Vấn đề đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị tại Đại học Đà Nẵng
Chất lượng giảng dạy và học tập các môn học Lý luận chính trị ở các trường đại học,
cao đẳng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Các môn học
này không chỉ chiếm một thời lượng chương trình lớn trong đào tạo theo học chế tín chỉ, mà
còn bởi mục tiêu của các môn học đề ra là trang bị cho người học thế giới quan và phương
pháp luận khoa học, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bài viết khái
quát thực trạng, đề ra các tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn
Lý luận chính trị tại Đại học Đà Nẵng hiện nay đó là: Căn cứ đánh giá khách quan; Hệ thống lại
dung chương trình mang tính thống nhất; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đánh giá
chất lượng môn học từ hiệu ứng xã hội. Cần có sự đầu tư từ các cấp quản lý.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị tại Đại học Đà Nẵng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 113 VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG AN EVALUATION OF THE TEACHING AND LEARNING OF POLITICAL THEORY SUBJECTS AT DA NANG UNIVERSITY Lê Hữu Ái Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Chất lượng giảng dạy và học tập các môn học Lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Các môn học này không chỉ chiếm một thời lượng chương trình lớn trong đào tạo theo học chế tín chỉ, mà còn bởi mục tiêu của các môn học đề ra là trang bị cho người học thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bài viết khái quát thực trạng, đề ra các tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị tại Đại học Đà Nẵng hiện nay đó là: Căn cứ đánh giá khách quan; Hệ thống lại dung chương trình mang tính thống nhất; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đánh giá chất lượng môn học từ hiệu ứng xã hội. Cần có sự đầu tư từ các cấp quản lý. ASBTRACT Today the quality of teaching and learning political theory courses at colleges and universities has a great influence on the quality of higher education in our country. These subjects not only account for a large amount of time in credit-based training programs, but they are also aimed to equip students with the world outlooks and scientific theories, guidelines and policies of the Party and State. This article deals with the generalization of real situations and the establishment of criteria for evaluating the teaching and learning of political theory subjects at the University of Danang in terms of objective assessment bases, unified academic programs systemization, teaching staff’s quality improvement and subjects quality assessment based on social effects. On the whole, it needs investments from different administrative levels. 1. Đặt vấn đề Chất lượng giảng dạy và học tập các môn học Lý luận chính trị trong những năm vừa qua tại trường đại học, cao đẳng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải có cái nhìn một cách toàn diện và khách quan, nhất là từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới, sắp xếp lại các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề hiện nay còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Từ thực tế giảng dạy các môn học này tại Đại học Đà Nẵng những năm gần đây, cũng như vị trí và vai trò của việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi cần phải có những đánh giá một cách khách quan về chất lượng giảng dạy và học tập đối với các môn học này. Đại học Đà Nẵng là một trong những đại học vùng lớn nhất của cả nước, việc nâng cao chất lượng đào tạo, kể cả các môn học này là một yêu cầu bức thiết, nhất là từ khi chúng ta chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 114 2. Quá trình dạy học và vấn đề đánh giá chất lượng 2.1. Bản chất của quá trình dạy học Bản chất của quá trình dạy học là sự tương tác giữa chủ thể truyền đạt (người thầy) và khách thể tiếp nhận thông tin (học trò). Ở các trường đại học, quá trình này có xu hướng chuyển biến, nghĩa là chủ thể truyền đạt xử lý và chuyển tải những thông tin chuyên môn hẹp cho người nghe. Gắn với quá trình này có nhiều mối tương