Văn học Chăm, một cái nhìn toàn cảnh

Vào cuối thế kỷ II sau Công nguyên, vương quốc Champa – lúc ấy được

gọi là Lâm Ấp hay Linyi – được thành lập, chạy dọc từ Harơk Kah Dhei(1) đến

Panduranga (từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay). Qua những bước thăng

trầm của lịch sử, biên giới của đất nước bị thu hẹp dần về phía nam để sau đó

biến mất hẳn vào đầu thế kỷ XIX. Mặc dù Champa, sau mười bảy thế kỷ tồn tại

không còn nữa, nhưng nền văn minh-văn hóa Champa vẫn còn đó. Và cùng có

mặt với nó là non 20 vạn dân Chăm đang sinh sống rải rác khắp miền Trung

và Nam Việt Nam.(2)

Ngược dòng lịch sử, cần nhận rõ rằng Champa không phải là một thực thể

nhất thống, như ta quan niệm về một quốc gia ngày nay, mà là từ nhiều khu vực

địa lý-văn hóa hợp lại. Do đó sự sụp đổ của vương triều Ấn Độ giáo sau khi Lê

Thánh Tông chiếm Vijaya (thành Đồ Bàn) vào năm 1471 không đồng nghĩa với

sự biến mất của vương quốc Champa. “Một khi miền bắc bị rơi vào tay của Đại

Việt, vương quốc Champa vẫn còn tiếp tục hiện hữu nhưng bị thu hẹp lại ở miền

nam nằm trên lãnh thổ của tiểu vương quốc Kauthara và Panduranga, nơi mà

người dân có bản chất rất là hiếu động, luôn luôn đòi tự trị và đôi lúc còn tìm

cách tách rời ra khỏi liên bang Champa để tạo cho mình một quốc gia độc lập”.

 

pdf 21 trang kimcuc 6980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn học Chăm, một cái nhìn toàn cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Văn học Chăm, một cái nhìn toàn cảnh

