Vụ đắm tàu Europe ở quần đảo Hoàng sa
Biển và đảo ở Biển Đông có một số sự kiện gắn liền với lịch sử hàng hải Việt
Nam và sự quan hệ này củng cố chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo ở Biển
Đông. Nhưng đặc biệt hầu như không ai để ý hay biết đến sự kiện là trong lúc quân
đội viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha rút khỏi Đà Nẵng thì chuyến tàu chở 1.100
lính Tây Ban Nha gốc Phi Luật Tân cùng với các thủy thủ và sĩ quan người Pháp,
trên đường trở về Manila trên tàu Europe đã bị đắm ở rạn san hô gần đảo Tri Tôn
thuộc quần đảo Hoàng Sa. Họ đã trú trên đảo Tri Tôn và trải qua những khổ ải và
sóng gió trong thời gian dài trước khi được cứu sống. Cuộc phiêu lưu của những
người lính Phi trên quần đảo Hoàng Sa sau đó đã được kể lại một cách chi tiết.
Bạn đang xem tài liệu "Vụ đắm tàu Europe ở quần đảo Hoàng sa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vụ đắm tàu Europe ở quần đảo Hoàng sa
103Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 VỤ ĐẮM TÀU EUROPE Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA Nguyễn Đức Hiệp* Biển và đảo ở Biển Đông có một số sự kiện gắn liền với lịch sử hàng hải Việt Nam và sự quan hệ này củng cố chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo ở Biển Đông. Nhưng đặc biệt hầu như không ai để ý hay biết đến sự kiện là trong lúc quân đội viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha rút khỏi Đà Nẵng thì chuyến tàu chở 1.100 lính Tây Ban Nha gốc Phi Luật Tân cùng với các thủy thủ và sĩ quan người Pháp, trên đường trở về Manila trên tàu Europe đã bị đắm ở rạn san hô gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Họ đã trú trên đảo Tri Tôn và trải qua những khổ ải và sóng gió trong thời gian dài trước khi được cứu sống. Cuộc phiêu lưu của những người lính Phi trên quần đảo Hoàng Sa sau đó đã được kể lại một cách chi tiết. Theo tuần báo Le Monde Illustré ra ngày 14/6/1862 đây là vụ đắm tàu hy hữu và câu chuyện về sự sống còn của hơn 1.100 người trên đảo Tri Tôn đã được kể lại với nhiều chi tiết lý thú và có giá trị lịch sử nhân văn. Dưới đây là bản dịch nguyên văn về sự kiện này trên các số báo Le Monde Illustré (14/6, 21/6, 28/6 và 5/7/1862) mà cho đến nay hầu như không ai biết hay để ý đến. KỶ NIỆM CUỘC VIỄN CHINH Ở ĐÀNG TRONG O. Féré và J. Cauvain kể lại MỘT NGÀN MỘT TRĂM NGƯỜI TRÊN TÀU EUROPE BỊ ĐẮM I Nói chung, dường như do sự rất dễ dàng của thông tin liên lạc từ nhiều dịch vụ đường bộ và đường biển, từ những tiến bộ to lớn đã đạt được từ hai mươi năm qua trong lãnh vực truyền thông quốc tế, (thông tin) tất yếu phải đạt đến hoàn hảo, ở bất cứ điểm nào trên Địa cầu, không một biến cố quan trọng hay một tai họa bất thường mà sự việc ngoại lệ này lại không được biết đến và lan rộng chi tiết khắp nơi với một vận tốc gần giống như truyền điện khí. Thế mà, vụ đắm tàu (Europe), có thể là sự kiện chưa có tiền lệ, mà chúng tôi tiếp cận đến, hầu như hoàn toàn bị bỏ qua; nhiều lắm là chỉ vài dòng mơ hồ không rõ trên các tờ báo lớn và tờ Moniteur đã đề cập đến nó; thậm chí, người ta xem nó như một sự kiện bất thường bị chìm lẫn trong thông tin đủ loại biến cố khác nhau, * New South Wales, Australia. BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM không mang lại một sự chú tâm hứng thú nào, tất nhiên là trừ những vụ quá nổi tiếng như vụ đắm tàu Méduse.