Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương

Tâm lý học đại cương là học phần có ý nghĩa quan trọng với sinh viên trong

quá trình học tập, đào tạo tại trường cao đẳng, đại học; nó là bộ môn khoa học trung

gian giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, với hệ thống tri thức lý luận về các

hiện tượng, các quy luật hình thành, phát triển tâm lý con người vì vậy đã gây cho sinh

viên không ít những khó khăn trong quá trình học tập môn học. Để khắc phục sự hạn

chế này, nhằm tạo hứng thú, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập môn học,

bài viết đưa ra quy trình vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy học phần Tâm lý học đại

cương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng học tập của sinh

viên trong quá trình học tập tại trường.

pdf 10 trang kimcuc 3960
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương

Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 35 
VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY 
TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG 
Nguyễn Thị Hƣơng1 
 TÓM TẮT 
 Tâm lý học đại cương là học phần có ý nghĩa quan trọng với sinh viên trong 
quá trình học tập, đào tạo tại trường cao đẳng, đại học; nó là bộ môn khoa học trung 
gian giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, với hệ thống tri thức lý luận về các 
hiện tượng, các quy luật hình thành, phát triển tâm lý con người vì vậy đã gây cho sinh 
viên không ít những khó khăn trong quá trình học tập môn học. Để khắc phục sự hạn 
chế này, nhằm tạo hứng thú, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập môn học, 
bài viết đưa ra quy trình vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy học phần Tâm lý học đại 
cương nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như chất lượng học tập của sinh 
viên trong quá trình học tập tại trường. 
Từ khóa: Sơ đồ tư duy, giảng dạy, sinh viên, tâm lý học đại cương 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tâm lý học đại cương là bộ môn khoa học trung gian giữa khoa học xã hội và 
khoa học tự nhiên, với hệ thống tri thức lý luận về các hiện tượng, các quy luật hình 
thành, phát triển tâm lý con người. Những kiến thức này vô cùng quan trọng đối với 
nhiều ngành nghề trong xã hội liên quan đến con người. Vì vậy trong chương trình đào 
tạo ở các trường đại học, cao đẳng Tâm lý học đại cương là học phần thường được lựa 
chọn để cung cấp kiến thức cho sinh viên. 
Tuy nhiên, môn học này chứa đựng hệ thống lý luận có tính trừu tượng cao cho 
nên đã gây không ít những khó khăn cho sinh viên trong quá trình học tập. Nếu việc tổ 
chức dạy học không hiệu quả rất dễ nảy sinh ở sinh viên sự chán nản, không hứng thú 
trong quá trình tiếp thu kiến thức môn học. 
Quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả nếu trong suốt quá trình đó người giáo viên 
hình thành ở sinh viên hứng thú, sự say mê với kiến thức của môn học. Điều này không 
cách nào khác, giáo viên sẽ phải vận dụng khá linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy 
học tích cực. Để khắc phục những hạn chế do học phần mang lại, làm cho hệ thống lý 
luận rõ ràng, tường minh hơn và giảm bớt phần nào sự trừu tượng của tri thức, tăng 
hứng thú học tập cho sinh viên, thì sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp có 
thể hỗ trợ nhằm khắc phục những hạn chế đó. 
1
 ThS. Giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 36 
2. NỘI DUNG 
2.1. Sơ đồ tƣ duy là gì? 
“Sơ đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, sắp 
xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin (thường là trên giấy) bằng cách sử dụng 
từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm bật lên những ký ức cụ thể và phát 
sinh các ý tưởng mới. Mỗi chi tiết gợi nhớ trong sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các 
sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu”. 
2.2. Ý nghĩa của việc vận dụng sơ đồ tƣ duy trong giảng dạy học phần Tâm 
lý học đại cƣơng 
