Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là người tham gia thành lập Đảng Cộng sản (ĐCS) Pháp năm 1920, là cán

bộ của Ban Phương Đông Quốc tế cộng sản từ năm 1924, là người chủ trì Hội nghị hợp nhất

các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành ĐCS Việt Nam đầu năm 1930. Trong quá trình hoạt

động cách mạng lâu dài với vị thế như vậy, Hồ Chí Minh đã có một hệ thống những quan điểm

về ĐCS Việt Nam cầm quyền. Những quan điểm đó tạo thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam

cho cả quá trình hoạt động của ĐCS Việt Nam.

pdf 9 trang kimcuc 9640
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Mạch Quang Thắng Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh 
 42 
VẤN ĐỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN 
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
Mạch Quang Thắng(1) 
(1)Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 
Ngày nhận 04/11/2016; Chấp nhận đăng 29/12/2016; Email: machquangthang2@gmail.com 
Tóm tắt 
Hồ Chí Minh là người tham gia thành lập Đảng Cộng sản (ĐCS) Pháp năm 1920, là cán 
bộ của Ban Phương Đông Quốc tế cộng sản từ năm 1924, là người chủ trì Hội nghị hợp nhất 
các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành ĐCS Việt Nam đầu năm 1930. Trong quá trình hoạt 
động cách mạng lâu dài với vị thế như vậy, Hồ Chí Minh đã có một hệ thống những quan điểm 
về ĐCS Việt Nam cầm quyền. Những quan điểm đó tạo thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam 
cho cả quá trình hoạt động của ĐCS Việt Nam. 
Từ khóa: Hồ Chí Minh, đảng cộng sản, cầm quyền, nguyên tắc 
Abstract 
THE RULING PARTY IN THE IDEOLOGY OF HO CHI MINH 
Ho Chi Minh was the founding member of the Communist Party of France in 1920; a 
member of the Committee of People of the East, Comintern, since 1924; and the chairman of 
the Congress unifying communist organisations into the Communist Party of Vietnam (CPV) in 
early 1930. During his long term engagement in revolutionary cause with such roles, Ho Chi 
Minh constructed series of thoughts on CPV as a ruling party. The thoughts have laid the 
foundation and guidance for the ideology and performance in the development of CPV. 
1. Xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền phù hợp với một nước nông nghiệp, kinh tế chậm 
phát triển 
Trong lý luận của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen thường đề cập vấn đề xây dựng và phát 
triển tổ chức cộng sản ở môi trường xã hội công nghiệp, khi giai cấp công nhân đại cơ khí đã 
hình thành và phát triển. Theo hai ông, ĐCS là tổ chức mà trong đó thành viên chủ yếu là công 
nhân đại công nghiệp gắn liền với nền sản xuất công nghiệp. Đến thời V.I. Lênin, hoạt động 
của Đảng bônsêvích Nga từ năm 1903, đặc biệt là từ sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, có 
khác hơn về môi trường xã hội, theo đó, nước Nga nói chung vẫn ở trong tình trạng chủ nghĩa 
tư bản chưa được phát triển. Trong đó, khi thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 
Xôviết (Liên Xô), tình trạng kinh tế-xã hội ở nhiều vùng còn ở dạng tiểu nông. Một trong 
những điều mà V.I. Lênin nhấn mạnh rằng, ngoài tính chất lý luận và bản chất giai cấp công 
nhân của Đảng bônsêvích, ông vẫn cứ lưu ý cần chú ý đến đưa nhiều công nhân vào Đảng để 
cải thiện thành phần trong Đảng vì số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân còn hạn 
chế. Điều này có căn nguyên ở một môi trường xã hội Liên Xô, vốn không phải là một xã hội 
thuần công nghiệp, không theo như hoàn cảnh hình thành tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 43 
đã nêu khi đề cập đến vấn đề ĐCS. Liệu có tổ chức xây dựng và phát triển được tổ chức cộng 
sản ở một môi trường kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển như ở Việt Nam không, khi mà cái 
“biển” tiểu nông rất rộng lớn, khi số lượng giai cấp công nhân rất ít so với tổng số dân cư, và 
quá trình giai cấp công nhân tiến lên một giai cấp công nhân đại công nghiệp diễn ra rất chậm 
chạp? Tình hình đó không chỉ hiện hữu ở những năm sau khi giành được chính quyền mà còn 
có trong chiều dài thời lượng cầm quyền từ năm 1945 về sau. Hồ Chí Minh là người trả lời cả 
về mặt lý luận và cả về mặt thực tế là hoàn toàn xây dựng được một ĐCS cầm quyền ở một 
nước có hoàn cảnh như thế. 