(*) Không trở lại Pháp, sau khi bị thương nặng, một sĩ quan hải quân hoàng gia của chúng ta, tham gia trong cuộc viễn chinh Đàng Trong, và đóng vai trò chính trong kết cuộc của bi kịch hàng hải của tàu vận tải Europe, nếu không có những tường trình từ gia đình của viên sĩ quan hàng hải gan dạ và khiêm tốn này với một trong hai tác giả của chuyện kể này thì chắc rằng biên niên sử của các vụ đắm tàu lớn sẽ kể nó vào ít nhất một trang sách cảm động - Những nhân vật khác có khả năng kể vào trang sách chính này hiện nay vẫn còn bận rộn, ở xa đất mẹ, vào các sự việc được coi là chính thức, công việc hằng ngày thu hút tâm trí họ hoàn toàn, và sự quan trọng nói chung của nó xóa đi sự kiện đắm tàu, một sự kiện rất cá nhân đối với họ, một chương hàng hải khủng khiếp nay thuộc quyền sở hữu của báo Monde Illustré - bộ sách lớn giữ gìn lịch sử thế giới trong thời đại của chúng ta - ghi lại từng cảnh một trong các cột báo để bảo tồn những kỷ niệm và được làm phong phú thêm với hình ảnh ký họa gây tiếng vang và chú ý rộng lớn trong công luận. Trở lại vào thời kỳ, lúc mà sự rút quân từ bỏ bán đảo Đà Nẵng được quyết định, Tổng tư lịnh lực lượng Pháp ở Đàng Trong phải nghĩ đến việc chuyển ảnh hưởng bảo hộ của mình vào Sài Gòn, nơi mà người ta suy xét là có các lợi điểm thương mại lớn hơn nhiều: đó là năm 1859. Mặc cho giá trị tài chính của các cơ sở chúng ta trên bờ biển này - các cơ sở này đã tốn bốn mươi triệu đồng, cộng với phí tổn viễn chinh trong thời gian từ lúc chúng được thiết lập - tình hình của chúng ta trở nên càng ngày càng khó khăn ở đế quốc An Nam. Người bản xứ thấy chúng ta ngay ngưỡng cửa thủ đô họ, nên họ đã giăng ra một cuộc kháng cự, thế trận này báo trước cho thấy một chuỗi các trận đánh lâu dài và tốn kém. Về phương diện khác, sau khi ủng hộ những nỗ lực của quân đội chúng ta, lúc khởi đầu của cuộc viễn chinh với mục đích chính là trả thù cho người linh mục tử đạo và trừng phạt dân tộc giết những người theo đạo Ki-tô, những binh lính phụ trợ do nước Công giáo Tây Ban Nha cung cấp, đã bộc lộ ý định rời khỏi cuộc chiến đẫm máu. Viên Toàn quyền tư lệnh ở Manille đang cần lính cho một cuộc hành quân trở nên khẩn cấp ở đảo Mindanao. Vì những lý do như trên, các viên chỉ huy của quân đội đồng minh quyết định gởi cho ông Toàn quyền một đội quân của binh đoàn viễn chinh Tây Ban * Tàu Méduse bị đắm năm 1816 ở bờ biển Tây Phi, một số người sống sót lênh đênh trên một chiếc bè trong nhiều ngày, nhiều người chết đói, chết khát, bị quăng xuống biển, đến mức các nạn nhân phải ăn thịt người để sống trước khi được cứu vớt. Đây là thảm kịch nổi tiếng trong lịch sử hàng hải Pháp và được họa sĩ Théodore Géricault thể hiện trong một bức tranh nổi tiếng Le radeau de la Méduse. 104 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 Nha, gồm phần lớn là những sĩ quan người gốc Tây Ban Nha và các lính bản xứ người Phi Luật Tân (Tagals). Những người lính Phi này thuộc chủng tộc bản xứ ở đảo Luçon và lập thành đa số các tiểu đoàn tinh nhuệ ở các thuộc địa Á châu của Tây Ban Nha. Như chúng tôi đã viết ở trên, những sĩ quan và hạ sĩ quan của họ là từ chính quốc, nếu không thì ít nhất là khi sanh đã có dòng máu Tây Ban Nha. Đây là loại lính xipai (cipaye, lính bản xứ trong các binh đoàn Anh hay Pháp - ND) xuất sắc, thanh đạm, kiên nhẫn và hơn hết là gan dạ trong chiến đấu. Đồng phục của họ rất bình thường giống như tính cách của họ, gồm một áo veste, một quần dài có sọc bằng vải bông, với một nón rơm chóp nhọn và được bọc bằng một loại vải dầu không ướt. Nhưng đạo Công giáo mà họ theo từ gần bốn trăm năm nay, được họ hành đạo một cách thành thật mù quáng, nhiệt tình phấn khởi ngây ngô, tính cả tin vô lý mà họ áp dụng từ xa xưa vào sự tôn thờ các thần thánh dường như không làm gì khác hơn là phát triển những bản năng mê tín của họ. Họ đương đầu với nguy hiểm mà họ biết, họ run sợ trước những hiểm nguy mà họ không biết đến bản chất hay họ chỉ có linh cảm. Những chuỗi tràng hạt, mề- đay, khăn choàng vai phủ đầy người họ; nhưng những vật sùng đạo này đối với họ chỉ là thay thế những bùa hộ mệnh cổ xưa của họ: họ không cố vượt qua hình ảnh của chính mình. Những người Tagals không bỏ lỡ áp dụng thói quen như thường lệ của họ để đoán xem chuyến đi này có bình an may mắn hay không, và người ta nói rằng có vài người tiên đoán là chuyến đi không ổn và u ám ngay trước khi khởi hành. Tuy vậy không có gì phải sợ về những điềm gở này, mà trái lại tất cả cho thấy là chuyến vượt biển sẽ nhanh chóng