Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường Đại học hiện nay

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng Mác-Lênin ở Việt

Nam phụ thuộc một phần quan trọng vào việc đổi mới nội dụng, phương pháp giảng dạy các môn lý

luận chính trị trong các trường đại học, nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, luận bàn về vấn đề phương pháp giáo dục Hồ Chí

Minh gắn với đổi mới các môn lý luận chính trị đã được nhiều công trình khoa học làm sáng tỏ,

song nghiên cứu một cách trực tiếp về vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh nhằm nâng

chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị vẫn chưa có công trình nào. Qua việc phân tích, tổng

hợp vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi vào khái quát những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về phương pháp

giáo dục, qua đó, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý

luận chính trị ở các trường đại học hiện nay để thấy rằng, vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng khi mà các trường đại học đang đặt ra yêu cầu cấp bách với tư duy đổi mới phương pháp

dạy học, trong đó có các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

pdf 8 trang kimcuc 15160
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường Đại học hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường Đại học hiện nay

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường Đại học hiện nay
ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(04): 34 - 41 
34  Email: jst@tnu.edu.vn 
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN 
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 
Vũ Thị Thủy*, Phạm Thị Huyền 
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng Mác-Lênin ở Việt 
Nam phụ thuộc một phần quan trọng vào việc đổi mới nội dụng, phương pháp giảng dạy các môn lý 
luận chính trị trong các trường đại học, nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, luận bàn về vấn đề phương pháp giáo dục Hồ Chí 
Minh gắn với đổi mới các môn lý luận chính trị đã được nhiều công trình khoa học làm sáng tỏ, 
song nghiên cứu một cách trực tiếp về vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh nhằm nâng 
chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị vẫn chưa có công trình nào. Qua việc phân tích, tổng 
hợp vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi vào khái quát những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về phương pháp 
giáo dục, qua đó, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý 
luận chính trị ở các trường đại học hiện nay để thấy rằng, vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt 
quan trọng khi mà các trường đại học đang đặt ra yêu cầu cấp bách với tư duy đổi mới phương pháp 
dạy học, trong đó có các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Từ khóa: Phương pháp; phương pháp giáo dục; lý luận chính trị; tư tưởng Hồ Chí Minh; đổi mới. 
Ngày nhận bài: 05/02/2020; Ngày hoàn thiện: 26/02/2020; Ngày đăng: 27/3/2020 
APPLICATION OF HO CHI MINH IDEAS 
FOR ADVANCED EDUCATION QUALITY OF TEACHING 
OF THE POLITICAL THEORIES AT UNIVERSITIES TODAY 
Vu Thi Thuy
*
, Pham Thi Huyen 
 TNU - University of Education 
ABSTRACT 
In the process of building socialism, the propagation and education of Marxist ideology in 
Vietnam depends on an important part of renewing the contents and methods of teaching political 
theory subjects in the universities. This in order to build human resources to meet the requirements 
of the country's industrialization and modernization. Therefore, the discussion of Ho Chi Minh's 
educational method in connection with innovating political theoretical subjects has been clarified 
by many scientific works, but studied directly on the application of Ho Chi Minh’s educational 
method to improve the teaching quality of political theory subjects has not had any intensive work 
yet. By analyzing and synthesizing the research issues, we went into generalizing President Ho Chi 
Minh's instructions on educational method, thereby offering basic solutions to improve the quality 
of teaching political theory subjects at universities today to see that research issues are particularly 
important when universities are making urgent demands to innovate teaching methods, including 
Marxist - Leninist subjects and Ho Chi Minh thought. 
Keywords: Method; educational method; political theory; Ho Chi Minh thought; innovation. 
Received: 05/02/2020; Revised: 26/02/2020; Published: 27/3/2020 
* Corresponding author. Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 34 - 41 
 Email: jst@tnu.edu.vn 35 
1. Đặt vấn đề 
Trên thực tế các môn lý luận chính trị có vai 
trò rất quan trọng không chỉ giúp cho người 
học có sự hiểu biết sâu sắc, đầy đủ, toàn diện 
về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí 
Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính 
sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, còn 
góp phần xây dựng thế giới quan, phương 
pháp luận; bồi dưỡng nhân sinh quan cộng 
sản chủ nghĩa; nâng cao tình cảm, ý chí và 
đạo đức cách mạng cho đối tượng đào tạo là 
sinh viên các trường đại học, thông qua việc 
trang bị, củng cố hệ thống những tri thức cơ 
bản và quy luật nhận thức, quy luật kinh tế, 
quy luật lịch sử xã hội, để cải tạo hiện thực. 
