Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, trước hết là sản phẩm

văn hoá Việt Nam, đồng thời còn là sự kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại. Tư tưởng đoàn

kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc từ góc độ truyền thống ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh

nâng lên tầm cao mới, mang ý nghĩa cách mạng, khoa học triệt để qua thế giới quan duy vật và

phương pháp luận biện chứng. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc là một trong những

tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nội dung quan trọng trong chủ trương, chính sách dân

tộc của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tốt vấn đề đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc

sẽ góp phần xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam cũng như

ở các địa phương của nước ta nói riêng, trong đó có tỉnh Thái Nguyên.

pdf 8 trang kimcuc 15280
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trong giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 196(03): 29 - 36 
 Email: jst@tnu.edu.vn 29 
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT, BÌNH ĐẲNG, 
TƢƠNG TRỢ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC 
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY 
Vũ Thị Thủy*, Phạm Thị Huyền 
 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, trước hết là sản phẩm 
văn hoá Việt Nam, đồng thời còn là sự kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại. Tư tưởng đoàn 
kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc từ góc độ truyền thống ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh 
nâng lên tầm cao mới, mang ý nghĩa cách mạng, khoa học triệt để qua thế giới quan duy vật và 
phương pháp luận biện chứng. Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc là một trong những 
tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nội dung quan trọng trong chủ trương, chính sách dân 
tộc của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tốt vấn đề đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc 
sẽ góp phần xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam cũng như 
ở các địa phương của nước ta nói riêng, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. 
Từ khóa: Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc. 
Ngày nhận bài: 28/11/2018; Ngày hoàn thiện: 19/12/2018; Ngày duyệt đăng: 20/3/2019 
THE APPLICATION OF HO CHI MINH'S THOUGHTS ON SOLIDARITY, 
EQUALITY, MUTUAL SUPPORT AMONG THE ETHNICS 
TO SOLVE ETHNIC PROBLEMS IN THAI NGUYEN PROVINCE 
Vu Thi Thuy
*
, Pham Thi Huyen 
 TNU - University of Education 
ABSTRACT 
Ho Chi Minh's thoughts of solidarity, equality and mutual support among ethnics are first of all 
Vietnamese cultural products, and also the crystallization of the cultural quintessence of humanity. 
The idea of solidarity, equality, mutual support among the ethnic from that angle was traditionally 
raised by President Ho Chi Minh to new heights, bringing revolutionary meaning, radical science 
through materialistic and objective worldviews. Dialectical reasoning. Solidarity, equality and 
mutual support among the ethnics are the great ideas of President Ho Chi Minh, which are 
important content in the ethnic policies of the Party and State. Good implementation of the issue of 
solidarity, equality and mutual support among the ethnics will contribute to building and 
promoting the strength of the great national unity bloc in Vietnam as well as in the localities of our 
country and Thai Nguyen province in particular. 
Key words: solidarity, equality, mutual support, ethnicity, ethnic policy. 
Received: 28/11/2018; Revised: 19/12/2018; Approved: 20/3/2019 
* Corresponding author: Tel: 0982633373; Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 29 - 36 
 Email: jst@tnu.edu.vn 30 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình 
đẳng, tương trợ giữa các dân tộc hình thành 
trên cơ sở tiếp thu giá trị truyền thống yêu 
nước, đoàn kết, tương thân, tương ái, nhân 
nghĩa của dân tộc Việt Nam; những giá trị 
nhân văn, nhân bản của văn hóa nhân loại; lý 
luận của của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề 
dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, 
bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc là sự 
khái quát lập trường của giai cấp công nhân 
trong giải quyết quan hệ dân tộc ở nước ta 
hiện nay, có nội dung phong phong phú, gồm 
quan điểm về đoàn kết giữa các dân tộc; bình 
đẳng giữa các dân tộc; tương trợ giữa các dân 
tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình 
đẳng tương trợ giữa các dân tộc được tạo 
thành một chỉnh thể có mối quan hệ biện 
chứng, trong đó bình đẳng là cơ sở để đoàn 
kết, đoàn kết là biểu hiện thực hiện bình đẳng 
và tương trợ giúp đỡ nhau là điều kiện để 
thực hiện bình đẳng và đoàn kết. Do đó, tư 
tưởng đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các 
dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở 
thành chiến lược chỉ đạo toàn bộ tiến trình 
cách mạng nước ta và có ý nghĩa lý luận và 
thực tiễn định hướng quan trọng trong giai 
đoạn đổi mới hiện nay. 