tác, nhưng có lẽ hành vi có sự tác động mạnh mẽ nhất cho cả hai đối tượng là thầy và trò. Như vậy, phương pháp học, phương pháp dạy, phương pháp đánh giá là các vấn đề hàng đầu mà hệ thống giáo dục phải quan tâm. Giáo dục Đại học là một hệ thống con của hệ thống giáo dục, nhưng nó là bộ phận quan trọng nhất, vì đó là môi trường tập hợp những người có trình độ cao, nhằm chuẩn bị tri thức đủ chuẩn cho một chuyên môn hẹp để phục vụ cho việc tác nghiệp sau khi ra trường. Bất kỳ một quá trình dạy học nào mà chủ thể tham gia cũng hướng tới việc tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào phải đánh giá hành vi trong một tình huống nhất định. Việc đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là, mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được mục tiêu đã đặt ra hay không, hai là, việc giảng dạy có thành công hay là ngược lại, người học có sự chuyển biến theo hướng tích cực hay ngược lại. Đánh giá có thể thực hiện ngay trong quá trình giảng dạy hay khi đã kết thúc nhằm giúp chúng ta tự kiểm định chất lượng và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất để điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn chung của giáo dục đại học. 2.2. Đánh giá chất lượng dạy và học Để đánh giá chất lượng dạy và học đương nhiên phải được dựa trên các tiêu chí cụ thể và phải được đo lường, cái mà ta vẫn hay sử dụng thuật ngữ lượng hóa. Đối với nhân loại, việc đánh giá kết quả đã diễn ra hàng nghìn năm trước đây (ở Trung Quốc từ khoảng năm 2000 TCN), nhưng một khoa học thực sự về đo lường trong tâm lý và giáo dục thì mới xuất hiện cách đây khoảng hơn một thế kỷ. Đo lường (measurement) được hiểu là một quá trình thực hiện các quan sát thực nghiệm một thuộc tính, đặc trưng hoặc hiện tượng nào đó và chuyển đổi các quan sát đó thành một dạng thức phân loại hoặc định lượng theo một quy tắc hoặc một quá trình xác định rõ ràng. Ở châu Âu, nhất là ở Mỹ, lĩnh vực khoa học này phát triển mạnh vào thời kỳ trước thế chiến thứ nhất với những dấu mốc quan trọng như Trắc nghiệm trí tuệ Stanford- Binet xuất bản năm 1916, bộ trắc nghiệm thành quả học tập tổng hợp đầu tiên Stanford Achievement Test ra đời vào 1923. Với việc đưa chấm trắc nghiệm bằng máy của IBM năm 1935, việc National council on Measurement in Education (NCME) thành lập vào thập niên 1950 và Education Testing Service (ETS) ra đời năm 1947, một công nghệ trắc nghiệm đã hình thành ở Mỹ. Từ đó đến nay khoa học về đo lường trong tâm lý và giáo dục đã phát triển liên tục, những phê bình chỉ trích về khoa học này cũng xuất hiện thường xuyên nhưng chúng không đánh đổ được ngành công nghiệp trắc nghiệm mà chỉ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 115 làm cho nó tự điều chỉnh và phát triển mạnh mẽ hơn. Hiện nay ở Mỹ ước tính mỗi năm có cỡ 1/4 tỷ lượt trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa và 5 tỷ lượt trắc nghiệm do giáo viên soạn. Tương ứng với ngành công nghệ trắc nghiệm đồ sộ và sự phát triển của công nghệ thông tin, lý thuyết về đo lường trong tâm lý giáo dục đã phát triển nhanh. Đáng lưu ý là Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Respond Theory – IRT) đạt những thành tựu quan trọng nâng cao độ chính xác của phương pháp trắc nghiệm nói chung, và trên cơ sở đó công nghệ Trắc nghiệm thích ứng nhờ máy tính (Computerized – Adaptive Testing – CAT) ra đời. Ngoài ra, trên cơ sở những thành tựu của IRT và ngôn ngữ học máy tính (Computational linguistics), công nghệ E-RATE chấm tự động trắc nghiệm tiếng Anh nhờ máy tính của ETS đã được triển khai qua mạng Internet mà hiện nay khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam trước năm 1975, về lĩnh vực này vẫn còn ít được quan tâm. Nhưng sau đó, một số nhà khoa học của Việt Nam đã chủ động mời một số chuyên gia từ nước ngoài sang tổ chức hội thảo, đã dịch một số sách về khoa học này, mặt khác đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cử số cán bộ, giáo viên Đại học về khoa học này đi học ở nước ngoài. Vì thế, hiện nay hầu như các trường Đại học lớn ở nước ta đã có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng” để cải