Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị gắn với việc xây dựng động cơ, thái độ học tập cho học viên trường chính trị tỉnh Ninh Thuận hiện nay

Đất nước ngày càng đổi mới, phát triển và hội nhập cùng thế giới, công tác

giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên phải ngày càng được tăng cường, đổi

mới để phù hợp với xu thế phát triển chung, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

có lập trường tư tưởng chính trị, bản lĩnh vững vàng, có tinh thần kiên định, có ý thức

kỷ luật cao, có ý chí tu dưỡng, rèn đức, luyện tài, đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất,

năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Vận dụng tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về

giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là tư tưởng “học tập lý luận cốt để áp dụng vào

thực tế” và “mục đích học để vận dụng chứ không phải học vì lý luận”, để cán bộ,

đảng viên có thái độ và động cơ đúng đắn với việc học tập lý luận chính trị là một

nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bồi dưỡng, phát huy vai trò

tiên phong, gương mẫu, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác

phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên hiện nay.

pdf 10 trang kimcuc 4600
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị gắn với việc xây dựng động cơ, thái độ học tập cho học viên trường chính trị tỉnh Ninh Thuận hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị gắn với việc xây dựng động cơ, thái độ học tập cho học viên trường chính trị tỉnh Ninh Thuận hiện nay

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị gắn với việc xây dựng động cơ, thái độ học tập cho học viên trường chính trị tỉnh Ninh Thuận hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
73 
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC 
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỘNG CƠ, 
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN 
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY 
Lê Thái Trường Thi1 
TÓM TẮT 
Đất nước ngày càng đổi mới, phát triển và hội nhập cùng thế giới, công tác 
giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên phải ngày càng được tăng cường, đổi 
mới để phù hợp với xu thế phát triển chung, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên 
có lập trường tư tưởng chính trị, bản lĩnh vững vàng, có tinh thần kiên định, có ý thức 
kỷ luật cao, có ý chí tu dưỡng, rèn đức, luyện tài, đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất, 
năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Vận dụng tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về 
giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là tư tưởng “học tập lý luận cốt để áp dụng vào 
thực tế” và “mục đích học để vận dụng chứ không phải học vì lý luận”, để cán bộ, 
đảng viên có thái độ và động cơ đúng đắn với việc học tập lý luận chính trị là một 
nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bồi dưỡng, phát huy vai trò 
tiên phong, gương mẫu, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác 
phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên hiện nay. 
Từ khóa: Giáo dục lý luận chính trị, động cơ, thái độ học tập 
1. Mở đầu 
Trong di sản Tư tưởng Hồ Chí 
Minh, tư tưởng về giáo dục nói chung 
và giáo dục lý luận chính trị luôn có ý 
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đối 
với Người, giáo dục đóng vai trò rất to 
lớn trong việc cải tạo con người, đặc 
biệt là trong xây dựng con người mới xã 
hội chủ nghĩa, Người từng viết trong tập 
Nhật ký trong tù: “Hiền dữ đâu phải là 
tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà 
nên” để nhấn mạnh đến vai trò, tầm 
quan trọng của việc giáo dục con người. 
Đặc biệt trong giáo dục, Người rất xem 
trọng việc giáo dục lý luận chính trị cho 
cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ: “Tất cả 
các đảng viên phải cố gắng học tập, coi 
việc học tập lý luận chính trị là nhiệm 
vụ quan trọng của mình” [1, tr. 117]. 
Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm 
quan trọng của công tác giáo dục lý 
luận chính trị trong suốt quá trình lãnh 
đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm 
chỉ đạo, lãnh đạo, cũng như tìm tòi, cải 
tiến, đổi mới nội dung và phương thức 
tiến hành nhằm nâng cao chất lượng và 
hiệu quả của công tác giáo dục lý luận 
chính trị. Công tác giáo dục lý luận 
chính trị của Đảng trong những năm 
qua đã góp phần định hướng, củng cố 
niềm tin, uốn nắn những lệch lạc, chống 
các luận điệu sai trái, thù địch, tạo cơ sở 
cho sự thống nhất về tư tưởng chính trị 
trong toàn Đảng, giúp cho cán bộ, đảng 
viên có tầm nhìn bao quát, có năng lực 
tự đánh giá, tự lý giải các vấn đề phức 
tạp đang đặt ra trong cuộc sống, góp 
phần quan trọng trong việc giữ vững ổn 
định chính trị ở địa phương, cơ sở. 
1Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận 
Email: truongthi512@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
74 
Đồng thời công tác giáo dục lý luận 
chính trị đã cung cấp những kiến thức 
về lý luận và thực tiễn có hệ thống, giúp 
cho giúp cán bộ, đảng viên nắm vững 
quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp 
luật của Nhà nước, xây dựng tư duy 
mới, giúp họ thay đổi phương thức hoạt 
động, nâng cao chất lượng và hiệu quả 
công tác; nâng cao trình độ và phương 
thức lãnh đạo của cấp ủy, chấn chỉnh và 
cải tiến sinh hoạt Đảng; góp phần nâng 
cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị và 
phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, 
đảng viên, giúp họ phấn đấu thực hiện 
mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, 
công bằng, văn minh. 
Song trên thực tế, công tác giáo dục 
lý luận chính trị của Đảng vẫn còn 
nhiều bất cập, hạn chế. Chất lượng và 
hiệu quả của công tác giáo dục, học tập 
lý luận chính trị chưa tương xứng với 
yêu cầu, nhiệm vụ; nhất là một bộ phận 
không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay 
có hiện tượng “lười học lý luận chính 
trị”, chưa coi trọng việc học tập lý luận 
chính trị, “nhận thức sai lệch về ý nghĩa 
tầm quan trọng của lý luận và học tập lý 
luận chính trị; lười học tập Chủ nghĩa 
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 
chủ trương, đường lối, Nghị quyết của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 
nước” [2, tr. 28]. 
Cùng với các địa phương trong cả 
nước, Ninh Thuận đã quan tâm lãnh 
đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng từ tỉnh 
đến cơ sở chú trọng đổi mới, nâng cao 
chất lượng, hiệu quả giáo dục lý luận 
chính trị, coi đây là nhiệm vụ quan 
trọng trong công tác xây dựng Đảng. 
Nhờ vậy, công tác giáo dục lý luận 
chính trị trên địa bàn tỉnh đã có nhiều 
chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp, 
góp phần củng cố, nâng cao trình độ, 
bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên 
và nhân dân, tạo sự thống nhất cao 
trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. 
Tuy nhiên, những hạn chế, khuyết điểm 
là không tránh khỏi. Để nâng cao chất 
lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý 
luận chính trị trên địa bàn tỉnh, việc vận 
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 
lý luận chính trị gắn với việc xây dựng 
động cơ, thái độ học tập cho học viên ở 
trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận có ý 
nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt lý luận 
và thực tiễn. 
2. Nội dung 
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về 
giáo dục lý luận chính trị 
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục lý luận 
chính trị là giáo dục, truyền bá chủ nghĩa 
Mác - Lênin, giáo dục các chuẩn mực 
đạo đức cách mạng và các nguyên tắc 
rèn luyện các chuẩn mực đó, giáo dục 
đường lối, chủ trương của Đảng và chính 
sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc trưng 
của chủ nghĩa Mác - Lênin là tính cách 
mạng, tính khoa học, nó thể hiện lập 
trường tư tưởng của giai cấp công nhân, 
bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và 
nhân dân lao động, nó đem lại sự hiểu 
biết về quá trình diễn biến lịch sử, về sự 
phát triển của thời đại, giúp con người 
nhận thức được bản chất các sự vật và 
hiện tượng trong thế giới. Đồng thời, 
giáo dục chính trị là nâng cao đạo đức 
cách mạng cho các bộ đảng viên và quần 
chúng nhân dân, nhằm thống nhất về tư 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
75 
tưởng, ý chí, phẩm chất cách mạng và 
năng lực hoạt động thực tiễn của họ, 
hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết 
ấy vào cuộc sống. Đây là những nội 
dung không chỉ mang tính chất định tính 
trong nhận thức lý luận cho cán bộ, đảng 
viên mà còn định hướng, hướng dẫn cho 
cán bộ, đảng viên hành động; cũng chính 
là một biểu hiện của nội dung gắn liền lý 
luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. 