Hồ Chí Minh nêu lên quy luật ra đời của ĐCS Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin kết 
hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Nhưng, nên khẳng định thêm: không 
những là quy luật ra đời mà còn là quy luật phát triển của ĐCS Việt Nam nữa. Chính việc đưa 
thêm yếu tố phong trào yêu nước vào kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công 
nhân đã làm cơ sở cho chiến lược của Đảng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; 
vì cơ sở xã hội của Đảng không chỉ là giai cấp công nhân mà còn là toàn thể nhân dân. 
2. Nêu cao tư cách của một Đảng Cộng sản cầm quyền 
Một là: Hồ Chí Minh luôn luôn xác định trách nhiệm rất cao của Đảng cầm quyền đối 
với dân. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước. 
Người hay nêu lên những căn bệnh làm tổn hại đến tư cách của Đảng cầm quyền – Đảng đã có 
chính quyền, cán bộ, đảng viên có quyền lực trong tay, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. 
Bản thân Hồ Chí Minh cũng tự xác định việc làm Chủ tịch nước của mình giống như một người 
lính vâng lệnh của quốc dân ra mặt trận, bao giờ nhân dân cho lui thì Người vui lòng lui. Chính 
vì thế mà Hồ Chí Minh nêu lên trách nhiệm của Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là 
người đầy tớ, là trâu ngựa thật trung thành của nhân dân. Nói một cách tổng quát, quan điểm 
của Hồ Chí Minh là “bao nhiêu quyền hạn đều ở nơi dân” do vậy Đảng cầm quyền là Đảng 
được nhân dân giao quyền, giao trách nhiệm lãnh đạo toàn xã hội để bảo đảm quyền lợi cho 
dân, cho Tổ quốc. 
Hai là: lực lượng cán bộ, đảng viên phải luôn luôn trong sạch vững mạnh. Đây là yêu 
cầu chung cho tất cả các thời kỳ hoạt động của Đảng, kể cả trước khi cầm quyền. Nhưng điều 
đáng chú ý ở đây là Hồ Chí Minh quan niệm sự nghiệp xây dựng đất nước là cuộc chiến đấu 
khổng lồ chống lại những gì là cũ kỹ, hư hỏng, do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên giai 
đoạn Đảng cầm quyền càng phải vững mạnh hơn. Hai mặt cơ bản thống nhất trong một con 
người là đức và tài vẫn là điều mà Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh để rèn luyện đội ngũ cán 
bộ, đảng viên. 
Trong tư cách của một ĐCS cầm quyền, Hồ Chí Minh nhấn rất mạnh đến vấn đề “đạo 
đức”, “văn minh” của Đảng. Đối với Việt Nam, một nước ở phương Đông, chịu ảnh hưởng nhất 
định tư tưởng Nho giáo coi trọng tu dưỡng đạo đức cá nhân, thì vấn đề đạo đức càng được nổi 
bật hơn hết. Chính bản thân Hồ Chí Minh quan niệm rằng, nói chung thì các dân tộc phương 
Đông đều rất giàu tình cảm, đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài 
diễn văn tuyên truyền. Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cộng sản. Từ 
cuối những năm 20, trong hệ thống các bài giảng cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, 
Hồ Chí Minh đưa lên đầu như là một bài nhập môn phần Tư cách của một người cách mạng. 
Nếu so sánh với nhiều người lãnh đạo của đảng chính trị cầm quyền khác thì Hồ Chí Minh là 
người nói và làm nhiều nhất về vấn đề đạo đức của một ĐCS. 