tiến việc thi trong toàn hệ thống đánh giá chất lượng các trường Đại học, và quyết định sẽ dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để làm đề thi tuyển Đại học vào mùa thi 2005. Đây là cơ hội để phát triển của khoa học về đo lường trong giáo dục ở nước ta. Hầu hết các trường Đại học của ta hiện nay đã thành lập bộ phận này để xử lý việc Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 3. Thực trạng giảng dạy các môn Lý luận chính trị hiện nay Những quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảng dạy chương trình các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học, cao đẳng. Theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT về ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương trình các môn Lý luận chính trị gồm 3 môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3.1. Môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin Ngoài chương Mở đầu giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác-Lênin và một số vấn đề chung của môn học. Căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung, chương trình môn học được cấu trúc thành 3 phần, 9 chương: Phần thứ nhất gồm 3 chương khái quát những vấn đề cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác- Lênin; phần thứ hai có 3 chương, trình bày những nội dung cơ bản của học thuyết kinh tế Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; phần thứ ba gồm 3 chương, nhằm khái quát những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 116 những vấn đề đặt ra cho chủ nghĩa xã hội hiện thực, cũng như triển vọng của hình thái kinh tế - xã hội này. 3.2. Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh Nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về Đảng cầm quyền; về đoàn kết dân tộc và quốc tế; về vấn đề dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đạo đức, giá trị văn hoá nhân văn. 3.3. Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới. Nội dung môn học gồm 8 chương với kết cấu: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Đường lối công nghiệp hoá; Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Đường lối xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội; Đường lối đối ngoại. 4. Một số tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị tại Đại học Đà Nẵng hiện nay Từ thực tiễn giảng dạy các môn học này ở Đại học Đà Nẵng, theo chúng tôi để đánh giá chất lượng giảng dạy cần tiến hành một số biện pháp sau đây: Một là, căn cứ đánh giá: Các môn học lý luận chính trị được kết cấu là những môn thuộc khối kiến thức cơ sở cho chương trình khung của tất cả các ngành học ở bậc đại học và cao đẳng. Vì vậy, đây là khối kiến thức có tính chất nền tảng, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên, góp phần trang bị và có những định hướng cơ bản về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn mà cuộc sống đã và đang đặt ra. Chính từ mục tiêu tổng quát như vậy, nên việc đánh giá chất lượng dạy và học không thể dừng lại ở việc lượng hóa bằng những chỉ số được thể hiện trên giấy tờ như: Sự phù hợp hay chưa phù hợp của nội dung chương trình; đánh giá chất lượng giáo viên từ sinh viên; bảng điểm phản ánh kết quả học tập của sinh viên; chỉ số niềm tin của đối tượng tiếp nhận, sự ăn khớp giữa lý luận và thực tiễn, v.v Hai là, về nội dung chương trình. Như đã đề cập ở trên, các môn lý luận chính trị được rút gọn từ 5 môn học thành 3 môn học: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo chúng tôi việc rút gọn đó là cấp thiết theo đúng yêu cầu của lộ trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhưng ở đây chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan về kết cấu của từng môn học để từ đó rút ra những bài học bổ ích cho việc tiếp tục cải tiến nội TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 117 dung của từng môn học cho phù hợp với thực tiễn đặt ra. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ trao đổi về nội dung của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo chúng tôi với dung lượng nội dung lớn như trong giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đã ban hành, và với thời gian dành cho môn học là 5 tín chỉ (75 tiết) như vậy thì rất khó để đạt được mục tiêu như môn học đã đề ra. Vì vậy, việc đánh giá thầy dạy và trò học là một việc làm bất khả thi. Bởi với một thời lượng chương trình như thế, cộng thêm sự lắp ghép một cách cơ học từ nội dung chương trình của 3 môn học trước đây là triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học, thêm nữa các môn học này đều có đối tượng nghiên cứu và phương pháp tiếp cận riêng. Vì vậy, sẽ là rất khó để một giáo viên có thể đảm nhiệm cả ba khối kiến thức khác nhau với đối tượng nghiên cứu khác nhau, nên theo chúng tôi cần phải có một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” phải là một giáo trình chuẩn về nội dung kiến thức, đích thực là những nguyên lý khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, được trình bày một cách có hệ thống, rõ ràng và dễ hiểu, đồng thời phải nhanh chóng sửa chữa cả về nội dung lẫn kết cấu, cả về ngôn từ lẫn văn phong, trong đó có những nội dung hoàn toàn xa lạ với tư tưởng của chính các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ sự bất cập của giáo trình, cộng thêm việc dự lớp và nghe hiểu của sinh viên cũng không đồng đều, trong khi những thông tin về tư tưởng và lý luận mà sinh viên có thể biết được hàng ngày lại hết sức đa dạng, nhiều chiều và phức tạp; và trên tất cả là, môn học đặc thù, có quan hệ trực tiếp đến nền tảng tư tưởng, thì những tri thức mà nó có nhiệm vụ đem lại cho người học phải đóng vai trò là “kim chỉ nam” cho hành động cách mạng của họ, và do vậy, Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” phải là một giáo trình chuẩn về nội dung kiến thức, đích thực là những nguyên lý khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, được trình bày một cách có hệ thống, rõ ràng và dễ hiểu. Ba là, về số lượng và chất của đội ngũ giảng viên. Thực tế cho thấy, ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước nói chung, Đại học Đà Nẵng nói riêng, số lượng giảng viên của các môn lý luận chính trị vẫn còn hạn chế, đặc biệt là sự hụt hẫng về đội ngũ kế cận. Hiện nay giảng viên các môn lý luận chính trị hầu hết đã ở độ tuổi về hưu và chuẩn bị về hưu, nhưng thế hệ kế cận lại rất mỏng và nhiều người được đào tạo đúng chuyên ngành lại không mặn mà với nghiệp giảng dạy. Đây là những môn học vốn mang tính đặc thù cao, đòi hỏi phải có sự hy sinh lớn, phải đam mê nghề nghiệp thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, từ năm học 2002 Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên cho đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị, cũng như miễn học phí cho các chuyên ngành đào tạo đại học thuộc các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng kết quả lại ngược lại, ngày càng có ít người theo học những ngành học này. Chẳng hạn, đối với chuyên ngành Kinh tế chính trị học tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, trong 03 khóa tuyển sinh gần đây hầu như rất ít thí sinh có nguyện vọng vào học ngành học này. Song, trong khi đó Nhà trường cũng đang tiến tới việc đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội, nên việc tạm dừng đào tạo đối với chuyên ngành này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải cho lực lượng đội ngũ kế cận TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 118 trong tương lai. Ngay trong Bộ môn Kinh tế chính trị, hiện nay lực lượng giảng viên trẻ còn mỏng, thêm vào đó, nguyện vọng của các giảng viên khi học tiếp lên bậc học cao hơn, họ lại không muốn đi đúng chuyên ngành mà mình sẽ giảng dạy. Trong điều kiện hiện nay, khi thời lượng dành cho môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin phải cắt giảm đến gần 70% so với trước đây, trong khi đó, trình độ đội ngũ giảng viên như đã đề cập ở phần trên là không đồng đều. Ngay trong từng giảng viên, mức độ nhận thức cũng không giống nhau đối với các vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cần phải khẳng định rằng xu hướng chung trong việc tổ chức giảng dạy là một giảng viên sẽ đảm trách cả 3 nội dung tách biệt trước đây là cần thiết, nhưng theo chúng tôi cần phải nhìn thẳng vào thực