Chính vì vậy nội dung của công tác giáo 
dục lý luận chính trị là rất rộng, bao gồm 
việc giáo dục những nguyên lý của chủ 
nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm 
của Đảng về các lĩnh vực của đời sống 
xã hội, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng, 
những kinh nghiệm thành công cũng như 
thất bại của các nước. Công tác giáo dục 
lý luận chính trị có nhiều hình thức như 
các lớp học tập lý luận, những đợt sinh 
hoạt chính trị, Nghị quyết của Đảng, 
những báo cáo chuyên đề lý luận chính 
trị,... Đặc trưng của công tác giáo dục lý 
luận chính trị là phương pháp giảng dạy 
và học tập theo chương trình nhất định 
nhằm làm cho người học nắm được một 
cách cơ bản lý luận Mác - Lênin, đường 
lối quan điểm, chủ trương, đường lối, 
Nghị quyết của Đảng và chính sách, 
pháp luật của Nhà nước. 
Người cũng chỉ rõ: cán bộ là những 
người đem chính sách của Đảng, của 
Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu 
rõ và thi hành, đồng thời cũng đem tình 
hình của quần chúng báo cáo cho Đảng 
để đặt chính sách cho đúng. Cán bộ là 
gốc của mọi công việc. Do đó, huấn 
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng, 
mà không có lý luận cách mạng thì 
không có phong trào cách mạng; người 
cách mạng không thể làm tròn nhiệm vụ 
của người chiến sĩ tiên phong, người 
lãnh đạo, dẫn dắt phong trào nếu như 
không được vũ trang bởi lý luận tiên 
phong. Do đó, công tác giáo dục lý luận 
chính trị của Đảng tiên phong phải đạt 
trình độ tiên phong: “Đảng muốn vững 
phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai 
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ 
nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa 
cũng như người không có trí khôn, tàu 
không có bàn chỉ nam” [3, tr. 268]. 
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: lý luận 
trang bị cho con người tinh thần, cách 
thức và phương pháp xử lý công việc, 
làm việc mà không có lý luận thì không 
khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm 
chạp, vừa hay vấp váp, và “vì kém lý 
luận, cho nên gặp mọi việc không biết 
xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử 
trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều 
kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình 
nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường 
thất bại” [4, tr. 274]. Do đó con người 
có lý luận soi đường, sẽ hành động 
đúng, trở thành những công dân tốt, 
những cán bộ tốt, sẽ hết lòng, hết sức 
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. 
Với tư duy biện chứng, khoa học, 
cách mạng, Hồ Chí Minh cũng yêu cầu 
mỗi người cán bộ, đảng viên cần xác 
định rõ mục đích của việc học là để 
“công tác của các đồng chí được tốt 
hơn, nghĩa là các đồng chí phải học tập 
tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin để 
áp dụng lập trường, quan điểm và 
phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt 
những vấn đề thực tế trong cách mạng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
76 
của chúng ta, học tập lý luận cốt để áp 
dụng vào thực tế” [3, tr. 289] và “mục 
đích học để vận dụng chứ không phải 
học vì lý luận” [3, tr. 289]. 
Ngày tư rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đã phát hiện, chỉ ra một trong 
những căn bệnh của một bộ phận cán 
bộ, đảng viên là “bệnh khinh lý luận” 
[4, tr. 234]. Người chỉ rõ, có kinh 
nghiệm mà không có lý luận, cũng như 
“một mắt sáng, một mắt mờ”. Những 
cán bộ, đảng viên như thế mà không kịp 
thời học tập nâng cao trình độ lý luận 
thì sẽ bị thực tiễn cách mạng vượt qua, 
cái “mắt mờ” không thể dẫn họ tiến xa 
được. Tuy họ “rất quý báu cho Đảng”, 
nhưng họ vẫn xem thường lý luận, 
không chịu học tập lý luận thì sẽ đến 
lúc các chất “rất quý báu” ấy ở họ lại 
trở thành vật cản chính trên con đường 
phát triển của bản thân họ. Vì vậy, để 
cho hai mắt đều sáng thì những cán bộ, 
đảng viên này “cần phải nghiên cứu 
thêm lý luận”. Cán bộ, đảng viên kém 
lý luận thì trình độ nhận thức không đáp 
ứng được yêu cầu mới của cách mạng, 
do đó, bị lạc hậu so với sự phát triển. 
