Xác định hoạt độ đồng vị phóng xạ sống dài cùng sinh ra trong quá trình sản xuất 18F-FDG tại trung tâm máy gia tốc, bệnh viện TWQĐ 108

Trong quá trình sản xuất dược chất phóng xạ 18F-FDG, chùm tia H+ gia tốc đến năng lượng

18 MeV được chiếu vào bia nước giàu 18O (H218O), ngoài đồng vị phóng xạ 18F còn có nhiều đồng vị

khác cùng được sinh ra do phản ứng hạt nhân của proton với bia nước H218O và với các thành phần

cấu tạo nên thân của bia. Toàn bộ quá trình tổng hợp 18F-FDG được tiến hành trên bộ tổng hợp

Synthera của hãng IBA. Hoạt độ của các đồng vị phóng xạ tạp chất có thời gian bán rã dài trong 04

loại chất thải phóng xạ tạo ra trong quá trình sản xuất 18F-FDG trên máy gia tốc cyclotron tại Bệnh

viện Trung ương Quân đội 108 được xác định bằng hệ phổ kế gamma phân giải cao dải rộng. Kết quả

cho thấy có 11 đồng vị phóng xạ có thời gian bán rã dài: 55Co, 56Co, 57Co, 58Co, 51Cr, 52Mn, 54Mn, 48V,

95mTc, 96Tc và 183Re tồn tại trong các mẫu chất thải này.

pdf 6 trang kimcuc 21080
Bạn đang xem tài liệu "Xác định hoạt độ đồng vị phóng xạ sống dài cùng sinh ra trong quá trình sản xuất 18F-FDG tại trung tâm máy gia tốc, bệnh viện TWQĐ 108", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định hoạt độ đồng vị phóng xạ sống dài cùng sinh ra trong quá trình sản xuất 18F-FDG tại trung tâm máy gia tốc, bệnh viện TWQĐ 108