Nhưng trong thực tế hiện nay, vị trí các môn 
học thuộc khoa học Mác - Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh còn có khoảng cách không nhỏ 
giữa lý thuyết và thực tế. 
Thực tiễn thế giới và trong nước có nhiều thay 
đổi, nhưng các môn học này chưa thực sự cập 
nhật với thực tiễn nên tính thuyết phục đối với 
người học chưa cao. Một trong những nguyên 
nhân cơ bản là còn một bộ phận đội ngũ không 
nhỏ người dạy chưa thật tương xứng với môn 
học cả về tri thức tổng hợp và phương pháp 
giảng dạy. Điều đó để lại trong xã hội tâm lý 
coi thường các môn học này và không đối xử 
như một khoa học thực sự, kéo dài cho đến 
ngày nay. Do đó, để nâng cao chất lượng và 
phương pháp giảng dạy môn học lý luận chính 
trị cần có biện pháp khắc phục tình trạng trên, 
đặc biệt là nhìn lại những chỉ dẫn của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục. 
2. Nội dung 
2.1. Những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về 
phương pháp giáo dục 
2.1.1. Phương pháp giáo dục phù hợp với đặc 
điểm đối tượng, gắn giáo dục vào ứng dụng 
nghiên cứu khoa học và sản xuất 
Thứ nhất, sử dụng phương pháp giáo dục phù 
hợp với đặc điểm của người học 
Giáo dục phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp 
với đặc điểm lứa tuổi, đồng thời đảm bảo tính 
hệ thống, tính vững chắc và liên tục trong quá 
trình giảng dạy. Hồ Chí Minh luôn luôn yêu 
cầu việc dạy phải dựa trên năng lực, điều kiện 
và trình độ của người học. 
Người coi đó là cơ sở hàng đầu cho việc phát 
huy năng lực sáng tạo của mọi người và nâng 
cao được hiệu quả chất lượng giáo dục. Cho 
nên, giáo dục phải căn cứ vào đối tượng, điều 
kiện, hoàn cảnh của người học mà truyền đạt 
nội dung và bổ sung cách thức giảng dạy cho 
phù hợp. Người nói: “Bất cứ việc to, việc 
nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp với 
trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ 
giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham ý 
muốn, tình hình thiết thực của quần chúng” 
[1, tr.248]. Muốn cho việc dạy học không xa 
rời quần chúng, điều kiện cơ bản đối với 
người thầy giáo là phải bám sát đối tượng, 
phải đóng giày theo chân chứ không thể khoét 
chân cho vừa giày. Người thầy phải biết đi 
sâu đi sát vào quần chúng, tìm hiểu tâm tư 
của họ, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy 
phù hợp cho từng đối tượng. 
Mặt khác, Hồ Chí Minh căn dặn cần phải nhớ 
rằng, vì trình độ của người học không đều 
nhau nên cần có phương pháp truyền đạt, tài 
liệu thích hợp với từng hạng. Tài liệu không 
thích hợp thì học không ích lợi gì. Lớp học 
nên tổ chức hợp lý, chớ quá đông người, đông 
quá thì dạy và học ít kết quả, vì trình độ lý 
luận của người học chênh lệch, nên thu nhận 
không đều. Trình độ công tác thực tế của 
người học cũng khác nhau, nên chương trình 
cũng khác nhau, nếu không sẽ không sát với 
đối tượng học. 
Trên cơ sở đưa ra nguyên tắc phải bám sát đối 
tượng, Hồ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ 
của các cấp học và yêu cầu cụ thể, trong đó 
đối với đại học là: 
“Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với 
thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học 
tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực 
tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho 
công cuộc xây dựng nước nhà”. [2, tr.81]. 
Tuy nhiên, trong giáo dục không chỉ xác định 
đúng đối tượng mà còn phải tìm hiểu điều 
kiện, hoàn cảnh dạy và học cụ thể. Để có 
phương pháp dạy học hiệu quả, thầy giáo phải 
có tầm nhìn khái quát, sâu sắc, nhạy bén về 
từng đối tượng với hoàn cảnh khác nhau. 
Phương pháp giáo dục phải linh hoạt, mềm 
dẻo phù hợp với từng đối tượng, công việc, 
trách nhiệm cụ thể của từng người. Chỉ có 
cách dạy và học như vậy mới phát huy hết 
khả năng của thầy và khơi dậy được toàn bộ 
tiềm năng trí tuệ của người học. 
Thứ hai, gắn giáo dục văn hóa và kỹ năng vào 
ứng dụng nghiên cứu khoa học và sản xuất 
Từ phương châm giáo dục học đi đôi với hành, 
lý luận gắn liền với thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ 
ra rằng phương pháp giáo dục văn hóa, giáo 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 34 - 41 
 Email: jst@tnu.edu.vn 36 
dục kỹ năng gắn liền với ứng dụng vào nghiên 
cứu khoa học và sản xuất là phương pháp giáo 
dục không chỉ để tăng sản phẩm cho xã hội mà 
chủ yếu để tạo nên những con người toàn diện. 