Mục đích của quá trình dạy học chính là giúp sinh viên lĩnh hội tri thức ở các 
môn học từ đó hình thành thái độ và kỹ năng nghề nghiệp tương ứng. Như vậy, muốn 
hình thành kỹ năng nghề nghiệp chắc chắn sinh viên phải nắm vững tri thức được 
truyền đạt. 
Có nhiều cách để sinh viên có được những tri thức đó cho mình, tuy nhiên hiện 
nay một bộ phận lớn sinh viên chưa có cách ghi nhớ tốt và còn lúng túng nếu gặp 
những tài liệu có kiến thức lý luận nhiều, đặc biệt là có tính trừu tượng lớn. Sinh viên 
chưa có khả năng khái quát lại được vấn đề rõ ràng, vì vậy việc vận dụng nội dung học 
tập vào hoạt động nghề nghiệp chưa cao. 
Hiện nay cách ghi nhớ mang tính phổ biến nhất mà sinh viên sử dụng là lập dàn 
ý để ghi nhớ, có thói quen ghi nhớ máy móc, thường không nhớ được lâu. 
Vì vậy nếu giáo viên mô hình hóa nội dung học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp 
giáo viên trình bày nội dung kiến thức một cách logic, dễ hiểu, dễ nhớ; giúp sinh viên 
cải thiện chất lượng, tăng tính tích cực và hứng thú học tập, đồng thời có thể sử dụng 
được cách thiết kế sơ đồ tư duy trong học tập, tự tạo cho mình những sơ đồ tư duy 
mang tính sáng tạo về nội dung học tập; từ đó có thể nắm sâu sắc, vững vàng nội dung 
kiến thức và có khả năng vận dụng vào hoạt động nghề nghiệp hiệu quả. 
2.3. Các bƣớc cụ thể lập sơ đồ tƣ duy trong giảng dạy học phần Tâm lý học 
đại cƣơng 
2.3.1. Quy trình thiết kế sơ đồ tư duy 
2.3.1.1. Điều kiện thiết kế sơ đồ tư duy 
Để thiết kế sơ đồ tư duy, có 2 cách: 
Cách 1: Vẽ trên giấy. Chuẩn bị: một tờ giấy trắng, bút màu và chì màu, tài liệu 
học tập. 
Cách 2: Vẽ sơ đồ tư duy nhờ sử dụng phần mềm trên máy tính 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 37 
Cách 2 giúp giáo viên lập sơ đồ dễ dàng nhờ phần mềm trợ giúp, tuy nhiên hiện 
nay để phù hợp với điều kiện dạy học và học tập ở nhà trường, chúng tôi sử dụng cách 1 
để tạo sơ đồ tư duy. 
2.3.1.2. Các bước thiết kế sơ đồ tư duy 
Bước 1: Tập hợp những từ khóa từ nội dung học tập 
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm, chủ đề trung tâm chứa đựng toàn bộ nội dung 
sinh viên cần lĩnh hội 
Bước 3: Từ tiêu đề trung tâm, bắt đầu vẽ các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1) 
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3,  
- Ở bước này, giáo viên vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 
vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết. 
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. 
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu. 
Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa 
2.3.2. Các bước cụ thể lập sơ đồ tư duy trong giảng dạy học phần tâm lý học 
đại cương 
Bước 1: Lựa chọn phương pháp lập sơ đồ tư duy 
Nguyên tắc của việc lựa chọn: 
+ Phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài học để lựa chọn sơ đồ tư duy 
thích hợp. 
+ Sơ đồ tư duy giúp phát huy tính tích cực của người học khi sử dụng 
+ Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày sơ đồ tư duy, đồng thời rèn luyện sự 
thích ứng của sinh viên trong học tập với sơ đồ tư duy. 
Bước 2: Xác định các nội dung cơ bản trong học phần tâm lý học đại cương để 
lập sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy 
Bước 3: Lựa chọn nội dung trong mỗi chương để lập sơ đồ tư duy 
Bước 4: Lập sơ đồ tư duy cho từng nội dung kiến thức được lựa chọn 
Bước 5: Trình bày sơ đồ tư duy về nội dung kiến thức được lựa chọn 
Bước 6: Chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy 
2.4. Minh họa việc vận dụng sơ đồ tƣ duy vào giảng dạy học phần tâm lý học 
đại cƣơng 
Học phần tâm lý học đại cương có cấu trúc 4 chương: 
Chương 1: Tâm lý học là một khoa học (Chương này cung cấp cho SV những 
kiến thức cơ bản về học phần tâm lý học đại cương, như: Đối tượng, nhiệm vụ của tâm 
lý học; Bản chất của hiện tượng tâm lý người theo quan điểm của tâm lý học duy vật 
biện chứng; Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý). 
Chương 2: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức (nội dung trọng tâm của 