Xác định hoạt độ đồng vị phóng xạ sống dài cùng sinh ra trong quá trình sản xuất 18F-FDG tại trung tâm máy gia tốc, bệnh viện TWQĐ 108
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
14 Số 51 - Tháng 6/2017
XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘ ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ SỐNG DÀI
CÙNG SINH RA TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 18F-FDG
TẠI TRUNG TÂM MÁY GIA TỐC, BỆNH VIỆN TWQĐ 108
Trong quá trình sản xuất dược chất phóng xạ 18F-FDG, chùm tia H+ gia tốc đến năng lượng 
18 MeV được chiếu vào bia nước giàu 18O (H2
18O), ngoài đồng vị phóng xạ 18F còn có nhiều đồng vị 
khác cùng được sinh ra do phản ứng hạt nhân của proton với bia nước H2
18O và với các thành phần 
cấu tạo nên thân của bia. Toàn bộ quá trình tổng hợp 18F-FDG được tiến hành trên bộ tổng hợp 
Synthera của hãng IBA. Hoạt độ của các đồng vị phóng xạ tạp chất có thời gian bán rã dài trong 04 
loại chất thải phóng xạ tạo ra trong quá trình sản xuất 18F-FDG trên máy gia tốc cyclotron tại Bệnh 
viện Trung ương Quân đội 108 được xác định bằng hệ phổ kế gamma phân giải cao dải rộng. Kết quả 
cho thấy có 11 đồng vị phóng xạ có thời gian bán rã dài: 55Co, 56Co, 57Co, 58Co, 51Cr, 52Mn, 54Mn, 48V, 
95mTc, 96Tc và 183Re tồn tại trong các mẫu chất thải này.
1. Mở Đầu
Trong ứng dụng kỹ thuật chụp xạ hình 
PET, các đồng vị phóng xạ phát positron được 
sử dụng như là các chất đánh dấu, phổ biến nhất 
là các đồng vị carbon-11 (11C), oxygen-15 (15O), 
nitrogen-13 (13N) and fluorine-18 (18F). Những 
đồng vị này có thời gian bán rã ngắn nên chúng 
thường được sản xuất trên máy gia tốc dựa trên 
phản ứng hạt nhân hoặc với proton hoặc với 
đơ-tơ-ri chủ yếu dưới dạng các phản ứng (p,n), 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
15Số 51 - Tháng 6/2017
(p,2n), (p,α) và (p,xn) [1]. Trong đó, 18F là đồng 
vị được ưu tiên lựa chọn trong thực tế do tính chất 
vật lý bức xạ ưu thế của nó, đó là thời gian bán rã 
dài (T
1/2
 = 110 phút), cũng như việc phát triển của 
công nghệ máy gia tốc dùng cho sản xuất đồng vị 
phóng xạ nói chung và sản xuất dược chất phóng 
xạ nói riêng. Dược chất phóng xạ 18F-FDG là hợp 
chất đánh dấu phóng xạ phát positron được sản 
xuất lần đầu tiên vào năm 1978 [2], và đến nay nó 
được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành ung thư.
Hiện nay, ở nước ta có 05 cơ sở sản xuất 
dược chất phóng xạ 18F-FDG phục vụ chẩn đoán 
ung thư, đó là: Trung tâm Máy gia tốc thuộc 
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TWQĐ 
108), Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Chiếu xạ 
Hà Nội, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Chợ 
Rẫy (TP HCM). Với công suất sản xuất 18F-FDG 
lên đến 3,5-4,0 Ci/ngày, Trung tâm Máy gia tốc 
thuộc Bệnh viện TWQĐ 108 có khả năng để cung 
cấp đủ dược chất phóng xạ 18F-FDG cho các máy 
PET ở Hà Nội và các vùng lân cận. Quá trình sản 
xuất dược chất phóng xạ 18F-FDG tại Trung tâm 
máy gia tốc thuộc Bệnh viện TWQĐ 108 được 
thực hiện qua các công đoạn như sau: 
- Chiếu chùm tia proton gia tốc vào bia 
nước giàu 18O (> 95%) để tạo ra đồng vị 18F 
thông qua phản ứng hạt nhân 18O(p,n)18F.
- Tách chiết đồng vị phóng xạ 18F khỏi các 
tạp chất và tổng hợp thành 18F-FDG trên bộ 
tổng hợp Synthera, IBA.
- Chia liều tổng thu được thành các liều đơn 
theo đơn đặt hàng từ các cơ sở y tế.
- Kiểm nghiệm tiêu chuẩn dược chất phóng 
xạ. 
Trên đường đi đến bắn phá bia nước 