Văn học Chăm, một cái nhìn toàn cảnh
18 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
VĂN HỌC CHĂM, MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH
 Inrasara*
I. Dẫn luận
I.1. Văn học Chăm ở đâu?
Vào cuối thế kỷ II sau Công nguyên, vương quốc Champa – lúc ấy được 
gọi là Lâm Ấp hay Linyi – được thành lập, chạy dọc từ Harơk Kah Dhei(1) đến 
Panduranga (từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay). Qua những bước thăng 
trầm của lịch sử, biên giới của đất nước bị thu hẹp dần về phía nam để sau đó 
biến mất hẳn vào đầu thế kỷ XIX. Mặc dù Champa, sau mười bảy thế kỷ tồn tại 
không còn nữa, nhưng nền văn minh-văn hóa Champa vẫn còn đó. Và cùng có 
mặt với nó là non 20 vạn dân Chăm đang sinh sống rải rác khắp miền Trung 
và Nam Việt Nam.(2) 
Ngược dòng lịch sử, cần nhận rõ rằng Champa không phải là một thực thể 
nhất thống, như ta quan niệm về một quốc gia ngày nay, mà là từ nhiều khu vực 
địa lý-văn hóa hợp lại. Do đó sự sụp đổ của vương triều Ấn Độ giáo sau khi Lê 
Thánh Tông chiếm Vijaya (thành Đồ Bàn) vào năm 1471 không đồng nghĩa với 
sự biến mất của vương quốc Champa. “Một khi miền bắc bị rơi vào tay của Đại 
Việt, vương quốc Champa vẫn còn tiếp tục hiện hữu nhưng bị thu hẹp lại ở miền 
nam nằm trên lãnh thổ của tiểu vương quốc Kauthara và Panduranga, nơi mà 
người dân có bản chất rất là hiếu động, luôn luôn đòi tự trị và đôi lúc còn tìm 
cách tách rời ra khỏi liên bang Champa để tạo cho mình một quốc gia độc lập”.(3)
Miền bắc sụp đổ đánh dấu sự suy thoái của dấu ấn văn hóa Ấn Độ giáo trong 
cộng đồng Champa, thay vào đó là sự trỗi dậy của văn hóa bản địa của miền nam: 
Tiếp nhận truyền thống cũ đồng thời hòa trộn với yếu tố văn hóa Hồi giáo kể từ 
thế kỷ XVII để tạo nên một sắc thái văn hóa mới, phong phú và độc đáo.
Chính ở thời đoạn này của lịch sử Champa – cụ thể hơn là thời Po Rome 
(trị vì 1627-1651) – chữ Chăm được hình thành qua tiếp nhận chữ Chăm cổ 
từng có mặt trên bia Đông Yên Châu (thuộc hệ thống bia Trà Kiệu) từ cuối thế 
kỷ thứ IV được ghi nhận là thứ chữ bản địa xuất hiện sớm nhất ở Đông Nam 
Á. Đó là loại chữ được vay mượn từ miền Nam Ấn Độ, qua nhiều quá trình cải 
biến để trở thành chữ thông dụng Akhar thrah ngày nay.(4) Và qua loại chữ này 
ở các văn bản chép tay, người ta tìm thấy các trường ca, truyền thuyết, thần 
thoại, ca dao, hay các bài viết về phong tục, tôn giáo, về giáo huấn, v.v 
Nghĩa là cả một kho văn bản quý giá.
I.2. Đâu là tác phẩm văn chương? 
Trong kho báu văn bản ấy, đâu thuộc phạm trù văn chương? Văn chương 
có thể là bản tụng ca thánh thần trong cõi siêu việt hay chỉ nói về sinh hoạt 
thường nhật của chị thợ dệt, anh nông dân; có thể mở ra một viễn tưởng thiên 
* Thành phố Hồ Chí Minh.
19Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
đàng trần gian hay tiếc nuối một thời đã mất; hát ca về kỳ tích oanh liệt của 
một dân tộc hay chỉ muốn cảm thông với một trượt ngã của sinh thể yếu đuối; 
khai phá vào vùng tư tưởng u uyên hay chỉ muốn nắm bắt một cái đẹp đơn giản 
thoáng qua; phô bày cái thiện hay tố giác cái ác; xã hội hay tự nhiên; sâu lắng 
hay thanh thoát; vòng vo hay trực diện. Dù gì thì gì văn chương phải lay động 
tim ta, thức giấc trí ta qua cái đẹp của lời. 
Trong tất cả văn bản chép tay hay các sáng tác truyền miệng này, ta sẽ 
cố gắng xác định phạm vi của văn học vừa phù hợp với quan niệm chung (tính 
phổ quát) vừa phù hợp với cách nghĩ của người Chăm (nét đặc trưng). Tính phổ 
quát, đó là việc căn cứ vào hai tiêu chuẩn để xác định tác phẩm văn học, khu 
biệt chúng với các loại văn bản thuộc lĩnh vực khác: chủ đích và cách thế diễn tả. 
Trong tác phẩm văn học, chủ đích làm văn luôn luôn được đặt lên hàng đầu, mặc 
dù chủ đích trình bày tư tưởng hay thể hiện sự việc không hẳn là điều thứ yếu. 
Như vậy, có thể kể những văn bản sau đây nằm trong kho tàng văn học 
Chăm: Tất cả sáng tác trên bia ký Chăm từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XVII. 