Bởi vì, phương pháp này làm cho người học 
khi ở trường đã biết lao động sản xuất là thế 
nào, có ý nghĩa gì, đem lại lợi ích ra sao. Mặt 
khác, việc dạy học sinh kiến thức văn hóa, 
khoa học gắn với lao động sản xuất sẽ làm 
người học nhận thức tốt hơn. Sự nhận thức này 
là nhận thức qua thực nghiệm, bằng tự mình 
lao động chứ không chỉ hiểu qua sách vở, qua 
kinh nghiệm của người khác. Sự hiểu biết đó 
rất sinh động, rất sâu sắc và không bao giờ 
quên được hoặc khó quên. 
Thực tế có thể khẳng định, lý thuyết học được 
trong trường rất cần thiết, nhưng nếu không 
đem ra thực tiễn áp dụng, thông qua lao động 
thì cũng chỉ là mớ kiến thức vô bổ. Hơn nữa, 
lao động còn như một nhà kiểm duyệt những 
giá trị của tri thức vừa học, đồng thời củng cố 
thêm hiểu biết của người học khi họ tham gia 
vào quá trình lao động. Tính chất hữu ích của 
phương pháp học tập gắn liền với lao động đã 
được chứng minh trên thực tế giáo dục đào tạo. 
2.1.2. Phương pháp giáo dục phải thiết thực 
cơ bản, gợi trí thông minh và tính sáng tạo 
của người học 
Thứ nhất, phương pháp giáo dục phải thiết thực 
cơ bản, rõ ràng, dễ hiểu và không sáo rỗng 
Trong huấn thị về công tác huấn luyện học 
tập (1950), Hồ Chí Minh nhận định: Việc cốt 
yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn 
đề. Khi thực hiện quá trình dạy, người thầy 
cần chú ý việc gì cũng phải bắt đầu từ gốc, 
dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến 
rộng, không thể vội vàng, tham mau, tham 
nhiều trong một lúc. Hồ Chí Minh nói: Giáo 
dục cũng phải theo hoàn cảnh, điều kiện. Phải 
ra sức làm nhưng làm vội không được. Từ 
đây ra cửa thì thứ nhất là bước thứ nhất, thứ 
hai mới đến bước thứ hai rồi thứ ba mới đến 
bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế 
hoạch, có từng bước. 
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn yêu cầu dạy học 
phải đạt yêu cầu rõ ràng, dễ hiểu. Quan trọng 
nhất là cách nói, cách viết. Phải diễn đạt sao 
cho quần chúng có thể hiểu được, Người nói: 
Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: 
viết cho ai xem, nói cho ai nghe? Nếu không 
vậy thì cũng như cố ý không muốn cho người 
ta nghe, không muốn cho người ta xem. Do đó, 
chúng ta muốn tuyên truyền thì phải học cách 
nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng. Vì 
cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, 
rất thiết thực mà lại rất giản đơn. Người rất 
ghét lối tuyên truyền ba hoa, dài dòng rỗng 
tuếch. Vì có thói sáo rỗng, nên ăn nói hay cầu 
kỳ, khó hiểu. Và Người đã mỉa mai những 
người như thế: “Tục ngữ nói “Gẩy đờn tai 
trâu” là có ý chê người nghe không hiểu. Song 
những người tuyên truyền mà viết khó hiểu, thì 
người đó chính là trâu. 
Thứ hai, phải gợi trí thông minh và tính sáng 
tạo của người học 
Trường học trong xã hội phong kiến có cách 
giáo dục kiểu nhồi sọ, bắt học sinh thuộc lòng 
câu chữ, nhớ rồi tả lại, bắt buộc trí nhớ làm 
việc một cách máy móc, thiếu sáng tạo. Theo 
Hồ Chí Minh, trong giáo dục đào tạo, người 
làm công tác giáo dục phải biết gợi trí thông 
minh của người học. Ngay trong nhà trường, 
người cán bộ giáo dục phải buộc người học, 
dùng trí thông minh, sự suy nghĩ để hiểu biết 
rộng ra những vấn đề khác. Muốn người học 
ra trường phát huy được tài năng, tin tưởng 
vào sức mạnh của chính mình, thấy mình là 
một người có khả năng sáng tạo, thì nhà 
trường phải làm sao tạo cơ sở, tạo phương 
pháp học cho người học, rèn luyện cho họ óc 
suy nghĩ, phát triển tất cả các kĩ năng suy 
nghĩ. Nói như vậy để thấy rằng, đối với người 
học cụ thể hơn là với các sinh viên trong các 
trường đại học, phổ thông, các môn quá nhiều 
lại phức tạp, việc vận dụng trí nhớ phải có 
mức khác nhau, nhưng chủ yếu phải vận dụng 
trí thông minh. Học khoa học tự nhiên phải 
học thuộc lòng các định luật, học y phải học 
thuộc cơ thể học đối với các môn này 
không thể không thuộc lòng, vì chúng ta 
không vẽ ra được theo suy nghĩ của cá nhân. 