NỘI DUNG 
Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn 
kết, bình đẳng, tƣơng trợ giữa các dân tộc 
trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 
Thứ nhất, đoàn kết giữa các dân tộc là một di 
sản tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, trong đó, chứa đựng những quan điểm 
sâu sắc và toàn diện về mối quan hệ dân tộc 
theo tinh thần giúp đỡ lẫn nhau cùng phát 
triển, thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết, 
tương trợ giữa các dân tộc, phát huy tiềm 
năng thế mạnh của khu vực dân tộc miền 
núi, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, cùng 
nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam 
độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh và 
văn minh. 
Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững 
mạnh, theo Hồ Chí Minh cần phải tôn trọng 
quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong quá 
trình cách mạng, sự bình đẳng đó được thể 
hiện bằng đường lối, chủ trương, chính sách 
của Đảng và Chính phủ nhằm giáo dục, thức 
tỉnh đồng bào các dân tộc về lòng yêu nước, 
tổ chức đấu tranh giải phóng mình và xây 
dựng quê hương đất nước. Quan điểm này đã 
được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đồng bào 
miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào 
miền xuôi. Và đồng bào miền xuôi phải đoàn 
kết giúp đỡ đồng bào miền núi” [9, tr.166]. 
Để thực hiện đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí 
Minh phải chú trọng công tác tuyên truyền, 
vận động thực hiện chính sách dân tộc của 
Đảng và Nhà nước. Người yêu cầu các cấp, 
các ngành phải có trách nhiệm tuyên truyền 
chính sách đó, có kế hoạch thiết thực để giúp 
đỡ đồng bào miền núi. Muốn công tác tuyên 
truyền, vận động đạt hiệu quả, phải có 
phương pháp phù hợp. Người đòi hỏi cán bộ 
tuyên truyền phải đi sâu, đi sát quần chúng, 
phải gương mẫu, tránh thói công thần. Người 
yêu cầu: “phải nói thiết thực rõ ràng để đồng 
bào dễ nghe, dễ hiểu và làm được cho tốt” [9, 
tr.166]. Vì vậy, theo Người đi tuyên truyền ở 
vùng dân tộc mà không biết nói tiếng dân tộc 
để trực tiếp tuyên truyền thì “không ăn thua”. 
Do đó, Người đòi hỏi đối với người làm công 
tác tuyên truyền: “cán bộ đi làm việc ở chỗ 
nào phải học tiếng ở đấy” [9, tr.166]. Từ 
những yêu cầu này, theo Hồ Chí Minh muốn 
tăng cường đoàn kết dân tộc phải luôn chú 
trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ 
miền núi, cán bộ người dân tộc thiểu số. Lực 
lượng này rất gần gũi với đồng bào dân tộc, 
am hiểu phong tục tập quán, thông thạo tiếng 
dân tộc, vì vậy sẽ làm rất tốt công tác tuyên 
truyền chính sách dân tộc và thực hiện chính 
sách dân tộc. Nhưng đội ngũ cán bộ dân tộc 
thiểu số còn quá mỏng, vừa thiếu về số lượng, 
vừa yếu về chất lượng. Do đó, phải quan tâm 
đến công tác đào tạo đội ngũ này. 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 29 - 36 
 Email: jst@tnu.edu.vn 31 
Thứ hai, bình đẳng giữa các dân tộc trong tư 
tưởng của Hồ Chí Minh là hệ thống luận điểm 
về tính tất yếu, con đường, phương thức thực 
hiện thực hóa quyền bình đẳng giữa các dân 
tộc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điều 
quan trọng là, bình đẳng giữa các dân tộc luôn 
gắn với tăng cường đoàn kết, tôn trọng, giúp 
đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, nhằm làm cho đồng 
bào các dân tộc ngày càng được hưởng đầy đủ 
những giá trị vật chất và tinh thần trên thực tế. 
