Về một mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân (Data Hub Công dân)
Hiện nay, các dịch vụ hành chính công được phân cấp theo mô hình tổ chức bộ máy
nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hầu hết các dịch vụ hành chính công được thực
hiện ở cấp quận/huyện. Riêng những dịch vụ hành chính công mang tính phổ thông như
đăng ký hộ tịch, đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện ở cấp phường xã. Một số dịch
vụ đặc biệt (như cấp hộ chiếu) có thể phải thực hiện ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
Trong khuôn khổ của chương trình tin học hóa quản lý hành chính của chính phủ, các
sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố đều đã và đang xúc tiến việc tin học hóa quản lý hồ
sơ, dữ liệu mà đơn vị mình quản lý thông qua một số các phần mềm khác nhau. Tuy nhiên,
mỗi một phần mềm đó lại có hệ cơ sở dữ liệu riêng, và những hệ thống danh mục khác
nhau. Do đó, những thông tin của cùng một đối tượng ở các hệ thống khác nhau có thể sẽ
khác nhau. Vì vậy, để có thể quản lý một cách thống nhất tất cả các thông tin của một công
dân, một tổ chức thì cần phải có sự tích hợp các thông tin này từ các nguồn khác nhau của
các ứng dụng khác nhau.
Việc xây dựng các ứng dụng tin học tại các sở, ban, ngành là rất tốn kém. Vấn đề đặt
ra là làm thế nào để vẫn giữ nguyên các ứng dụng tại các sở, ban, ngành mà vẫn có được
thông tin chung, tổng hợp về mỗi người dân được phân bố rải rác trong các cơ quan đó. Đề
xuất dưới đây về một mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân với tên gọi Data Hub
Công dân là một giải pháp tiềm năng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Về một mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân (Data Hub Công dân)
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 32 Về một mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân (Data Hub Công dân) Bùi Thế Hồng (Viện Công nghệ thông tin - Viện KH & CN Việt Nam) 1. Đặt vấn đề Hiện nay, các dịch vụ hành chính công được phân cấp theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hầu hết các dịch vụ hành chính công được thực hiện ở cấp quận/huyện. Riêng những dịch vụ hành chính công mang tính phổ thông như đăng ký hộ tịch, đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện ở cấp phường xã. Một số dịch vụ đặc biệt (như cấp hộ chiếu) có thể phải thực hiện ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong khuôn khổ của chương trình tin học hóa quản lý hành chính của chính phủ, các sở, ban, ngành của các tỉnh, thành phố đều đã và đang xúc tiến việc tin học hóa quản lý hồ sơ, dữ liệu mà đơn vị mình quản lý thông qua một số các phần mềm khác nhau. Tuy nhiên, mỗi một phần mềm đó lại có hệ cơ sở dữ liệu riêng, và những hệ thống danh mục khác nhau. Do đó, những thông tin của cùng một đối tượng ở các hệ thống khác nhau có thể sẽ khác nhau. Vì vậy, để có thể quản lý một cách thống nhất tất cả các thông tin của một công dân, một tổ chức thì cần phải có sự tích hợp các thông tin này từ các nguồn khác nhau của các ứng dụng khác nhau. Việc xây dựng các ứng dụng tin học tại các sở, ban, ngành là rất tốn kém. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vẫn giữ nguyên các ứng dụng tại các sở, ban, ngành mà vẫn có được thông tin chung, tổng hợp về mỗi người dân được phân bố rải rác trong các cơ quan đó. Đề xuất dưới đây về một mô hình chuyển đổi và tích hợp dữ liệu công dân với tên gọi Data Hub Công dân là một giải pháp tiềm năng. Về cơ bản, có thể hiểu về data hub như sau: “Data hub là một nơi tập trung để truy xuất, để nhận, để so sánh, và để phân phối dữ liệu. Nó thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn, nhiều môi trường, và nhiều nơi khác nhau, xử lý chúng, rồi phân phối chúng một cách tuỳ ý đến những nơi cần thiết.” Kiến