Xây dựng cơ sở dữ liệu các bài bản âm nhạc cung đình Huế - phần nhã nhạc

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 1995, tập 1, trang 618

có nêu: “Cơ sở dữ liệu là tập hợp các bản “ghi” hoặc “tệp” có quan hệ lôgic với

nhau được lưu trữ trên máy tính. Một cơ sở dữ liệu (CSDL) thường là cách tổ

chức bằng phương tiện tin học hệ thống thông tin của một đối tượng thực tế nào

đó. Việc tổ chức, hoàn thiện cũng như khai thác một CSDL, được thực hiện bởi

một chương trình đặc biệt, được gọi là hệ quản trị CSDL”.

CSDL được tạo ra để giải quyết các vấn đề với các hệ thống hướng tệp

mà trong đó dữ liệu được sắp xếp, tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng, chính xác,

cho phép dễ chia sẻ tài nguyên với nhiều người cùng sử dụng và an toàn. Đối

với những dữ liệu có biến động, CSDL còn có chức năng bổ sung và cập nhật

thông tin.

Tuy được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau, nhưng khái niệm CSDL

tập trung vào 3 vấn đề chính: Lưu trữ thông tin; khai thác, chia sẻ thông tin;

và bổ sung, cập nhật thông tin.

Vậy, CSDL các bài bản âm nhạc cung đình Huế được hiểu là một hệ quản

trị CSDL, bao hàm các nội dung và chức năng: lưu trữ toàn bộ những thông

tin cơ bản về số lượng, tính chất của các bài bản âm nhạc cung đình Huế; có

chương trình quản lý, lưu trữ, bổ sung, cập nhật và khai thác thông tin.

 

pdf 13 trang kimcuc 6380
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng cơ sở dữ liệu các bài bản âm nhạc cung đình Huế - phần nhã nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng cơ sở dữ liệu các bài bản âm nhạc cung đình Huế - phần nhã nhạc