Mạch Quang Thắng Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh 
 44 
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức đã bao hàm cả các yếu tố về năng lực, phẩm 
chất của cán bộ, đảng viên. Có lẽ do “nói và làm” rất nhiều về vấn đề đạo đức cách mạng, nhiều 
lúc mượn cả những khái niệm đạo đức của Nho giáo nhưng mang một nội dung mới, cho nên 
một số người lầm tưởng rằng, Hồ Chí Minh thiên về “đức trị”. Điều này liên quan đến triết lý 
phát triển của Hồ Chí Minh khi Người xuất phát từ cách tiếp cận với văn hóa học, đặc biệt là 
văn hóa đạo đức và chủ nghĩa nhân văn. Đó là lý luận và thực tiễn trong cuộc đời Hồ Chí Minh 
về sự biến đổi các vấn đề nhân sinh và xã hội theo chiều hướng tốt đẹp. Một trong những biểu 
hiện rõ nhất của Hồ Chí Minh về rèn luyện đảng cộng sản để cho Đảng trở thành Đảng của đạo 
đức, của văn minh là Người “rèn” đạo đức cán bộ, đảng viên trong thực tế chứ không chỉ dừng 
lại những quy định khô cứng trong văn bản. 
3. Tiền đề của cầm quyền vững chắc là Đảng Cộng sản phải thực hiện tốt các nguyên tắc 
hoạt động của mình 
Những nguyên tắc hoạt động của ĐCS Việt Nam cầm quyền thể hiện ở một số điểm: 
Một: Thực hiện tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh đưa ra luận đề liên quan mật thiết với 
nhau: tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải đi đến tập trung. Như vậy, hàm lượng dân 
chủ càng cao, càng đậm đặc bao nhiêu trong sinh hoạt Đảng thì tập trung trong Đảng càng đúng 
đắn bấy nhiêu. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, phải làm cho tất cả mọi đảng viên bày tỏ hết ý 
kiến của mình ở trong Đảng, tức là khơi dậy tinh thần trách nhiệm và tính tích cực chủ động 
của tất cả đảng viên. Khi đã thảo luận, bày tỏ ý kiến rồi thì đi đến tập trung, tức là đề cập ý chí 
thống nhất, hành động thống nhất, như thế mới có sức mạnh. Và, nói như Hồ Chí Minh, lúc ấy 
quyền tự do của đảng viên hóa ra quyền phục tùng chân lý. 
Hai: Thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Để nhấn mạnh tính chất này, Hồ Chí 
Minh lưu ý hai điều cần tránh trong hoạt động của Đảng cầm quyền: (1) Độc đoán, chuyên 
quyền, coi thường tập thể; (2) Dựa dẫm tập thể, không dám quyết đoán. Đảng cầm quyền phải 
dám chịu trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc, trước lợi ích của nhân dân và toàn dân tộc 
trên nền của tầm trí tuệ cao. 
Ba: Thực hiện tự phê bình và phê bình. Đây là điều trăn trở nhất của Hồ Chí Minh với tư 
cách là Chủ tịch Đảng cầm quyền. Người đầy lo lắng, hễ có yếu tố nào có nguy cơ làm tổn hại 
đến sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, trong dân là Người tìm cách cố gắng khắc phục. Muốn 
thế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới việc giáo dục cho toàn Đảng tinh thần tự phê bình và phê bình, 
coi là việc làm thường xuyên. 
Bốn: Chú trọng kết nạp những người ưu tú vào Đảng và luôn luôn làm trong sạch Đảng, 
loại bỏ những phần tử biến chất ra khỏi Đảng. Mượn khái niệm của hóa học và vật lý học, thì 
đây chính là quá trình đồng hóa và dị hóa của sự vật, là quá trình làm trong sạch đội ngũ qua bộ 
lọc (filter). ĐCS cầm quyền cũng như vậy. Đảng do từng con người kết thành tổ chức. Chất 
lượng, năng lực cầm quyền của Đảng phụ thuộc có tính chất quyết định vào chất lượng, năng lực 
của đội ngũ đảng viên. Hồ Chí Minh chính là người nói và viết nhiều về yêu cầu này, và chính 
Người nêu tấm gương lớn và sáng về tư cách của người cộng sản, tỏ rõ thái độ làm cho đội ngũ 
đảng viên trong sạch, vững mạnh. 