Những người kém lý luận thường thiếu 
tính khoa học trong công tác; khi gặp 
khó khăn, trở ngại thì theo Hồ Chí 
Minh, họ “lúng túng” không biết nên 
làm thế nào cho đúng. Thậm chí, do 
kém lý luận, có thể họ không phân biệt 
được một cách rõ ràng đâu là việc cần 
làm, đâu là việc nên tránh, đâu là đúng, 
đâu là sai trong một số trường hợp cụ 
thể. Những người mắc bệnh lý luận 
suông thì giống như một “cái hòm đựng 
sách”, có lý luận không phải đề vận 
dụng vào thực tiễn mà giống như vật 
trang sức, cốt để “lòe” thiên hạ thì lý 
luận ấy cũng vô ích. 
Người cũng nêu rõ cả ba căn bệnh, 
kém lý luận, khinh lý luận hay lý luận 
suông, muốn khắc phục, sửa chữa tốt 
nhất là phải học tập và Người nhấn 
mạnh: học tập, nâng cao trình độ lý 
luận, học đi đôi với hành, lý luận liên hệ 
với thực tế; học để phục vụ cách mạng, 
phục vụ nhân dân; tự học tập, tự rèn 
luyện, tu dưỡng là chính... là những vấn 
đề cơ bản, thuộc về nguyên tắc, quy 
định việc học tập, nâng cao trình độ của 
cán bộ, đảng viên để sửa chữa các căn 
bệnh về lý luận. 
2.2. Thực trạng việc học tập lý 
luận chính trị hiện nay 
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện 
lời Bác dạy, dưới sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản Việt Nam, các thế hệ cán bộ, 
đảng viên đã tích cực học tập, rèn 
luyện, nâng cao trình độ nhận thức lý 
luận, năng lực hoạt động thực tiễn, phấn 
đấu trở thành những người con ưu tú 
của Đảng, của nhân dân, góp phần to 
lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải 
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị 
quyết trung ương 7 (Khóa XII) cũng 
đánh giá: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ 
có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính 
trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản 
dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ 
luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, 
năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn 
thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán 
bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với 
xu thế hội nhập, có khả năng làm việc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
77 
trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ 
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ 
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở 
các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín. 
Cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính 
trị, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng 
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có 
tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định 
đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ 
đạo tổ chức thực hiện” [2, tr. 45]. 
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, một bộ 
phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện 
“lười học tập lý luận chính trị”, đó là 
một trong những biểu hiện suy thoái tư 
tưởng chính trị mà trong Nghị quyết 
trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra. 
Nhiều đồng chí khi tham gia học lý luận 
chính trị chỉ học cho có lệ, hình thức, 
theo kiểu đối phó, khi đi học thì không 
tập trung, thường xuyên làm việc riêng, 
về nhà không nghiên cứu, đọc thêm, 
không thường xuyên tiếp nhận những 
thông tin, hiểu biết mới, không có sự 
trăn trở và sáng tạo trong quá trình học 
tập, viết thu hoạch, thi, kiểm tra thì sao 
chép, qua loa, sơ sài Do đó, một số 
cán bộ, đảng viên mặc dù có đủ bằng 
cấp, chứng chỉ về lý luận chính trị 
nhưng vẫn có nhận thức sai lệch, vận 
dụng không đúng trong lý luận và hoạt 
động thực tiễn. Đây là một trong những 
nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghị 
quyết của Đảng dù rất đúng đắn, nhưng 
chậm được triển khai, cụ thể hóa và trở 
thành hiện thực. Thậm chí có những 
trường hợp, cán bộ, đảng viên hiểu sai, 
làm trái với đường lối, nghị quyết của 
Đảng, gây ra sự bất bình, lo lắng trong 
cán bộ, đảng viên và nhân dân, hoặc do 
không nắm chắc, hiểu sâu chủ trương, 
đường lối, nghị quyết của Đảng, nên 
cán bộ, đảng viên không thể tuyên 
truyền, vận động quần chúng nhân dân 
thực hiện, không thể phản bác lại các 
luận điệu xuyên tạc, vu khống của các 
thế lực thù địch. 