Xây dựng cơ sở dữ liệu các bài bản âm nhạc cung đình Huế - phần nhã nhạc
87Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC BÀI BẢN ÂM NHẠC 
CUNG ĐÌNH HUẾ - PHẦN NHÃ NHẠC
 Phan Thanh Hải, Trương Trọng Bình*
1. Khái niệm cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một ngân hàng thông tin lưu trữ dưới dạng văn 
bản (Text), số liệu (Number), biểu bảng số liệu (Table) được lưu trữ trên máy 
tính, sắp xếp theo một trật tự nhất định, có một chương trình quản lý, cập nhật 
và khai thác thông tin theo mục đích của người sử dụng.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 1995, tập 1, trang 618 
có nêu: “Cơ sở dữ liệu là tập hợp các bản “ghi” hoặc “tệp” có quan hệ lôgic với 
nhau được lưu trữ trên máy tính. Một cơ sở dữ liệu (CSDL) thường là cách tổ 
chức bằng phương tiện tin học hệ thống thông tin của một đối tượng thực tế nào 
đó. Việc tổ chức, hoàn thiện cũng như khai thác một CSDL, được thực hiện bởi 
một chương trình đặc biệt, được gọi là hệ quản trị CSDL”. 
CSDL được tạo ra để giải quyết các vấn đề với các hệ thống hướng tệp 
mà trong đó dữ liệu được sắp xếp, tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, 
cho phép dễ chia sẻ tài nguyên với nhiều người cùng sử dụng và an toàn. Đối 
với những dữ liệu có biến động, CSDL còn có chức năng bổ sung và cập nhật 
thông tin.
Tuy được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau, nhưng khái niệm CSDL 
tập trung vào 3 vấn đề chính: Lưu trữ thông tin; khai thác, chia sẻ thông tin; 
và bổ sung, cập nhật thông tin.
Vậy, CSDL các bài bản âm nhạc cung đình Huế được hiểu là một hệ quản 
trị CSDL, bao hàm các nội dung và chức năng: lưu trữ toàn bộ những thông 
tin cơ bản về số lượng, tính chất của các bài bản âm nhạc cung đình Huế; có 
chương trình quản lý, lưu trữ, bổ sung, cập nhật và khai thác thông tin. 
2. Kết quả khảo sát, thu thập thông tin
Sau khi chế độ quân chủ triều Nguyễn sụp đổ, Nhã nhạc – Âm nhạc cung 
đình Huế cũng mất đi môi trường diễn xướng, các nghệ nhân cung đình quay về 
với quê hương mình, bài bản nghệ thuật cung đình Huế cũng vì thế theo chân 
các nghệ nhân hòa nhập vào dân gian. 
Âm nhạc cung đình là một loại hình nghệ thuật đa dạng, khi điều tra 
khảo sát không chỉ đơn thuần dựa trên các bài bản âm nhạc mà còn phải căn 
cứ trên nhiều yếu tố như: người biểu diễn (nhạc công), loại nhạc cụ và các bài 
bản. Việc khảo sát toàn diện cần phải có phương pháp tổ chức hợp lý, tránh 
* Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đề tài được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ 
tỉnh Thừa Thiên Huế.
KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
88 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
trùng lặp và khai thác đầy đủ trên nhiều phương diện. Phân nhóm hình thức 
thông tin để khảo sát thu thập thông tin là một trong những giải pháp cần 
thiết để tránh những sai sót.
a. Phân nhóm thông tin
Căn cứ vào lý do trên, chúng tôi tiến hành phân nhóm khi khai thác các 
bài bản:
- Nhóm 1: Nhóm nghệ nhân
Nhóm nghệ nhân được khai thác đa dạng từ 2 nguồn:
+ Các nghệ sĩ đang làm việc tại Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung 
đình Huế.
+ Các nghệ nhân hoạt động tự do. 
Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan nên chúng tôi không thể 
khai thác thông tin của tất cả các nghệ nhân, nghệ sĩ đã và đang biểu diễn các 
bài bản âm nhạc cung đình mà chỉ chọn những nghệ nhân, nghệ sĩ tiêu biểu, 
có uy tín, có kinh nghiệm để tiến hành điều tra thu thập thông tin
- Nhóm 2: Nhóm bài bản
+ Bài bản Đại nhạc
+ Bài bản Tiểu nhạc
b. Kết quả thu thập
Sau một thời gian điều tra thực hiện, kết quả thu được như sau:
- Nhóm 1:
+ Nhóm nghệ sĩ đang làm việc tại Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống 
Cung đình Huế: khảo sát thu thập thông tin được 5/14 nghệ sĩ.
+ Nhóm nghệ nhân hoạt động nghệ thuật tự do: khảo sát thu thập thông 