Điều này cho thấy, bình đẳng giữa các dân tộc 
ở nước ta trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực 
chất là các dân tộc có cùng địa vị, quyền lợi 
và trách nhiệm, cùng nhau đoàn kết thực hiện 
mục tiêu: độc lập dân tộc gắn liền với chủ 
nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam: 
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, 
văn minh. Vì vậy, khi cách mạng Tháng Tám 
thành công, nước Việt Nam được độc lập, 
một trong những công việc đặc biệt quan 
trọng đầu tiên được Hồ Chí Minh giải quyết 
là thực hiện quan hệ bình đẳng giữa các dân 
tộc trong cộng đồng Việt Nam thống nhất trên 
cơ sở pháp lý. Tại phiên họp Hội đồng Chính 
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 
3-9-1945, tức là chỉ một ngày sau tuyên bố 
độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Chính phủ 
tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển 
c với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả 
công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền 
bầu c và ứng c , không phân biệt giàu ng o, 
tôn giáo, giòng giống, v.v.” [7, tr.7]. Theo Hồ 
Chí Minh, đã là người Việt Nam dù thuộc bất 
kì dân tộc nào, đa số hay thiểu số thì đều phải 
có trách nhiệm ngang nhau trong sự nghiệp 
dựng nước và giữ nước và đều có quyền lợi 
ngang nhau theo sự cống hiến của từng người, 
từng dân tộc. Bình đẳng theo tư tưởng Hồ Chí 
Minh hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa bình 
quân. Theo đó, giá trị cốt lõi trong tư tưởng 
Hồ Chí Minh là, để có bình đẳng dân tộc thực 
sự, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, nông 
thôn tiến kịp thành thị, thì không chỉ dừng lại 
ở khẩu hiệu chung chung mà cần được cụ thể 
hóa thành các chủ trương, việc làm thiết thực. 
Cần thực hiện bình đẳng trên tất cả các lĩnh 
vực của đời sống từ kinh tế, chính trị đến văn 
hóa, xã hội. 
Thứ ba, tương trợ giữa các dân tộc trong tư 
tưởng Hồ Chí Minh là sự bắt nguồn và tiếp 
nối truyền thống tương thân, tương ái của dân 
tộc Việt Nam, điều đặc biệt trong tư duy biện 
chứng của mình, Người luôn coi trọng và đề 
cao tinh thần tương trợ giữa các dân tộc và 
theo Người, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn 
nhau cùng phát triển giữa các dân tộc muốn 
lâu dài, bền vững phải được dựa trên những 
nguyên tắc cơ bản chung cao nhất là bảo đảm 
giải quyết hài hòa các lợi ích giữa các tộc 
người trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng, tôn 
trọng lẫn nhau. 
Theo Hồ Chí Minh, tương trợ giúp nhau giữa 
các dân tộc không chỉ là yêu cầu mà còn là tất 
yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng và 
bảo vệ đất nước. Với đặc thù về lịch s , Việt 
Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, để tồn 
tại và phát triển cần phải có sự tương trợ, giúp 
đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Thực tế là, dân 
tộc nào cũng có nhu cầu cần giúp đỡ và 
ngược lại dân tộc nào cũng có trách nhiệm 
giúp đỡ dân tộc khác. Tương trợ, giúp đỡ lẫn 
nhau là sự giúp đỡ của dân tộc này với dân 
tộc khác. Xét một cách khách quan, sự tương 
trợ giữa các dân tộc không phải đơn thuần là 
quan hệ cho - nhận, cũng không phải một bên 
ban ơn và bên khác phải hàm ơn, chịu phụ 
thuộc, lệ thuộc để rồi hình thành tính trông 
chờ, ỷ lại, dựa dẫm, thiếu ý chí vươn lên, trái 
lại, đó là tinh thần đoàn kết, thái độ và trách 
nhiệm hợp tác để mỗi dân tộc tích cực, chủ 
động phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, 
đồng thời học hỏi kinh nghiệm để tự hoàn 
thiện bản thân. Vai trò chủ đạo của mỗi dân 
tộc trong cộng đồng đa dân tộc không thể 
được thiết lập từ sự kỳ thị, chia rẽ, trái lại nó 
được phát triển và bộc lộ đầy đủ trong mối 
quan hệ giữa các dân tộc. 
