Vị trí học thuyết giá trị - Lao động trong các học thuyết kinh tế của Karl Marx và trong lịch sử phát triển các lý thuyết về giá trị

Trong nhiều lý thuyết khác nhau về giá trị, học thuyết giá trị do hao phí lao

động của người sản xuất hàng hóa tạo nên (gọi tắt là giá trị - lao động) do những nhà kinh

tế cổ điển Anh sáng lập, được Karl Marx kế thừa, chọn lọc và phát triển thành một học

thuyết khoa học. Phân tích nền sản xuất tư bản trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động,

Karl Marx đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư, cũng như toàn bộ các học thuyết

kinh tế khác. Điều đó xác định vị trí của học thuyết này trong các học thuyết kinh tế của

Karl Marx, cũng như trong lịch sử phát triển các lý thuyết về giá trị.

pdf 5 trang kimcuc 9900
Bạn đang xem tài liệu "Vị trí học thuyết giá trị - Lao động trong các học thuyết kinh tế của Karl Marx và trong lịch sử phát triển các lý thuyết về giá trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vị trí học thuyết giá trị - Lao động trong các học thuyết kinh tế của Karl Marx và trong lịch sử phát triển các lý thuyết về giá trị

Vị trí học thuyết giá trị - Lao động trong các học thuyết kinh tế của Karl Marx và trong lịch sử phát triển các lý thuyết về giá trị
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Hồ Tấn Phong 
7 
VỊ TRÍ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG 
TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KARL MARX 
VÀ TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ 
THE POSITION OF LABOR- VALUE THEORY 
IN KARL MARX'S ECONOMIC THEORIES AND IN THE HISTORY 
OF THE DEVELOPMENT OF THEORIES OF VALUE 
HỒ TẤN PHONG 
 TS. Trường Đại học Văn Lang, hotanphong@vanlanguni.edu.vn, Mã số: TCKH09-28-2018 
TÓM TẮT: Trong nhiều lý thuyết khác nhau về giá trị, học thuyết giá trị do hao phí lao 
động của người sản xuất hàng hóa tạo nên (gọi tắt là giá trị - lao động) do những nhà kinh 
tế cổ điển Anh sáng lập, được Karl Marx kế thừa, chọn lọc và phát triển thành một học 
thuyết khoa học. Phân tích nền sản xuất tư bản trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động, 
Karl Marx đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư, cũng như toàn bộ các học thuyết 
kinh tế khác. Điều đó xác định vị trí của học thuyết này trong các học thuyết kinh tế của 
Karl Marx, cũng như trong lịch sử phát triển các lý thuyết về giá trị. 
Từ khóa: Karl Marx, học thuyết giá trị, học thuyết giá trị thặng dư, các học thuyết kinh tế. 
ABSTRACT: In various theories of value, the doctrine of value created by the labor cost of 
the commodity maker (referred to as value-labor) founded by classical British economists, is 
Karl Marx inherits, selects and develops into a scientific theory. Based on an analysis of 
capitalist production based on the doctrine of value-labor, Karl Marx created the theory of 
surplus value, as well as all other economic theories. That determines the position of this 
theory in Karl Marx's economic theories, as well as in the history of the development of 
theories of value. 
Key words: Karl Marx, value theory, value-added theory, economic theory. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Học thuyết giá trị - lao động là cơ sở 
của tất cả các học thuyết kinh tế của Karl 
Marx, đồng thời học thuyết này cũng chiếm 
một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử 
phát triển các lý thuyết khác nhau về giá trị. 
Bài viết này nhằm làm rõ hơn vị trí học 
thuyết giá trị của Karl Marx trong lịch sử 
phát triển các học thuyết về giá trị, nhận 
thức đầy đủ hơn những cống hiến khoa học 
của ông về lý luận giá trị, giá trị - lao động 
(giá trị do hao phí lao động của người sản 
xuất hàng hóa tạo ra). 
2. NỘI DUNG 
Karl Marx (1818-1883) không phải là 