tin được 9/14 nghệ nhân.
- Nhóm 2: 
Số lượng bài bản Đại nhạc là: 32/49 bài.
Số lượng bài bản Tiểu nhạc là: 17/49 bài.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên chắc chắn có một số bài bản đang 
lan tỏa ngoài dân gian chưa được khai thác hết, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung, 
cập nhật khi có điều kiện trong những lần tới.
c. Một số đặc điểm chính rút ra
- Nhóm nghệ nhân, nghệ sĩ
+ Đặc điểm về cơ cấu 
Các nghệ nhân, nghệ sĩ mà chúng tôi khai thác có 14 người. Nhóm nghệ 
nhân, nghệ sĩ này hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật và biểu diễn 
thường xuyên những bài bản âm nhạc cung đình này. Trong đó tỷ lệ nam là 
14/14 người, chiếm tỷ lệ 100%. Cơ cấu nhân lực chủ yếu là được đào tạo theo lối 
truyền ngón, truyền nghề, truyền khẩu chứ chưa qua bất kỳ trường lớp nào là 
13/14 người. Tuy nhiên, nhóm nghệ nhân nghệ sĩ này được đánh giá là những 
nhạc công tiêu biểu, có uy tín, có năng lực trong môi trường nghệ thuật mà họ 
89Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
hoạt động. Và trong số nghệ nhân, nghệ sĩ nói trên chỉ có một người có trình 
độ đại học. 
+ Đặc điểm về giới tính 
Nhóm nghệ nhân, nghệ sĩ mà chúng tôi khai thác thu thập thông tin 
hoàn toàn là nam, với tỷ lệ tuyệt đối là 14/14 người. Tuy nhiên, con số này 
không phản ánh đúng thực trạng nhạc công đang biểu diễn các bài bản âm 
nhạc cung đình hiện nay. Vì số nhạc công nữ chiếm tỷ lệ không nhỏ trong biên 
chế của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. 
Hiện nay, ngoài dân gian, giới nghệ nhân chuyên biểu diễn tại các lễ tế 
không có nghệ nhân nữ nào. Căn cứ vào tình hình, tính chất của đề tài, chúng 
tôi thu thập các bài bản của Nhã nhạc - thuộc dòng Nhạc lễ, mà trong Nhã 
nhạc không có nữ, do đó chúng tôi đã có chủ đích chọn lựa giới tính nghệ nhân 
nghệ sĩ trước khi tiến hành điều tra, phỏng vấn.
+ Đặc điểm về nhóm tuổi
Nhạc công ở độ tuổi thanh niên hầu như không có trong số lượng điều 
tra điền dã khai thác thông tin lần này của chúng tôi. Tập trung đông và có tỷ 
lệ tương đương nhau là độ tuổi từ 36-45 có bảy người, độ tuổi từ 46-60 có sáu 
người, duy nhất có một nghệ nhân ở độ tuổi trên 60. 
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi không điều tra tràn lan tất 
cả những nhạc công hiện đang biểu diễn các bài bản mà có sự chọn lọc, tập 
trung vào những người có năng lực, có kinh nghiệm thật sự. Bởi vậy, qua kết 
quả điều tra về độ tuổi chúng ta nhận thấy rằng ở độ tuổi 36-45 và 46-60 là 
những nghệ nhân, nghệ sĩ có kinh nghiệm, có độ chín muồi về năng lực biểu 
diễn. Lớp nghệ nhân, nghệ sĩ này đã được học, được thực hành và đạt độ chín 
muồi về tay nghề. Đây là nguồn nhân lực đáng tin cậy để thể hiện các bài bản 
âm nhạc cung đình, giúp đề tài tập hợp các bài bản mẫu mực, chính xác phục 
vụ cho công tác lưu trữ và truyền dạy cho các thế hệ mai sau.
+ Đặc điểm về tình trạng làm việc
Tình trạng của các nhạc công, theo chủ đích ban đầu cũng được tiến hành 
điều tra, phỏng vấn trên hai lĩnh vực chính, đó là nguồn nhạc công đang làm 
việc tại cơ quan nhà nước là CBCNV, số còn lại là nhạc công hành nghề tự do. 
Trong quá trình khai thác thông tin, chúng tôi nhận thấy, số lượng bài bản 
mà chúng tôi thu thập được chủ yếu dựa trên nhóm nghệ nhân hành nghề tự 
do. Số lượng bài bản của nhóm nhạc công đang làm việc nhà nước, chiếm tỷ lệ 
không nhiều. Điều này xuất phát từ lý do nhạc công là CBCNV tuy biểu diễn 
hàng ngày nhưng luôn ở trong khuôn khổ kịch mục hạn hẹp, chủ yếu thuần 
thục các bài bản được sử dụng biểu diễn trên sâu khấu. Số bài bản còn lại tuy 
được học, được nghe nhưng ít được thực hành nên không thể biểu diễn một 
cách thuần thục và điêu luyện, khó có thể khai thác những bài không có trong 
chương trình biểu diễn. 
Đối với nhóm nghệ nhân hoạt động tự do, một phần phụ thuộc vào tuổi 