trúc của Data Hub Công dân sẽ được thiết kế theo kiểu hub với mô hình thích ứng nhằm đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra đối với việc chuyển đổi và tích hợp các dữ liệu về công dân/tổ chức từ các ứng dụng hành chính công trong các cơ quan hành chính của chính phủ. Ban đầu, kiến trúc của hub có thể chỉ bao gồm việc chuyển đổi và tích hợp dữ liệu từ những ứng dụng dịch vụ công hiện có. Sau đó, mỗi khi có thêm những ứng dụng dịch vụ công khác được phát triển và triển khai thực hiện, kiến trúc thích nghi của hub sẽ cho phép tích hợp thêm ứng dụng mới này mà không cần phải xây dựng lại từ đầu. 2 Phân tích hiện trạng các dịch vụ công Hiện tại, các cơ quan hành chính công của nhà nước đều lưu giữ và quản lý các thông tin của công dân mỗi khi người dân đến làm các thủ tục về hành chính. Những thông tin về công dân chỉ được công nhận về mặt pháp lý khi chúng được các cơ quan hành chính xem xét và cấp T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 33 phát các văn bản xác nhận. Các loại văn bản khác nhau có thể do các cơ quan hành chính khác nhau cấp phát và quản lý tuỳ thuộc vào chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan này. Muốn xin cấp phát một loại giấy tờ nào đó, người dân đều phải nộp hoặc xuất trình một số loại giấy khác do thủ tục cấp phát loại giấy tờ này qui định. Tiếp theo, các cán bộ thụ lý hồ sơ phải xác minh lại tính hợp lệ của toàn bộ những giấy tờ này trước khi làm thủ tục cấp phát giấy tờ mới cho công dân. Từ đó, phát sinh ra nhu cầu tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu của chính cơ quan cấp phát và của những cơ quan có liên quan nếu giữa những cơ quan này tồn tại một một cơ chế cho phép truy cập vào cơ sở dữ liệu của nhau. Trong trường hợp không tồn tại những cơ sở dữ liệu hiện chứa các thông tin cần biết hoặc có những cơ sở dữ liệu này nhưng không thể truy cập được thì việc thNm định sẽ gặp nhiều khó khăn nhất là khi các giấy tờ gốc đã bị thất lạc hoặc hư hại. Khi đó, có thể đương sự sẽ phải tự xin lấy những xác minh cần thiết tại các cơ quan hành chính có liên quan. Ngoài ra, khi mà các hệ thống ứng dụng dịch vụ công còn hoạt động riêng rẽ thì rất dễ xảy ra sự không trùng khớp của các thông tin về một công dân trong các cơ sở dữ liệu của các ứng dụng khác nhau. Bởi vậy, cần phải có một cơ chế trích chọn một giá trị đúng nhất trong số những giá trị khác nhau của cùng một thông tin trong các cơ sở dữ liệu khác nhau và một cơ chế đồng bộ tất cả các thông tin về một công dân trong các cơ sở dữ liệu này. Hiện nay, theo kết quả khảo sát bước đầu của chúng tôi, trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước liên quan đến người dân có những hệ thống quản lý hộ tịch, hộ khNu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, phương tiện giao thông, vận tải, kinh doanh, thuế, giáo dục và đào tạo, y tế và sức khoẻ, lao động và việc làm, đất đai Cho đến nay, chưa có một tỉnh nào công bố mô hình kiến trúc của hệ thống các dịch vụ công trên địa bàn toàn tỉnh. Có thể xảy ra hai trường hợp. Thứ nhất là dữ liệu của các hệ thống quản lý dịch vụ công từ cấp xã đã được tích hợp bằng một cách nào đó lên đến cấp huyện và được ghi tập trung tại trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoặc phân tán tại các sở. Thứ hai là chưa có một dữ liệu nào của các hệ thống quản lý các dịch vụ công được tích hợp. Vấn đề cơ bản ở đây là cần xây dựng một mô hình tích hợp các cơ sở dữ liệu tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Mô hình tích hợp này sẽ là tiền để để phát triển mô hình Data hub Công dân. 2. Đề xuất một mô hình tích hợp dữ liệu 2.1 Cơ sở hạ tầng dữ liệu cho các hệ thống dịch vụ công Để có thể tích hợp dữ liệu về công dân, trước hết cần phải giả thiết là đã tồn tại cơ sở hạ tầng dữ liệu của các hệ thống dịch vụ công. Trên cơ sở hạ tầng này, một mô hình hợp nhất các cơ sở dữ liệu dịch vụ công cấp tỉnh sẽ được hình thành như hình vẽ dưới đây. Kiến trúc sẽ bao gồm 4 mức khác nhau, trong đó có một số hệ thống có mặt ở cả bốn mức, một số hệ thống chỉ có từ cấp huyện và một số chỉ có ở cấp sở. Các CSDL ở các mức của cùng một hệ thống có cấu trúc dữ liệu và format như nhau. Nhưng CSDL ở cùng một mức của các hệ thống khác nhau có thể có cấu trúc và format khác nhau. Việc tích hợp CSDL của các hệ thống thống khác nhau cần phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động cũng như cấu trúc dữ liệu hiện có của chúng. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 34 MỨC 4 Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh MỨC 3 Các CSDL DVC tại các sở MỨC 2 Các CSDL DVC cấp huyện MỨC 1 Các CSDL DVC cấp xã Ghi chú: HT CSDL Hộ tịch PTGT CSDL Phương tiện GT HK CSDL Hộ kh,u CMHC CSDL CMND và Hộ chiếu CM CSDL Chứng minh ND KD CSDL Kinh doanh 2.2 Hợp nhất dữ liệu đa tầng Mức Tên CSDL Mô tả Chủ sở hữu Kết nối với các mức khác Mức 4 (TT THDL tỉnh) CSDL Data Hub Công dân Kho các dữ liệu ñược hợp nhất từ CSDL của các sở. Hệ thống quản lý DVC của các sở có thể kết nối với Data hub ñể tạo ra các ứng dụng riêng. Trung tâm tích hợp dữ liệu (TT THDL) Kết nối với mức 3 (cấp sở) TT THDL bảo trì các kết nối giữa Data hub và CSDL của các sở Mức 3 (các sở của tỉnh) Các CSDL hợp nhất ở cấp sở Bao gồm các dữ liệu công dân ñược quản lý ở các hệ thống quản lý DVC cấp sở. Dữ liệu ñược hợp nhất từ các CSDL của các hệ thống quản lý DVC tương ứng của tất cả các huyện trong tỉnh. Sở chủ quản tạo lập, bảo trì, và là chủ sở hữu CSDL hợp nhất Kết nối với mức 2 (cấp huyện). Luồng dữ liệu chỉ có một chiều từ các phòng của các huyện lên CSDL hợp nhất của sở tương ứng. Mức 2 (các phòng của huyện) Các cơ sở dữ liệu hợp nhất cấp phòng Bao gồm các dữ liệu công dân ñược quản lý ở các hệ thống quản lý DVC cấp phòng. Dữ liệu ñược hợp nhất từ các CSDL của các hệ thống quản lý DVC tương ứng của tất cả các xã trong huyện (nếu có). Phòng chủ quản tạo lập, bảo trì, và là chủ sở hữu CSDL hợp nhất của phòng Kết nối với mức 1 (cấp xã, nếu có). Luồng dữ liệu chỉ có một chiều từ các ban của các xã lên CSDL hợp nhất của phòng tương ứng trên huyện Mức 1 (các ban của xã) Các cơ sở dữ liệu cấp ban ðây là mức thấp nhất của dữ liệu về công dân. Những dữ liệu này sẽ ñược hợp nhất với các xã khác trong ñịa bàn huyện Ban chủ quản tạo lập, bảo trì, và là chủ sở hữu CSDL HT Xã N HK HT Xã M HK HT Xã X HK HT Xã Y HK HT Huyện K HK CM HT Huyện H HK CM KDHT HK CM HC PT GT CSDL Data hub T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 35 3. Thiết kế mô hình data hub công dân Từ cấu trúc hạ tầng dữ liệu của các hệ thống quản lý các dịch vụ công trên đây, có thể phân loại những thông tin được lưu giữ trong các hệ thống này thành ba loại sau: • Những thông tin cốt lõi về công dân: là những dữ liệu được tất cả các hệ thống quản lý dịch vụ công nắm giữ và sử dụng. Ví dụ Họ và tên, Ngày sinh, Nơi đăng ký HKTT, Số CMND. • Những thông tin bổ sung thêm theo thời gian của công dân: là những thông tin do một hệ thống quản lý dịch vụ công nắm giữ nhưng cần thiết cho các hệ thống khác. • Những thông tin riêng biệt của các hệ thống quản lý về công dân: được sinh ra và hầu như chỉ sử dụng trong một hệ thống quản lý dịch vụ công. Bản chất của dữ liệu ở data hub công dân được mô tả một cách khái niệm như trong Hình 1. Data hub công dân của một tỉnh được đặt trong một ngữ cảnh như mô tả trong Hình 2 và qui trình tích hợp dữ liệu được trình bày trong Hình 3. Hình 1 Mô hình khái niệm Data hub Công dân Hình 2. Mô hình ngữ cảnh Data hub Công dân T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 36 Trong đó: • Data hub công dân là một bộ chương trình dùng để trích chọn, chuyển