Thực chất, sự tương trợ đúng với ý nghĩa lành 
mạnh của nó chính là giúp đỡ lẫn nhau, cùng 
phát triển và có lợi cho nhau để hướng tới các 
giá trị tự do hạnh phúc, làm chủ giang sơn, 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 29 - 36 
 Email: jst@tnu.edu.vn 32 
làm chủ bản thân và xã hội. Giá trị nhân văn 
cao cả của truyền thống tương trợ trong quan 
hệ dân tộc đòi hỏi phải dựa trên sự tôn trọng, 
tin cậy, thương yêu lẫn nhau. Sự thành, bại 
của cách mạng phần lớn tùy thuộc vào đường 
lối, chính sách của Đảng có củng cố vững 
chắc khối đại đoàn kết toàn dân hay không, 
việc thực thi chính sách dân tộc có đảm bảo 
lợi ích và quyền làm chủ thực sự cho các cộng 
đồng dân tộc hay không. 
Cũng theo Hồ Chí Minh, tương trợ giúp nhau 
giữa các dân tộc được thể hiện trên tất cả các 
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; 
dân tộc nào có trình độ phát triển cao hơn 
phải giúp đỡ các dân tộc có trình độ thấp hơn 
để xóa bỏ sự chênh lệch. 
Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc 
để cùng phát triển, theo Hồ Chí Minh phải 
được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, 
kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó, nâng cao 
đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các 
dân tộc, thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và 
củng cố khối đại đoàn kết là động lực thúc đẩy 
sự tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, biểu hiện 
cao nhất của sự đoàn kết, bình đẳng chính là sự 
tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết, bình 
đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau là sự đoàn 
kết, bình đẳng hai chiều giữa dân tộc thiểu số 
với dân tộc đa số. Tuy nhiên, Người nhấn 
mạnh các dân tộc có trình độ phát triển cao 
hơn phải giúp đỡ các dân tộc có trình độ thấp 
hơn để xóa bỏ sự chênh lệch, giúp các dân tộc 
có trình độ thấp hơn tiến kịp các dân tộc có 
trình độ cao hơn; “Dân tộc nào đông hơn, 
nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ 
các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đều 
đoàn kết như anh em một nhà” [8, tr. 269]. 
Sự quan tâm, giúp đỡ mà Hồ Chí Minh nói ở 
đây, cần làm thế nào cho các dân tộc trong 
nước phát triển một cách lành mạnh, vững 
chắc. Bằng chính sách, cơ chế, luật pháp, 
bằng cả đầu tư các nguồn lực để có đủ cả môi 
trường phát triển, điều kiện phát triển và hành 
động cụ thể chứ không phải chỉ quan tâm tới 
tinh thần, những động viên chung chung, hình 
thức. Đó là việc quan tâm thường xuyên, chứ 
không phải nhất thời, cũng không phải chỉ 
xảy ra những tình huống xung đột, mâu thuẫn, 
những điểm nóng mất ổn định mới quan tâm 
theo kiểu chạy theo sự kiện, áp dụng những 
giải pháp tình thế. 
Như vậy, thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh về 
đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân 
tộc được tạo thành một chỉnh thể có mối quan 
hệ biện chứng, trong đó “bình đẳng” là yếu tố 
không thể thiếu trong mối quan hệ dân tộc và 
trong chính sách dân tộc, là yếu tố làm nên sự 
đoàn kết vững chắc và tương trợ giúp đỡ lẫn 
nhau giữa các dân tộc; “đoàn kết” là biểu hiện 
thực hiện bình đẳng, còn “tương trợ” giúp đỡ 
nhau là điều kiện để thực hiện bình đẳng và 
đoàn kết trong quan hệ dân tộc. 