Bệnh “lười học lý luận chính trị” bắt 
nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan 
và khách quan, trong đó chủ yếu là từ 
chính cá nhân người học, như: Người 
học không xác định được mục đích đúng 
đắn của việc học tập lý luận chính trị, 
học không vì mục đích tự thân mà vì lý 
do thăng tiến; học để lấy bằng cấp, để 
đáp ứng tiêu chuẩn được đề bạt, bổ 
nhiệm lên những vị trí cao hơn; bên cạnh 
đó, cũng có một bộ phận cán bộ, đảng 
viên, nhất là cán bộ, đảng viên trẻ ngại 
đọc, ngại cầm những cuốn sách, tập giáo 
trình, nhất là giáo trình lý luận chính trị 
thường trừu tượng, khô khan. Hoặc với 
nhiều học viên, trong thời gian đi học lý 
luận chính trị còn chịu sức ép bởi vấn đề 
tuổi tác, công việc, cuộc sống gia đình, 
không thể toàn tâm, toàn ý cho việc học. 
Bởi thế, niềm say mê, hứng thú nghiên 
cứu lý luận chính trị cũng giảm sút. 
Bên cạnh những nguyên nhân chủ 
quan từ phía người học, một nguyên nhân 
quan trọng khác là do những hạn chế 
trong công tác giáo dục lý luận. Nghị 
quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII 
chỉ rõ: “Công tác giáo dục chính trị tư 
tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa 
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 
giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng 
chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
78 
quả, nội dung và phương pháp giáo dục, 
truyền đạt chậm đổi mới; chưa tạo được 
sự thống nhất cao trong nhận thức về tình 
trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn 
biến”, “tự chuyển hóa” và những hậu quả 
gây ra” [2, tr. 25]. 
2.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí 
Minh về giáo dục lý luận chính trị gắn 
với xây dựng động cơ, thái độ học tập 
cho học viên trường Chính trị tỉnh Ninh 
Thuận hiện nay 
Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận là 
nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 
cho tỉnh, giảng viên trường Chính trị có 
thể được xem là những người “tuyên 
truyền” hết sức đặc biệt, góp phần truyền 
bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ 
Chí Minh, đường lối, quan điểm của 
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà 
nước; nâng cao nhận thức và xây dựng 
niềm tin; tác động vào tình cảm để cổ vũ, 
thúc đẩy hành động của học viên theo 
mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách 
mạng. Đối tượng học viên là đội ngũ cán 
bộ chủ chốt, dự nguồn các chức danh 
lãnh đạo, những người sẽ đóng vai trò là 
những “tuyên truyền viên”, “báo cáo 
viên” trong công tác tại địa phương, trực 
tiếp đưa đường lối chính sách của Đảng, 
pháp luật của Nhà nước tuyên truyền cho 
dân biết, dân hiểu, và làm cho dân tin để 
thực hiện theo. 
Việc giáo dục lý luận chính trị, xây 
dựng động cơ, thái độ đúng đắn trong 
học tập lý luận chính trị cho học viên 
trường chính trị thời gian qua luôn được 
nhà trường quan tâm, thường xuyên thực 
hiện. Công tác giảng dạy, tuyên truyền 
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí 
Minh, chủ trương, nghị quyết Đại hội 
Đảng các cấp trong nhà trường luôn 
được đổi mới về hình thức và phương 
pháp truyền đạt nhằm thực hiện có hiệu 
quả. Cán bộ, đảng viên, giảng viên nhà 
trường luôn kiên định, giữ vững lập 
trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, 
luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của 
Đảng, luôn kịp thời nghiên cứu, vận 
dụng các chủ trương, đường lối của 
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các 
bài giảng, góp phần thực hiện thắng lợi 
nhiệm vụ của nhà trường hằng năm. Tuy 
nhiên để tăng cường hơn nữa công tác 
giảng dạy và học tập lý luận nói chung 
và trong trường Chính trị tỉnh Ninh 
Thuận nói riêng, đặc biệt là việc xây 
dựng thái độ và động cơ học tập lý luận 
chính trị đúng đắn cho học viên, cần 
phải tiến hành đồng thời mọi công việc 
liên quan tới nhận thức và trách nhiệm 
của học viên và công tác giảng dạy lý 
luận chính trị trong nhà trường. 