và tốt đẹp. II Tàu Europe chuẩn bị vào những ngày đầu của tháng 3(*); gió mùa Đông Bắc thổi rất dữ dội, cho ta biết rằng khoảng bảy hay tám ngày tàu sẽ đến nơi, bởi vì đường đi chỉ có khoảng ba trăm năm mươi dặm, và người ta biết rằng gió mùa là Hình 1: Lính Tagal (gốc Phi Luật Tân) trong quân đội viễn chinh Tây Ban Nha ở Đàng Trong. * Có lẽ là năm 1860, vì đến cuối tháng 3 năm này, toàn bộ liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã rút hết khỏi Đà Nẵng. BBT. 105Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 loại gió có chu kỳ tuyệt đối. Trong lúc đó, ngày hôm sau lúc vừa ra khỏi vịnh Đà Nẵng, tàu vận tải gặp biển lặng làm cho nó phải chạy uốn lượn quanh co kéo dài 15 ngày gần bờ biển đảo Hải Nam, hứng chịu những luồng nước bất chợt thất thường và mạnh mẽ, luôn thay đổi về cường độ và phương hướng ở những nơi này. Những người lính Phi vẫn trầm tĩnh, ít nói. Một số trong bọn họ, lúc trước đã nói với các đồng đội về sự lo âu sợ hãi trước khi lên tàu, thì nay họ được người ta thường xuyên đến hỏi ý kiến. Họ chìm đắm trong sự ngây thơ đoán mò tư biện trong niềm sùng bái thần thánh của họ. Cuối cùng thì gió mùa thổi lên lại, những cánh buồm căng phồng dưới gió mát, tàu Europe đạt vận tốc bảy đến tám hải lý một giờ. Đoạn nguy hiểm duy nhất trên đường đến Manille, nằm ở vị trí địa lý gần vĩ tuyến song song với Đà Nẵng, đó là quần đảo Hoàng Sa, những đảo này nhỏ hoang vắng rất thấp, gồm các bãi cát bao quanh bởi các rạn san hô đáng sợ, trên đó biển bị cắt và luôn bị hành hạ bởi các luồng nước sống động luôn luôn mạnh mẽ và thay đổi hướng mỗi phút. Thuyền trưởng Brunet, quen với những sự khó khăn khi lái tàu trong vùng biển Trung Quốc, hiểm nguy hơn hết, quyết định đi xuống về hướng tây, cách những trở ngại đá ngầm ở điểm cực tây của đảo Tri Tôn vài dặm. Ông ta tính là dựa vào gió mùa, ở vĩ độ này, sẽ đẩy tàu ông ra khỏi nơi nguy hiểm đáng sợ này. Kế đó ông cho quay tàu với sự tự tin về độ an toàn sau khi đã vượt qua vùng nguy hiểm; nhưng trong khi tiếp tục con đường thẳng tới Manille, từng đợt gió mùa Đông Bắc kéo dài, đẩy tàu của ông vào chính giữa quần đảo Hoàng Sa. Sự thay đổi đường đi của tàu Europe được giao cho viên sĩ quan có phận sự vào lúc tám giờ tối, điểm này được ghi đúng ngay trên bản đồ. Vào lúc năm giờ sáng là phải đi qua đảo Tri Tôn tám hay mười dặm. Thời tiết tốt nhưng bầu trời vẫn còn ảm đạm. Những người lính Phi cùng nhau cầu nguyện, ngoại trừ những người canh gác, thủy thủ đoàn và hành khách ngủ sớm, không có một bóng đen sợ hãi nào. Họ thức giấc thình lình và kinh sợ. Vào lúc ba giờ khuya, người thủy thủ đứng canh kêu la với cảm xúc thống thiết: - Đá ngầm phía trước !... Tiếng kêu của anh ta lạc đi giữa tiếng động đục và sâu, như tiếng sấm nổ rền. Một vài giây sau, một chuyển động dữ dội ghê hồn làm rung chuyển chao đảo tàu Europe từ sống tàu lên đến cột buồm, hầu hết những người đang ngủ bị hất văng ra khỏi võng. Có một giây phút mơ hồ lộn xộn không thể diễn tả được trong đám 106 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 người này, họ bị ném thình lình ra khỏi sự nghỉ ngơi bởi một nguyên nhân không giải thích được, nhưng hiển nhiên là kinh hoàng, đột nhiên trong trạng thái chưa mặc đồ nửa trần truồng trong bóng tối và hoảng sợ. Kế đó, trong chớp mắt, thủy thủ và binh lính phóng lên bong tàu. Những người lính Phi, trong không gian giữa hai bong tàu, không hiểu gì về lý do tình trạng báo động, điều này càng làm cho họ hốt hoảng thêm. Họ định nhảy xuống biển một cách mù quáng để thoát thân, theo thói quen của họ, khi có hiểm nguy với sự mất mát chắc chắn, ngay lúc đó các sĩ quan, sau sự sợ hãi ban đầu đã nhận ra là do tai nạn, đã tỏa ra trong hàng ngũ lính Phi, và cố gắng làm yên lòng họ, hay ít nhất làm yên lòng cơn hoảng loạn của họ. Thuyền trưởng Brunet cùng thời gian đó ra lệnh kéo buồm sao cho tàu đi ngược lại, để con tàu thoát khỏi chướng ngại vật, mà tàu đã va chạm. Tất cả thủy thủ đoàn vâng lệnh hăng hái thi hành. Mọi nỗ lực đều vô hiệu! Thân tàu gãy giống như bị xé ra nên tàu không lùi lại đường nào được: người ta nói rằng như có một cái Hình 2: Trên: Đảo Tri Tôn (trại của những người bị đắm tàu) - Tàu Europe đắm vì đụng san hô (góc phải phía trên). Dưới: Cảnh đắm tàu Europe (trái) - Bên trong túp lều của những người đắm tàu (đảo Tri Tôn). Nguồn: Tuần báo Le Monde Illustré 14/6/1862. 107Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 răng khổng lồ cắn chặt con tàu và làm nó bất động.... Mặc dù vậy, thợ xảm (trám) tàu chính chạy xuống hầm tàu, và run rẩy thấy nước tràn vào rất nhanh. - Tất cả mọi người vào bơm nước! Thuyền trưởng Brunet ra lệnh, nếu không trong vài tiếng tàu sẽ bị chìm. Nhưng 1.100 người lính Phi vừa trải qua một sự náo động tuyệt vọng làm họ lờ đờ ngu xuẩn; màn đêm và bong tàu với đội quân bất động gây trở ngại cho việc đi lại của thủy thủ Pháp. Những sĩ quan Tây Ban Nha cố gắng lần nữa thúc đẩy những cái xác sống này. Cuối cùng họ cũng làm được khi hứa với các lính Phi là Đức Mẹ đồng trinh và các thiên thần sẽ cứu giúp nếu chính họ cùng hợp sức lại để bơm nước liên tục ra khỏi tàu. Trong khi tất cả những người lính làm việc cật lực để ngăn chặn đường nước, bốn mươi thủy thủ thu hạ và xếp chặt buồm lại, vì chúng đã trở thành vô dụng. Màn đêm bao trùm không thể nhìn thấy gì trừ ở mũi tàu chìm trong nước thì thấy sôi sục ầm ỉ và sủi bọt. Thêm vào sự ghê sợ khi thấy tình trạng ở mũi tàu và vào nỗi lo âu của những người lãnh đạo trên tàu là không thể nhìn nhận ra việc gì chung quanh. Tàu bị đâm ở đâu ? Tại sao có sự sai lệch này, khi mà theo khoa học địa lý thủy văn thì không có gì phải lo sợ đêm hôm đó ? Vậy thì ai đã làm thủng tàu ở chỗ này ? Nếu tàu đắm hay thủng nước sẽ tràn vào, có các phương cách nào để giải thoát hay không ? Những câu hỏi kinh khủng mà cuối cùng vào lúc rạng sáng bắt đầu cho câu trả lời. Từ từ, dưới ánh sáng vẫn còn chưa rõ, một đường trắng dài khoảng vài trăm mét dần hiện ra ở khoảng nửa dặm trước tàu Europe. Đó là bờ cát, mà rất chắc chắn đó là bờ cát của đảo Tri Tôn mà theo dự tính là người ta phải bỏ cách nó xa về hướng đông, theo ước tính toán học. Vào lúc ấy, một chút hy vọng trở lại trong lòng tất cả mọi người khi nhìn thấy đảo này, một điểm cao trên mực nước biển mặc dầu đảo rất nhỏ, mà sóng dường như có thể phủ kín nó hoàn toàn: đảo ít nhất cũng cho một chỗ trú tạm thời chắc chắn hơn là ở trên tàu, vì đuôi tàu có khuynh hướng từ từ bị nhận chìm, mặc dầu những người lính Phi đang cố gắng đến kiệt sức để bơm nước ra. - Đúng vậy, có vẻ đó là dải đất khô, trông chắc chắn, cứng cỏi qua diện mạo, mong rằng thực tế không phải là cát lún, tức đúng hẳn là một mồ chôn mặc dầu nó chỉ nuốt chửng từ từ bất cứ ai đứng trên đó. Vị thuyền trưởng lẩm bẩm nói thầm trong sự lo âu. Ông ta quyết định làm sáng tỏ sự nghi ngờ khủng khiếp này ngay lập tức. Một ca-nô được thả xuống biển, ở phía bên gần đảo sâu 80 mét và ở gần các bãi đá ngầm 3 mét, biển yên lặng giữa những đá san hô này, chúng cách bờ khoảng 150 sải, nhô lên tạo thành giống như vòng vương miện; ca-nô rất chòng chành suýt 108 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 lật úp khi băng qua vòng cản này; cuối cùng ca-nô cập vào bãi đất mơ hồ chưa biết này, thăm dò và khám phá ra nó là đất chắc cứng không lún! Mọi thứ đều không bị mất hoàn toàn! Vào lúc mặt trời mọc, thuyền trưởng Brunet kêu gọi họp hội đồng, với đại tá Tây Ban Nha, ông Francisco Valverde và vài sĩ quan cao cấp. Ông cho họ biết là các dòng hải lưu, thay vì giúp tàu Europe đi quá tám dặm về phía tây cách phần cực tây của quần đảo Hoàng Sa, như ông đã định vị tính theo địa lý, nhưng tàu đã bị kéo đi thình lình và hy hữu bởi độ biên lệch đến gần hai mươi dặm về hướng đông, vào ngay chính trên những rạn san hô bao quanh quần đảo này. Khía răng nhọn của bãi đá ngầm đã làm thủng và giữ chặt thân tàu