đời tuổi nghề, mặt khác do điều kiện được thường xuyên biểu diễn ở các lễ tế 
90 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
của làng xã, đình đám, kịch mục lại phong phú thích nghi từng địa phương, 
từng nội dung buổi lễ. Điều đó bắt buộc tay nghề của các nhạc công này luôn 
phải được trau dồi và bổ sung các bài bản mới. Mặt khác, do thực tế cuộc sống, 
các nghệ nhân nắm vững, thuần thục các bài bản, đa dạng về thể loại mới có 
thể dễ dàng tồn tại được trong nghề, vượt qua được sự cạnh tranh khốc liệt 
trong môi trường hoạt động nghệ thuật. Hơn nữa, với lớp người này, ngoài vấn 
đề vì cuộc sống mưu sinh còn là niềm đam mê được ươm mầm nhiệt huyết từ 
khi tuổi còn nhỏ. Họ là truyền nhân của các thế hệ nhạc công cung đình ngày 
trước và cũng chính là người thầy của các lớp nhạc công trẻ hiện nay.
+ Đặc điểm về phương thức đào tạo
Phương thức đào tạo của lớp nhạc công chủ yếu là truyền ngón, truyền 
nghề. Các nhạc công chủ yếu được truyền từ các thế hệ đi trước. Cách truyền 
nghề mà các nghệ nhân, nghệ sĩ từng được học là truyền khẩu, truyền ngón, 
trên nền tảng lòng bản, còn được gọi là phương pháp trực truyền. GS, TS Trần 
Văn Khê từng nói, đây là một trong các cách truyền nghề có hiệu quả cao trong 
âm nhạc truyền thống Việt Nam. Việc truyền nghề luôn luôn phải được kết hợp 
chặt chẽ với việc định hướng thẩm mỹ âm nhạc.
- Nhóm bài bản
Bài bản
+ Đặc điểm về nội dung tính chất
Các bài bản Đại nhạc và Tiểu nhạc đều sử dụng phương thức hòa tấu, 
hiếm có trường hợp độc tấu. Các bài bản Đại nhạc trước đây dùng kết hợp với 
các nghi tiết trong từng lễ (tùy theo ý nghĩa câu xướng mà sử dụng các bài nhạc 
cho phù hợp). Tuy vậy, cũng cần phải căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể của từng 
buổi lễ như có lúc xướng mà không cử nhạc, có lúc không cần xướng mà đội 
nhạc lễ vấn cứ tiếp tục hòa tấu cho đến khi có lệnh mới
Tiểu nhạc hiện nay thường được sử dụng trong các nghi tiết niêm hương, 
tiếp đãi quan khách trong lúc uống trà, nước (không dùng trong lúc ăn). Tuy 
nhiên, có ngoại lệ là trong lễ Trai tăng, khi tiếp đón sư sãi thọ trai (ăn cơm 
chay) đội nhạc vẫn cử hành Tiểu nhạc (Thập thủ liên hoàn).
+ Đặc điểm về hình thức 
Tốc độ Tiểu nhạc thường chậm rãi, độ vang bình thường.
Hình thức của các bài bản cũng có sự khác nhau đáng kể, một số bài bản 
được diễn tấu dựa trên lòng bản, tức là chữ nhạc, một số khác lại có lời hát. Số 
bài bản có lời hát đa phần thuộc thể loại của Tiểu nhạc. 
Ban đầu lời nhạc thường có ít chữ, sau cải biến nhiều hơn do nhu cầu 
phát triển theo thời gian của âm nhạc, bởi vậy lời ca cũng từ ít chữ dần nhiều 
hơn cho thích ứng, đủ diễn đạt và phù hợp với cao độ cũng như tính chất 
luyến láy của chữ nhạc. Ảnh hưởng của giọng nói từng vùng miền làm cho 
cao độ chữ nhạc cũng biến chuyển sinh ra các dị bản của các bài bản. (Ví dụ 
Long ngâm ca Huế có giai điệu khác Long ngâm nhạc lễ, tương tự Nguyên 
91Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
tiêu nhạc lễ cũng khác với Nguyên tiêu ca Huế do sự biến đổi cao độ của lời 
ca làm ảnh hưởng).
Nhạc cụ
+ Đặc điểm về phương thức diễn tấu
Mỗi nhạc cụ có mỗi âm sắc riêng, tính năng riêng, từ đó giai điệu được 
diễn tấu cũng có sắc thái và cao độ riêng. Tức là mỗi nhạc cụ có mỗi “ngôn ngữ” 
riêng để cùng diễn tả một vấn đề, một nội dung, ý nghĩa. 
Các loại nhạc cụ được sắp sếp theo từng nhóm, bộ như bộ hơi, bộ gõ, bộ 
dây: dây kéo và dây gảy...
+ Đặc điểm về nội dung diễn tấu 
Như đã nói trên, mỗi một nhạc cụ có một sắc thái riêng biệt. Do tính chất 
riêng biệt của từng thể loại âm nhạc, cụ thể như Đại nhạc cần các loại nhạc 
cụ vang to, âm khỏe, truyền được xa, mang tính trang nghiêm, hùng hồn cho 
nên thường dùng những nhạc cụ như: kèn, trống, chiêng, tù và, mõ sừng trâu, 
phách tiền, xập xõa.
Phù hợp với sắc thái nhẹ nhàng, êm ái, âm vang vừa nghe của Tiểu nhạc, 
