Xác định quốc tịch theo quy định của thế giới và Việt Nam

Đối với mỗi quốc gia, quốc tịch là chế định hết sức quan trọng, thể hiện

mối liên hệ pháp lý giữa một cá nhân với quốc gia đó. Các căn cứ xác định

quốc tịch do từng quốc gia quy định, là cơ sở để giải quyết các vấn đề pháp

lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong bài viết này, tác giả

phân tích các căn cứ xác định quốc tịch phổ biến trên thế giới và căn cứ xác

định quốc tịch theo quy định của Văn bản hợp nhất số 05/VBHN - VPQH Luật

quốc tịch Việt Nam năm 2014.

pdf 6 trang kimcuc 5540
Bạn đang xem tài liệu "Xác định quốc tịch theo quy định của thế giới và Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định quốc tịch theo quy định của thế giới và Việt Nam

Xác định quốc tịch theo quy định của thế giới và Việt Nam
58
Căn Cứ xáC định quốC tịCh theo quy định Của thế giới và việt nam
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
Quốc tịch là cơ sở pháp lý để thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư của họ và thể hiện ranh 
giới chủ quyền giữa các quốc gia trong 
quan hệ quốc tế. Đồng thời, quốc tịch thể 
hiện sự quy thuộc về một Nhà nước nhất 
định của một cá nhân, là tiền đề pháp lý 
cơ bản để một cá nhân được hưởng các 
quyền và nghĩa vụ công dân của nhà 
nước đó. Cá nhân mang quốc tịch của 
quốc gia nào sẽ được hưởng các quyền 
và phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy 
định của pháp luật quốc gia đó. Chính vì 
vậy, những quy định liên quan đến căn 
cứ xác lập quốc tịch có một ý nghĩa vô 
cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia 
trên thế giới.
1. Những cách thức hưởng quốc tịch 
phổ biến trên thế giới
Trên cơ sở chủ quyền quốc gia, mỗi 
nước bằng pháp luật, quy định những 
trường hợp được hưởng quốc tịch, cũng 
như những trường hợp thay đổi và mất 
quốc tịch. Việc quy định các điều kiện và 
cách thức hưởng, mất quốc tịch là công 
việc nội bộ của mỗi nước, không có nước 
nào và tổ chức quốc tế nào có quyền can 
thiệp. Mỗi nước có thể quy định các cách 
thức hưởng quốc tịch khác nhau, nhưng 
nhìn chung trên thế giới tồn tại các cách 
thức hưởng quốc tịch như sau: Hưởng 
quốc tịch theo sự sinh đẻ, theo sự gia 
nhập quốc tịch, theo sự lựa chọn quốc 
tịch và theo sự phục hồi quốc tịch.
- Hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ
Đây là cách thức xác lập quốc tịch 
phổ biến, thông qua sự kiện sự sinh đẻ 
của người mẹ, các quốc gia sẽ xác lập tư 
XÁC ĐỊNH QUỐC TỊCH 
THEO QUY ĐỊNH CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
* Thạc sĩ, Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân
Đối với mỗi quốc gia, quốc tịch là chế định hết sức quan trọng, thể hiện 
mối liên hệ pháp lý giữa một cá nhân với quốc gia đó. Các căn cứ xác định 
quốc tịch do từng quốc gia quy định, là cơ sở để giải quyết các vấn đề pháp 
lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong bài viết này, tác giả 
phân tích các căn cứ xác định quốc tịch phổ biến trên thế giới và căn cứ xác 
định quốc tịch theo quy định của Văn bản hợp nhất số 05/VBHN - VPQH Luật 
quốc tịch Việt Nam năm 2014.
Từ khóa: Quốc tịch, xác định quốc tịch.
For every nation, nationality is a significant regulation which presents legal 
relationship between an individual and his nation. The basis for determining 
nationality are prescribed by each nation to handle legal issues related to 
citizenships and their obligations. Within this article, the author analyzes the 
basis for determining nationality in the world and in regulations of Consolidated 
document no. 05/VBHN - VPQH Law on nationality of Vietnam in 2014.
Keywords: Nationality, nationality determination.
TrầN NgọC MiNH*
59Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Trần ngọc Minh
cách công dân cho trẻ em. Tuy nhiên, luật 
quốc tịch của các quốc gia trên thế giới lại 
áp dụng hai nguyên tắc khác nhau để xác 
lập quốc tịch cho trẻ em, đó là nguyên 
tắc quyền huyết thống và nguyên tắc 
nguyền nơi sinh hay còn gọi là nguyên 
tắc lãnh thổ.
+ Nguyên tắc “quyền huyết thống”: 