Muốn vậy, trước hết, mỗi cán bộ, 
giảng viên, đảng viên, học viên cần nhận 
thức rõ về tầm quan trọng của việc học 
lý luận chính trị. Học lý luận chính trị để 
làm gì? Để trả lời câu hỏi này, mỗi 
người học cần phải xác định cho mình 
mục đích học tập đúng đắn, từ đó xây 
dựng động cơ học tập và phương pháp 
học tập. Mỗi học viên cần xem việc học 
tập lý luận chính trị là nhiệm vụ thường 
xuyên của người cán bộ, đảng viên, có 
thái độ học tập nghiêm túc, cầu thị; phát 
huy tính sáng tạo, chủ động trong học 
tập; tích cực mang kiến thức lý luận vận 
dụng vào thực tiễn; xác định học để làm 
cho công tác tốt hơn; để vận dụng tinh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
79 
thần, phương pháp cách mạng, khoa học, 
biện chứng vào thực tiễn giúp công việc 
đạt hiệu quả hơn. 
Đối với giảng viên, nhận thức tầm 
quan trọng của công tác lý luận chính trị 
để tự giác nghiên cứu, học tập, rèn 
luyện nâng cao chất lượng giảng dạy, 
đổi mới phương pháp giảng dạy để 
truyền đạt có hiệu quả hơn đến người 
học, thu hút người học, tạo ra nhiều 
hứng thú cho cả người dạy và người 
học, thúc đẩy tinh thần tự giác học tập 
của học viên. 
Đối với các cơ quan cử cán bộ, 
đảng viên đi học cần xem trọng việc 
học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ 
thường xuyên và lâu dài trong việc bồi 
dưỡng, sử dụng cán bộ, chứ không chỉ 
phục vụ cho việc quy hoạch, bổ nhiệm 
cán bộ. Khi đã cử cán bộ, đảng viên đi 
học lý luận chính trị, cần tạo điều kiện 
thuận lợi nhất cho cán bộ, đảng viên 
theo học, đồng thời phối hợp với nhà 
trường để quản lý cán bộ, đảng viên, sử 
dụng kết quả học tập và kết quả rèn 
luyện tại trường làm một tiêu chí đánh 
giá cán bộ, đảng viên. 
Trường Chính trị cần phối hợp với 
cơ quan đơn vị cử học viên đi học tăng 
cường công tác quản lý học viên, tạo 
điều kiện thuận lợi để học viên thực 
hiện việc học tập, áp dụng các biện 
pháp quản lý chặt chẽ chất lượng dạy 
và học bằng cách tăng cường kiểm tra, 
đánh giá kết quả học tập. Thực hiện 
nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của 
Đảng về học tập lý luận chính trị, các 
quy chế của Học viện Chính trị quốc 
gia Hồ Chí Minh, khắc phục một cách 
có hiệu quả tình trạng ngại học tập lý 
luận chính trị của một bộ phận cán bộ, 
đảng viên. 
Thứ hai, đổi mới nội dung giáo dục 
lý luận chính trị theo hướng lý luận phải 
gắn liền với thực tiễn, phục vụ nhu cầu 
công tác của người học gắn với nâng 
cao chất lượng đội ngũ giảng viên. 
 Hiện nay, nội dung chương trình 
cũng như các giáo trình giáo dục lý luận 
chính trị thường nặng về lý luận và 
những kiến thức tổng quát, vĩ mô; phần 
nói về tình hình địa phương, các kỹ 
năng giải quyết công việc thực tế 
thường chiếm dung lượng nhỏ, nội dung 
sơ sài, thậm chí cách giải quyết vấn đề 
còn giáo điều, cứng nhắc, không phù 
hợp với thực tiễn. Trường Chính trị cần 
có kiến nghị với Học viện Chính trị 
quốc gia Hồ Chí Minh trong việc biên 
soạn giáo trình, chương trình phù hợp 
hơn, đặc biệt là thời lượng việc thực 
hành kỹ năng và vận dụng vào tình 
hình, nhiệm vụ địa phương. 
Thêm vào đó, giảng viên giảng dạy 
lý luận chính trị của nhà trường đa phần 
đều chưa kinh qua công tác thực tiễn tại 
địa phương nên phần nhiều bài giảng 
vẫn mang nặng tính lý luận mà chưa đi 
sâu vào áp dụng thực tiễn, đáp ứng nhu 
cầu của học viên. Do đó, để gắn lý luận 
vào thực tiễn, tăng hiệu quả hướng dẫn 
giúp người học sau khi học xong có thể 
vận dụng ngay vào công việc, đáp ứng 
nhu cầu của họ, đòi hỏi người giảng 
viên phải là những người am hiểu thực 
tế, có kiến thức thực tế phong phú, có 
quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài 
tại cơ sở mới đảm bảo được chất lượng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
80 
bài giảng, mới có thể gắn kết giữa lý 
luận và thực tiễn một cách đúng nghĩa, 
sinh động. 