người đầu tiên nêu lên lý luận giá trị, giá trị 
- lao động. Trước ông và cùng thời gian đó, 
có nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều 
quan điểm khác nhau về giá trị. 
Từ thời cổ đại, Aristoteles (384-322 
TCN) đã nói về giá trị trao đổi khi phân 
tích phương trình “5 cái giường = 1 ngôi 
nhà”. Nhận xét về phương trình này Karl 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
8 
Marx viết: “Sự thiên tài của Aristoteles là 
ở chỗ, trong lúc thể hiện giá trị của hàng 
hóa ông đã khám phá ra quan hệ ngang 
giá, có nghĩa là đang bước theo con đường 
dẫn tới lý thuyết giá trị lao động” [1, tr.26]. 
Thời trung cổ, một linh mục người Ý, 
Augustin Saint (354-340) là người đầu tiên 
đưa ra thuật ngữ “giá cả công bằng” theo 
hai nghĩa: Thứ nhất, giá cả công bằng phù 
hợp với chi phí lao động; Thứ hai, cùng 
một hàng hóa có thể có giá cả công bằng 
khác nhau tùy theo sự đánh giá của các 
đẳng cấp khác nhau [1, tr.36]. 
Từ cuối thế kỷ XVIII, ở Anh và Pháp 
học thuyết kinh tế cổ điển ra đời. Học 
thuyết kinh tế cổ điển Anh (một trong ba 
tiền đề lý luận của chủ nghĩa Marx) bắt 
đầu từ W. Petty (1623-1687) và kết thúc ở 
D.Ricardo (1772-1823). Lần đầu tiên, các 
nhà kinh tế cổ điển Anh đã nêu lên phạm 
trù giá trị hàng hóa do hao phí lao động 
của người sản xuất hàng hóa tạo ra. Trên 
cơ sở phạm trù giá trị - lao động họ đã 
phân tích, xây dựng nên hàng loạt các lý 
luận về tiền tệ, lợi nhuận, tiền lương, địa 
tô,... của nền kinh tế hàng hóa tư bản. Tuy 
nhiên, bên cạnh những luận điểm khoa học 
về giá trị, những nhà kinh tế cổ điển Anh 
lại có những quan điểm sai khác, không 
khoa học. 
W. Petty - người đặt nền móng lý 
thuyết giá trị lao động khi ông khẳng định, 
giá cả tự nhiên (tức giá trị hàng hóa) do lao 
động của người sản xuất hàng hóa tạo ra. 
Nhưng ông lại cho rằng, lao động tạo nên 
giá trị chỉ là lao động khai thác bạc (tiền 
tệ). Lao động trong các ngành khác chỉ tạo 
nên của cải khi so sánh với lao động tạo ra 
tiền. Ông nói, giá trị hàng hóa là sự phản 
ánh giá trị của tiền như ánh sáng Mặt Trăng 
phản chiếu ánh sáng Mặt Trời vậy [2, tr.12]. 
Trong luận điểm nổi tiếng của ông, “lao 
động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải” 
ông đã xa rời tư tưởng giá trị - lao động khi 
kết luận, “lao động và đất đai là cơ sở tự 
nhiên của giá cả mọi vật phẩm”, nghĩa là 
lao động, đất đai đều là nguồn gốc của giá 
trị. Đây là mầm mống lý thuyết các nhân tố 
của sản xuất đều tạo ra giá trị về sau của 
J.B. Say (1767-1832). 
A. Smith (1723-1790), bên cạnh định 
nghĩa đúng về giá trị: giá trị do lao động 
hao phí để sản xuất hàng hóa quyết định. 
Lao động là thước đo thực tế của mọi giá 
trị (lao động mà ông nói ở đây là tất cả các 
loại lao động sản xuất), ông lại sai lầm khi 
đưa ra định nghĩa khác: giá trị là do lao 
động mà người ta có thể mua được bằng 
hàng hóa đó quyết định. Theo định nghĩa 
này, ông suy ra giá trị do lao động tạo ra 
chỉ đúng trong điều kiện sản xuất hàng hóa 
giản đơn, còn trong kinh tế tư bản giá trị do 
các nguồn thu nhập tạo thành. Ông viết 
“tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn 
gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là 
của bất kỳ giá trị trao đổi nào” [1, tr.65]. Ở 
đây, ông đã lẫn lộn giữa sự hình thành giá 
trị và phân phối giá trị, ông bỏ qua chi phí 
tư liệu sản xuất trong việc hình thành giá 
trị. Tư tưởng này của A. Smith đã xa rời lý 
luận giá trị lao động. 
D. Ricardo (1772-1823), gạt bỏ được 
những sai lầm, mâu thuẫn trong lý luận giá 
trị của A. Smith. Ông cho rằng, chỉ định 
nghĩa thứ nhất của A. Smith là đúng: giá trị 
do lao động hao phí để sản xuất hàng hóa 
quyết định. Trong kinh tế tư bản, giá trị 
phải bao gồm cả ba bộ phận (c+ v+m). Tuy 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Hồ Tấn Phong 