Năm: Hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Thực ra, trong hoàn cảnh khi 
Hồ Chí Minh làm lãnh tụ của ĐCS Việt Nam cầm quyền (từ năm 1945 trở đi), vấn đề Đảng 
trong quan hệ lãnh đạo Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được Người đề cập nhiều. 
Nhưng, quan điểm của Hồ Chí Minh về mặt này thì rất rõ, đó là phải thấm nhuần tinh thần pháp 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 45 
quyền: mọi người, từ cán bộ cao cấp đến mọi đảng viên khác đều có nghĩa vụ tôn trọng thực thi 
pháp luật. 
Sáu: Có trách nhiệm với dân và tăng cường mối quan hệ với dân. Mục đích hoạt động 
của Đảng và quyền lợi của dân là một, đó là điểm xuyên suốt của Hồ Chí Minh trong suốt cả 
quá trình hoạt động cách mạng. Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (năm 1947), 
chia dân làm ba loại hoặc ba hạng: tiên tiến, vừa vừa, lạc hậu. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm 
cho dân giác ngộ để đưa dân lên hàng "dân tiên tiến". Gần dân, hiểu dân, vì dân, đó là phong 
cách Hồ Chí Minh và đó cũng là yêu cầu có tính nguyên tắc mà Hồ Chí Minh nêu lên cho hoạt 
động của Đảng cầm quyền. Đảng gắn bó chặt chẽ với dân là vấn đề có tính chất quyết định 
thành công đến sự tồn tại và phát triển của Đảng với tư cách là một tổ chức được nhân dân giao 
phó trách nhiệm thay mặt mình gánh vác trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cho thắng 
lợi của cách mạng. 
Bảy: Chú trọng giữ vững và tăng cường mối quan hệ quốc tế trong sáng. ĐCS cầm 
quyền càng cần phải chú trọng đến tình đoàn kết quốc tế, vì lợi ích chung của nhân dân toàn thế 
giới. Trong mọi chính sách đối nội và đối ngoại, Đảng cầm quyền phải lãnh đạo bảo đảm lợi 
ích của dân tộc đồng thời không phương hại đến lợi ích của các nước khác. 
4. Những vấn đề của giai đoạn hiện nay 
Thời kỳ Hồ Chí Minh sống có những đặc điểm khác với hiện nay. Vậy, liệu những quan 
điểm về ĐCS cầm quyền của Hồ Chí Minh có vận dụng vào hoàn cảnh hiện nay được không? 
Câu trả lời là: Được. 
Đây là thời kỳ Việt Nam mở cửa, hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh toàn cầu hoá. Trong 
sự chuyển biến phức tạp của tình hình thế giới khoảng vài thập niên cuối thế kỷ XX, Việt Nam 
đã chuyển đổi sang cơ chế mới, với tư duy mới của sự phát triển. Việt Nam là một nước nằm 
trong “vành đai” hết sức năng động là châu Á - Thái Bình Dương, do vậy có chịu ảnh hưởng 
trực tiếp, mạnh mẽ của hoàn cảnh đó. Những sự kiện, những bước đi của Việt Nam những năm 
cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI chính là quá trình trở lại cơ sở vững chắc 
của quan điểm Hồ Chí Minh về tính quốc tế. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và đầy đủ hơn 
vào quá trình toàn cầu hóa, một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh cho sự phát triển bền vững. 