Từ hệ thống nội dung của Hồ Chí Minh về 
đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân 
tộc đã chứng tỏ tư tưởng của Người chứa 
đựng những giá trị lý luận và thực tiễn sâu 
sắc: góp phần cụ thể hóa và phát triển quan 
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề 
dân tộc ở một quốc gia đa dân tộc; đặt nền 
móng cho chính sách dân tộc của Đảng và 
Nhà nước ta; định hướng cho Đảng và Nhà 
nước hình thành một hệ thống các giải pháp 
đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 
người dân tộc thiểu số; khắc phục tư tưởng 
dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc; 
mang lại lợi ích cho các dân tộc, giải quyết 
đúng đắn mối quan hệ giữa các dân tộc, phát 
huy sức mạnh của từng dân tộc để xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc; động lực, mục tiêu cho 
việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính 
sách dân tộc ở nước ta hiện nay. Do đó, tư 
tưởng của Người đã trở thành nền tảng lý luận 
cho chính sách dân tộc của Đảng ta và định 
hướng, dẫn dắt cho hoạt động thực tiễn nhằm 
giải quyết tốt vấn đề dân tộc để thực hiện mục 
tiêu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa. 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 29 - 36 
 Email: jst@tnu.edu.vn 33 
Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn 
kết, bình đẳng, tƣơng trợ giữa các dân tộc 
trong thực hiện vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái 
Nguyên hiện nay 
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi 
Bắc Bộ với 8 dân tộc chủ yếu sinh sống: 
Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, 
Mông, Hoa. Đồng bào các dân tộc thiểu số 
chiếm 27%. Toàn tỉnh có 35 xã khu vực I, 41 
xã khu vực II, 48 xã khu vực III; 598 xóm đặc 
biệt khó khăn. Trong tiến trình lịch s dựng 
nước và giữ nước hàng ngàn năm, các dân tộc 
thiểu số đã gắn bó, đoàn kết cùng dân tộc 
Kinh, tạo thành một khối cộng cư, cộng ợi, 
cộng c m và cộng nh. 
Những thành tựu cơ bản trong thực hiện 
chính sách dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 
hiện nay 
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, các đơn vị hành 
chính Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt 
động. Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề 
dân tộc; về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ 
giữa các dân tộc, thực hiện đường lối của 
Đảng trong thời kỳ đổi mới, đồng thời quán 
triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ VIII 6 1996 của Đảng, Đại hội XV 
Đảng bộ Thái Nguyên tháng 11 1997 khẳng 
định: “Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương 
trợ giữa các dân tộc anh em trong tỉnh, cùng 
nhau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. 
Thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm ngh o, 
nâng mức sống của nhân dân các dân tộc tỉnh 
Thái Nguyên lên một bước rõ rệt” [2, tr.51]. 
Quan điểm định hướng nêu trên là sự cụ thể 
hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình 
đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, góp phần 
mở rộng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, 
tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân lao 
động tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của 
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 
Với mục tiêu giải quyết vấn đề dân tộc theo 
hướng bảo đảm những giá trị đoàn kết, bình 
đẳng, tương trợ, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 
đã xác định: “Thực hiện tốt chính sách dân 
tộc của Đảng và Nhà nước; phát huy và giữ 
gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp 
của từng dân tộc, chăm lo đời sống vật chất 
và tinh thần của nhân dân ở vùng cao, vùng 
sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng” [3, 
tr.45-46]. 
Cùng với đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh 
Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành 
chương trình hành động số 9 - CTr TU ngày 
16 5 2 3, xác định rõ 3 mục tiêu: Phát triển 
kinh tế, xóa đói giảm ngh o, nâng cao đời 
sống đồng bào các dân tộc; nâng cao trình độ 
dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức 
hưởng thụ văn hóa của đồng bào; xây dựng 
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ ở cơ 
sở có đủ phẩm chất và năng lực. Với quyết 
tâm cao độ của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái 
Nguyên, việc tổ chức, quán triệt và triển khai 
thực hiện các Nghị quyết Hội nghị trung ương 
7 khóa IX đã được các cấp ủy Đảng từ tỉnh 
đến cơ sở chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, sâu 
rộng đến quần chúng nhân dân và trên thực tế, 
công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện các 
Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX được Ban 
thường vụ Tỉnh uỷ thường xuyên quan tâm. 