9 
nhiên, trong lý luận giá trị của ông vẫn còn 
nhiều hạn chế, sai lầm: Ông không chỉ ra 
được việc chuyển dịch giá trị tư liệu sản 
xuất sang sản phẩm, không thấy mâu thuẫn 
giữa giá trị sử dụng và giá trị, coi giá trị là 
phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi 
vật, và cho rằng lao động xã hội cần thiết, 
quy định lượng giá trị, do điều kiện sản 
xuất xấu nhất quyết định, chưa phân biệt 
được giá trị với giá cả sản xuất. 
Karl Marx là người đã kế thừa biện 
chứng các lý thuyết về giá trị - lao động của 
trường phái kinh tế chính trị cổ điển Anh, 
gạt bỏ những hạn chế, sai lầm trong các lý 
thuyết đó, phát triển thành học thuyết khoa 
học về giá trị. Ông đã xem xét phạm trù giá 
trị trên tất cả các mặt: chất giá trị, lượng giá 
trị, hình thức biểu hiện của giá trị, quy luật 
giá trị. 
Một nhân tố quan trọng đã giúp Karl 
Marx xây dựng nên học thuyết khoa học về 
giá trị là phát minh của ông về tính chất hai 
mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao 
động cụ thể và lao động trừu tượng. Vì lao 
động sản xuất hàng hóa có tính hai mặt nên 
tất cả các hiện tượng kinh tế, các quá trình 
kinh tế hàng hóa đều có tính hai mặt: hàng 
hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá 
trị; cơ cấu giá trị gồm giá trị cũ và giá trị 
mới; năng suất lao động liên quan tới sức 
sản xuất của lao động và cường độ lao 
động; của cải xã hội tồn tại dưới hai hình 
thái: của cải là những giá trị sử dụng, và 
của cải là giá trị (tiền tệ),... nhờ có phát 
minh tính chất hai mặt của sản xuất hàng 
hóa mà Karl Marx đã phân tích quá trình 
hai mặt của sản xuất của tư bản: “với tư 
cách là sự thống nhất giữa quá trình lao 
động và quá trình tạo ra giá trị thì quá 
trình sản xuất là một quá trình sản xuất 
hàng hóa; với tư cách là sự thống nhất của 
quá trình lao động và quá trình làm tăng 
giá trị thì quá trình sản xuất là một quá 
trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình 
thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất 
hàng hóa” [3, tr.294-295]. Từ đó, Karl 
Marx đưa ra công thức giá trị hàng hóa 
trong kinh tế tư bản là “c+v+m”. Phạm trù 
giá trị thặng dư (m), do chi phí lao động 
của công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư 
bản chiếm đoạt. Ông chỉ ra bản chất của 
quan hệ sản xuất tư bản: “Bí quyết của sự 
tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở 
chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao 
động không công nhất định của người 
khác” [3, tr.753]. 
Công thức giá trị hàng hóa nêu trên là 
kết quả chi phí lao động (chi phí lao động 
sống và chi phí lao động quá khứ), là chi 
phí thực tế sản xuất hàng hóa. Kết luận đó 
bác bỏ “tín điều khổng lồ” của A. Smith 
cho giá trị hàng hóa chỉ bao gồm các nguồn 
thu nhập (v+m), vạch rõ sự khác biệt (về 
chất và lượng) giữa chi phí lao động và chi 
phí sản xuất của tư bản (k=c+v), chỉ ra mối 
liên hệ giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận: 
“Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính 
là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng 
hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là 
phần dôi ra của tổng số lượng lao động 
chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng 
lao động được trả công chứa đựng trong 
hàng hóa” [4, tr.74]. 
Nếu như Karl Marx và các nhà kinh tế 
cổ điển Anh phân tích phạm trù giá trị (là 
cơ sở của giá trị trao đổi, của giá cả) từ 
phương diện khách quan: từ chi phí lao 
động thực tế để sản xuất ra hàng hóa, thì có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
10 
những nhà kinh tế khác xem xét phạm trù 
giá trị từ góc độ chủ quan, từ việc hàng hóa 
đáp ứng nhu cầu người mua như thế nào. 
Đó là lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế 