Các sử thi (akayet) nổi tiếng của dân tộc Chăm, những trường ca và truyện thơ 
(ariya), những bài thơ ngắn, gia huấn ca Truyện cổ (dalikal), tục ngữ (panwơc 
yaw), ca dao (panwơc pađit), dân ca (kadha paran dauh) Đặc biệt là các bài 
ca lịch sử hay tụng ca (damnưy) được hát trong lễ Rija. Mặc dù về mặt hình 
thức, chúng chỉ là các sáng tác phục vụ cho tôn giáo, nhưng đứng về khía cạnh 
văn học, đó là những tác phẩm có đầy đủ phẩm chất nghệ thuật. Đó là nét đặc 
thù của văn học dân tộc mà bất kỳ một nhà nghiên cứu văn học Chăm nào 
cũng phải xét đến. Một khía cạnh khác của vấn đề là, người Chăm muốn tôn 
vinh vua chúa bằng phương tiện nghệ thuật qua hình thức tôn giáo, do đó các 
damnưy đều được gia công đáng kể về mặt nghệ thuật để mặc nhiên chúng trở 
thành các tác phẩm văn chương giá trị.
Dĩ nhiên, bên cạnh các sáng tác này còn có một số sáng tác chỉ thuần túy 
phục vụ cho ý định tôn giáo hay mục đích chuyên môn, mặc dù chúng được sáng 
tác có vần điệu cho dễ nhớ: các tập thơ về cách tính lịch (Ariya Harei mưlơm) 
Chúng thuộc lĩnh vực khác, nên ta không thể liệt kê chúng vào kho tàng văn 
học Chăm. 
Đó là di sản thâm trầm của dân tộc Chăm, đóng góp xứng đáng vào nền 
văn học đa dân tộc Việt Nam.
Một nền văn học dân tộc trong một nền văn hóa-văn minh
Nhưng nền văn học ấy chưa được chú tâm nghiên cứu một cách tương 
xứng với tầm vóc của nó. Có thể ví văn học Chăm như một mảnh rừng hoang 
chưa được khai phá. Đi vào khu rừng văn minh Champa, người ta chỉ nhìn lướt 
qua hay đi vòng quanh. Có phải mảnh rừng quá thâm u đã làm chùn chân nhà 
thám hiểm? Hay vì nó không có loại hoa thơm, cỏ lạ đáng cho những kẻ thưởng 
ngoạn phải nhọc công? Không hẳn thế. Văn học Chăm không có được cái đẹp 
kỳ bí của kiến trúc, cũng không có cái độc đáo vượt trội của nền điêu khắc, 
nhưng đó là nền văn học dân tộc phong phú và đặc sắc.
II. Thành tựu về sưu tầm và nghiên cứu
Như vậy, nền văn học dân tộc có truyền thống lâu đời kia cần được nhìn 
nhận và đặt đúng vị trí của nó trong nền văn học đa dân tộc Việt Nam. Mặc dù 
20 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
ở đầu thế kỷ này, một học giả uy tín người Pháp - Paul Mus đã ngộ nhận rằng 
nền văn học này có thể chỉ tóm gọn trong vài mươi trang sách,(5) nhưng từ cuối 
thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã chú ý sưu tầm và 
giới thiệu nó. Từ những truyện kể đầu tiên của A. Landes được ghi nhận trong 
Contes Tjames in năm 1887 đến cuốn chuyên khảo Văn học Chăm của Inrasara 
ra đời,(6) công tác nghiên cứu và sưu tầm văn học Chăm đã có những thành tựu 
nhất định. Có thể phân chúng làm ba bộ phận sau:
II.1. Văn học dân gian
Truyện kể dân gian: Gồm gần 100 truyện thần thoại, truyền thuyết, 
truyện cổ tích được A. Landes, E. Aymonier, Thiên Sanh Cảnh, G. Moussay 
sưu tập bên cạnh các bài viết của Lê Văn Hảo, Phan Đăng Nhật, Nguyễn Tấn 
Đắc, Trương Sĩ Hùng...(7) Năm 1995, Nguyễn Thị Thu Vân đệ trình luận văn 
Thạc sĩ Bước đầu khảo sát truyện cổ Chăm tại Trường Đại học Sư phạm Thành 
phố Hồ Chí Minh, được coi là công trình đầu tiên hệ thống hóa các mô-típ 
truyện cổ Chăm.
Thơ ca dân gian: gồm hơn 1.000 câu tục ngữ, câu đố, 30 bài ca dao, đồng 
dao do Lưu Văn Đảo và Inrasara sưu tầm và chuyển dịch ra tiếng Việt.(8) Ngoài 
ra, Inrasara còn có một số bài nghiên cứu về tục ngữ - ca dao Chăm đăng trên các 
tạp chí chuyên ngành.(9) Các loại hát dân gian khác: Damnưy, Dauh Mưdwơn, 
Dauh Kadhar cũng đã được sưu tầm và chuyển dịch sang tiếng Việt.(10)
II.2. Văn bia ký
Văn bia ký được sáng tác từ thế 
kỷ III đến thế kỷ XV bằng cả 
hai ngôn ngữ là văn tự Chăm 
cổ và Sanskrit, có mặt khắp 
miền duyên hải Trung Bộ. 
Đến nay các học giả Pháp đã 
phát hiện, công bố và dịch gần 
200 minh văn, trong đó Lương 
Ninh đã dịch sang tiếng Việt 
25 minh văn.(11) Đây là các 
sáng tác vừa có giá trị sử học, 
vừa có giá trị văn học.
II.3. Văn học viết
Được phân làm bốn thể loại sau:
a. Akayet - Sử thi
Akayet Dewa Mưno: Gồm 471 câu thơ theo thể ariya Chăm, xuất hiện ở 