vận tải Europe, và vì thế việc thoát ra để tiếp tục hành trình là không thể nào thực hiện được. Họ quyết định bỏ con tàu và lên bờ ở đảo Tri Tôn. Công việc này đòi hỏi phải mau chóng thực hiện, khi tính đến số người đáng kể phải di chuyển khỏi tàu, mà ca-nô và xà-lúp thì rất ít và nhỏ. Vị thế kỳ lạ của con tàu đắm, nó bị vướng ở mũi tàu, trong khi đó ở phía sau thì khi đo dò cho thấy là ở sâu độ bảy mươi sải nước: bất cứ thời điểm nào tàu cũng có nguy cơ bị chìm đắm hầu như thẳng đứn ... g xuồng và xà- 116 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 117Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 lúp kéo nó đến cạnh tàu Europe, nơi mà các cần trục được dựng lên. Thủy thủ đoàn, được khuyến khích bởi thuyền trưởng, và hồi phục do có thức ăn phong phú, đã cống hiến sức lực và sự nồng nhiệt vượt bực. Công việc thành công hoàn toàn: bếp chưng nước ngọt, nặng 15 tấn, được dỡ từ tàu mang xuống bè nổi không bị hề hấn gì. May mắn thay, bếp chưng được đưa vào bờ cát không bị sao cả. Những mảnh vỡ của tàu Europe được dùng làm củi đốt. Bếp chưng sẽ biến nước biển thành nước ngọt và một trong bốn lò của nó được dùng để nướng bánh mì mới mỗi ngày. Những buồm vải, lấy từ tàu Europe, dùng để làm lều trú ngụ trên các điểm cao nhân tạo để tránh bị sóng biển đánh vào, trong trường hợp thủy triều dâng cao hay có bão tố. Các kho chứa đồ ăn được phủ bằng vải, mà các lính canh được chọn lọc canh giữ cẩn thận, bởi vì người ta sợ nạn say rượu gây rối trật tự - những người lính Phi, vừa thoát khỏi tình trạng suy nhược, đã lao vào lấy rượu, trước khi mà người ta có thể lấy lại từ họ các thứ kích thích bệnh hoạn này, các dấu hiệu của sự vô kỷ luật chớm bùng phát. May mắn thay, những sĩ quan Tây Ban Nha và thuyền trưởng Brunet còn giữ lại mấy khẩu súng, mặc dầu miệng súng câm lặng, nhưng đủ để tái lập lại kỷ luật đối với người làm loạn. Khi sự sung túc đã bao trùm khắp đảo Tri Tôn thì sự việc lạ xảy ra. Do có đầy đủ thức ăn và nước uống, sự thảnh thơi không ngờ lại đưa đến những hậu quả tai hại không chỉ đối với những người lính mà kể cả những sĩ quan cấp dưới, họ trở nên bi quan, họ phó mặc cho những tưởng tượng cuồng loạn và sầu não, khi không còn nghe nói gì nữa về con tàu đi tìm sự cứu hộ, thì họ tự coi mình sớm hay muộn rồi cũng sẽ chết khổ sở trên đảo nên định bắn vào đầu tự tử. Người ta đã tước vũ khí của họ để ngăn ngừa cơn điên như vậy sẽ trở lại, và các sĩ quan đã canh giữ những người lính Phi, sợ các gương xấu này làm họ có ý muốn cướp bóc lương thực, nhờ vào uy lực của các khẩu súng lục. Trong lúc này tàu Soledad đã ra đi mười ba ngày rồi và không có một tin tức gì ! Một thủy thủ, leo bám trên cột buồm được đặt ở một điểm cao trên đảo Tri Tôn, quan sát thường xuyên chân trời. Ngày thứ 14, khi ông Brunet và đại tá Valverde đang chuyện trò, với trái tim thắt lại, vì nghĩ là trung úy Ariquistan và các người đồng hành gan dạ của ông chắc đã bị đắm tàu mất tích không tìm được đâu, thì người thủy thủ canh gác ứng biến tạm thời này cho biết là có khói của một tàu hơi nước ở đằng xa. Niềm sung sướng hoan hỷ của 1.100 người đắm tàu ngay lập lức trở nên như điên loạn. Nhiều người, mặc dầu tàu Norzagaray tiến đến và hiện rõ, không tin vào mắt mình. Những người khác thì leo lên vai của các bạn mình để có thể thấy rõ hơn, hay có người bơi ra để đến tàu và phải mệt nhọc bơi quay lại đảo. Hình như tất cả mọi người đều thốt ra những tiếng la hét to lớn, vẫy khăn mu-soa (mouchoir), và giữa những người lính Phi, những lời kinh cầu nguyện được tuôn ra với sự liến 118 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 thoắng hoảng loạn cuồng nhiệt. Sau đó có một lúc lo âu thật khủng khiếp, tàu dừng lại, điều không thể tin được là tàu không nhận thấy đảo Tri Tôn! Lúc đó là các tiếng la hét to lớn vô hạn vang ầm lên. Nhưng ngay sau đó, một chiếc ca-nô xuất hiện bên kia hàng rào đá ngầm và vượt băng qua chúng, rồi cập vào bờ cát. Ông Ariquistan bước xuống ca-nô cùng với thuyền trưởng (Lespès), ông Ernest Dumont, và các lính hải quân Pháp. Họ được khiêng lên nghênh đón, theo đúng nghĩa như vậy, như các vị anh hùng chiến thắng, bị nghẹt thở vì các vòng tay ôm hôn của mọi người, liên tục bị các biểu lộ tình cảm dồn dập tới tấp. Vị chỉ huy của những người mới đến rất khó nhọc để làm cho mọi người nhận ra mình, những người đắm tàu này lăng xăng đầy sinh khí phấn khởi vì được giải thoát; ông ra lệnh ngay lập tức mọi người lên các thuyền xà-lúp của tàu chuyên chở: chính tàu Norzagaray có thể bị đắm bởi hệ quả của các luồng nước, nếu gió trở mạnh. Ông giám sát sự vận chuyển bốn hay năm lần mọi người từ đảo Tri Tôn đến tàu hơi nước, và sau ba tiếng đồng hồ đã nhận, hay nói đúng hơn chồng chất 1.100 hành khách của mình trên tàu Norzagaray. Cuộc cứu nạn to lớn, nhanh chóng và khó khăn này tất nhiên không thể hoàn thành mà không có tai nạn, nhưng không có hệ quả bi thảm tang tóc nào, là nhờ vào sự gan dạ bình tĩnh của thuyền trưởng. Ba lần, khi băng qua vòng đai san hô, chiếc ca-nô mà ông Ernest Dumont chỉ huy bị ngập hoàn toàn với đầy các lính Phi, và cả ba lần người sĩ quan này không những thoát được sự hiểm nguy mà còn cứu sống tất cả các lính Phi trên ca-nô của mình từ các dòng xoáy nước hiểm nghèo! Tương tự như vậy, một thủy thủ tàu Norzagaray cũng đã kéo một trung sĩ Tây Ban Nha ra khỏi các ngọn sóng khi ông này sắp chết đuối. Thuyền trưởng tàu Europe là người cuối cùng rời khỏi đảo Tri Tôn, vui mừng là trong tai nạn đắm tàu, có thể có những hệ quả lớn lao ghê gớm và hãi hùng, mà thực tế kết cục lại có rất ít nạn nhân: ông tự lượng, không nghi ngờ gì nữa, về sự lớn lao của tính kiên trì anh dũng của mình. VI Đấy, hơn 1.100 người trên một chiếc tàu hộ tống, trong những trường hợp bình thường chỉ chở 100 người. Nhưng những người lính Phi, lần nữa bị bất động bởi những nỗi sợ hãi mê tín của họ, may mắn thay chịu để dồn lại trên tàu mà không có lời thầm thì than phiền nào. Họ được dồn chồng lên nhau, đúng nghĩa là vậy, theo từng nhóm ở tất cả ngóc ngách trên tàu, họ buồn tẻ, thụ động với thái độ của những người không chờ gì hết ngoài số mệnh. Không cử động, không thốt ra lời than phiền nào, họ chỉ thì thầm lời cầu nguyện. 119Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 Tàu Norzagaray để lại ở bờ cát một cờ đỏ treo trên cột buồm, đây là dấu hiệu thỏa thuận giữa tàu này, và tàu Marne, Saône và Tien-Shang để cho biết rằng những người đắm tàu và thủy thủ đoàn tàu Europe đã được cứu, và để tránh những cuộc tìm kiếm vô ích nguy hiểm những người sống sót, sau khi đã hoàn thành công tác cứu nạn. Sau đó, vào lúc 5 giờ chiều, tàu lên đường đến vịnh Xuân-Day (Xuân Đài), điểm ở lục địa gần nhất về phía tây của quần đảo Hoàng Sa, và được chọn làm địa điểm tập trung của các tàu tìm kiếm cứu nạn. Tàu may mắn theo lộ trình dài 150 dặm, đã đến điểm hẹn đầu tiên, và trong 7 ngày, ở đó chờ đợi ba chiếc tàu khác, không phải là không chịu đựng rất nhiều phiền phức bất tiện khổ nhọc do lưu lại ở đó quá lâu và có quá đông người trên tàu như vậy. Vịnh Xuân Đài là một trong những vịnh tuyệt vời dọc trên bờ biển Đàng Trong, tuyệt vời cả khi thả neo ở chỗ đậu tàu cũng như vẻ đẹp của những bờ vịnh. Nhưng những bờ biển đẹp như tranh này, những cánh đồng được trồng trọt rất đáng phục làm gợi nhớ đến cảnh đồng quê ở Pháp, rải rác trong đó là rất nhiều làng to lớn mà vô số những dân cư ở đó nuôi lòng hận thù khôn nguôi chống lại những người mọi rợ.