chương cung cấp cho SV những kiến thức chung về quá trình hình thành, phát triển 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 38 
tâm lý, ý thức như: cơ sở tự nhiên; cơ sở xã hội (nền văn hóa xã hội; hoạt động; giao 
tiếp) của tâm lý người; cấu trúc của ý thức, các cấp độ của ý thức; chú ý;). 
Chương 3: Nhận thức (Chương 3 cung cấp cho SV những kiến thức về quá trình 
nhận thức như: Nhận thức cảm tính; Nhận thức lý tính). 
Chương 4: Nhân cách và sự hình thành phát triển nhân cách (nội dung của 
chương này cung cấp cho SV những kiến thức liên quan đến nhân cách như: khái niệm 
nhân cách; các thuộc tính tâm lý của nhân cách; tình cảm, ý chí; sự hình thành phát 
triển nhân cách). 
Dựa vào các bước lập sơ đồ tư duy ở trên, nhằm tạo hứng thú cho sinh viên trong 
quá trình học tập. Sau đây tôi xin giới thiệu 2 nội dung trong Chương 1 mà tôi đã lập 
và sử dụng trong quá trình giảng dạy học phần là bản chất hiện tượng tâm lý người và 
các phương pháp nghiên cứu tâm lý. 
Nội dung 1: Bản chất hiện tượng tâm lý người 
Phần kiến thức này gồm có 2 nội dung: 
1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể 
Ở nội dung này, sinh viên cần phải nắm được nguồn gốc của sự hình thành tâm 
lý cũng như điều kiện để hình thành các hiện tượng tâm lý đó; nguyên nhân làm cho 
tâm lý người mang tính chủ thể là gì,. Vì vậy phần kiến thức cần cung cấp cho sinh 
viên gồm có khái niệm phản ánh, hiện thực khách quan (HTKQ), chủ thể và phản ánh 
tâm lý, tính chủ thể, được tôi thể hiện ở sơ đồ tư duy sau: 
2. Bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người 
Phần kiến thức bản chất xã hội - lịch sử của tâm lý người, gồm có 4 nội dung 
kiến thức yêu cầu sinh viên nắm vững: 1. Tâm lý người có nguồn gốc xã hội; 2. Tâm lý 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 39 
người có nội dung xã hội; 3. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao t iếp; 
4. Tính lịch sử trong tâm lý người. Tôi đã thể hiện những nội dung kiến thức này ở sơ 
đồ dưới đây: 
Tổng hợp hai sơ đồ, tôi sẽ đưa ra được sơ đồ tư duy tổng quát về Bản chất hiện 
tượng tâm lý người như sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 40 
Nội dung 2: Các phương pháp nghiên cứu tâm lý 
Trên cơ sở nắm được bản chất hiện tượng tâm lý người ở trên và các nguyên 
tắc nghiên cứu tâm lý. Phần nội dung này đề cập đến các phương pháp nghiên cứu 
tâm lý người, sinh viên lĩnh hội nội dung kiến thức này để có thể sử dụng một cách 
linh hoạt trong nghiên cứu, tác động đến con người một cách hiệu quả, tích cực để 
hình thành kỹ năng nghề nghiệp sau này. Với nội dung này, sinh viên cần nắm được 
các phương pháp sau: 
1. Phương pháp quan sát 
Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình 
nghiên cứu tâm lý con người. Nội dung kiến thức này yêu cầu sinh viên nắm được định 
nghĩa, hình thức quan sát, hiệu quả của phương pháp, cách tiến hành phương pháp. Tôi 
cụ thể nội dung thông qua sơ đồ sau: 
2. Phương pháp điều tra 
Đây là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu tâm lý. Cũng như phương 
pháp quan sát, nội dung này yêu cầu sinh viên phải nắm được định nghĩa, hình thức 
điều tra, các loại câu hỏi điều tra cũng như hiệu quả của phương pháp trong nghiên 
cứu. Tôi đã thể hiện nội dung thông qua sơ đồ sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 41 
3. Phương pháp thực nghiệm 
Đây cũng là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu, nắm 
vững kiến thức ở nội dung này sẽ giúp sinh viên đưa ra các cách thực nghiệm phù hợp 
với đối tượng. Ở phương pháp này phần nội dung kiến thức mà sinh viên cần nắm 
được thể hiện qua sơ đồ sau: 
4. Phương pháp trắc nghiệm (test) 
Tương tự các phương pháp trên, phần nội dung kiến thức sinh viên cần lĩnh hội 
được thể hiện qua sơ đồ sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 42 
5. Phương pháp trò chuyện 
Phương pháp trò chuyện là một phương pháp hỗ trợ đắc lực với các phương pháp 
nghiên cứu tâm lý ở trên vì giúp cho quá trình nghiên cứu có thể thu thêm được những 