trường phái cổ điển mới. Họ phê phán học 
thuyết giá trị - lao động, đưa ra tư tưởng ích 
lợi giới hạn, là ích lợi của vật phẩm cuối 
cùng (sản phẩm giới hạn) đưa ra thỏa mãn 
nhu cầu, ích lợi đó là nhỏ nhất, nó quy định 
giá trị giới hạn của vật phẩm. Giá trị giới 
hạn quyết định giá trị tất cả các sản phẩm 
khác. “Giá trị của vật phẩm được quy định 
bởi số lượng ích lợi giới hạn” [5, tr.279]. 
Lý thuyết giá trị của họ là lý thuyết giá 
trị ích lợi chủ quan. Bằng việc ứng dụng 
toán học vào phân tích, lượng hóa các quan 
hệ kinh tế, trường phái cổ điển mới được 
gọi là trường phái kinh - toán học. Các lý 
thuyết của trường phái cổ điển mới như: 
Các lý thuyết kinh tế của phái thành Viên 
(các đại biểu như C. Menger (1840-1921), 
Bohm Bawerk (1851-1914); Lý thuyết 
“giới hạn” ở Mỹ, tiêu biểu là J.B Clark 
(1847-1938); Lý thuyết kinh tế của trường 
phái Cambridge (Anh), người sáng lập là 
A. Marshall (1842-1924), ông đồng ý với 
các nhà kinh tế cổ điển khi cho rằng, giá trị 
hàng hóa “chính là cái vừa đủ để trang trải 
toàn bộ chi phí sản xuất, tiền lương, lợi tức 
và lợi nhuận,...” nhưng ông phê phán quan 
điểm cổ điển (kể cả Karl Marx) chỉ xem xét 
giá trị dưới góc độ khách quan, chỉ thấy chi 
phí của các yếu tố sản xuất quy định giá cả, 
coi nhẹ những ảnh hưởng của cầu; Trường 
phái giới hạn lại quá coi trọng mức độ ích 
lợi hàng hóa thỏa mãn nhu cầu con người, 
bỏ qua tác động của chi phí sản xuất. 
Tuy có đưa ra quan điểm về giá trị 
hàng hóa, nhưng A. Marshall cho rằng, một 
khi hàng hóa đã đưa ra thị trường thì người 
ta không quan tâm cái gì tạo nên giá trị, mà 
chỉ quan tâm tới giá cả hàng hóa dưới tác 
động của cung, cầu. Vì vậy, theo ông tiếp 
tục bàn luận về giá trị là không cần thiết. 
Quan điểm này của ông mở ra hướng 
nghiên cứu thực dụng trong kinh tế [6, tr.52]. 
3. KẾT LUẬN 
Karl Marx không nghiên cứu thực 
dụng kinh tế hàng hóa nói chung, ông 
nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản bắt 
đầu từ nghiên cứu hàng hóa (tức là nghiên 
cứu dưới giác độ kinh tế - chính trị). Học 
thuyết giá trị - lao động mà ông kế thừa 
chọn lọc từ trường phái cổ điển và phát 
triển, hoàn thiện nó, là cơ sở để ông xây 
dựng nên tất cả các học thuyết kinh tế của 
mình, trực tiếp là học thuyết giá trị thặng 
dư - phát hiện vĩ đại của Karl Marx, vạch rõ 
bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. 
Quá trình phân tích quan hệ sản xuất tư 
bản, Karl Marx cũng phát hiện, làm sáng tỏ 
nhiều quy luật, phạm trù của nền sản xuất 
hàng hóa tư bản (giai đoạn tự do cạnh 
tranh), như quy luật giá trị thặng dư, quy 
luật tích lũy, sự nâng cao cấu tạo hữu cơ tư 
bản, quy luật hình thành lợi nhuận bình 
quân, giá cả sản xuất, xu hướng hạ thấp tỷ 
suất lợi nhuận,... Tất cả những nội dung 
nêu trên cho thấy vị trí đặc biệt quan trọng 
của học thuyết giá trị - lao động trong toàn 
bộ các học thuyết kinh tế của Karl Marx, 
cũng như trong lịch sử phát triển các lý 
thuyết khác nhau về gíá trị hàng hóa.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Hồ Tấn Phong 
11 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đại học kinh tế quốc dân (1996), Môn lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Văn Trình (2002), Sự phát triển các học thuyết kinh tế, Nxb Lao động - xã hội. 
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[4] C. Mác và Ph.Ăngghen (1999), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[5] Trường phái Áo trong kinh tế chính trị, M, 1992, (tiếng Nga) 
[6] Hoàng Lan Hương, Lý thuyết kinh tế của Alfred marshall, người sáng lập trường phái 
tân cổ điển, Tạp chí: Những vấn đề kinh tế thế giới, Số 6(26). 
Ngày nhận bài: 16-4-2018. Ngày biên tập xong: 23-4-2018. Duyệt đăng: 19-5-2018. 

File đính kèm:

  • pdfvi_tri_hoc_thuyet_gia_tri_lao_dong_trong_cac_hoc_thuyet_kinh.pdf