(*) Những dân chài ở dọc bờ vịnh rất lo âu khi thấy một tàu người Pháp neo đậu với rất nhiều người trên tàu như vậy; họ nghĩ đây là quân viễn chinh gởi từ Sài Gòn đến đánh chiếm vùng này và thay vì mang lại lương thực, họ đã báo động đến những vùng lân cận. Thái độ thù địch của họ trở nên hiển nhiên, thuyền trưởng tàu Norzagaray, thấy lương thực của tàu giờ bị giảm mà không thể không tiếp tế, ông nghĩ là không thể chờ được nữa, các tàu khác lớn hơn tàu mình mà cho đến giờ đã trễ quá lâu chưa đến và vì thế tàu Norzagaray phải tiếp tục cuộc hành trình đi đến cảng mà tàu đã khởi hành (Sài Gòn). Vì thế đến ngày thứ bảy ở vịnh Xuân Đài, ông ra lệnh đốt lửa cho máy hơi nước sửa soạn lên đường, tàu hơi nước đã huýt còi thì ngay lúc ấy tàu Tien-Shang đến. Bị lầm bởi vội vã không xem xét kỹ lưỡng các dấu hiệu, cũng như tàu Saône, và tàu Marne, tất cả đều không thấy đảo Tri Tôn! An tâm bởi sự hiện diện của tàu Tien-Shang, người ta gởi một lực lượng, với súng và đạn dược, để đi săn chim, nhất là chim cu gáy, có rất nhiều không đếm xuể ở trên bờ, và họ đã thành công tăng được khẩu phần thực phẩm. Kế đó, trong khi tàu Tien-Shang thả neo đậu, người ta chuyển các lính Phi vào trong khoang tàu rộng rãi của nó, và thuyền trưởng Lespès vội vã tiếp tục khởi hành đi Sài Gòn với chiếc tàu Norzagaray, để trấn an viên toàn quyền ở đó về số phận của những người đắm tàu và những người trên các tàu đi cứu. * Đây chỉ người Pháp và người Tây phương. NĐH. 120 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 Ngày hôm sau, tàu Tien-Shang, trước khi sửa soạn khởi hành, đã thử gởi một xuồng đi tìm thực phẩm tươi; nhưng chính điều này đã gây nên sự nguy hiểm. Những người An Nam, tụ tập lại từ khắp nơi, dùng một trong những chiến thuật mà họ rất xuất sắc, chặn đánh lính hải quân của chúng ta, và tìm cách tiêu diệt lính Pháp với số lượng đông người và nhiều vũ khí. Những người lính hải quân Pháp vừa phải tự vệ và vừa rút lui về xà-lúp, may mắn thay họ không mất người nào mà chỉ có một người bị giáo đâm làm thương tích. Cùng lúc đó, một công sự che khuất sau các lùm cây rậm rạp ở sườn đồi bắn đạn đại bác vào lính Pháp làm họ phải rút lui nhanh hơn. Ta cũng đoán biết được sự lo âu vô tận trên tàu Tien-Shang khi họ nghe những tiếng súng nổ, và từ trên tàu thấy được từ xa cuộc chạm trán đẫm máu này. Ngày hôm sau, đến phiên tàu Marne, tàu lớn chuyên chở hải quân, đến vịnh Xuân Đài, nhận hết lần cuối binh lính và sĩ quan Tây ban Nha để chở họ về thành phố Manille, nơi mà người ta chờ đợi với sự lo âu tuyệt vọng tàu Europe sẽ cặp bến, mà người ta đã biết tàu này đã rời Đà Nẵng gần 6 tuần rồi, thông thường chỉ bảy hay tám ngày là đến. Tàu cặp bến Manille, binh lính Phi và các sĩ quan xuống tàu, họ biểu lộ sự hân hoan vui sướng ầm ỉ cũng giống như trước đó sự (cứu hộ) trễ nải đã khiến họ lo âu cực độ. Trung úy Ariquistan hôm đó trở thành người anh hùng; thành phố Manille vội vã tặng cho ông một con tàu nhỏ bằng bạc và một thanh kiếm danh dự; và không lâu sau đó Nữ hoàng Tây Ban Nha gởi ông Ariquistan một bằng thăng chức đại úy hải quân. Những sĩ quan Pháp, đã đóng góp vào sự giải cứu 1.100 người đắm tàu, cũng không bị lãng quên, qua nữ hoàng Isabelle II, quốc gia đã ghi công họ. Ông Lespès, thuyền trưởng tàu Norzagaray, linh hồn của sự tìm kiếm giải thoát những người đắm tàu, được tặng thưởng huân chương Ordre de Charles III, và thiếu úy hải quân Ernest Dumont, vừa được phong trung úy, vừa nhận được huân chương Saint-Ferdinand hạng nhất, với tấm biển, một trọng vọng ưu đãi thường chỉ dành cho cấp cao. Một nghĩa vụ thực hiện ngoài tầm mức bình thường có quyền được thưởng đặc biệt ngoại lệ. Người ta để lại trên đảo Tri Tôn, do tàu cứu hộ quá nhỏ không đủ chỗ, hai mươi ngàn lít rượu vang, năm ngàn lít rượu mạnh brandy, bếp chưng nước của tàu Europe, áo quần, lều trại.... Những đồ vật để lại này có thể có ích cho những người đắm tàu khác ở đó, đóng góp giúp họ thoát khỏi chết chóc. Nếu có thể, đối với những nước văn minh hiểu biết cần thiết lập một kho chứa bánh bít-quy, nước ngọt trên những bãi đá ngầm được biết là nguy hiểm nhất, 121Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 người ta chắc chắn sẽ cứu sống rất nhiều nạn nhân trong những cơn giận dữ của đại dương. Đây không phải là lần đầu tiên, từ khi có sự chiếm đóng của chúng ta ở các bờ biển An