H2
18O, chùm tia proton gia tốc phải xuyên qua lá 
titan để ngăn cách chân không trên đường truyền 
chùm tia và khoang làm mát bia bằng khí Heli, 
và lá hợp kim Havar để chứa đựng nước H2
18O 
và ngăn cách bia với khoang làm mát bằng khí 
Heli [3]. Do vậy, trong công đoạn chiếu chùm tia 
proton gia tốc vào bia nước làm giàu 18O (H2
18O), 
cùng với đồng vị phóng xạ 18F sinh ra trong bia 
còn có các đồng vị phóng xạ tạp chất khác cùng 
sinh ra do các phản ứng hạt nhân xảy ra trên bia 
nước H2
18O cũng như do các phản ứng hạt nhân 
xảy ra trên lá Havar và lá Titan. Lá Havar là hợp 
kim cấu thành từ các kim loại chính sau: Co 
(42%), Mn (1,6%), Cr (19,5%), Mo (2,2%), W 
(2,7%), Ni (12,7%) và Fe (~19,1%) [4]. Các phản 
ứng hạt nhân trên lá Havar và Titan sinh ra các 
đồng vị phóng xạ có thời gian bán rã dài [5-8]. 
Bảng 1.1 trình bày một số đồng vị phóng xạ có 
thời gian bán rã dài được sinh ra do các phản ứng 
hạt nhân xảy ra lá Havar và lá titan do tương tác 
với chùm proton hoặc với nơtron sinh ra từ phản 
ứng tạo 18F trên bia nước H2
18O.
Bảng 1.1. Các đồng vị phóng xạ có thể 
được sinh ra do phản ứng hạt nhân của chùm 
proton và nơtron thứ cấp với lá Havar và lá titan.
Đồng vị Phản ứng hạt nhân Đồng vị Phản ứng hạt nhân 
51Cr 
50Cr(n,γ)51Cr 
52Cr(n,2n)51Cr 
96Tc 
96Mo(p,n)96Tc 
97Mo(p,2n)96Tc 
52Mn 52Cr(p,n)52Mn 182Re 182W(p,n)182Re 
54Mn 55Mn(n,2n)54Mn 183Re 
184W(p,3nγ)183Re 
183W(p,n)183Re 
56Co 56Fe(p,n)56Co 184Re 183W(p,n)184Re 
57Co 
58Ni(n,pn)57Co 
58Ni(p,2p)57Co 
60Ni(p,α)57Co 
186Re 184W(p,n)186Re 
58Co 
58Ni(n,p)58Co 
59Co(p,pn)58Co 
59Co(n,2n)58Co 
46Sc 
48Ti(p,3He)46Sc 
48Ti(n,t)46Sc 
57Ni 58Ni(p,d)57Ni 48V 48Ti(p,n)48V 
95Tc/95mTc 
95Mo(p,n)95mTc 
96Mo(p,2n)95mTc 
Một lượng nhỏ các đồng vị phóng xạ này 
có thể bị đẩy ra khỏi các lá kim loại này và hòa 
vào hỗn hợp dung dịch bia do động năng của 
chùm hạt proton bắn tới, tạo ra tạp chất trong hỗn 
hợp bia sau khi chiếu xạ. Sau khi chiếu xạ bởi 
chùm proton, hỗn hợp bia được chuyển qua bộ 
tổng hợp Synthera của hãng IBA để tách chiết và 
tổng hợp thành dược chất phóng xạ. Quy trình 
tách chiết, tổng hợp FDG được diễn ra qua 05 
bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Tách 18F khỏi H2
18O sử dụng cột 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
16 Số 51 - Tháng 6/2017
trao đổi anion QMA. Bia sau khi chiếu xạ chùm 
proton được cho đi qua cột trao đổi anion QMA, 
chỉ các ion âm 18F- được giữ lại trên cột, còn các 
cation kim loại cùng tạp chất khác đều bị loại bỏ 
vào lọ thu hồi. Sau đó, ion âm 18F- sẽ được tách 
rửa khỏi QMA bằng dung dịch chứa K2CO3 và 
chất xúc tác chuyển pha (Kryptofix 222) trong 
dung môi acetonitrile.
- Bước 2: Bay hơi H2
18O dư bởi acetonitrile.
- Bước 3: Thêm tiền chất mannose triflate 
trong acetonitrile-labelling.
- Bước 4: Thủy phân tạo ra 18F-FDG.
- Bước 5: Tinh chế 18F-FDG.
Như vậy, trong quá trình sản xuất có một 
số chất thải phóng xạ chứa các đồng vị phóng 
xạ có thời gian sống dài được tạo ra, đó là nước 
thu hồi, là Havar, lá Titan và cột trao đổi ion âm 
QMA. Các chất thải phóng xạ này được xác định 
hoạt độ các đồng vị phóng xạ sử dụng hệ phổ kế 
gamma giải rộng phân giải cao.
2. NỘI DuNG
2.1. Đối tượng và phương pháp
Các chất thải của quá trình sản xuất dược 
chất phóng xạ 18F-FDG bao gồm nước thu hồi, 
nước thải của quá trình tinh chế, bộ KIT tổng 
hợp trên bộ tổng hợp Synthera bao gồm các lọ 
thủy tinh, các cột lọc. Tuy nhiên, trên các thành 
phần của bộ KIT tổng hợp chỉ cột trao đổi ion âm 
QMA là có thể bị nhiễm xạ bởi các đồng vị phóng 
xạ sống dài. Do vậy, loại đối tượng đầu tiên của 
nghiên cứu này là nước thu hồi, cột QMA của bộ 
KIT tổng hợp trong quá trình sản xuất FDG. Loại 
đối tượng thứ hai là những chất thải phóng xạ 
sinh ra từ công việc bảo dưỡng hệ thống thiết bị 
máy gia tốc định kỳ, đó là các lá Havar và Titan 
khi vệ sinh, thay thế bia. Tóm lại, trong nghiên 
cứu này, có 04 loại mẫu được lựa chọn để tiến 
hành xác định hoạt độ phóng xạ của các đồng vị 
có thời gian sống dài, gồm có mẫu nước thu hồi, 
mẫu QMA, mẫu lá Havar và mẫu lá Titan. Cụ thể, 
nghiên cứu đã đo và xác định hoạt độ phóng xạ 
của các đồng vị phóng xạ có thời gian bán rã dài 
cho 04 mẫu, bao gồm: Mẫu nước thu hồi được 
lấy từ ngày 15/02/2017, đo xác định hoạt độ vào 
ngày 12/4/2017; mẫu QMA lấy ngày 11/4/2014 
và đo ngày 14/4/2014; mẫu lá Havar và Titan lấy 
ngày 25/02/2013 và đo ngày 19/8/2013.
Hoạt độ của các đồng vị phóng xạ sống 
dài trong các mẫu được xác định theo phương 
pháp phổ gamma sử dụng hệ phổ kế gamma phân 
giải cao giải rộng (HpGe XtRa, model GX 2020) 
của hãng Canberra được trang bị tại Trung tâm 
máy gia tốc thuộc Bệnh viện TWQĐ 108 với các 
đặc trưng kỹ thuật như sau:
- Điện áp cao áp nuôi đầu dò: 3,5 kV
- Hiệu suất tương đối: ≥ 20%
- Độ phân giải năng lượng (FWHM):
• Đỉnh năng lượng 122 keV: 1,1 keV
• Đỉnh năng lượng 1,3 MeV: 2,0 keV
- Tỷ số Peak/Compton (P/C): 46
- Hình dạng đỉnh (FWTM/FWHM): 2
Đầu dò của hệ phổ kế gamma được đặt 
trong bình chì giảm phông, tín hiệu được xử 
lý trên bộ phân tích tín hiệu số DSA-1000. Số 
liệu thu được từ đầu ra của DSA-1000 được ghi 
nhận và xử lý trên máy tính thông qua phần mềm 
GENIE 2000. Hình ảnh của hệ phổ kế sử dụng 
trong nghiên cứu được đưa ra trên Hình 2.1.
Hình 2.1. Hệ phổ kế gamma giải rộng phân giải 
cao tại Trung tâm máy gia tốc thuộc Bệnh viện 
TWQĐ 108.
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
17Số 51 - Tháng 6/2017
2.2. Kết quả
Hệ phổ kế gamma trước khi đo mẫu thực 
đều được chuẩn lại năng lượng và hiệu suất phù 
hợp với cấu hình đo và hình dạng mẫu được đo. 
Riêng mẫu lá Havar khi đo được đặt cách bề mặt 
đầu dò 30 cm để đảm bảo tối ưu về thời gian chết 
của đầu dò do mẫu này có hoạt độ khá lớn, còn 
các mẫu còn được đặt cách bề mặt đầu dò 10 cm. 
Mẫu nước thu hồi và mẫu chuẩn cho mẫu nước 
thu hồi đều được chứa trọng lọ Penicillin với thể 
tích 2 ml. Các mẫu QMA, lá titan và lá Havar có 
dạng đĩa mỏng và có khối lượng lần lượt là 19 g, 
0,07 g và 0,3 g, do vậy để chuẩn hiệu suất, nguồn 
hình đĩa được sử dụng để đảm bảo tính đồng nhất 
về hình học đo.
Hình 2.2. Phổ gamma ghi nhận cho mẫu 
nước thu hồi.
Hình 2.2. cho thấy hình ảnh phổ gamma 
ghi nhận được khi đo mẫu nước thu hồi. Kết quả 
phân tích phổ gamma trên mẫu nước thu hồi cho 
thấy có 08 đồng vị phóng xạ có thời gian sống 
dài được nhận diện, đó là các đồng vị 51Cr, 52Mn, 
52Mn, 56Co, 57Co, 58Co, 95mTc và 183Re với hoạt độ 
được xác định như trình bày trong Bảng 2.1.
Kết quả phân tích phổ kế gamma với mẫu 
QMA cho thấy sự tồn tại của 11 đồng vị phóng xạ 
có thời gian bán rã dài với hoạt độ như được đưa 
ra trong Bảng 2.2, bao gồm: 48V, 51Cr, 52Mn, 52Mn, 
56Co, 57Co, 58Co, 57Ni, 95mTc, 96Tc và 183Re.
Bảng 2.1. Hoạt độ phóng xạ đo được 
trong mẫu nước thu hồi.
Đồng vị 
T1/2 
(ngày) 
Năng lượng 
(keV) 
Xác suất 
phát γ (%) 
Hoạt độ (Bq) 
Mức thải 
cho phép 
(Bq/năm) 
51Cr 27,7 320 9,91 5725 ± 462 1 x 108 
52Mn 5,59 1434 100 452 ± 82 KQĐ 
52Mn 312 835 99,98 196 ± 49 KQĐ 
56Co 77,24 846,9 99,9 5067 ± 145 KQĐ 
57Co 272 847 85,6 2170 ± 49 1 x 109 
58Co 70,9 122 99,45 14700 ± 224 1 x 108 
95mTc 61 811 61,92 101 ± 51 KQĐ 
183Re 70 162 23,36 338 ± 123 KQĐ 
* KQĐ: Không quy định trong Thông tư 
số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ 
Khoa học và Công nghệ Quy định về quản lý chất 
thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
Bảng 2.2. Hoạt độ phóng xạ của các đồng 
vị đo được trong mẫu QMA.
Đồng vị 
T1/2 
(ngày) 
Năng lượng 
(keV) 
Xác suất 
phát γ (%) 
Hoạt độ 
(Bq/g) 
Mức thanh 
lý (Bq/g) 
51Cr 27,7 320 9,91 27,4 ± 0,8 100 
52Mn 5,59 1434 100 2,1 ±0,1 1 
56Co 77,2 847 99,9 3,5 ± 0,2 0,1 
57Co 272 122 85,6 0,31 ± 0,07 1 
58Co 70,9 811 99,45 4,4 ± 0,1 1 
96Tc 4,28 778 99,76 1,8 ± 0,1 1 
57Ni 1,46 1377 81,7 0,27 ± 0,08 KQĐ 
48V 16 983 99,9 1,7 ± 0,1 1 
54Mn 312 835 99,98 0,08 ± 0,08 0,1 
95mTc 61 204 61,92 0,18 ± 0,08 KQĐ 
183Re 70 162 23,36 0,07 ± 0,1 KQĐ 
Kết quả xác định hoạt độ của các đồng 
vị phóng xạ sinh ra trong mẫu lá Havar khi được 
chiếu bởi chùm hạt proton gia tốc để sản xuất 
18F-FDG được đưa ra trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Hoạt độ phóng xạ của các đồng 
vị đo được trong mẫu lá Havar.
Đồng vị 
T1/2 
(ngày) 
Năng lượng 
(keV) 
Xác suất 
phát γ (%) 
Hoạt độ 
(kBq/g) 
Mức thanh lý 
(Bq/g) 
54Mn 312 835 99,98 540 ± 9 0,1 
56Co 77,2 847 99,9 1013 ± 18 0,1 
57Co 272 122 85,6 3923 ± 11 1 
58Co 70,9 811 99,45 2740 ± 22 1 
183Re 70 162 23,36 50 ± 14 KQĐ 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
18 Số 51 - Tháng 6/2017
Kết quả xác định hoạt độ phóng xạ trong 
mẫu lá Titan được đưa ra trong Bảng 2.4. Kết quả 
phân tích trên mẫu lá titan có phát hiện 03 đồng 
vị phóng xạ 46Sc, 56Co và 57Co.
Bảng 2.4. Hoạt độ phóng xạ của các đồng 
vị đo được trong mẫu lá Titan.
Đồng vị 
T1/2 
(ngày) 
Năng lượng 
(keV) 
Xác suất 
phát γ (%) 
Hoạt độ 
(kBq/g) 
Mức thanh lý 
(Bq/g) 
46Sc 83,8 889,3 99,98 
16900 ± 
1129 
0,1 
56Co 77,2 847 99,9 184 ± 29 0,1 
57Co 272 122 85,6 426 ± 30 1 
2.3. Bàn luận
Số đồng vị phát hiện và ghi nhận được 
trên các mẫu khác nhau là khác nhau do thời gian 
lưu mẫu từ khi lấy mẫu đến khi đo mẫu khác 
nhau. Mẫu phát hiện có sự tồn tại nhiều đồng vị 
phóng xạ nhất là mẫu QMA, điều này được giải 
thích do mẫu này có thời gian lưu mẫu ngắn nhất, 
03 ngày. Mẫu lá Titan chỉ ghi nhận được có 03 
đồng vị, 46Sc, 56Co và 57Co. Theo Bảng 1.1, đồng 
vị phóng xạ 46Sc được sinh ra do phản ứng hat 
nhân (p,3He) của chùm hạt proton với hạt nhân 
nguyên tử 48Ti có độ phổ biến cao nhất (73,7%) 
trong Titan tự nhiên. Sự xuất hiện của 02 đồng 
vị còn lại, 56Co và 57Co, được giải thích do sau 
khi lấy hai lá Titan và Havar ra khỏi bia trong 
quá trình bảo dưỡng, hai lá này đã được đặt trong 
cùng một bình chì che chắn bức xạ để chờ phân 
rã, do vậy, có một lượng nhỏ hai đồng vị này đã 
bị bám dính từ lá Havar sang lá Titan. 
Rõ ràng chúng ta thấy các mẫu QMA, lá 
Havar và lá Titan đều chứa các đồng vị phóng 
xạ cao hơn mức thanh lý quy định trong Thông 
tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 
2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định 
về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ 
đã qua sử dụng. Riêng với mẫu nước thu hồi, theo 
nhu cầu và năng lực sản xuất dược chất phóng xạ 