Champa vào thế kỷ XVI. Câu chuyện được ghi nhận là vay mượn từ Hikayat 
Dewa Mandu của Mã Lai. Tác phẩm này đã được G. Moussay dịch ra tiếng 
Pháp, sau đó là bản tiếng Việt của Thiên Sanh Cảnh và Inrasara.(12)
Akayet Inra Patra: Cốt truyện Hikayat Indra Putera của Mã Lai được 
chuyển thành akayet Chăm vào đầu thế kỷ XVII, gồm 581 câu ariya. G. Moussay 
và Inrasara đều có bài nghiên cứu về sử thi này.(13) Đây là sáng tác thuộc 
Bi ký Chăm thế kỷ XI (bia Chiên Đàn).
21Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
mô-típ người tráng sĩ (đại 
diện cho phái thiện), sau 
khi vượt qua bao chướng 
ngại, bằng tài năng và 
đức độ của mình đã chiến 
thắng lực lượng đại diện 
cho bên ác, mang lại an 
bình cho xứ sở, hạnh 
phúc cho nhân dân.
Akayet Um Mưrup: Sử 
thi dài 227 câu và là một 
sáng tác trực tiếp của 
người Chăm, mô tả sự 
xung đột giữa hoàng tử Um Mưrup và triều đình vua cha, cuộc chiến tranh tương 
tàn giữa người Chăm Ấn Độ giáo và Chăm Hồi giáo. Cuối cùng là cái chết của 
tráng sĩ này, người định mang giáo lý Islam truyền bá vào vương quốc Ấn giáo.
Ngoài ra người Chăm còn có hai akayet bằng văn xuôi là Inra Sri Bakan 
và Pram Dit Pram Lak có nguồn gốc từ sử thi Ramayana của Ấn Độ.
Nhìn chung, sử thi là một trong những dòng văn học viết quan trọng của 
dân tộc Chăm. Dù đa số các tác phẩm được vay mượn từ ngoài nhưng người 
Chăm biết hoán cải chúng phù hợp với thực tế lịch sử-xã hội của mình. Qua 
các akayet này, thể thơ ariya Chăm đã phát triển hoàn chỉnh và tồn tại đến 
ngày nay.
b. Ariya - Trường ca trữ tình
Ba tác phẩm được sáng tác vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII đã xác lập thế 
đứng trong văn học Chăm là: Ariya Bini - Cam (162 câu), Ariya Cam - Bini 
(118 câu), và Ariya Xah Pakei (149 câu). Đây là ba chuyện tình bi đát xảy ra 
vào giai đoạn lịch sử Champa buổi suy tàn trong đó xung đột tôn giáo (Ấn Độ 
giáo-Hồi giáo) được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ và cái chết 
(các trường ca này cũng đã được chuyển sang tiếng Việt).(14) Từ thế kỷ XIX trở 
đi, nhiều câu chuyện tình được sáng tác thành thơ: Ariya Mưyut, Ariya Kei Oy 
nhưng đến thời điểm này, các thi phẩm ngắn lại và ngòi bút của thi sĩ Chăm 
cũng kém sắc sảo đi. 
c. Thơ thế sự và các thể loại khác
Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, gồm những sáng 
tác mô tả các cuộc nổi dậy của nông dân Chăm chống lại triều đình nhà Nguyễn 
như: Ariya Twơn Phauw (66 câu), Ariya Kalin Thak Wa (80 câu).
Các tác phẩm về thế thái nhân tình mang tính triết lý và luân lý, gồm: 
Ariya Glơng Anak (116 câu),(15) Pauh Catwai (134 câu). Các tác phẩm du ký: 
Ariya Po Parơng (208 câu) và cả các sáng tác mang tính sấm ký: Dauh Tơy 
Lơy, Ar Bingu
Ngoài ba dòng sáng tác nổi tiếng trên, người Chăm còn có ba gia huấn ca: 
Ariya Patauw Adat Kamei (106 câu), Kabbon Muk Thruh Palei (112 câu), Ariya 
Một trang sử thi Um Mưrup.
22 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
Patauw Adat Likei (79 câu) cùng một số sáng tác triết lý mô tả nhân sinh quan 
của mình: Ariya Nau Ikak (25 câu), Jadar (60 câu) 
Phần lớn các tác phẩm trên đã được sưu tầm và chuyển dịch sang tiếng 
Việt. Sau đó không lâu, Cơ quan sưu tập thủ bản Champa Koleksi Manuscrip 
Melayu Campa thực hiện được 3 công trình giá trị về tác phẩm cổ Chăm bao gồm 
phần dẫn luận, nguyên tác chữ Chăm truyền thống, chuyển tự Latin và Index.(16)
II.4. Nhận định sơ bộ
Từ những nỗ lực trên, ta có cái nhìn toàn cảnh văn học Chăm.
Về văn học thành văn, các cố gắng bước đầu của G. Moussay và Thiên 
Sanh Cảnh trong việc sưu tầm, dịch thuật các thi phẩm như: Akayet Dewa 
Mưno, Ariya Glơng Anak là những thành tựu đáng trân trọng. Chính các công 
bố quan trọng này đã là một gợi ý cho Inrasara tiếp bước với Ariya Cam - Bini, 
Ariya Bini - Cam, Ariya Xah Pakei Các tác phẩm viết bằng chữ Akhar thrah 
được in nguyên văn, dịch và chú thích, đã cho người đọc một cái nhìn nghiêm 