Nam, mà những người đắm tàu ở vùng biển Trung Quốc này, vùng đáng sợ nhất trên thế giới, và thường xuyên xảy ra thiên tai, đã cầu cứu người Pháp ở Đà Nẵng hay Sài Gòn. Rất nhiều tàu Anh và Mỹ đã bị đắm, mất người và của ở các bãi san hô nơi vùng biển Thám hiểm (Investigator) hay quần đảo Hoàng Sa. Đây không phải là đã đủ những lý do kinh khủng để thiết lập các cảng trú ẩn trên quần đảo khắc nghiệt này hay sao ? * * * Phụ chú của người dịch về những người lính Tagal ở Việt Nam Một số những người lính Tagal đã thức tỉnh rời bỏ quân đội Pháp-Tây Ban Nha gia nhập nghĩa quân và nhiều người khác ở lại Việt Nam và lấy người bản xứ. Nhà nhiếp ảnh André Salles, hội viên Hội Địa dư và Hàn lâm khoa học xã hội thuộc địa đã đi nhiều nơi ở Đông Dương trong các chuyến điền dã khảo cổ, đã từng chụp ảnh chân dung vào năm 1896 một nhạc sĩ hoàng gia trong cung vua Cam Bốt là người sinh ra ở Sài Gòn, lai Tagal-Việt Nam (cha Tagal sinh ở Manille, mẹ Việt). Charles Lemire, người sống ở Nam Kỳ và Cam Bốt lâu năm, có viết trong cuốn Cochinchine française et royaume de Cambodge, avec l’itinéraire de Paris à Saïgon et à la capitale cambodgienne xuất bản năm 1869, là mặc dầu đa số lính Tagal trở về Manille vào ngày 1 tháng 4 năm 1863, nhưng ở Sài Gòn có khoảng một trăm người Tagal xin ở lại. Họ sống chung rất thuận hòa với người Việt, thú tiêu khiển của họ là đá gà. Họ thường mặt quần trắng và mặc áo sơ mi bỏ ra ngoài. N Đ H dịch TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Le Monde illustré, 14/6/1862, 21/6/1862, 28/6/1862, 5/7/1862. (2) Le Monde illustré, 31/3/1860, Correspondance particulière du Monde Illustré, p. 214. (3) Mac Vernoll, Expédition de Cochinchine, Affaire du 18 Novembre, Le Monde Illustré 21/1/1860, p.45. Nhạc sĩ hoàng gia Cam-Bốt ở Phnom Penh, 29 tuổi sinh ở Sài Gòn, cha Tagal mẹ Việt (Ảnh André Salles 1896, nguồn - Thư viện Quốc gia Pháp). 122 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 (4) Charles Lemire, Cochinchine française et royaume de Cambodge, avec l’itinéraire de Paris à Saïgon et à la capitale cambodgienne, Challamel aîné (Paris), 1869. TÓM TẮT Đây là bản dịch toàn văn bài báo kể lại vụ đắm tàu Europe tại đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) trên tuần báo Le Monde Illustré của Pháp xuất bản năm 1862. Theo đó, khi liên quân Pháp và Tây Ban Nha buộc phải rút khỏi Đà Nẵng, tàu Europe chở theo 1.100 lính Tây Ban Nha gốc Philippines đã va phải đá ngầm và bị đắm ở đảo Tri Tôn. Họ đã trải qua nhiều ngày khổ ải và tuyệt vọng trên đảo trước khi được tàu Norzagaray, một tàu hơi nước nhỏ của hải quân Pháp, từ Sài Gòn đến cứu thoát một cách hy hữu. Qua sự kiện này có thể hiểu được tại sao phần lớn các bản đồ Tây phương đều công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, từ việc gọi tên đảo Tri Tôn theo tiếng Việt, đến kinh nghiệm ứng phó khi gặp sự cố đắm tàu tại vùng biển này đều phải cầu cứu chính quyền sở tại dọc theo bờ biển Việt Nam. ABSTRACT THE WRECK OF THE EUROPE IN PARACEL ISLANDS This is a full text of an article published on the French magazine Le Monde Illustré in 1862 about the wreck of the Europe near Tri Ton Island (belonging to the Paracel Islands of Vietnam). According to the article, when the French and Spanish coalition troops reluctantly withdrew from Đà Nẵng, the Europe carrying 1,100 Spanish-Filipino soldiers crashed the reef and sank near Tri Ton Island. The soldiers spent many days of misery and despair on the island before being rescued by the Norzagaray, a small French naval steamship, coming from Saigon. From this event it is understandable why most of the Western maps have recognized Vietnam’s sovereignty over the Paracel Islands; it is due to the Vietnamese name of Tri Ton Island and the asking for help from local authorities along the coast of Vietnam each time there was a shipwreck.
File đính kèm:
- vu_dam_tau_europe_o_quan_dao_hoang_sa.pdf