tế về thực trạng đội ngũ giảng viên của các môn lý luận chính trị hiện nay. Đó là, đội ngũ giảng viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau theo chuyên ngành hẹp. Trong quá trình công tác các giảng viên cũng chỉ giảng dạy theo chuyên môn của mình. Qua nhiều năm giảng dạy, đội ngũ giảng viên hầu như ít học tập, nghiên cứu, kết hợp những nội dung của chuyên môn khác vào nội dung chuyên ngành của mình. Nếu có thì ở mức độ còn hạn chế. Mặt khác bề dày kinh nghiệm giảng dạy và quản lý cũng như trình độ sư phạm của đội ngũ giảng viên là rất khác nhau. Với thực trạng như vậy, nay lại đảm nhận giảng cả 3 nội dung, đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết cho trước mắt và lâu dài. Để đạt được yêu cầu này tất nhiên cần có thời gian, song trước hết, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao trước sinh viên, trước xã hội của đội ngũ giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 2 đợt tập huấn cho đội ngũ giảng viên, song như vậy chưa thể nói là đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Theo chúng tôi, nên đặt ra 2 mục tiêu để qua đó tổ chức thực hiện giảng dạy cho phù hợp: Thứ nhất, các giảng viên phải tự học tập nắm vững kiến thức tổng hợp của cả 3 bộ môn, để từ đó có thể vận dụng nhuần nhuyễn vào bài giảng. Thứ hai, trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường, Khoa lý luận chính trị cần triển khai các bước cụ thể: Yêu cầu các giảng viên xây dựng bài giảng, giáo án kỹ lưỡng, có sự thảo luận đóng góp của các chuyên môn khác nhau, hình thành bài giảng chuẩn trong đó cần khẳng định những nội dung trọng tâm. Sau đó tổ chức giảng thí điểm với sự tham dự của các giảng viên chuyên ngành khác, cùng rút kinh nghiệm, đóng góp bổ sung cho nhau. Đồng thời lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về mức độ tiếp thu của họ qua đó đánh giá được hiệu quả bài giảng. Trên cơ sở chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy sẽ triển khai trên diện rộng. Thứ ba, cần tạo ra diễn đàn để các giảng viên và sinh viên trao đổi nội dung, phương pháp dạy và học phù hợp với yêu cầu của đổi mới. Ở Đại học Đà Nẵng, các trường thành viên cần tạo ra một diễn đàn đối với những môn học này, qua đó giảng viên và sinh viên có nhiều điều kiện để trao đổi những vấn đề mang tính học thuật, chia sẻ kinh nghiệm và liên hệ với thực tiễn nhiều hơn, nâng cao tính chủ động, say mê của người học và trách nhiệm của người dạy. Chỉ có như vậy mới có thể có nhiều cơ sở để đánh giá, kiểm định chất lượng đối với môn học đặc thù này. Bốn là, hiệu ứng xã hội của môn học. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chắc chắn nhất, cách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 119 mạng nhất là Chủ nghĩa Lênin”. Sau này Người quan niệm đầy đủ hơn, đó là Chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo Người, mục đích của việc học tập lý luận chính trị là: Thứ nhất, học để sửa chữa tư tưởng. Hăng hái theo cách mạng, điều đó rất hay nhưng tư tưởng chưa thật đúng là tư tưởng cách mạng, vì thế cần phải học tập để sửa chữa cho đúng. Tư tưởng đúng, mới khỏi sai lạc và làm tròn nhiệm vụ cách mạng được. Thứ hai, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tuỵ với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng, đưa cách mạng thắng lợi hoàn toàn. Thứ ba, học để tin tưởng, tin tưởng vào đoàn thể, tin tưởng vào nhân dân, tin tưởng vào tương lai của dân tộc, tin tưởng vào tương lai cách mạng. Có như vậy thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới dám hi sinh. Thứ tư, học để hành: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Từ những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của học tập lý luận chính trị, chúng ta có thể khẳng định rằng, giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng không chỉ giúp người học hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học mà còn hình thành trong giới trẻ niềm tin, lý tưởng trong sáng về tương lai của đất nước, về lòng tự hào dân tộc, về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trước vận mệnh của Tổ quốc. Vì vậy, trong trường hợp như đã nêu