Xây dựng nền tư pháp nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nền tảng để xây dựng nền tư pháp nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong công cuộc xây dựng nền tư pháp nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tới tính nhân văn, với Người, tư pháp và pháp luật là do con người và vì con người, không theo kiểu tư pháp độc tôn. Trong tư tưởng của Người bao giờ cũng chú ý tới tính hài hoà, giải quyết mối quan hệ giữa người với người, giữa người với công việc trên nền tảng có lý, có tình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phải thuộc về nhân dân, lợi ích phải vì dân. Đó là một nhà nước dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ. Quan niệm về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” trong nhà nước pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống ván hoá phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề “đức trị”x/ớ\ “pháp trị” {rên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm, vì hạnh phúc của nhân dân [9]. Đồng thời, nhà nước đó phải vận hành và quản lý bằng một nền tư pháp dân, tiến bộ, hệ thống pháp luật nghiêm minh, kết hợp chặt chẽ với giáo dục đạo đức. Đó là cơ sở tư tưởng đặt nền móng hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền, về công tác tư pháp.

 

pdf 7 trang kimcuc 2860
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng nền tư pháp nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_nen_tu_phap_nhan_dan_theo_tu_tuong_ho_chi_minh.pdf