Tiếp tục kiện toàn các cơ quan của Quốc hội. 
Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với 
nhân dân. Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho 
hoạt động của Quốc hội
- Đẩy mạnh cải cách hành chính theo yêu 
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa. Cụ thể: tiếp tục đẩy mạnh cải cách 
thể chế của nền hành chính; cải cách tổ chức 
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước 
ở Trung ương và chính quyền địa phương; 
đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, 
công chức.
- Đẩy mạnh cải cách tư pháp. Đổi mới tổ 
chức và hoạt động tư pháp cần thực hiện đồng 
bộ các phương hướng, giải pháp sau:Tiếp tục 
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật 
tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động tư 
pháp. Kiện toàn các tổ chức và các hoạt động 
hỗ trợ tư pháp. Đẩy mạnh công tác xây dựng 
đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng về số lượng 
và chất lượng theo yêu cầu xây dựng nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đổi mới tổ chức 
hoạt động của các cơ quan tư pháp.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ 
năng lực, phẩm chất. Xây dựng đội ngũ cán 
bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của 
dân, do dân, vì dân trong tình hình hiện nay 
của nhà nước ta đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ 
các nội dung, các khâu của công tác cán bộ 
132
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
trong bộ máy nhà nước, cụ thể là: Xây dựng 
và thực hiện tốt chiến lược và quy hoạch cán 
bộ. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán 
bộ, công chức. Đổi mới cơ chế đánh giá, tuyển 
dụng cán bộ, công chức bảo đảm dân chủ, 
công khai, khách quan và khoa học. Đổi mới 
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức 
bảo đảm thu nhập, đãi ngộ thỏa đáng, kích 
thích được tính tích cực phấn đấu của cán bộ, 
công chức, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã 
hội đất nước. Tăng cường công tác quản lý, 
kiểm tra giám sát cán bộ, công chức. Kết hợp 
chặt chẽ giữa các khâu quy hoạch, đào tạo bồi 
dưỡng, đánh giá, luân chuyển, sắp xếp, bố trí 
điều động cán bộ. 
- Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, 
tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực 
khác trong bộ máy Nhà nước. Muốn vậy, phải: 
Đánh giá đúng thực trạng tình hình và kết quả 
đấu tranh với các căn bệnh nói trên. Nhận thức 
đúng đắn tầm quan trọng của cuộc đấu tranh 
chống quan liêu, tham nhũng và những tiêu 
cực khác trong bộ máy nhà nước. Xác định 
đúng đắn quan điểm và thái độ trong đấu tranh 
chống quan liêu, tham nhũng và những hiện 
tượng tiêu cực khác. Triển khai đồng bộ các 
giải pháp thích hợp trong đấu tranh phòng 
chống quan liêu, tham nhũng và tiêu cực khác 
trong bộ máy nhà nước.
Ba là, Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo 
của Đảng đối với Nhà nước.
Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh 
đạo toàn xã hội trong công cuộc đổi mới và 
xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu 
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công 
bằng, văn minh. Điểm mấu chốt, cốt lõi trong 
vấn đề lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh 
đạo của Đảng hiện nay là làm thế nào để phục 
vụ cuộc sống của dân được tốt hơn, thực hiện 
dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân 
một cách thực chất và có hiệu quả, nói như Hồ 
Chí Minh: đó là dựa vào dân để lãnh đạo dân, 
đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để 
mưu cầu hạnh phúc cho dân. Sự lãnh đạo của 
Đảng là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu 
quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Dưới sự 
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã hoàn thành 
được nhiệm vụ trong hai cuộc kháng chiến vĩ 
đại của dân tộc và đạt được nhiều thành tựu 
trong công cuộc đổi mới. Thực tế 30 năm đổi 
mới cho thấy, những thành tựu và hạn chế của 
Nhà nước có nguyên nhân quan trọng từ thành 
tích, hạn chế của Đảng. Do vậy, để có được 
sự chuyển biến căn bản trong cải cách bộ máy 
nhà nước, đòi hỏi ở Đảng một sự lãnh đạo tập 
trung hơn, quyết tâm cao hơn, kế hoạch và 
biện pháp triệt để hơn. Trong điều kiện xây 
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
của nước ta hiện nay, muốn đổi mới và tăng 
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước 
cần thực hiện đồng bộ cả hai nhóm giải pháp: 
một là nhóm giải pháp xây dựng, chỉnh đốn, 
đổi mới Đảng; hai là nhóm giải pháp đổi mới 
nội dung và phương pháp lãnh đạo của Đảng 
đối với Nhà nước. Cụ thể phải:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu 
quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn 
luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa 
cá nhân, kiên quyết khắc phục sự suy thoái 
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong 
cán bộ, đảng viên.
- Tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của 
công tác cán bộ.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố 
nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các 
tổ chức cơ sở đảng gắn với xây dựng chính 
quyền, mặt trận và các đoàn thể cơ sở và phong 
trào cách mạng của quần chúng.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, 
tổng kết thực tiễn, tiếp tục kiện toàn tổ chức, 
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
133
Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam trong tư tưởng chính trị hồ Chí Minh ...
- Tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết 
thực tiễn về phân định vai trò lãnh đạo của 
Đảng và chức năng quản lý của nhà nước.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy chế 
phối hợp làm việc giữa cơ quan, tổ chức của 
Đảng với cơ quan, tổ chức của Nhà nước ở tất 
cả các cấp theo phương châm tôn trọng Điều 
lệ Đảng, tôn trọng Hiến pháp, pháp luật, thể 
chế của cơ quan nhà nước, tính đến đặc thù 
của từng lĩnh vực nội dung lãnh đạo.
- Tiếp tục tổng kết và đổi mới nội dung, 
phương thức lãnh đạo của Đảng trong các 
lĩnh vực xây dựng nhà nước, xây dựng và tổ 
chức thực hiện pháp luật, nhất là cải cách hành 
chính, cải cách tư pháp, xây dựng Đảng và 
chính quyền cơ sở.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, bảo vệ 
nội bộ Đảng chỉ đạo sát sao hơn đối với hoạt 
động thanh tra và hoạt động của các cơ quan 
bảo vệ pháp luật khác.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy 
Đảng với công tác cán bộ trong bộ máy Nhà 
nước, bảo đảm Đảng thống nhất lãnh đạo công 
tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
3. KẾT LUẬN
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh về xây 
dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; thực 
hành dân chủ rộng rãi để phát huy quyền làm 
chủ của dân có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, 
sâu sắc, định hướng cho việc xây dựng và hoàn 
thiện nền dân chủ, Nhà nước kiểu mới ở Việt 
Nam. Nghiên cứu và quán triệt tư tưởng này 
để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa của nước ta ngang tầm nhiệm vụ của giai 
đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết.
Ngày nay, toàn Đảng, toàn dân đang tích 
cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì 
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt 
Nam. Đó là Nhà nước được xây dựng trên nền 
tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh và những điều kiện thực tế hiện 
nay của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa, thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc 
tế. Thực hiện đồng bộ và triệt để các phương 
hướng nêu trên chính là yếu tố quyết định cho 
thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, CTQG, H.1995, Tr.33 
[2]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, CTQG, H.1995, Tr.452
[3]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, CTQG, H.1995,Tr.311,H.1989,Tr.508
[4]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, CTQG, H.1995, Tr.249
[5]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, CTQG, H.1995, Tr.216
[6]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, CTQG, H.1995, Tr.292
[7]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, CTQG, H.1995, Tr.30,244,381,382,641,698
[8]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, CTQG, H.1995, Tr.592
[9]. Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, CTQG, H. 2003.
[10]. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, CTQG, H.2016, Tr. 175
[11]. Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-2016).
[12]. Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) Về xây dựng Đảng.
[13]. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về hệ thống chính trị cơ sở.
[14]. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, CTQG, H. 2003.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_nha_nuoc_cua_dan_do_dan_vi_dan_o_viet_nam_trong_tu.pdf