Muốn vậy, giảng viên cần phải chú 
ý trong quá trình soạn giảng cần phân 
bổ thời gian hợp lý giữa phần lý luận và 
vận dụng thực tiễn, tăng thời lượng 
giảng dạy các kỹ năng thực hành; phải 
thường xuyên thực hiện nhiệm vụ 
nghiên cứu thực tế có hiệu quả, có sự 
làm việc hai chiều, trao đổi kinh nghiệm 
giữa giảng viên nghiên cứu thực tế với 
cán bộ cấp cơ sở để hiểu rõ mức độ phù 
hợp giữa lý luận và thực tiễn, có sự điều 
chỉnh bài giảng cho phù hợp, góp phần 
nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo 
của nhà trường. Đồng thời phải nỗ lực 
học tập, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn 
và kinh nghiệm giảng dạy qua thời gian, 
phải đảm bảo tính khoa học khi đưa các 
yếu tố thực tiễn vào bài giảng đó là: yếu 
tố thực tiễn đưa vào bài giảng phải có 
tính điển hình, tính thời sự, tính chính 
xác, có địa chỉ rõ ràng và phù hợp nội 
dung lý luận đang cần được phân tích 
chứng minh. Đặc biệt, tùy theo tình 
hình đặc điểm của từng lớp, của học 
viên mà có thể lựa chọn các phần giảng, 
liên hệ thực tế với tình hình nhiệm vụ 
địa phương, cơ quan, đơn vị cho phù 
hợp. Nhà trường tích cực kiện toàn, bổ 
sung đội ngũ giảng viên đảm bảo tính 
kế thừa, quan tâm đào tạo đội ngũ giảng 
viên trẻ về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu, 
nhiệm vụ giảng dạy lý luận chính trị 
trong tình hình mới. 
Thứ ba, đổi mới phương pháp giảng 
dạy lý luận chính trị với xu hướng phát 
huy tính chủ động, tích cực của người 
học. Kết hợp việc học đi đôi với hành, 
học ở trường và quá trình tự học. 
Trường Chính trị thực hiện phương 
châm không mở lớp quá đông, sắp xếp 
chương trình học, thời gian học hợp lý, 
đổi mới phương pháp giảng dạy bằng 
cách giảm dần độc thoại, diễn giảng tiến 
tới áp dụng phương pháp nêu vấn đề, 
đối thoại, hướng dẫn người học, tự đọc 
tài liệu có sự kiểm tra, theo dõi của 
giảng viên. Đồng thời sử dụng các biểu 
mẫu, thống kê, tăng cường trao đổi thảo 
luận, tranh luận để làm rõ vấn đề... như 
vậy có thể tăng cường hứng thú của 
người học. Tuy nhiên khi áp dụng các 
phương pháp cũng phải tùy theo đối 
tượng học viên để sử dụng cho phù hợp, 
tránh sử dụng quá nhiều phương pháp 
trong một tiết giảng, giảng viên cần 
hiểu rõ, nắm chắc vấn đề khi đưa ra trao 
đổi thảo luận và phải điều tiết, neo chốt 
được vấn đề trong quá trình thảo luận, 
số liệu đưa ra phải chính xác, cụ thể và 
tiêu biểu. Đồng thời, học viên phải phát 
huy tinh thần tự giác trong học tập, 
nghiên cứu, xem bài trước ở nhà, đọc 
tài liệu và tìm tư liệu cho bài học hoặc 
các buổi thảo luận. 
 Thứ tư, để công tác giáo dục chính 
trị tiến hành có hiệu quả, cần có cơ sở 
vật chất và kinh phí bảo đảm cho hoạt 
động dạy và học. Những năm qua, Nhà 
trường cũng được quan tâm trong việc 
xây dựng cơ sở vật chất như: hội 
trường, phòng học, thư viện, mua sắm 
tài liệu, giáo trình, đồ dùng dạy học,... 
Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn chưa bảo 
đảm cho hoạt động dạy và học, chế độ 
cho người dạy và người học còn thấp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
81 
Trong thời gian đến, Nhà trường đề 
xuất Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh 
tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất 
cho trường đồng bộ hơn, hiện đại hơn, 
cũng như cấp nguồn tài chính đảm bảo 
hơn cho trường trong các hoạt động 
giáo dục lý luận chính trị. 
3. Kết luận 
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí 
Minh, tư tưởng về giáo dục lý luận 
chính trị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn 
sâu sắc đối với việc xây dựng đội ngũ 
cán bộ, đảng viên. Triết lý sâu xa của tư 
tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, việc 
học tập lý luận là công việc suốt đời của 
mọi cán bộ, đảng viên, gắn với thực tiễn 
cách mạng và phục vụ cho sự nghiệp 
cách mạng. Tư tưởng đó ngày nay 
không những là kim chỉ nam, là phương 
châm cho việc hoạch định chiến lược 
đào tạo, xây dựng, sử dụng cán bộ trong 
giai đoạn cách mạng mới mà còn là sự 
chỉ dẫn cụ thể cho hành động của mỗi 
cán bộ, đảng viên trong hoạt động thực 
tiễn của mình. Bối cảnh mới trên thế 
giới và trong nước đang đặt ra cho công 
tác tư tưởng, lý luận những yêu cầu hết 
sức mới mẻ, đòi hỏi Đảng Cộng sản 
Việt Nam phải đổi mới nhận thức, xây 
dựng và tổ chức thực hiện hệ thống các 
giải pháp đồng bộ, phù hợp để đáp ứng 
yêu cầu đặt ra. Giải quyết tốt yêu cầu về 
công tác tư tưởng, lý luận vẫn sẽ là một 
trong những điều kiện quyết định hàng 
đầu để thực hiện thắng lợi những mục 
tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, đẩy 
mạnh sự nghiệp đổi mới trong thời gian 
tới. Muốn vậy thì nhất thiết chúng ta 
phải nắm chắc hơn những nguyên lý cơ 
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, những 
tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh 
về việc giáo dục lý luận chính trị để xây 
dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ 
tâm, đủ tầm, đáp ứng được yêu cầu 
nhiệm vụ trong tình hình mới. 
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về 
giáo dục lý luận chính trị gắn với việc 
xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng 
đắn cho học viên là vấn đề có ý nghĩa lý 
luận và thực tiễn sâu sắc nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục chính trị của trường 
Chính trị tỉnh Ninh Thuận hiện nay và 
trong thời gian tới. Đây là một nhiệm 
vụ hết sức quan trọng, góp phần xây 
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững 
mạnh, đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 
trong tình hình mới, góp phần phát triển 
kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an 
ninh trật tự của tỉnh nhà, đưa tỉnh nhà 
ngày một phát triển, cùng hướng đến 
mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, 
dân chủ, công bằng, văn minh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn Kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp 
hành trung ương khóa XII, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội 
3. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
4. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 14 - 2019 ISSN 2354-1482 
82 
THE UTILIZATION OF HO CHI MINH’S PRINCIPLES ON 
THE THEORETICAL AND POLITICAL EDUCATION ALONG WITH 
THE BUILDING OF THE MOTIVE AND ATTITUDE FOR STUDENTS OF 
NINH THUAN SCHOOL OF POLITICS 
ABSTRACT 
The country has increasingly been reforming, developing and integrating with 
the world. The work of theoretical and political education must be increasingly 
strengthened and renovated in line with the general development trend for the 
contingent of cadres and party members. It aims at maintaining the position and 
steadfastly defending the socialist path, forged moral, financial training, making use 
of the opportunity, overcoming challenges to meet the mission requirements in the 
new situation. Applying President Ho Chi Minh's ideas on political and theoretical 
education, especially, “study theory to apply to practice”, “learn to manipulate, not 
learn because of reasoning” in order for cadres and party members to have the right 
attitude and motive for studying political theory is an urgent and extremely 
important task not only in fostering and promoting the pioneering and exemplary 
role, but also in training the cadres and party members’ ethical qualities, lifestyle, 
manner, style and way of working today. 
Keywords: Theoretical and political education, motivation, learning attitude 
(Received: 8/10/2018, Revised: 11/11/2018, Accepted for publication: 11/9/2019) 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_giao_duc_ly_luan_chinh_tri.pdf