túc hơn về nền văn học cổ điển Chăm.
Bên cạnh đó là văn bi ký, đây là bộ phận văn học rất khó, bởi nó đụng 
chạm đến vấn đề ngữ học và văn bản học. Có lẽ vì chưa quan tâm đến vấn đề 
này mà khi xuất bản tác phẩm Truyện thơ Chàm, Tùng Lâm và Quảng Đại 
Cường đã phạm nhiều sai sót khá nghiêm trọng.(17) Theo G. Moussay thì hai 
dịch giả này không được đọc (hay không đọc được?) văn bản nên đã đưa ra bản 
dịch đó.(18) Rất tiếc, bản dịch này được Đặng Nghiêm Vạn cho in lại nguyên văn 
nhưng thay tên người kể! Như Truyện Hoàng tử Um Rúp và cô con gái chăn dê, 
ghi Thiết Ngữ kể. Ariya Chăm - Bini ghi Pikixuh kể với các chú thích chưa 
chính xác như: “Aria: một điệu kể chuyện thơ của dân tộc Chăm, giống điệu kể 
chuyện thơ Lục Vân Tiên ở Nam Bộ”.(19) 
Người Chăm không kể thơ bao giờ, họ chỉ ngâm (hari) hay đọc (pwơc) thơ. 
Và ariya có nghĩa là: thơ, thể thơ, trường ca tùy theo văn cảnh mà dịch. Đó 
là sai lầm chính của Đình Hy trong Bản sắc văn hóa và vấn đề xây dựng văn 
hóa vùng dân tộc Chăm ở Thuận Hải và nhất là Trương Sĩ Hùng trong Truyện 
thơ dân gian Chăm.(20)
Về văn học dân gian, có lẽ truyện cổ là thể loại được chú ý sưu tầm nhiều 
nhất và được in dưới nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng hơn một nửa ấn phẩm 
này là những câu chuyện được sao đi chép lại, thiếu cả xuất xứ và thậm chí có 
những chú thích không chính xác.(21) Ví dụ trong Tuyển tập truyện cổ tích các 
dân tộc ở Việt Nam ghi: “Truyện này (Cucai - Marut) được kể theo một truyện dài ... ïc nhưng được 
nâng lên tầm nhân loại, giai độ thế giới. Từ thể thơ, ngôn ngữ cho đến giọng 
điệu đầy sáng tạo gần như đột biến, chưa từng có trước đó.(40)
Độc đáo, đó chính là đóng góp sáng giá nhất của tác giả văn chương. 
Văn học Champa đang ở đâu? Nguyễn Phạm Hùng đã hỏi thế, trong tiểu 
luận của anh.(41) Một nền văn học dân tộc phong phú và đặc sắc của một dân 
tộc từng sở hữu nền văn hóa-văn minh phát triển sớm, nó đang ở đâu? Tại sao 
mãi hôm nay văn học sử Việt Nam vẫn chưa có chương nào về nền văn học quá 
khứ đó? Và cả các sáng tác hôm nay nữa? 
Một câu hỏi cần phải được đặt ra, cấp thiết hơn bao giờ.
 TFN, tháng 9/2015
36 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
CHÚ THÍCH
(1) Đây là một địa danh quan trọng, thường xuất hiện khi nói đến lịch sử Champa. Tên gọi hay 
dùng là: Harơk Kah, Harơk Kah Harơk Dhei hay Harơk Kah Dhei.
 Harơk Kah ở đâu? Theo ý kiến chung của hầu hết trí thức Chăm thế kỷ XX, từ Thiên Sanh 
Cảnh cho đến Lâm Nài, Harơk Kah ở Quảng Bình, nghĩa là nơi cực bắc của Champa cổ như 
chúng ta được biết. Một câu hát trong ca khúc Đàng Năng Quạ: Akauk gah Harơk Kah, iku 
gah Panrang (Đầu ở Harơk Kah, đuôi phía Phan Rang). Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình 
Thuận ngày nay còn truyền [hay tưởng tượng] rằng đó là vùng núi mọc một loài cỏ (harơk) 
khá cao, mùa gió đông thổi, cỏ này dạt ra hai bên tạo một dáng như hình đầu người chải tóc, 
để lộ một cái trán (dhei) rộng.
 Trong các bài viết của mình, P. Dharma cho rằng Harơk Kah ở Phú Yên, nghĩa là cực bắc của 
Tiểu bang Panduranga thuộc Champa. Nhà sử học Shine cho biết (qua trao đổi với Inrasara), 
một người Raglai tại một làng thuộc khu vực phía nam Lâm Đồng cho rằng Harơk Kah ở đâu 
về phía bắc cách làng ông ta khoảng 30km. Một “sử liệu” khác: Harơk Kah ở tận Hà Nội! Câu 
108 trong trường ca Ariya Ppo Parơng (II.A.22.p. 425): “Halei dahlak o ka nau bboh tơl / Libik 
Harơk Kah nan pak nưgar Hanwai”: Tôi đâu chưa đi thấy hết / Nơi Harơk Kah đó ở xứ Hà Nội.
 Tạm kết luận: có thể nói rằng Harơk Kah ở tất cả 4 nơi nêu trên [hay nhiều hơn nữa] mà không 
ở chính xác tại đâu cả. Bởi đơn giản nó vừa mang tính sử học-sự kiện vừa chỉ là địa danh ước 
lệ. Nó là cực Bắc của đất nước! Khi Champa thụt lùi tới đâu, Harơk Kah chính là nơi đó.
(2) Dân tộc Chăm ở Việt Nam có gần 20 vạn người, cư trú ở hơn mười tỉnh thành khác nhau, tập 
trung nhiều nhất ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở hai tỉnh này hiện có 110.000 người Chăm 