18F-FDG, Trung tâm Máy gia tốc thuộc Bệnh viện 
TWQĐ 108 hiện sản xuất nhiều nhất 5 mẻ/tuần, 
mỗi mẻ sản xuất tạo ra 2 ml nước thu hồi. Với 
thời gian khoảng 50 tuần/năm, lượng nước thu 
hồi thu được là 500 ml, và hoạt độ phóng xạ của 
các đồng vị phóng xạ trong nước thu hồi cho một 
năm sản xuất gấp 250 lần so với kết quả đưa ra 
trên Bảng 2.1. Đối chiếu với mức hoạt độ phóng 
xạ cho phép thải ra môi trường đối với chất thải 
dạng lỏng, kết quả này cho thấy hoạt độ phóng xạ 
trong nước thu hồi đảm bảo theo quy định đối với 
các đồng vị có quy định trong Thông tư.
3. KẾT LuẬN
Kết quả phân tích bằng phương pháp phổ 
kế gamma cho thấy các mẫu chất thải rắn trong 
quá trình sản xuất dược chất phóng xạ tại Trung 
tâm máy gia tốc thuộc Bệnh viện TWQĐ 108 đều 
cao hơn mức thanh lý như được quy định trong 
Phụ lục II, Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN 
ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Khoa học và 
Công nghệ Quy định về quản lý chất thải phóng 
xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Các chất 
thải phóng xạ này hiện được lưu giữ chờ phân rã 
trong kho lưu giữ đảm bảo an toàn và có khóa 
an ninh. Đối với chất thải phóng xạ là nước thu 
hồi, tuy lượng hoạt độ phóng xạ tạo ra hàng năm 
đảm bảo theo quy định nhưng vẫn được lưu giữ 
chờ phân rã trong container có che chắn chì đảm 
bảo an toàn bức xạ do còn tồn tại cả các đồng vị 
phóng xạ khác không có quy định trong Thông 
tư.
Đàm Nguyên Bình
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
TÀI LIỆu THAM KHẢO
1. “Cyclotron Produced Radionuclides: 
Physical Characteristics and Production 
Methods”, Technical Reports Series No 468, 
IAEA, 2009.
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
19Số 51 - Tháng 6/2017
2. Ido T, Wan CN, Casella V, Fowler JS, 
Wolf AP, Reivich M, et al., “Labeled 2-deoxy-
D-glucose analogues: 18F labeled 2-deoxy-2-
fluoro-D-glucose and 14C-2-deoxy-2-fluoro-
D-glucose ”, J. Labeled Comp Radiopharm, 
14:175–83, 1978.
3. IBA, “Cyclone® 30 product 
description”, www.iba-worldwide.com.
4. “Havar Technical DataSheet”, Hamilton 
Precision Metals, Lancaster, PA, 
hpmetals.com/pdfs/havar.pdf. 
5. D. Ferguson, P. Orr, J. Gillanders, G. 
Corrigan, C. Marshall, “Measurement of long 
lived radioactive impurities retained in the 
disposable cassettes ontheTracerlab MX system 
during the production of [18F]FDG”, Applied 
Radiation and Isotopes, Volume 69, Issue 10, 
Pages 1479–1485, 2011.
6. Schlyer, D. J., Bastos, M. A. V., Alexoff, 
D., and Wolf, A. P., “Separation of F-18 Fluoride 
from O-18 Water Using Anion Exchange Resin”, 
Int. J. Appl. Radiat. Isot., Part A 41, 531-533, 
1990.
7. Schlyer, D.J., Firouzbakht, M.L., 
Wolf, A.P., Impurities in the [18O]water target 
and their effect on the yield of an aromatic 
displacement reaction with [18F]fluoride.Appl. 
Radiat. Isot. 44, 1459-1465, (1993).
8. Dence, C.S., McCarthy, T.J., Welch, 
M.J., et al., Ionic contaminants (radioactive 
and non-radioactive) in irradiated [O-18] water. 
Preliminary results of a comparative study. 
Proceedings of the Sixth Workshop on Targetry 
and Target Chemistry, pp.199-205, (1997). 
9. Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 
25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa 
học và Công nghệ Quy định về quản lý chất thải 
phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_hoat_do_dong_vi_phong_xa_song_dai_cung_sinh_ra_tron.pdf