nên các nhạc cụ thường dùng phù hợp với tính chất trên là nhạc cụ bộ dây gảy 
như: đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn tam; Dây kéo: đàn nhị, đàn hồ; Bộ gõ: trống 
bản, phách một và bộ chén.
3. Giải pháp bảo tồn, quản lý, cung cấp và cập nhập thông tin các 
bài bản âm nhạc cung đình Huế 
Âm nhạc cung đình Huế bao gồm các thể loại như: nhạc múa cung đình, 
nhạc tuồng cung đình và Nhã nhạc, trong đó Nhã nhạc là một giá trị di sản 
văn hóa đã từng tồn tại dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, và phát triển 
rực rỡ dưới triều Nguyễn. Do đó, việc tìm ra giải pháp bảo tồn và quản lý các 
bài bản âm nhạc cung đình Huế khi nó đã được sưu tầm, nghiên cứu và chuẩn 
hóa là một vấn đề nan giải đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý... Theo 
chúng tôi, để làm được vấn đề này, chúng ta cần có một giải pháp cụ thể, một 
chế tài cụ thể trong quá trình cung cấp thông tin, cập nhật thông tin để làm 
sao di sản này không bị “tam sao thất bản” trong quá trình bảo tồn và phát 
huy những giá trị của nó. 
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành 
hoạt động nghiên cứu, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể (trong đó có Nhã 
nhạc cung đình Huế) nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ở đây, 
ngoài những vấn đề chung có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể, chúng tôi 
chỉ đề cập đến Nhã nhạc, một thể loại âm nhạc thường được trình diễn trong các 
dịp lễ tế của triều đình nhà Nguyễn như: tế Giao, tế Miếu, tế Xã Tắc... đã được 
UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
a. Giải pháp bảo tồn 
Theo Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO ban hành 
ngày 17/10/2003, thì “Di sản văn hóa phi vật thể” được định nghĩa như sau: 
92 Tạp chí Nghiên cứu và Phát t ... lâu đã tồn tại một 
lỗ hổng lớn trong việc giáo dục, tuyên truyền kiến thức. Chính vì vậy, dù là chủ 
thể của di sản nhưng phần lớn người dân chưa hiểu một cách thấu đáo về “tài 
sản” của mình, điều này dẫn đến việc các gia đình nhạc công truyền thống khi 
trao truyền bí kíp nghề nghiệp cho thế hệ kế cận chỉ mang tính qua loa, không 
chuẩn mực, và nếu sự việc này kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác sẽ dẫn 
94 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
đến di sản Nhã nhạc cung đình Huế sẽ bị phá hỏng. Như vậy, chúng ta phải 
thực hiện các biện pháp ngăn ngừa đối với tất cả các hành vi xâm phạm và làm 
biến tướng các giá trị di sản của Nhã nhạc cung đình Huế, trong đó định hướng 
cho nghệ nhân Nhã nhạc, các nhạc công trình diễn loại hình nghệ thuật này 
hiểu được giá trị chuẩn mực của các bài bản Nhã nhạc mà họ chính là người 
đang trực tiếp nắm giữ là điều rất quan trọng.
Cần lập ra hội đồng khoa học để thẩm định công tác kiểm kê, sưu tầm, 
nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để lưu trữ lâu dài các bài bản Nhã 
nhạc cung đình Huế. Ngoài ra, những bài bản chưa được nghiên cứu cần phải 
được đưa vào chiến lược bảo tồn. Như vậy, để xây dựng hệ thống quản lý như 
đã đề cập, chúng ta cần có một sự “định chuẩn” trong công tác quản lý những 
bài bản Nhã nhạc đã được nghiên cứu và lập hồ sơ khoa học.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy các giá 
trị di sản của Nhã nhạc cung đình Huế. Trong đó, cần nâng cao hiệu lực, hiệu 
quả quản lý nhà nước về Nhã nhạc cung đình Huế trong điều kiện kinh tế thị 
trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của thông tin và truyền thông. Đẩy 
mạnh việc thể chế hóa quan điểm trong việc nhận thức về các giá trị di sản của 
Nhã nhạc. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính 
sách về quyền tác giả, quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và phù 
hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra 