Trong 5 năm đã ban hành hai kế hoạch: kế 
hoạch số 49 - KH TU ngày 7 4 2 5 kiểm tra 
hai năm thực hiện các Nghị quyết Hội nghị 
Trung ương 7 khóa IX và kế hoạch số 51- 
KH TU ngày 2 7 2 8 về tổng kết 5 năm thực 
hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX “Về 
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”; 
“Về công tác dân tộc”. Việc thực hiện Nghị 
quyết Trung ương 7 khoá IX đã giúp tỉnh 
Thái Nguyên thu được rất nhiều những kết quả 
quan trọng: Xã hội ổn định, kinh tế phát triển, 
quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống 
chính trị không ngừng được củng cố. Đời sống 
vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc 
trong tỉnh được cải thiện, khối đại đoàn kết các 
dân tộc được củng cố tăng cường. 
Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết Hội nghị 
lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng 
khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết 
toàn dân tộc; về công tác dân tộc, Nghị quyết 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 29 - 36 
 Email: jst@tnu.edu.vn 34 
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ 
XVII (2006) chỉ rõ: “Các dân tộc trong tỉnh 
bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau 
cùng phát triển. Tiếp tục thực hiện chương 
trình mục tiêu giảm hộ ngh o, nâng cao dân 
trí, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và 
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc” [4, 
tr.54-55]. 
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ 
trương, đường lối, chính sách của Nghị quyết 
Đại hội X của Đảng, đặc biệt là về vấn đề dân 
tộc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái 
Nguyên Khóa XVIII 2 1 đã khẳng định: 
“Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết 
toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, 
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của 
nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự 
an toàn xã hội” [5, tr.29]. 
Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết của 
nhân dân các dân tộc trong tỉnh, huy động và 
s dụng có hiệu quả các nguồn lực. Nghị 
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 
khóa XIX 2 15 , tiếp tục khẳng định: “Nâng 
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của 
toàn Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị 
trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, 
đoàn kết, sáng tạo; huy động và s dụng hiệu 
quả các nguồn lực; phát triển kinh tế nhanh và 
bền vững” [6, tr.59]. 
Có thể khẳng định rằng, từ việc vận dụng tư 
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, 
tương trợ giữa các dân tộc và thực hiện đường 
lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo của 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997- đến 
nay, tình hình giải quyết vấn đề dân tộc trên 
địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu trên 
các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn 
hóa, xã hội: tạo cơ rút ngắn khoảng cách 
chênh lệch giữa các thành phần dân tộc trong 
phát triển kinh tế, góp phần chăm lo đời sống 
vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc; 
thúc đẩy văn hóa - xã hội phát triển; quốc 
phòng - an ninh trật tự an toàn xã hội vùng 
dân tộc miền núi được giữ vững; các dân tộc 
trên địa bàn đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau 
cùng tiến bộ, làm thất bại âm mưu phá hoại 
của các thế lực thù địch chia rẽ khối đại đoàn 
kết dân tộc. Theo số liệu thống kê của Ủy ban 
nhân dân tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2 11 - 
2 15 , tỷ lệ hộ ngh o đã giảm nhanh từ 
2 ,57% năm 2 11 xuống còn 7, 6% dưới 
1 % . Năm 2 15, giảm 13,51%, tương ứng 
36.668 hộ thoát ngh o. Đến nay, cơ sở hạ tầng 
của các xã đồng bào khó khăn cơ bản được 
tăng cường và cải thiện rõ rệt: 1 % xã có 
trường tiểu học và trạm Y tế; 1 % xã có 
đường ô tô đến trung tâm xã; 1 % xã có điện 
sinh hoạt với 95% số hộ dùng điện; 85% hộ 
dùng nước sạch [1 ]; “có 1 1 143 xã đạt 
chuẩn về cơ sở vật chất; 8 143 xã đạt chuẩn 
quốc gia về giáo dục; 46 663 trường đạt 
chuẩn quốc gia” [1, tr.1 5]. 