sinh sống; còn một cộng đồng Chăm khác ở An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, 
Long Khánh với khoảng 50.000 người nữa; ngoài ra người Chăm H’roi ở Bình Định và Phú 
Yên có số dân trên dưới 30.000 người.
(3) Pièrre-Bernard Lafont, Vương quốc Champa - Địa dư, Dân cư và Lịch sử, Hassan Poklaun 
dịch, IOC ấn hành, Califfornia, Hoa Kỳ, 2011, tr. 184-185.
(4) Chữ Chăm truyền thống Akhar thrah có 3 loại khác nhau: Akhar di patuw: chữ trên bia đá, 
Akhar rik: chữ bong, và Akhar thrah: chữ thông dụng (loại này còn có 2 cách viết: viết thay 
dấu âm bằng con chữ gọi là Akhar yok, còn viết tháu gọi là chữ con nhện: Akhar galimưng). 
Hiện nay Akhar thrah được dùng dạy trong trường tiểu học có con em học sinh Chăm tại 2 
tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. 
(5) P. Mus, Indochine, P.B. Lafont dẫn lại trong Proceedings of the seminar on Champa, Rancho 
Cordova, CA. 1994, p. 13.
(6) Các tác phẩm của Inrasara có: Văn học Chăm I - Khái luận, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 
1994; in lần thứ hai: Nxb Tri thức, Hà Nội, 2012. Văn học dân gian Chăm - Ca dao, Tục ngữ, 
câu đố, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1995; in lần thứ hai: Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 
2006. Văn học Chăm II - Trường ca, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1996; in lần thứ hai: Nxb 
Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2006; in lần thứ ba: Nxb Thời đại, Hà Nội, 2011. Sử thi Akayet 
Chăm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009; in lần thứ hai: Nxb Văn hóa-Thông tin, 2013.
(7) Có thể kể: A. Landes, Contes Tjames, Exc. Et Rec. XIII, Paris, 1887; E. Aymonier, Légendes 
historiques des Chames, Exc. Et Rec No 32, 1890; E. Durand, Le conte de cendrillon, BEFEO, 
XII, 1912; P. Mus, Deux legends Chames, BEFEO, XXX, 1931; Phạm Xuân Thông, Thiên 
Sanh Cảnh, Truyện cổ Chàm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1978; Lê Văn Hảo, “Tìm hiểu 
sự giao lưu văn hóa Việt-Chàm”, tạp chí Dân tộc học, số 1, 1979; Phan Đăng Nhật, “Sự gắn 
bó Việt-Chăm qua một số truyện cổ dân gian”, tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 (47).1994; 
Đình Hy, Từ biển lên ngàn, Sở Văn hóa-Thông tin Thuận Hải, 1990, tr. 68-87; tạp chí Đông 
Nam Á, số đặc biệt về Chăm, 1993, tr. 52-58.
(8) Lưu Văn Đảo, Tục ngữ - Câu đố Chăm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1993; Inrasara, Tục 
ngữ - Thành ngữ - Câu đố Chăm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1995.
(9) Inrasara, “Ca dao, tiếng hát trữ tình của dân tộc Chăm”, tạp chí Văn học, số 9/1994; Inrasara, 
“Tục ngữ ca dao Chăm”, Kỷ yếu kinh tế - văn hóa Chăm, Viện Đào tạo Mở rộng TP Hồ Chí 
Minh, 1992; Inrasara, “Panwơc yaw - Tục ngữ Chăm”, tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, 1995.
(10) Inrasara, Văn học Chăm II, sđd, 1996.
(11) Trong Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Q.I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà 
Nội, 1992.
37Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
(12) G. Moussay, Akayet Dewa Mưno, Disertasi EPHE, IX, Section, Sorbonne, Paris, 1975; Thiên 
Sanh Cảnh, “Truyện Dewa Mưno”, Nội san Panrang, 1974.
(13) G. Moussay, “Akayet Inra Patra: Version Cam de l’ Hikayat Malais Indra Putera”, Le monde 
Indochinois et la Pénisule Malaise, Kuala Lumpur, 1990; Inrasara, Văn học Chăm I, sđd, tr. 
114-127; Phan Đăng Nhật, “Nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu sử thi Chăm”, trong Văn hóa các 
dân tộc thiểu số - Những giá trị đặc sắc, Nxb Khoa học Xã hội, 2009, tr. 503-523.
(14) Inrasara, Văn học Chăm II, sđd, tr. 296-361.
(15) Thiên Sanh Cảnh, “Ariya Glơng Anak”, Nội san Panrang, 1973.
(16) Ba công trình là: Akayet Inra Patra, P. Dharma, G. Moussay, A. Karim, P.N.M. et EFEO, Kuala 
Lumpur, 1997; Akayet Dowa Mano, P. Dharma, G. Moussay, A. Karim, P.N.M. et EFEO, 