Đối với các môn cần vận dụng trí nhớ thì ta 
nên khuyến khích người học học thuộc, 
nhưng có nhiều môn đòi hỏi vận dụng trí 
thông minh hơn là trí nhớ thì đừng ép người 
học, vì chúng ta biết bộ não con người hoạt 
động có giới hạn, không phải cứ bắt nhớ cái 
gì đều nhớ được cả. 
Hồ Chí Minh nhắc các thầy cô giáo cần phát 
huy tính chủ động của người học, làm cho 
việc học tập thật thiết thực vui vẻ, không nên 
câu nệ hình thức, tạo cho họ ý thức tích cực tự 
mình suy nghĩ, tiếp cận chân lý, phát huy hết 
tiềm năng và tính sáng tạo trong quá trình 
học. Người giáo viên hướng dẫn người học 
phải biết tự động học tập, lấy tự học làm tốt, 
dạy cho họ biết cách đào sâu suy nghĩ, nêu 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 34 - 41 
 Email: jst@tnu.edu.vn 37 
cao tác phong độc lập suy nghĩ. Vì đào sâu 
mới hiểu kỹ, suy nghĩ mới chín chắn, kỹ 
càng, mạnh dạn đề xuất vấn đề và thảo luận 
cho đến khi thông suốt, vỡ lẽ. Hồ Chí Minh 
khuyên các thầy cô giáo phải tuyệt đối chống 
lối dạy nhồi sọ, không nên bắt người học lúc 
nào cũng phải học thuộc lòng câu chữ, nhắm 
mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. 
Dạy dần dần từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó, từ 
thấp đến cao, không tham nhiều, không nhồi 
sọ. Dạy một cách thiết thực lý luận gắn chặt 
với thực hành. Trong quá trình học phải có thí 
nghiệm thực hành. 
Phương pháp gợi trí thông minh và tính sáng 
tạo của người học là cơ sở xây dựng những cá 
nhân có ích, biết cống hiến cho xã hội. Lãng 
quên hay xem nhẹ phương pháp này chúng ta 
chỉ có thể tạo ra những con người thụ động, ỷ 
lại, luôn trông chờ người khác, chẳng có ích gì. 
2.1.3. Phương pháp đối thoại làm căn bản và 
lấy tự học làm gốc 
Thứ nhất, phương pháp đối thoại làm căn bản 
Theo Hồ Chí Minh, nhà giáo phải học hỏi, 
biết lắng nghe ý kiến người khác để làm giàu 
tri thức cho mình. Hơn nữa, trong quá trình 
dạy và học phải có tinh thần đối thoại, khám 
phá trên cơ sở sự gợi mở của người dạy và 
những thắc mắc của người học. Người khẳng 
định: Về cách học tập, lấy tự học làm gốc, do 
thảo luận và chỉ đạo giúp vào. 
Phương pháp đối thoại không chỉ có vai trò 
quan trọng trong quá trình dạy và học mà còn 
được thực hiện trong các buổi thảo luận, hội 
họp. Bởi Theo Hồ Chí Minh: Trong lúc thảo 
luận, mọi người được hoàn toàn tự do phát 
biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng 
vậy. Song không được nói gàn, nói vòng 
quanh. Đó là quan điểm dân chủ, thẳng thắn 
không nhồi sọ, đúc khuôn để đến với tự do tư 
tưởng trong nhận thức. Mọi người trong chế 
độ dân chủ được tự do trình bày ý kiến và tìm 
kiếm chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa 
ra quyền tự do phục tùng chân lý. Trong thảo 
luận, mọi người được quyền tự do trình bày 
chính kiến, quan điểm của mình. Song, mọi 
người phải biết cách dùng từ sao cho giản dị, 
dễ hiểu, dễ nhớ nhưng văn phong trong sáng, 
ý tưởng phong phú sâu sắc. Sự cuốn hút của 
phong cách diễn đạt là nhân tố hàng đầu của 
người thuyết giảng, trong đó có nhà giáo, nhà 
lãnh đạo và nhà quản lý xã hội. 