Theo nguyên tắc này, đứa trẻ sinh ra sẽ 
mang quốc tịch của cha mẹ mà không 
phụ thuộc vào nơi sinh. Nguyên tắc này 
được áp dụng ở hầu hết các nước châu 
Âu như Áo, Tây Ban Nha, Phần Lan, Ý, 
Nauy và một số nước ở Châu Á như 
Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, 
Indonexia, Brunây
+ Nguyên tắc “quyền nơi sinh”: Theo 
nguyên tắc này, đứa trẻ sinh ra ở nước 
nào thì mang quốc tịch của nước đó mà 
không phụ thuộc vào quốc tịch của cha 
hay mẹ chúng. Nguyên tắc này áp dụng 
phổ biến ở các quốc gia châu Mỹ như: 
Braxin, Achentina, Bôlivia, Chilê 
Trong thực tiễn, nguyên tắc xác định 
quốc tịch theo “quyền nơi sinh” và “quyền 
huyết thống” nhiều trường hợp trái ngược 
nhau, dẫn đến tình trạng đứa trẻ sinh ra 
có thể có hai quốc tịch hoặc không có 
quốc tịch. Để giải quyết vấn đề này, các 
nước cần phải hợp tác với nhau để ký 
kết các Điều ước quốc tế nhằm loại trừ 
những tình trạng trên. 
Một số nước trên thế giới trên cơ 
sở quy định nguyên tắc xác định quốc 
tịch dựa trên cơ sở kết hợp cả hai yếu tố 
quyền nơi sinh và quyền huyết thống, 
chẳng hạn như: Ba Lan, Việt Nam...
- Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập
Hưởng quốc tịch theo sự gia nhập 
quốc tịch là việc một cá nhân bày tỏ 
nguyện vọng trở thành công dân của 
nước sở tại. Việc nhập quốc tịch được 
quyết định bởi cơ quan Nhà nước có 
thẩm quyền về trao quốc tịch của nước 
đó cho một người theo đúng những trình 
tự được pháp luật nước đó quy định.
Khác với hai nguyên tắc nói trên, việc 
xác định quốc tịch của cá nhân có thể 
được thực hiện trên cơ sở những sự kiện 
pháp lý hợp pháp như: 
(1) Xin vào quốc tịch một nước ngoài; 
(2) Hưởng quốc tịch theo sự kiện kết 
hôn với người nước ngoài; 
(3) Do được nhận làm con nuôi của 
người nước ngoài; 
Pháp luật các nước đều quy định 
những điều kiện nhất định đối với người 
xin nhập quốc tịch vì đây là vấn đề mang 
tính giai cấp sâu sắc nhằm bảo vệ lợi ích 
giai cấp thống trị của nước nhập quốc 
tịch. Thông thường những điều kiện đó 
bao gồm: phải đến một độ tuổi nhất định 
(đa phần các nước quy định người xin 
nhập quốc tịch có độ tuổi từ 18 tuổi trở 
lên), phải cư trú tại nước xin gia nhập 
quốc tịch trong một thời gian nhất định 
(có thể là 5 năm như ở Mỹ, Anh, Thụy 
Điển, Đức, 10 năm ở Nhật Bản, Thụy Sỹ, 
15 năm ở Lucxambua...)1 phải biết tiếng 
của nước mà mình xin gia nhập quốc tịch, 
phải có điều kiện bảo đảm cuộc sống ở 
nước xin gia nhập quốc tịch. 
Chẳng hạn, đối với quy định của 
pháp luật Mỹ, một người muốn nhập 
quốc tịch Mỹ thì phải có đầy đủ các điều 
kiện sau: Đáp ứng yêu cầu về tiếng Anh 
1 https://vnexpress.net/phap-luat/5-quoc-gia-co-dieu-
kien-nhap-quoc-tich-khat-khe-nhat-the-gioi-3865836.
html
60
Căn Cứ xáC định quốC tịCh theo quy định Của thế giới và việt nam
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
và phải hiểu biết về lịch sử, chính trị 
Mỹ; từ 18 tuổi trở lên; phải trung thành 
với Hiến pháp Mỹ và sẵn sàng gia nhập 
quân đội Mỹ; là người có phẩm chất đạo 
đức tốt, chưa từng vi phạm pháp luật tại 
Mỹ như trộm cắp, sử dụng giấy tờ giả, 
buôn hàng cấm; là người thường trú ở 
Mỹ có thẻ xanh ít nhất 5 năm (thời gian ở 
Mỹ phải đủ 2,5 năm), hoặc kết hôn với 1 
công dân Mỹ được 3 năm (thời gian ở Mỹ 
trên 18 tháng). Riêng về điều kiện tiếng 
Anh, người xin nhập quốc tịch Mỹ phải 
đáp ứng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết 
ở mức căn bản.
Đối với người trên 50 tuổi và là người 
thường trú sống tại Mỹ ít nhất 20 năm có 
thể miễn kiểm tra tiếng Anh. Người trên 
65 tuổi là người thường trú đã sinh sống 
tại Mỹ ít nhất 20 năm được miễn kiểm tra 
tiếng Anh, miễn kiểm tra lịch sử và chính 
quyền nước Mỹ2.
- Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn
Hưởng quốc tịch theo sự lựa chọn 
được đặt ra trong trường hợp một bộ 
phận lãnh thổ của quốc gia này được 
sáp nhập vào lãnh thổ của quốc gia khác 
và trong trường hợp Chính phủ của hai 
nước đó đã thoả thuận với nhau về việc 
di chuyển các bộ phận dân cư nhất định 
từ nước này sang nước khác.
Việc lựa chọn quốc tịch là một quyền 