thông tin quan trọng, cần thiết liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Nội dung này, tôi 
đã thể hiện thành sơ đồ tư duy dưới đây: 
 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý đa dạng, tuy nhiên trong quá trình nghiên 
cứu cần sự phối hợp hiệu quả giữa chúng để thu được kết quả tốt nhất. Vì vậy sinh viên 
phải hệ thống hóa được sơ đồ tư duy tổng hợp các phương pháp và thấy được ưu, 
nhược điểm của từng phương pháp để vận dụng. 
Từ những nội dung trên, ghép các sơ đồ thành phần chúng ta sẽ có sơ đồ tổng 
quát cho nội dung phương pháp nghiên cứu tâm lý. Xin đưa ra phần sơ đồ có tính minh 
họa như sau: 
2.5. Hiệu quả của việc vận dụng sơ đồ tƣ duy trong giảng dạy học phần tâm 
lý học đại cƣơng 
Sau thực tế giảng dạy học phần tâm lý học đại cương cho các lớp sinh viên ở 
Trường Đại học Hồng Đức, tôi thấy rằng, việc vận dụng sơ đồ tư duy trong quá trình 
giảng dạy học phần tâm lý học đại cương đã mang lại hiệu quả nhất định: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 43 
2.5.1. Với sinh viên 
SV thể hiện hứng thú trong quá trình tự học bằng phương pháp này giúp các em 
học tập một cách chủ động, tích cực. 
Thông qua hướng dẫn của giáo viên, sinh viên tích cực, sáng tạo hơn trong việc 
nghiên cứu thông tin, chọn lọc thông tin để có thể lập được sơ đồ tư duy liên quan đến 
nội dung kiến thức trong chương trình học lượng kiến thức thu được nhiều hơn, mang 
tính hệ thống, khoa học và khái quát, giúp các em có được những kỹ năng tự học cần 
thiết trong quá trình học tập, biết cách xử lý kiến thức từ các nguồn tài liệu khác nhau 
một cách hiệu quả và phù hợp. 
 2.5.2. Với giáo viên 
Qua thực nghiệm sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học học phần phần Tâm lý học 
đại cương tôi thấy rằng, bản thân cũng trở nên tích cực hơn bởi vì để sử dụng sơ đồ tư 
duy vào giảng dạy học phần giáo viên phải đầu tư nghiên cứu để tạo được sơ đồ tư duy 
hợp lý nhất phù hợp với mục tiêu và gắn kết với nội dung học tập, đồng thời giúp SV 
có thể tự lập được sơ đồ tư duy trong quá trình học tập hiệu quả. 
3. KẾT LUẬN 
Với tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học phát huy năng lực người học thì 
việc vận dụng sơ đồ tư duy vào quá trình dạy học là phù hợp. Bởi vì, sẽ phát triển tư 
duy, sáng tạo cho người học trong việc lĩnh hội kiến thức từ các nội dung học tập một 
cách khái quát, tường minh. Từ đó giúp các em nắm vững hơn kiến thức thu được và 
giúp hình thành kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các 
phương pháp dạy học tích cực giúp nâng cao chất lượng quá trình dạy học ở các trường 
đại học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Joyce Wycoff (2008), Ứng dụng bản đồ tư duy, Nxb. Lao động - Xã hội. 
[2] Tony Buzan (2008), Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan, 
Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 
[3] Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí 
Minh. 
[4] Tony Buzan (2008), Sách dạy đọc nhanh, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 
[5] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2006), Tâm lý học đại cương, Nxb. ĐHSP Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 27. 2015 
 44 
USING MIND MAP IN TEACHING GENERAL PSYCHOLOGY 
Nguyen Thi Huong 
ABSTRACT 
The general psychology has significant with students in the learning process and 
training in colleges and universities, it is the sciences intermediary between the natural 
sciences and social sciences, contained high abstract reasoning system, so it is cause 
difficulties for many students in the learning process. To overcome this limitation, to 
create excitement and creativity of students in the subject learning process, the article 
provides process using mind map in teaching general psychology to improve the 
quality of teaching, as well as the quality of students‟learning in school. 
Keywords: Mind map, teaching, students, general psychology 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_so_do_tu_duy_trong_giang_day_hoc_phan_tam_ly_hoc_da.pdf