Thứ hai, lấy tự học làm gốc 
Hồ Chí Minh chia sẻ, học tập là việc khó 
khăn nhưng: “Có quyết tâm thì nhất đ ... i giá, mà là sự 
nhìn nhận, ghi nhận những cố gắng của người 
khác với lòng bao dung tin tưởng vào sự cố 
gắng cùng khả năng của họ. Niềm tin yêu ấy 
là động lực hướng người khác vươn tới những 
thành công. 
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 
rất phong phú, với nhiều nội dung có giá trị. 
Trên cơ sở kế thừa chọn lọc những tinh hoa 
dân tộc, thời đại và đặc biệt được sự soi sáng 
của các nguyên lý giáo dục Mác - Lênin, tư 
tưởng của Người về giáo dục đã được phát 
triển lên một nấc thang mới, với nguyên lý và 
phương pháp giáo dục mới. Hồ Chủ tịch trở 
thành người khai sinh nền giáo dục cách 
mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
Nền giáo dục theo phương pháp học đi đôi 
với hành, lý luận gắn với thực tiễn nhằm mục 
đích đào tạo nên những công dân hữu ích cho 
đất nước. Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo 
của Người về giáo dục đã và đang là minh 
chứng đúng đắn, khoa học và phù hợp với 
thực tiễn nền giáo dục của nước ta, cho nên 
cần tiếp tục nghiên cứu và vận dụng sáng tạo 
trong điều kiện mới hiện nay. 
2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao 
chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính 
trị ở các trường Đại học hiện nay theo tư 
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh 
Kết luận 94-KL/TW ngày 28-3-2014 của Ban 
Bí thư đã nhấn mạnh cần “Đổi mới việc học 
tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục 
quốc dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết quả, 
chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ 
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và 
đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ 
đạo trong đời sống xã hội” [7, tr.1,2]. Đồng 
thời, Nghị quyết số 37/NQ-TW, cũng nhấn 
mạnh sự cần thiết “đổi mới nội dung, chương 
trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư 
tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, 
gắn lý luận với thực tiễn, khắc phục sự trùng 
lắp, khép kín” [8]. Từ quan điểm trên của 
Đảng, có thể thấy, đổi mới nội dung và phương 
pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị nói 
chung và môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta 
là một đòi hỏi tất yếu. Theo đó, việc xây dựng 
những giải pháp cơ bản nhằm vận dụng 
phương pháp giáo dục Hồ Chí Minh vào nâng 
cao chất lượng giảng dạy môn lý luận chính trị 
là việc làm có ý nghĩa cần thiết, mang ý nghĩa 
lý luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay. 
2.2.1. Đổi mới nội dung chương trình và 
phương pháp giảng dạy 
Thứ nhất, đổi mới nội dung chương trình 
Đối với các môn khoa học Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh, việc xây dựng nội dung 
chương trình, giáo trình không phải là công 
việc dễ làm và không thể tuỳ tiện. Thực tế, 
nội dung chương trình các môn lý luận chính 
trị phụ thuộc vào các yếu tố: sự phát triển về 
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, sự tổng 
kết thực tiễn, đời sống chính trị, kinh tế, văn 
hoá,việc đánh giá tình hình thế giới, các 
Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà 
nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng, mỗi 
thời kỳ lịch sử có mục tiêu, nhiệm vụ khác 
nhau, để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng 
được yêu cầu đòi hỏi trên từng lĩnh vực, từng 
ngành, thì công tác đào tạo cũng phải bám sát 
yêu cầu thực tiễn. 
Từ tư tưởng nền tảng của Người, cần phải lưu 
ý trong việc bố trí, sắp xếp các môn học, cấu 
tạo chương trình, nội dung các môn học. Nghĩa 
là, phải học tập lý luận Mác - Lênin, chính trị, 
thời sự, chính sách, văn hoá, chuyên môn, 
nghề nghiệp; và phải đặc biệt chú ý lựa chọn 
những tri thức lý luận chính trị một cách thiết 
thực, sát hợp với từng đối tượng, từng loại 
trường đại học và thích hợp với nhu cầu trước 
mắt và lâu dài của của sự nghiệp giáo dục. 
Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy 
- Học đi đôi với kết hợp nghiên cứu khoa 
học và ứng dụng thực tiễn 
Vận dụng phương pháp giáo dục Hồ Chí 
Minh về lý luận liên hệ thực tiễn, học đi đôi 
với hành, trong quá trình giáo dục phải tăng 
cường cho sinh viên tiếp cận nghiên cứu thực 
tế, xây dựng phương pháp luận khoa học và 
niềm tin vững chắc vào các bộ môn lý luận 
chính trị. Sinh viên được giảng viên hướng 
dẫn kỹ năng học lý luận, hiểu sâu và nắm 
chắc kiến thức lý luận cơ bản, dần dần tự bản 
thân giải quyết những vấn đề từ dễ đến khó, 
từ đơn giản đến phức tạp. Không nên tuyệt 
đối hoá lý luận, mà giảng viên khéo léo xen 
kẽ những dẫn chứng cụ thể, kết hợp hài hoà 
những phương pháp khác để sinh viên nắm 
vững lý luận và thực tiễn. 