con người và người đó được tự do lựa 
chọn cho mình một quốc tịch trong 
trường hợp người đó có khả năng nhận 
được từ hai quốc tịch trở lên, có thể là 
giữ nguyên quốc tịch cũ hoặc gia nhập 
quốc tịch mới. Việc lựa chọn quốc tịch 
cũng cần phải dựa trên cơ sở phù hợp 
2 https://www.interimm.vn/nhung-dieu-kien-de-
nhap-quoc-tich-my
với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc 
tế và nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, có 
nhiều trường hợp chính phủ các nước 
ký kết với nhau Hiệp định trao đổi dân 
cư nhằm di chuyển các bộ phận dân cư 
nhất định từ nước này sang nước kia và 
ngược lại. Việc di cư này được tiến hành 
chủ yếu với những người cùng dân tộc 
và trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Chẳng 
hạn, Hiệp định 6/7/1945 giữa Chính phủ 
Liên Xô và chính phủ lâm thời của mặt 
trận dân tộc thống nhất Ba Lan đã quy 
định người Ba Lan và người Do Thái có 
quốc tịch Ba Lan trước ngày 17/9/1939 
hiện đang cư trú trên lãnh thổ Liên Xô 
có quyền rút khỏi quốc tịch Liên Xô và 
nên chuyển về Ba Lan, người Nga, người 
Ucraina và người các dân tộc khác của 
Liên Xô hiện đang cư trú trên lãnh thổ Ba 
Lan có quyền rút khỏi quốc tịch Ba Lan 
và nên rút về Liên Xô. Hiệp định ngày 
10/6/1946 giữa Liên Xô và Tiệp Khắc về 
lựa chọn quốc tịch và di dân cũng quy 
định nguyên tắc tương tự. 
Ngoài ra, trên thực tế, việc hồi hương 
(Repatriation) cũng đặt ra việc lựa chọn 
quốc tịch cùng một lúc cho một nhóm 
người nhất định. Đây là một dạng đặc 
biệt của hình thức di dân. Hình thức này 
đã từng được áp dụng đối với người 
Đức ở Ba Lan, Tiệp khắc, Hunggari trong 
những năm sau chiến tranh thế giới thứ 
hai theo quy định của Hiệp ước Postdam 
năm 19453.
- Hưởng quốc tịch theo sự phục hồi 
quốc tịch
3 Sách chuyên khảo Luật quốc tế, Ths. Ngô Hữu 
Phước, Khoa Luật quốc tế, trường Đại học Luật 
thành phố Hồ Chí Minh, nxb Chính trị quốc gia, 
2010, Tr.256.
61Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Trần ngọc Minh
Đây là sự khôi phục lại quốc tịch của 
một nước cho người đã mất quốc tịch 
của nước đó. Vấn đề phục hồi quốc tịch 
thường được đặt ra đối với những người 
trước đây đã ra nước ngoài sinh sống, 
nay trở về Tổ quốc; hoặc đối với những 
người đã mất quốc tịch nước mình do kết 
hôn, ly hôn, nhận làm con nuôi đối với 
người nước ngoài. 
2. Những cách thức hưởng quốc tịch 
theo quy định pháp luật Việt Nam
Dựa trên cơ sở những cách thức xác 
định phổ biến trên thế giới, Luật quốc 
tịch Việt Nam đã quy định các căn cứ 
xác định quốc tịch đối với các trường 
hợp hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ, 
hưởng quốc tịch theo sự gia nhập quốc 
tịch, hưởng quốc tịch theo sự phục hồi 
quốc tịch, hưởng quốc tịch theo điều ước 
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam là thành viên.
Theo quy định của Điều 14 Văn bản 
hợp nhất số 05/VBHN - VPQH Luật quốc 
tịch Việt Nam năm 2014, một người có 
quốc tịch Việt Nam nếu có một trong 
những căn cứ sau:
+ Do sinh ra theo quy định tại các 
điều 15, 16 và 17 của Luật này;
+ Được nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
+ Theo quy định tại các điều 18, 35 và 
37 của Luật quốc tịch;
+ Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hưởng quốc tịch Việt Nam theo sự 
sinh đẻ
Theo quy định tại các điều 16, 17, 18 
Văn bản hợp nhất số 05/VBHN - VPQH 
Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014, trẻ 
em được sinh ra và có quốc tịch Việt Nam 
trong các trường hợp sau đây: 
+ Có cha mẹ đều là công dân Việt 
Nam, bất kể sinh ra ở trong hay ngoài 
lãnh thổ Việt Nam; 
+ Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài 
lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha 
hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người 
kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ 
là công dân Việt Nam còn cha không rõ 
là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
+ Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ 
là công dân Việt Nam còn người kia là 
công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt 
Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản 
của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai 
sinh cho con. Trường hợp trẻ em được 
sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha 
mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn 
quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc 
tịch Việt Nam.
+ Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt 
Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là 
người không quốc tịch, nhưng có nơi 
thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch 
Việt Nam.
+ Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt 
Nam mà khi sinh ra có mẹ là người 
không quốc tịch, nhưng có nơi thường 
trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai 
thì có quốc tịch Việt Nam.
+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm 
thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ 
cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, Luật quốc tịch Việt Nam 
đã kết hợp cả hai nguyên tắc quyền nơi 
sinh và quyền huyết thống nhằm đảm bảo 
cho mọi đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt 
62
Căn Cứ xáC định quốC tịCh theo quy định Của thế giới và việt nam
Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019
Nam không rơi vào tình trạng không có 
quốc tịch. 
- Hưởng quốc tịch Việt Nam theo sự 
gia nhập
Theo Điều 19, Văn bản hợp nhất số 05/
VBHN-VPQH Luật quốc tịch Việt Nam 
năm 2014, công dân nước ngoài và người 
không quốc tịch đang thường trú ở Việt 
Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam 
thể có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, 
nếu có đủ các điều kiện sau đây: 
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ 
theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật 
Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong 
tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào 
cộng đồng Việt Nam;
+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm 
trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc 
tịch Việt Nam;
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại 
Việt Nam.
Người nhập quốc tịch Việt Nam 
thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ 
những người thuộc một trong các trường 
hợp: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc 
con đẻ của công dân Việt Nam; Có công 
lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi 
cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam, trong trường hợp đặc biệt, nếu 
được Chủ tịch nước cho phép.
Đối với người nước ngoài thuộc một 
trong các trường hợp trên thì điều kiện 
nhập quốc tịch Việt Nam cũng đơn giản 
hơn, chỉ cần hai điều kiện: có năng lực 
hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của 
pháp luật Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp 
và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền 
thống, phong tục, tập quán của dân tộc 
Việt Nam;
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam 
không được nhập quốc tịch Việt Nam, 
nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích 
quốc gia của Việt Nam.
Đối với quốc tịch của con chưa thành 
niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc 
thôi quốc tịch Việt Nam được quy định 
cụ thể tại Điều 35 Văn bản hợp nhất số 
05/VBHN - VPQH Luật quốc tịch Việt 
Nam năm 2014, theo đó:
Khi có sự thay đổi về quốc tịch do 
nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt 
Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con 
chưa thành niên sinh sống cùng với cha 
mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch 
của họ.
Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, 
trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì 
con chưa thành niên sinh sống cùng với 
người đó cũng có quốc tịch Việt Nam 
hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự 
thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.
Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, 
trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa 
thành niên sinh sống cùng với người đó 
cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ 
không thỏa thuận bằng văn bản về việc 
giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
Sự thay đổi quốc tịch của người từ 
đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy 
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này 
phải được sự đồng ý bằng văn bản của 
người đó.
Quốc tịch của con nuôi chưa thành 
niên được quy định tại Điều 37 Văn bản 
hợp nhất số 05/VBHN - VPQH Luật quốc 
63Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019
Trần ngọc Minh
tịch Việt Nam năm 2014, theo đó:
Trẻ em là công dân Việt Nam được 
người nước ngoài nhận làm con nuôi thì 
vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em là người nước ngoài được công 
dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có 
quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt 
Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
Trẻ em là người nước ngoài được cha 
mẹ mà một người là công dân Việt Nam, 
còn người kia là người nước ngoài nhận 
làm con nuôi thì được nhập quốc tịch 
Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch 
Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn 
các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 
19 của Luật quốc tịch.
Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ 
đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được 
sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
- Hưởng quốc tịch Việt Nam theo sự 
phục hồi quốc tịch
Văn bản hợp nhất số 05/VBHN - 
VPQH Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 
đã có điều chỉnh ngày càng rõ hơn và 
linh hoạt hơn về những trường hợp được 
trở lại quốc tịch Việt Nam. Điều 23 Văn 
bản hợp nhất số 05/VBHN - VPQH Luật 
quốc tịch Việt Nam năm 2014 quy định 
các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt 
Nam cụ thể như sau: Xin hồi hương về 
Việt Nam; Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ 
hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; Có 
công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; 
Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện đầu tư tại 
Việt Nam; Đã thôi quốc tịch Việt Nam để 
nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không 
được nhập quốc tịch nước ngoài. 
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam 
không được trở lại quốc tịch Việt Nam, 
nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích 
quốc gia của Việt Nam.
Đối với trường hợp người bị tước 
quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch 
Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể 
từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem 
xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam. 
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam 
phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, 
tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết 
định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Về nguyên tắc, người được trở lại 
quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc 
tịch nước ngoài, trừ những người sau 
đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được 
Chủ tịch nước cho phép: Là vợ, chồng, 
cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân 
Việt Nam; hoặc người đó có công lao đặc 
biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; hoặc việc 
nhập quốc tịch của người đó có lợi cho 
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam.
Như vậy, cũng giống như nhiều 
nước, pháp luật Việt Nam quy định về 
căn cứ xác lập quốc tịch Việt Nam dựa 
trên những căn cứ xác lập quốc tịch phổ 
biến trên thế giới. Các quy định liên quan 
đến các căn cứ xác định quốc tịch là cơ 
sở pháp lý để nhà nước xác định tư cách 
công dân, trên cơ sở đó xác lập các quy 
định pháp lý liên quan đến quyền và 
nghĩa vụ công dân. Đồng thời, cá nhân 
muốn nhập quốc tịch của một nước khác 
cần nắm rõ và đáp ứng được các điều 
kiện liên quan đến căn cứ xác lập quốc 
tịch của nước đó./.

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_quoc_tich_theo_quy_dinh_cua_the_gioi_va_viet_nam.pdf