Kuala Lumpur, 1998; Nai Mai Mâng Mâkah - EFEO, Malaysia, Kuala Lumpur, 2000. Lưu ý: 
truyện này nhóm EFEO lấy lại nguyên bản của Inrasara trong Văn học Chăm 1 (1994).
(17) Tùng Lâm, Quảng Đại Cường, Truyện thơ Chàm, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1982.
(18) G. Moussay, “Um Mrup dans la littérature Cam”, Le Campa et Le Monde Malais, Paris, 1991, 
p. 95-107.
(19) Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, Q.III, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992, 
tr. 496-578.
(20) Đình Hy, Từ biển lên ngàn, sđd, tr. 68-87; tạp chí Đông Nam Á, số đặc biệt về Chăm, 1993, 
tr. 52-58.
(21) Năm 2000, Nxb Văn hóa Dân tộc cho in cuốn Truyện cổ dân gian Chăm do Trương Hiến Mai, 
Nguyễn Thị Bạch Cúc, Sử Văn Ngọc và Trượng Tốn dịch, biên soạn, tuyển chọn. Sách tập 
hợp được 58 truyện nhưng đa phần đều tuyển lại từ ấn phẩm có trước đó, bên cạnh không 
ghi xuất xứ rõ ràng, gây nhiều khó khăn cho giới nghiên cứu.
(22) Tuyển tập truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1987, tr. 59.
(23) Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Văn hóa Chăm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991.
(24) Lưu Văn Đảo, sđd. Lưu ý: các sai lầm này đều có nguyên nhân từ Nhà xuất bản, bởi đây 
chỉ là bản nháp của Lưu Văn Đảo, được đưa cho một người không chuyên biên tập, khi in 
lại không thông qua tác giả. Giám đốc Nhà xuất bản (cũ) đã công nhận khuyết điểm này 
với tôi (Inrasara).
(25) Theo Bùi Khánh Thế, Cơ cấu tiếng Chăm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, Chàm Đông gồm 
cộng đồng đồng bào Chăm sống ở Ninh Thuận và Bình Thuận; Chàm Giữa bao gồm đồng 
bào Chăm ở TP Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh; và Chàm Tây là người Chăm ở Campuchia.
(26) Các sáng tác văn học Chăm (ví dụ các damnưy...) là nội dung quan trọng trong các lễ hội 
dân gian Chăm. Người Chăm đã hát những bài ca lịch sử hay tụng ca này trong nhiều lễ hội 
khác nhau. Bên cạnh đó, họ còn xem môi trường lễ hội như một dụng võ để họ bàn luận về 
triết lý, văn chương.
(27) Trong khi đi sưu tầm tư liệu ở vùng Ninh Thuận, người viết có sự ngạc nhiên lý thú là việc 
xuất hiện khá phổ biến ở nhiều làng chữ của ông Kadhar Gam Muk sinh 1910 ở Phước Lập, 
vợ người Mỹ Nghiệp. Hỏi ra, chúng tôi mới biết trong một thời gian dài ông sống bằng nghề 
chép thơ (nghiệp dư).
(28) Ở dạng Akhar thrah, hai mẫu tự này [và vài cặp khác nữa] có lối viết gần giống nhau.
(29) Ngày nay, bằng phương pháp ngữ học, chúng ta có thể xác định một cách tương đối niên đại 
xuất hiện của những thi phẩm này.
(30) Người Chăm đã cất giấu nó, nhưng không phải với tinh thần nhỏ nhen ích kỷ như một số 
người nghĩ. Vì nếu không làm thế, thì ngày nay còn đâu Akayet Inra Patra hay Akayet Um 
Mưrup Người Chăm thần thánh hóa các vị vua của họ, và di sản văn học cũng phải được 
dành cho một giá trị xứng đáng: tính linh thiêng.
(31) (A) là chữ viết tắt Aymonier E., Cabaton, A., Dictionaire Cam - Français, Leroux, Paris, 1906; 
(M) viết tắt Gérard Moussay, Dictionnaire Cam - Vietnamien - Français, Trung tâm Văn hóa 
Chàm, Phan Rang, 1971.
(32) Inrasara, (chủ biên), Văn học Chăm hiện đại - Thơ, Nxb Văn học, Hà Nội, 2008.
(33) Inrasara, Văn hóa - xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận, in lần thứ tư, Nxb Khoa 
học Xã hội, Hà Nội, 2011, tr. 243-253. Tham khảo thêm: Trần Ngọc Ninh giới thiệu, Một cõi 
tỉnh mê, Viện Việt học, California, Hoa Kỳ, 2015, tr. 37: 
38 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (126) . 2015
 “Bài ru con Chăm đặt ra một vấn đề: là thơ lục bát gieo vần sáu-sáu đã có trong những bài 
phong dao Chăm, và không phải là một sáng tạo của ta, từ những câu lục bát gieo vần sáu-
bốn. Tất cả là một vay mượn trên một gợi ý của thơ Chăm vào thời đáng tin nhất là đời nhà 
Lý. Chúng ta vẫn sẽ giữ sự phân biệt hai biến thể của điệu lục bát. Biến thể I là lục bát sáu-
bốn, biến thể II là lục bát sáu-sáu. Nhiều người nói rằng biến thể I là lục bát cổ và là lục bát 