Giáo dục phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh 
tế - xã hội của đất nước. Đây là một nguyên tắc 
xây dựng nền giáo dục, vừa là đòi hỏi việc 
nâng cao hiệu quả giáo dục phục vụ sản xuất 
và đời sống. Vì vậy, mỗi trường cần chú ý giáo 
dục khả năng lao động, gắn kiến thức học với 
ngành nghề sản xuất, từ đó tăng cơ hội tìm 
kiếm việc làm cho sinh viên sau này. 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 34 - 41 
 Email: jst@tnu.edu.vn 40 
Phát triển giáo dục đi đôi với tạo điều kiện 
nghiên cứu khoa học và cơ chế học tập suốt 
đời là yếu tố quan trọng để tạo ra một xã hội 
học tập. Việc học không chỉ đối với người 
được giáo dục mà cả những người làm công 
tác giáo dục cũng phải học liên tục, nâng cao 
lý luận và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
- Lấy người học làm trung tâm 
Để phát huy phương pháp lấy người học làm 
trung tâm: Đối với một số môn, một số bài chỉ 
cần giới thiệu những ý chính, đi sâu vào một 
vài vấn đề, nêu lên quy định sách và tài liệu bắt 
buộc phải đọc, để người học tự thu hoạch, tự 
nêu cách xử lý tình huống, v.v..Trong thời gian 
được giáo dục những bộ môn lý luận chính trị, 
sinh viên phải được trang bị về phương pháp 
tiếp nhận lý luận, vận dụng và xử lý thực tiễn 
để làm cơ sở cho quá trình công tác sau này. 
 - Cải tiến cách tổ chức lớp học và phương 
pháp giảng dạy 
Với tư duy trước đây, quá trình dạy học các 
môn lý luận chính trị thì giảng bài là một khâu 
cơ bản và quan trọng. Nghĩa là, nó được coi là 
khâu đầu của quá trình giảng dạy, còn hướng 
dẫn tự học là việc phụ thuộc, có cũng được, 
không có cũng được, nhiều thầy cô không chú 
ý. Tuy nhiên, hiện nay cần thực hiện khâu giảng 
bài sau khâu hướng dẫn tự học bài trước khi 
nghe giảng. Và lựa chọn phương pháp giảng 
dạy như thế nào để không làm giảm hoặc “triệt 
tiêu” tính tích cực tự học của người học, mà tạo 
ra thêm những tiền đề để học tốt hơn cần phải 
thực hiện tốt những vấn đề sau: 
+ Lượng sinh viên trong buổi học chỉ nên 
trong khoảng 30 đến 50 người. Điều này đặt 
ra cần phải có đủ giảng đường và kiên quyết 
sớm khắc phục bài giảng theo kiểu mít tinh. 
Số lượng này tạo thuận lợi cho việc sử dụng 
các phương tiện như bảng, biểu, đèn chiếu 
cũng như cho phép giảng viên áp dụng đa 
dạng các phương pháp trong giờ giảng. 
+ Thời lượng của một buổi giảng chỉ nên là 2 
đến 3 tiết, nếu kéo dài hơn, những tiết sau cả 
thầy và trò thường căng thẳng, mệt mỏi, kém 
hiệu quả, cần thay thế bằng môn học khác. 
+ Phương pháp tốt nhất thực hiện các tiết giảng 
là huy động tính tích cực của người học, tạo 
hưng phấn với cường độ cao, bầu không khí 
hấp dẫn mọi người tham gia trong giờ giảng. 
+ Cần có quy trình của các thao tác trong mỗi 
tiết giảng và cả buổi giảng với sự hỗ trợ của 
các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo không 
khí thoải mái cho lớp học bằng những câu 
chuyện trong cuộc sống, những câu hỏi... vừa 
kích thích sự động não vừa giúp sinh viên ứng 
dụng kiến thức vào thực tế. 