Những vấn đề cần tiếp tục được giải quyết 
trong thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh 
Thái Nguyên hiện nay 
Nhìn từ tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh 
những thành tựu đạt được, việc thực hiện vấn 
đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số 
hạn chế cần tiếp tục được giải quyết. Trong 
đó, mối quan hệ đoàn kết, bình đẳng, tôn 
trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc có 
lúc chưa thật chặt chẽ, thường xuyên; các thế 
lực thù địch còn lợi dụng để chia rẽ khối đại 
đoàn kết dân tộc. Do đó, trình độ phát triển 
giữa các dân tộc chưa đồng đều; hộ ngh o, cận 
ngh o ở vùng dân tộc, miền núi còn ở mức 
cao, kết quả công tác xóa đói giảm ngh o chưa 
bền vững, còn có nguy cơ tái ngh o. Theo 
thống kê mới nhất của tỉnh Thái Nguyên, bước 
vào giai đoạn 2 16 - 2 2 , toàn tỉnh hiện vẫn 
còn 42. hộ ngh o, chiếm tỷ lệ 13,4% dân 
số và 28. 54 hộ cận ngh o, chiếm 8,94%. Hộ 
ngh o chủ yếu tập trung ở địa bàn vùng nông 
thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số 
chiếm 93,3% 39.252 hộ [11]. Điều này thể 
hiện tính chưa bền vững của công tác giảm 
ngh o tại tỉnh Thái Nguyên. 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 29 - 36 
 Email: jst@tnu.edu.vn 35 
Cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng 
chưa đồng bộ, các công trình mới chủ yếu 
tập trung ở trung tâm các xã, công trình phục 
vụ sản xuất, sinh hoạt tại các xóm, bản ở 
nhiều nơi. Mức sống đại đa số đồng bào dân 
tộc thiểu số sống ở những thôn bản, vùng 
sâu, vùng xa còn thấp, trình độ dân trí chưa 
đồng đều. 
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 
vào sản xuất của đồng bào còn hạn chế, quy 
mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa thành vùng 
hàng hóa, chuyên canh, sức cạnh tranh thấp. 
Tình trạng người dân thiếu đất sản xuất, đất ở, 
nước sinh hoạt vẫn tồn tại ở một số nơi. Việc 
giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc 
miền núi đem lại hiệu quả chưa cao. 
Trình độ dân trí, chất lượng giáo dục đào tạo 
và công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào 
các dân tộc thiểu số còn hạn chế; năng lực 
trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở ở một số 
nơi còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu 
cầu nhiệm vụ mới. Điều này được thể hiện, 
trong số 1.180 cán bộ chủ chốt chính quyền 
cấp xã có 13 người có trình độ sau đại học 
chiếm 0,69%, 613 người đạt trình độ đại học 
chiếm 32,61%, có trình độ cao đẳng là 84 
người chiếm 4,47%, có trình độ trung cấp là 
3 2 người chiếm 16,06% [10]. Đặc biệt hoạt 
động tôn giáo ở một số địa bàn còn diễn ra 
không bình thường; một số tập quán lạc hậu 
cũng như tệ nạn xã hội chưa bị đẩy lùi; các 
giá trị văn hoá truyền thống chưa được phát 
huy tốt, bản sắc văn hoá của một số dân tộc 
có nguy cơ mai một và môi trường sống của 
đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số nơi 
còn bị xâm hại 
Từ những kết quả và hạn chế trong việc thực 
hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, 
đánh giá một cách khách quan, đúng hiện 
trạng tình hình mọi mặt giữa các dân tộc 
trong tỉnh vẫn còn có sự chênh lệch khá rõ về 
trình độ phát triển nói chung. Sự chênh lệch 
đó được cắt nghĩa từ những nguyên nhân 
khách quan như: điều kiện tự nhiên, địa lý, 
địa bàn cư trú, truyền thống bản địa, phong 
tục tập quán và điều kiện lịch s để lại. Ngoài 
ra, còn có những nguyên nhân chủ quan tác 
động làm tăng thêm sự chênh lệch về mọi mặt 
giữa các dân tộc: Việc cụ thể hóa các chỉ thị, 
nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc ở 
một số nơi chưa kịp thời, thiếu tính nhạy bén; 
trình độ năng lực tổ chức thực hiện chính sách 
phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc 
của một số cán bộ cấp cơ sở chưa đáp ứng 
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; một bộ 
phận cán bộ, nhân dân nhất là đồng bào dân 
tộc thiểu số chưa thật cố gắng vươn lên, còn 
biểu hiện tự ti, ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ 
của Nhà nước và địa phương. 