trong việc trình diễn tuyên truyền về các giá trị di sản của Nhã nhạc cung đình 
Huế, gắn trách nhiệm cá nhân và tổ chức vào việc bảo tồn và quản lý các bài 
bản Nhã nhạc. Di sản văn hóa phi vật thể (trong đó có Nhã nhạc cung đình 
Huế) là tài sản quý giá không thể tái sinh, không thể thay thế nhưng rất dễ bị 
mai một và biến dạng vì nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường diễn xướng 
thay đổi, không có trách nhiệm đối với việc truyền dạy, thiếu chuyên nghiệp, 
không quản lý bảo tồn đúng những chuẩn mực khoa học v.v Trong những vấn 
đề này, nhạc công là người trực tiếp trình diễn các bài bản Nhã nhạc, do đó các 
cấp quản lý phải biết hướng cho họ đến sự hiểu biết tầm quan trọng của các giá 
trị này, tránh sự biến tướng khi trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Con người được coi là trung tâm của quá trình phát triển, việc giữ gìn di 
sản văn hóa của Nhã nhạc cung đình Huế phải được gắn với con người và cộng 
đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu 
tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đông đảo công chúng 
trong xã hội là mục tiêu hoạt động. Do đó, việc xây dựng chiến lược phát triển 
đội ngũ cán bộ quản lý Nhã nhạc cung đình Huế là điều cần thiết. Bởi vì, những 
nhân tố này sẽ phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của cơ quan, tổ chức 
đang trực tiếp quản lý, gìn giữ các giá trị di sản văn hóa của Nhã nhạc. Ngăn 
chặn hiệu quả việc “tự chuyển hóa” làm biến tướng hệ thống các bài bản nằm 
trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế. 
c. Cung cấp thông tin 
Di sản văn hóa là sản phẩm của những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế 
và chính trị cụ thể qua nhiều thời kỳ lịch sử. Vì thế, mối liên hệ của người quản 
lý các bài bản Nhã nhạc sau khi được nghiên cứu, chuẩn hóa và người có nhu 
95Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
cầu tìm hiểu thông tin cần phải xác định hai yếu tố chính, đó là tính nguyên 
gốc và tính chân xác lịch sử của các bài bản Nhã nhạc. Tính nguyên gốc gắn bó 
với những bộ phận cấu thành làm nên các giá trị của từng bài bản nằm trong 
hệ thống Nhã nhạc ngay từ lúc sơ khai của nó. Còn tính chân xác lịch sử lại 
gắn với những dấu ấn sáng tạo được hình thành trong quá trình tồn tại của nó 
(các chất liệu làm nên sản phẩm, kỹ thuật trình diễn, môi trường diễn xướng, 
chức năng và ý nghĩa...). Như vậy, yếu tố nguyên gốc và yếu tố chân xác lịch sử 
sẽ quyết định các mặt giá trị của các bài bản Nhã nhạc cung đình Huế.
Nhu cầu khai thác và sử dụng các giá trị di sản của Nhã nhạc sẽ mang 
tính hiệu quả cao, nếu người cung cấp và người được cung cấp có chung mục đích 
tích cực trong việc bảo tồn tính nguyên vẹn của loại hình nghệ thuật này. Tuy 
nhiên, ngoài những thông tin dữ liệu được công bố đến với cộng đồng, những 
thông tin mang tính “bảo quản” chưa công bố, thì đối tượng được cung cấp bao 
gồm những tổ chức, cá nhân phải thông qua và được sự đồng ý của hội đồng 
khoa học hoặc cấp quản lý cao nhất của đơn vị đang quản lý thông tin, lúc đó 
thông tin mới được cung cấp. 
Để cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu, các nhạc công trực tiếp 
biểu diễn các bài bản Nhã nhạc tìm hiểu nhằm nâng cao nghề nghiệp, chúng 
ta cần có một quy trình thực hiện, trong đó việc soạn ra một chương trình, một 
phần mềm quản lý các bài bản đã được nghiên cứu chuẩn hóa là cần thiết, thể 
hiện rõ tính chuyên nghiệp trong quá trình cung cấp và quản lý thông tin.
Khi cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân trình diễn 
Nhã nhạc cần phải báo cáo cho cấp quản lý cao nhất của cơ quan chủ quản các 
thông tin. Bởi vì, đơn vị chủ quản khi cung cấp thông tin cũng cần biết được 
mục đích sử dụng của người sử dụng thông tin vừa được cung cấp. Tuy nhiên, 
cần lưu ý rằng việc cung cấp thông tin cũng là một hình thức quảng bá các giá 