- Kết hợp tổ chức các hình thức phụ khoá, 
ngoại khoá 
Đây là phương pháp học tập bổ sung kiến thức, 
chứng minh và làm phong phú, sâu sắc hơn cho 
bài giảng trên lớp mà trong khi giảng bài không 
thể thực hiện được. Thực hiện được các hình 
thức phụ khoá, ngoại khoá là một trong những 
biểu hiện quan trọng của việc nâng cao phương 
pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hoá, đặc 
biệt với các môn lý luận chính trị với tư duy cố 
hữu vẫn bị coi là “khô khan”, khắc phục tình 
trạng giảng viên chỉ dừng ở bục giảng. Làm tốt 
khâu này sẽ bổ sung được lượng kiến thức mới 
phong phú, làm tăng thêm sức hấp dẫn của môn 
học, và cuối cùng tạo ra sự chuyển biến vững 
chắc từ kiến thức thành năng lực và phẩm chất 
nhân cách. 
Một số hình thức phụ khoá, ngoại khoá cụ thể 
cần thực hiện bao gồm: 
+ Nghe báo cáo thực tế chuyên đề; 
+ Tổ chức tham quan, khảo sát theo chuyên đề; 
+ Tổ chức câu lạc bộ theo chuyên đề; 
+ Tổ chức chiếu phim tư liệu theo chuyên đề. 
- Chú trọng thảo luận chuyên đề (xêmina). 
Vị trí, ý nghĩa của xêmina là kết hợp giải 
quyết một vấn đề nội dung cụ thể có phương 
pháp và rèn luyện phương pháp tư duy khoa 
học cho người học, tập cho sinh viên chuẩn bị 
những thao tác nghiên cứu khoa học thuộc 
môn học như xây dựng đề cương, thu thập, xử 
lý thông tin, tập rèn giũa ngôn ngữ viết và 
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về một vấn đề 
của môn học. 
Việc tổ chức xêmina thường ít hiệu quả vì 
người hướng dẫn thực hiện phương pháp chỉ 
là “hội” mà không “thảo”. Nói chung là chỉ 
định một số người đọc những bản chuẩn bị 
viết sẵn, còn những người khác thường phân 
làm ba loại: Một số chú ý lắng nghe; một số 
nói chuyện riêng, còn lại chú ý vào bài chuẩn 
bị của mình để chờ đến lượt chỉ định; số khác 
mở tài liệu, báo, tạp chí ra đọc. Nội dung các 
bài phát biểu lặp lại bài giảng. Còn thầy giáo 
lại giành thời gian “bổ sung” kiến thức. Nói 
chung không khí tẻ nhạt. Để khắc phục những 
hạn chế trên, giảng viên hướng dẫn xêmina 
phải biết thu hút, lôi cuốn mọi người cùng 
tham gia, huy động tính tích cực tham gia và 
sự bày tỏ chính kiến riêng của sinh viên. Cần 
có sự chuẩn bị thật công phu cho một buổi 
xêmina cả về tổ chức và nội dung. Nêu vấn đề 
ra trước để mọi người chuản bị và phân chia 
ra thành những câu hỏi nhánh, chi tiết, chia 
nhóm, tạo không khí tranh luận giữa các 
nhóm sinh viên. Giảng viên tổng kết, đánh giá 
những ý kiến đúng, sai, biểu dương động viên 
những người học tích cực phát biểu, gợi mở 
những vấn đề cần nghiên cứu. 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 34 - 41 
 Email: jst@tnu.edu.vn 41 
- Hướng dẫn sinh viên học tập, ôn tập học 
phần và thi hết môn 
+ Hướng dẫn sinh viên học tập, cần tham gia 
tích cực vào công việc xây dựng giờ học tốt 
bằng cách trả lời những câu hỏi của giảng 
viên đưa ra. Sinh viên trả lời sai hay đúng 
không quan trọng mà điều cốt yếu là tạo khả 
năng tiếp cận vấn đề; chủ động trong quá 
trình nhận thức; tự tạo niềm say mê hứng thú 
học tập của giảng viên. Tập trung nghe giảng 
của sinh viên ở trên lớp giúp sinh viên ghi 
nhận được những kiến thức sau giờ giảng. 
Sau khi học một bài, một chương, sinh viên 
cần tạo thói quen lập đề cương, dàn ý theo 
cách hiểu của mình, phương pháp này giúp 
cho sinh viên hiểu kỹ, hiểu sâu những điều đã 
học, biết vận dụng chúng để thực hiện có kết 
quả công việc, hình thành kỹ năng tìm tòi các 
phương án tối ưu để giải quyết các loại bài tập 
lý thuyết và thực tế; sinh viên phải thường 
xuyên tự nghiên cứu tài liệu trước và sau khi 
lên lớp và phải coi trọng sự thống nhất giữa lý 
thuyết và thực hành. 
+ Hướng dẫn sinh viên ôn tập học phần và thi 
hết môn: Đây là khâu cơ bản, một hình thức 
và phương pháp đã có từ lâu và được nhiều 
trường duy trì trong quá trình giảng dạy các 
môn học lý luận chính trị. 