trên, việc thiết kế chương trình chưa thật sự phù hợp, thì rất dễ tạo ra những hiệu ứng ngược, phản tác dụng, đi ngược với mục đích đã đặt ra. Đây là một thực tế đòi hỏi phải có sự tính toán thật kỹ lưỡng khi triển khai thực hiện và cũng là vấn đề không thể không đề cập khi đưa nó vào là một trong những tiêu chí để kiểm định chương trình các môn lý luận chính trị tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng nói chung, Đại học Đà Nẵng nói riêng. Năm là, sự đầu tư của các cấp quản lý. Để thực hiện tốt việc đổi mới chương trình các môn học lý luận chính trị, theo chúng tôi sự đầu tư của các cấp quản lý cả về tri thức và những điều kiện vật chất là hết sức cần thiết. Như đã nói ở trên, hiện nay Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị, đó là cơ chế hưởng phụ cấp ưu đãi 45%, hàng năm đều có chương trình tập huấn tập trung nhằm bổ sung, cập nhật những thông tin mới về lĩnh vực này. Nhưng theo chúng tôi, hiệu quả mang lại còn rất thấp. Với mức phụ cấp ưu đãi cao nhất trong tất cả các ngành như vậy, mà giảng viên vẫn phải giảng dạy nhiều giờ, giảng chay, hệ thống tài liệu tham khảo đa phần tự trang bị, các đợt tập huấn gần như chỉ mang tính hình thức và dường như là mong muốn chủ quan của một bộ phận các nhà quản lý, v.v thì chất lượng giờ dạy vẫn còn hạn chế là điều đương nhiên. Theo chúng tôi, cấp quản lý cao nhất là Ban chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình các môn học lý luận chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải điều chỉnh ngay những khiếm khuyết về nội dung và thời lượng chương trình cho phù hợp với đối tượng môn học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần kết hợp với các cơ sở đào tạo để đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ thể theo hướng lượng hóa về mặt chất lượng giảng dạy đối với các môn học này. Với Đại học Đà Nẵng, là một trong những đại học vùng lớn, với TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 120 nhiều trường thành viên, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực như hiện nay, theo chúng tôi: Thứ nhất, cần phải để cho sinh viên đánh giá giảng viên một cách khách quan cả nội dung và phương pháp của bài giảng. Những kết quả đánh giá cần được chuyển trực tiếp cho giảng viên để mỗi người tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Thứ hai, vì thời lượng giảng dạy ngắn mà khối lượng kiến thức nhiều, nên việc bố trí số lượng sinh viên cho mỗi lớp học phải hợp lý, tránh tình trạng lớp quá đông như hiện nay ở một số trường. Để giáo viên có nhiều thời gian trao đổi, thảo luận với người học hơn, thiết nghĩ một lớp học nên bố trí từ 50 đến 60 sinh viên là phù hợp. 5. Kết luận Đại học Đà Nẵng là một trong 20 trường Đại học, cao đẳng đầu tiên thực hiện chương trình thí điểm giảng dạy các môn lý luận chính trị theo tinh thần đổi mới các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua gần hai năm thực hiện chương trình này, đã và đang đặt ra nhiều bất cập về mặt chất lượng trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị. Vì vậy, việc nêu lên một cách khái quát thực trạng nội dung chương trình, thời lượng giảng dạy, số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên và hiệu quả đạt được từ mục tiêu của môn học là cơ sở để giải quyết nhiệm vụ cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. Các trường đại học, cao đẳng nói chung, Đại học Đà Nẵng nói riêng đang tiến hành quá trình kiểm định chất lượng đào tạo một cách toàn diện. Vì thế, việc nêu lên những tiêu chí phù hợp để đánh giá một cách khách quan đối với các môn lý luận chính trị cũng là một yêu cầu khách quan và cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002. [2] Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (Chủ biên), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ X, NXB Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. [5] Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. [6] Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. [7] Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
File đính kèm:
- van_de_danh_gia_chat_luong_giang_day_va_hoc_tap_cac_mon_ly_l.pdf