“bình dân”, còn biến thể II là lục bát trưởng thành và là lục bát của giới sĩ có học
 Thời Lý chữ Hán còn ở trong nhà chùa, những người học Khổng Mạnh trong chốn dân gian 
chưa nhiều lắm là vì nền đô hộ của Trung Hoa (Tống triều) đã chấm dứt mà sự học cử 
nghiệp trong nước chưa bắt đầu Sư cũng như Sĩ trong thời kỳ này đều còn sống trong mộng 
ảo và không biết gì đến những tiếp xúc giữa những người đàn bà ở ven đô hay Thanh Hóa, 
Nghệ An (châu Ô, châu Lý).
 Những người đàn bà này không học Hán văn nhưng đã làm nên lịch sử”. 
(34) Ông ngoại người viết bài này, tác giả Ariya Rideh Apwei không cho con cháu biết mình đã 
viết nên trường ca thế sự ấy, cũng xuất phát từ tinh thần vô danh Chăm. Chứ lẽ nào ông lại 
đi sợ con cháu hãm hại mình! 
(35) Phan Đăng Nhật, “Giới thiệu sử thi Chăm Howrroi ‘Chi - Chi Brit’”, Văn hóa các dân tộc thiểu 
số - Những giá trị đặc sắc, Nxb Khoa học Xã hội, 2009, tr. 524-550; Kasô Liễng, Trường ca 
tiếng cồng ông bà Hbia Lơđă, Hội Văn nghệ dân gian Phú Yên, 2000.
(36) Inrasara, Văn học Chăm khái luận, sđd, tr. 39-42.
(37) Tagalau - tuyển tập sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu Chăm do Inrasara làm chủ biên ra số đầu 
tiên vào tháng 9/2000, đến nay đã qua 17 kỳ. Từ kỳ 16, Jalau Anưk là chủ biên thay Inrasara.
(38) Các sáng tác của Inrasara: Tháp nắng, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1996; Sinh nhật cây xương 
rồng, Nxb Văn hóa Dân tộc, 1997; Hành hương em - thơ, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999; 
Lễ Tẩy trần tháng Tư - thơ và trường ca, Nxb Hội Nhà văn, 2002; The Purification Festival in 
April, thơ song ngữ Anh - Việt, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2005; Chân dung Cát - tiểu 
thuyết, Nxb Hội Nhà văn, 2006; Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức, Nxb Hội 
Nhà văn, 2006; Hàng mã ký ức, tiểu thuyết, Nxb Văn học & Cty Phương Nam, 2011; Những 
cuộc đi & cái Nhà, Nxb Hội Nhà văn và Công ty Sách Phương Nam, 2015. 
(39) Xem thêm: Inrasara, “Lặn sâu vào dân tộc, tự tin mở ra hướng hiện đại”, Nhập cuộc về hướng 
mở, Nxb Văn học, 2014, tr. 94-134. 
(40) Inrasara, “Sáng tác văn chương Chăm hôm nay”, Tagalau 1, Hội Văn học-Nghệ thuật các 
DTTS xuất bản, 2000. 
(41) Nguyễn Phạm Hùng, “Văn học Champa đang ở đâu?”, Tagalau 8, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí 
Minh, 2007, tr. 93-113.
TÓM TẮT
Bài viết là một tiểu luận phác thảo toàn cảnh văn học Chăm qua các nội dung chính: Thành 
tựu về sưu tầm và nghiên cứu văn học Chăm; Các đặc trưng văn học và sinh hoạt văn học Chăm; 
Hai thời kỳ lịch sử của văn học Chăm; Văn học Chăm hiện đại. Từ đó, người đọc có thể nhận thấy 
người Chăm sở hữu một nền văn học phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, và có những đóng 
góp đặc sắc vào nền văn học chung của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, tại sao cho đến hôm nay, 
nền văn học phong phú và đặc sắc của một dân tộc từng làm chủ một nền văn hóa-văn minh phát 
triển rực rỡ trong quá khứ ấy lại chưa được đưa vào một chương nào trong văn học sử Việt Nam? 
Câu hỏi ấy cần phải được đặt ra, cấp thiết hơn bao giờ.
ABSTRACT
AN OVERVIEW ON CHAM LITERATURE
The article is a small essay outlining the overview of Cham literature in the following main 
contents: Achievements on collecting and studying Cham liêrature; Cham literary features and 
literary life; Two historical periods of Cham literature; Modern Cham literature. From the above, 
readers can see that the Cham people possesses a rich literature imbued with national identity, 
which has remarkably contributed to the literature of Vietnam as a whole. But the fact that such a 
rich and unique literature of a nation which once owned a flourishing culture and civilization has 
not been introduced into Vietnamese historical literature is still an unanswerable question which 
needs to be solved, more urgent than ever.

File đính kèm:

  • pdfvan_hoc_cham_mot_cai_nhin_toan_canh.pdf