trị di sản đến với công chúng, với cộng đồng. Đây là việc làm hợp lý để nâng 
cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ và gìn giữ các bài bản Nhã nhạc 
cung đình tránh bị tam sao thất bản.
Trong Luật Bảo vệ di sản văn hóa (chương II, điều 14, mục 5) quy định 
rõ: - Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử 
lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn 
hóa. Như vậy, đối với các bài bản Nhã nhạc cung đình Huế cũng nghiêm cấm 
những hành vi làm sai lệch các giá trị di sản khi được cung cấp.
d. Cập nhật thông tin 
Các bài bản Nhã nhạc cung đình Huế được sưu tầm, nghiên cứu và định 
chuẩn sau đó đưa vào cơ sở dữ liệu là một công trình khoa học được hội đồng 
khoa học thẩm định theo đúng quy trình. Do đó, việc những cá nhân cập nhật 
thông tin từ cơ sơ dữ liệu phải có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu của đơn vị 
quản lý thông tin. 
- Quản trị tin tức, bài viết
Tư liệu Nhã nhạc được cập nhật ở phần mềm desktop, website chỉ dùng 
để trình diễn tư liệu và quản trị tin tức, bài viết.
96 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
Đăng nhập vào phần quản trị
Do mục đích bảo mật nên trên trang web đã ẩn nút login (đăng nhập), nếu 
nút login không hiển thị có thể gõ trực tiếp địa chỉ “/admin” hay “/login.aspx” 
vào sau địa chỉ trang chủ. 
Ví dụ: địa chỉ trang chủ là  thì gõ thêm http://
nhanhac.no-ip.org/admin hoặc  
Lưu ý: Tài khoản người dùng này phải được cấp quyền chỉnh sửa tin bài 
(xem ở phần dưới), ngay người quản trị website nếu chưa phân quyền quản lý tin 
bài cho chính mình thì cũng chỉ được xem chứ không sửa được nội dung bài viết.
Thêm bài viết mới
Sau khi đăng nhập sẽ xuất hiện mục Quản trị tin bài, chọn phần Quản trị 
tin tức sẽ mở ra danh sách tin bài, chọn “Thêm mới”, hoặc nhấn nút sửa một 
bài đã có.
Trong cửa sổ soạn thảo tin bài lần lượt nhập các mục thông thường phải 
có là: Chuyên mục, Tiêu đề, Ảnh đại diện (sẽ hiện ra ở danh sách tin bài ở 
trang chủ), Tóm tắt, Nội dung.
Phân quyền quản trị tin tức, bài viết
- Đăng nhập với quyền admin (cấp quản trị đầy đủ nhất), trong menu 
Users chọn Manage Users và thêm tài khoản người dùng mới.
- Vào menu Quản trị tin bài à Quản trị chuyên mục à Phân quyền, sẽ 
thấy danh sách 3 nhóm người dùng với 3 cấp độ:
User1: Có quyền cập nhật thông tin và hiệu chỉnh các bản tin do chính 
mình cập nhật.
97Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
User2: Toàn quyền hiệu chỉnh thông tin do nhóm User1 tạo lập.
User3: Duyệt để cho phép đăng tải thông tin.
- Ở mỗi nhóm, chọn người dùng và nhấn nút “>” để đưa người dùng vào 
nhóm có quyền tương ứng ở cột bên phải.
98 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
- Nếu muốn xóa bỏ người dùng ra khỏi nhóm thì chọn tên người đó trong 
danh sách ở cột bên phải rồi nhấn nút “>” hay “<<” để thêm hoặc xóa 
toàn bộ người dùng của nhóm. 
- Người nắm giữ mật khẩu quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu sau khi nhận 
được tệp văn bản có sự kiểm duyệt của hội đồng khoa học về những bài bản 
Nhã nhạc cung đình Huế, có trách nhiệm đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu.
4. Kết luận
Do những đặc thù về lịch sử và địa lý, từ lâu, Huế đã là nơi giao thoa 
của nhiều luồng văn hóa, là một trung tâm nghệ thuật với nhiều ngành, nghề 
truyền thống. Đặc biệt, từ khi Kim Long-Phú Xuân được chọn làm thủ phủ 
của Đàng Trong (1636-1775), rồi sau đó trở thành kinh đô của cả nước dưới 
triều Nguyễn (1802-1945), văn hóa Huế càng có nhiều điều kiện hội tụ và tỏa 
sáng. Chính phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và văn hóa nơi đây đã tạo nên 
các loại hình nghệ thuật đặc sắc bao gồm: Nhã nhạc, múa cung đình và tuồng 
cung đình. Trong đó, Nhã nhạc cung đình Huế là một giá trị di sản đã được 
UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 