Biên soạn lại phần hướng dẫn ôn tập theo 
hướng chọn lựa những vấn đề bao gồm cả lý 
luận cơ bản và thực tiễn, nhưng không có 
phần đáp án, câu trả lời. Hướng dẫn ôn tập 
đảm bảo được sự kế thừa và phát triển cả quá 
trình học phần hoặc môn học. 
Hướng dẫn ôn tập một mặt không quá mở rộng 
vấn đề, nhưng mặt khác cũng không thu hẹp 
quá nội dung để biến thành “tủ” cho người học. 
2.2.2. Xây dựng đội ngũ giảng viên “vừa 
hồng”, “vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu của 
giáo dục đại học 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: giảng viên đều 
phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành 
mạnh, trong sáng, có tấm lòng nhiệt thành với 
nghề nghiệp, có thế giới quan khoa học và 
nhân sinh quan tiến bộ, để góp phần hình 
thành thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của 
Đảng. Bất cứ giảng viên nào cũng không 
ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức của bộ 
môn, mở rộng sự hiểu biết kiến thức chung có 
liên quan đến nội dung bộ môn; có phương 
pháp giảng dạy tốt, không ngừng hoàn thiện 
và cải tiến nghiệp vụ sư phạm. 
Để truyền đạt hữu hiệu đến sinh viên, ngoài 
những kĩ năng sư phạm, người thầy cần phải 
có kiến thức về chuyên ngành để có thể khai 
triển những lí thuyết và ý tưởng từ nội dung 
của giáo trình. Những kiến thức này có thể 
tiếp thu qua nghiên cứu khoa học. Nhưng “hộ 
chiếu” để làm nghiên cứu khoa học là học vị, 
học hàm. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy 
các trường đại học phương Tây xem văn bằng 
tiến sĩ như là một tiêu chuẩn tối thiểu để được 
bổ nhiệm làm giảng viên hay giáo sư đại học. 
Một phần lớn các chỉ tiêu về chất lượng giáo 
dục đại học xoay quanh trình độ của người 
thầy và nghiên cứu khoa học. 
Ở đại học, nghiên cứu khoa học thường do 
các nghiên cứu sinh cấp thạc sĩ và tiến sĩ thực 
hiện dưới sự chỉ đạo của các giảng viên và 
giáo sư. Để đủ tư cách hướng dẫn luận án cấp 
thạc sĩ và tiến sĩ, giảng viên hay giáo sư phải 
hội đủ một số điều kiện như có chương trình 
nghiên cứu tầm cỡ, có cơ sở vật chất sẵn có, 
và quan trọng hơn là có kinh nghiệm làm 
nghiên cứu khoa học tầm quốc tế. Vì thế, một 
tiêu chuẩn quan trọng cần được đặt ra là phần 
trăm giảng viên và giáo sư có khả năng hướng 
dẫn luận án cấp thạc sĩ và tiến sĩ. 
3. Kết luận 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là 
thành quả của sự chắt lọc những tinh hoa văn 
hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở 
của cuộc sống. Do vậy, trong tư duy Hồ Chí 
Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có 
sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. 
Trong những năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh 
về phương pháp giáo dục luôn soi sáng sự 
nghiệp giáo dục ở Việt Nam. Tư tưởng đó 
không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định 
chiến lược đào tạo con người, chủ trương, 
đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt 
Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, 
đồng thời, là những bài học, những kinh nghiệm 
thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực 
và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục 
nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. Ho Chi Minh Complete episode, vol. 5, National 
Political Publishing House, Hanoi, 2000. 
[2]. Ho Chi Minh Complete episode, vol. 8, 
National Political Publishing House, Hanoi, 2000. 
[3]. Ho Chi Minh Complete episode, vol. 10, 
National Political Publishing House, Hanoi, 2000. 
[4]. Ho Chi Minh Complete episode, vol. 11, 
National Political Publishing House, Hanoi, 2000. 
[5]. Ho Chi Minh Complete episode, vol. 9, 
National Political Publishing House, Hanoi, 2000. 
[6]. Ho Chi Minh Complete episode, vol. 6, 
National Political Publishing House, Hanoi, 2000. 
[7]. Communist party of Vietnam, Conclusion of 
the Secretariat on the continuation of 
innovation in the study of political theory in 
the national education system (No 94/KL/TW, 
March 28 th 2014), Hanoi, 2014. 
[8]. Communist party of vietnam, Resolution of the 
Politburo on theoretical work and research 
directions to 2030 (Resolution No 37/NQ TW, 
October 09 th 2014), Hanoi, 2014. 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_giao_duc_nham_nang_cao_chat.pdf