đổi các dữ liệu công dân từ các hệ thống quản lý dịch vụ công và tích hợp thành một cơ sở dữ liệu công dân. Data hub được cài đặt trên server của trung tâm tích hợp dữ liệu thuộc mạng máy tính của tỉnh. • CSDL công dân là cơ sở dữ liệu các thông tin cơ bản về công dân được tạo lập, cập nhật, bảo trì và khai thác bởi data hub công dân. • Các cơ sở dữ liệu của các hệ thống quản lý dịch vụ công được lưu giữ trong server của trung tâm tích hợp dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu này có thể là bản sao được cập nhật của các cơ sở dữ liệu dịch vụ công hoặc chỉ là những thông tin về công dân được trích chọn từ các cơ sở dữ liệu mà các hệ thống này quản lý. • Các hệ thống quản lý dịch vụ công được kết nối với server của trung tâm tích hợp dữ liệu. Kết nối từ data hub đến các hệ thống này sẽ được TT THDL tỉnh bảo trì. Hình 3. Quy trình tích hợp dữ liệu Kết luận Trên đây là một đề xuất về một mô hình thiết kế tổng thể một Data Hub Công dân làm tiền đề cho việc thiết kế và phát triển một phần mềm data hub dùng để chuyển đổi và tích hợp dữ liệu của các ứng dụng hành chính công tại các cơ quan hành chính của chính phủ. Data hub này có kiến trúc mở và có thể: - Tích hợp thông tin của công dân nằm rải rác trong các cơ quan quản lý, giúp nhà quản lý, hay người thực hiện các dịch vụ hành chính công có được khung nhìn thống nhất, đầy đủ, cập nhật về mỗi công dân. T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008 37 - Giúp giảm thiểu thời gian tra cứu hồ sơ, giấy tờ của công dân khi công dân yêu cầu xác nhận, đăng ký..., mà cần đến các cơ quan hành chính công. - Trợ giúp cơ quan quản lý cấp cao hơn có thể tổng hợp, thống kê các số liệu về công dân, tổ chức và phân tích tình hình phát triển kinh tế, xã hội. - Tạo tiền đề cho việc thiết kế và xây dựng một kiến trúc cơ sở dữ liệu tập trung (tại hub) và phân tán (tại các ứng dụng cơ sở) trên nền tảng của kiến trúc Data Hub Công dân nhằm phục vụ không chỉ các dịch vụ hành chính công mà còn có thể mở rộng cho những nghiệp vụ khác của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc thiết kế và xây dựng một mô hình data hub là một vấn đề mới và rất phức tạp. Do đó, trong đề xuất của chúng tôi có thể có một số khiếm khuyết. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này để có thể đưa vào thử nghiệm trong thực tế Tóm tắt Bài báo này đề xuất một mô hình Data Hub Công dân (Citizen Data Hub) dùng để chuyển đổi và tích hợp các thông tin về công dân trong các hệ thống ứng dụng dịch vụ hành chính công. Data hub này nhằm mục đích cung cấp cho các ứng dụng dịch vụ công và các cấp quản lý một khung nhìn thống nhất, đầy đủ về công dân trong địa bàn hành chính, qua đó giúp các hệ thống ứng dụng có thể tra cứu, thNm định, cập nhật và tiến hành những nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Summary This paper proposed a Citizen Data Hub model used for transferring and integrating citizen information from public administration services systems. The data hub aims to provide the public services application systems and managements with the unified, completed view on the citizens for searching, reviewing, validating, updating and conducting researches and analysis on the socio-economic development. Tài liệu tham khảo [1] “e-Government Schema Guidelines for XML”, Web site www.govtalk.gov.uk/documents/schema - guidelines-3_1(1).pdf [2] “Mô hình hệ thống thông tin quản lý hộ tịch cấp xã phường”, Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện CNTT năm 2006, Phòng Nghiên cứu hệ thống và quản lý [3] “Nguyên lý, kiến trúc và ứng dụng của data hub”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài CSCL 2006, Phòng Cơ sở dữ liệu & LT, Viện Công nghệ thông tin.
File đính kèm:
- ve_mot_mo_hinh_chuyen_doi_va_tich_hop_du_lieu_cong_dan_data.pdf