Có thể nói, trong các sản phẩm của nghệ thuật diễn xướng cung đình, thì Nhã 
nhạc chính là sản phẩm cung đình độc đáo do các nghệ nhân, nghệ sĩ tài giỏi 
khắp cả nước hội tụ về đây và làm nên những tinh hoa nghệ thuật dùng để biểu 
diễn trong chốn hoàng cung.
Năm 1945, khi triều đình nhà Nguyễn cáo chung, Nhã nhạc cũng bị mất 
đi vị trí chức năng xã hội, môi trường diễn xướng nguyên thủy, lâm vào tình 
trạng suy thoái và có nguy cơ thất truyền. Với sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh 
thần của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước, Nhã nhạc 
đang dần được phục hồi và phát huy những giá trị đặc sắc, góp phần quan trọng 
vào quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Do đó, việc xây dựng 
99Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
cơ sở dữ liệu về Nhã nhạc nhằm nghiên cứu bảo tồn, quản lý, cung cấp thông 
tin và cập nhật thông tin để phục vụ cho cộng đồng là một vấn đề cấp thiết 
trong tình hình hiện nay.
Sau một thời gian sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá và phân tích các bài bản 
Nhã nhạc, đưa nó trở về gần với sự “chuẩn mực” có thể, nhóm nghiên cứu cũng 
đã song song xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu để lưu trữ, tránh làm biến tướng 
dẫn đến tam sao thất bản những bài bản Nhã nhạc đã được nghiên cứu. Đây 
là tín hiệu vui cho tất cả những ai quan tâm đến những giá trị di sản quý báu 
của Nhã nhạc cung đình Huế.
Theo đó, phần mềm được xây dựng nhằm quản trị kho cơ sở dữ liệu về 
Nhã nhạc cung đình Huế; chứa nhiều tư liệu được số hóa dưới nhiều định dạng 
và các nhóm đối tượng gồm tư liệu Nhã nhạc, nghệ nhân, nhạc cụ phục vụ cho 
nhiều mục đích sử dụng khác nhau. 
 P T H - T T B
TÓM TẮT
Âm nhạc cung đình Huế bao gồm các thể loại như nhạc múa cung đình, nhạc tuồng cung 
đình và Nhã nhạc, trong đó Nhã nhạc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể 
đại diện của nhân loại. Do đặc điểm dễ bị biến tướng trong quá trình truyền nghề và hoạt động 
biểu diễn, việc tìm ra giải pháp bảo tồn và quản lý các bài bản Nhã nhạc đã được sưu tầm, nghiên 
cứu và chuẩn hóa là một vấn đề nan giải. Sau một thời gian sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá và 
phân tích các bài bản Nhã nhạc, đưa nó về gần với sự “chuẩn mực” có thể, các tác giả đã xây 
dựng một cơ sở dữ liệu các bài bản Nhã nhạc cung đình Huế. Theo đó, phần mềm được xây dựng 
nhằm quản lý kho cơ sở dữ liệu về Nhã nhạc cung đình Huế; chứa nhiều tư liệu được số hóa dưới 
nhiều định dạng và các nhóm đối tượng gồm tư liệu Nhã nhạc, nghệ nhân, nhạc cụ...; có chương 
trình quản lý, lưu trữ, bổ sung, cập nhật và khai thác thông tin...
ABSTRACT
BUILDING DATABASE OF HUẾ ROYAL COURT MUSIC - COURT RITUAL MUSIC (NHÃ NHẠC)
Huế royal court music includes various music genres such as court dance, royal classical 
opera, and court ritual music (Nhã nhạc), in which court ritual music was recognized as Intangible 
Cultural Heritage of Humanity by UNESCO. Due to transformable features in the process of 
instruction and performance activities, it is necessary to find solutions to the conservation and 
management of all kinds of collected, studied and standardized court music. After a period of 
collecting, doing research, evaluating and analyzing ceremonial music and bringing it closer to 
the “standardization”, the authors have built a database of all kinds of Huế royal court music. 
Accordingly, the software designed to manage the database repository of Huế royal court music 
contains digitized documents of various formats and object groups, including documents of 
court ritual music, musicians and musical instruments, together with programs of information 
management, storage, supplement, update and exploitation.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_co_so_du_lieu_cac_bai_ban_am_nhac_cung_dinh_hue_pha.pdf