KẾT LUẬN 
Giải quyết vấn đề dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên 
là một trong những hoạt động thực tiễn có tổ 
chức mang tính chính trị - xã hội sâu sắc, toàn 
diện của hệ thống chính trị các cấp, trực tiếp 
là hệ thống chính trị ở cơ sở và bản thân đồng 
bào các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời, giải 
quyết vấn đề dân tộc ở Thái Nguyên còn liên 
quan trực tiếp đến nhiều chủ trương, chính 
sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng 
tâm là thực hiện chính sách dân tộc trên các 
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, 
quốc phòng - an ninh. Đó là quá trình cụ thể 
hoá và tổ chức thực hiện chủ trương, chính 
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở Thái 
Nguyên, nhằm xác lập quan hệ đoàn kết, bình 
đẳng, tương trợ giữa các dân tộc trên mọi lĩnh 
vực của đời sống xã hội. Để giải quyết vấn đề 
dân tộc được bảo đảm trên thực tế, phải đẩy 
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và 
nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc 
thiểu số, từng bước khắc phục sự chênh lệch 
về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Trong 
đó, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh 
về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các 
dân tộc vào xây dựng và thực hiện hệ thống 
chính sách ưu tiên để đồng bào dân tộc thiểu 
số ở Thái Nguyên có cơ hội và điều kiện phát 
triển, vươn lên đoàn kết, bình đẳng với dân 
tộc đa số là vấn đề trọng tâm hiện nay. 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 196(03): 29 - 36 
 Email: jst@tnu.edu.vn 36 
Theo đó, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng 
Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng, tương 
trợ giữa các dân tộc trong gi i quyết vấn đề 
dân tộc ở Thái Nguyên à quá trình vận dụng, 
phát triển và hi n thực hoá tư tưởng của 
Người về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa 
các dân tộc thành h thống chính sách và tổ 
chức thực hi n phù hợp với đặc điể Thái 
Nguyên, nhằ nâng cao đời sống vật chất, 
tinh thần của đồng bào, khắc phục sự chênh 
 ch về trình độ ọi ặt giữa các dân tộc trên 
thực tế; góp phần tăng cường đoàn kết, tôn 
trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các 
dân tộc, à thất bại â ưu, hoạt động 
chống phá của các thế ực thù địch. 
Vấn đề cốt lõi trong giải quyết vấn đề dân tộc 
ở Thái Nguyên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí 
Minh là quá trình hiện thực hoá những nội 
dung đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các 
dân tộc của Người vào trong đời sống của 
đồng bào các dân tộc. Nghĩa là, từ nhận thức 
đến hoạt động của các chủ thể và kết quả thực 
hiện đều trên cơ sở quán triệt, phản ánh đầy 
đủ, đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn 
kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc, 
trên cơ sở đó bổ sung, phát triển tư tưởng của 
Người về đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa 
các dân tộc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giá 
thống kê tỉnh Thái Nguyên nă 2015, Thái 
Nguyên, 2016. 
[2]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, ăn ki n Đại hội 
Đ ng bộ tỉnh Thái Nguyên ần thứ , Thái 
Nguyên, 1997. 
[3]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, ăn ki n Đại hội 
Đại biểu Đ ng bộ tỉnh ần thứ I, Thái 
Nguyên, 2001. 
[4]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, ăn ki n Đại hội 
Đại biểu Đ ng bộ tỉnh ần thứ , 2006. 
[5]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, ăn ki n Đại hội 
Đ ng bộ tỉnh Thái Nguyên ần thứ , Thái 
Nguyên, 2010. 
[6]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, ăn ki n Đại hội 
Đ ng bộ tỉnh Thái Nguyên ần thứ , Thái 
Nguyên, 2015. 
[7]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, 
Hà Nội, 2011. 
[8]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 13, Nxb CTQG,, 
Hà Nội, 2011. 
[9]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Nxb Nxb 
CTQG, Hà Nội, 2011. 
[10]. Tỉnh ủy Thái Nguyên, Báo cáo số ượng, chất 
 ượng đội ngũ cán bộ, Thái Nguyên, 2017. 
[11]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Tổng kết 
Kế hoạch thực hi n Chương trình gi nghèo 
tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015, Thái 
Nguyên, 2015. 
[12]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo 
tổng kết công tác gi nghèo tỉnh Thái 
Nguyên nă 2016, Thái Nguyên, 2016. 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_doan_ket_binh_dang_tuong_tr.pdf