Thời kỳ của Hồ Chí Minh sống từ khi ĐCS Việt Nam cầm quyền năm 1945 trở đi là thời 
kỳ lực lượng cách mạng đang hùng mạnh, có hệ thống xã hội chủ nghĩa đối lập với chủ nghĩa tư 
bản. Nay, điều đó không còn. Thay vào đó là một thế giới không kém phần phức tạp trong quan 
hệ toàn cầu hoá. Sự thay đổi của cục diện chính trị thế giới còn ở chỗ chiến tranh lạnh kết thúc 
nhưng tình hình thế giới lại đứng trước những thử thách lớn. Đó là những cuộc chiến tranh cục 
bộ, những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, các thế lực khủng bố quốc tế gây ra những cảnh chết 
chóc, đẫm máu. Đó là những can thiệp đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 
nhiều nước trên thế giới bất chấp các định chế hành xử của luật pháp quốc tế cũng như các 
nguyên tắc, hiến chương của Liên hợp quốc. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực 
Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương - là những khu vực năng động trong sự phát triển 
của thế giới song cũng đầy những tiềm ẩn của nguy cơ mất ổn định. Đảng Cộng sản Việt Nam 
đứng trước tình hình thế giới vừa có thuận lợi vừa có khó khăn, thách thức. 
Việt Nam đang đứng trước thời cơ lớn của sự phát triển, nhưng thách thức còn lớn. 
Những biểu hiện của thời cơ mới đó là với việc tham gia ngày càng nhiều và chủ động, tích cực 
Mạch Quang Thắng Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh 
 46 
vào các tổ chức quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để bứt lên, hy vọng thu hẹp dần khoảng cách 
tụt hậu để phát triển kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và quốc tế. Việt Nam bước vào 
một môi trường rộng mở hơn mà ở môi trường rộng lớn này, mọi năng lực có thể được phát huy 
trong các mối quan hệ. Đó là Việt Nam tiếp tục có sự ổn định về chính trị, tạo điều kiện tiên 
quyết, rất quý báu, để phát triển nhanh, bền vững. Sau 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã 
thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, thế và lực của Việt Nam đã mạnh lên 
nhiều. Cái mạnh ở đây không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm, không những 
ở các chỉ số phát triển khác trong hệ thống tính toán quốc tế... mà còn ở trình độ, ở tư duy bắt 
nhịp kịp với tư duy phát triển của thế giới. Đó là hơn bao giờ hết, con người Việt Nam đang 
khát khao cống hiến nhằm đưa đất nước tiến nhanh và bền vững, sánh vai với các cường quốc 
năm châu. Nhân dân Việt Nam đã thấu chịu thử thách qua nỗi nhục bị nước ngoài đô hộ, nay 
nỗi nhục nghèo nàn và lạc hậu đang kích vào tâm trí, cứa vào lòng tự trọng của người Việt 
Nam, và do vậy, chưa bao giờ ý chí vươn lên thoát khỏi tình trạng khó khăn lại mạnh như bây 
giờ trong con người Việt Nam. Điều kiện quốc tế, bên cạnh những khó khăn, nhưng nhìn tổng 
quát, ở hiện tại và tương lai gần, có nhiều thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.  ... tố thời, thế và lực đang đan xen nhau. 
Thời do thế và lực đưa lại. Thế và lực tác động thúc đẩy thời mau xuất hiện. 
Thách thức, nguy cơ trong điều kiện mới cũng nằm ngay trong cả thời cơ. Khi hội nhập 
quốc tế trong dòng xoáy của toàn cầu hoá, Việt Nam bị chế định bởi “luật chơi” quốc tế định 
sẵn, mà Việt Nam không có quyền sửa. Hoạt động của Việt Nam trong môi trường mới của 
quốc tế diễn ra trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt gấp bội so với trước đây, rất có 
thể mức độ và hệ số rủi ro sẽ rất lớn và dày hơn. 
Thời cơ, thách thức, nguy cơ quyện với nhau, chuyển hoá cho nhau trong một thời kỳ, 
một giai đoạn, thậm chí trong cùng một thời điểm, làm cho bức tranh toàn cảnh của một nước 
Việt Nam trên đà phát triển rất phong phú về màu sắc, và do đó cũng có thể làm cho Đảng nhìn 
nhận về các sự vật và hiện tượng khó khăn hơn. Tình hình hiện đặt ra cho ĐCS Việt Nam một 
thử thách nghiệt ngã nhất: phải nắm bắt thời cơ, chấp nhận vượt qua thách thức, nguy cơ, có 
năng lực cầm quyền cao, tư duy, bản lĩnh chính trị phải sáng suốt và kiên định. ĐCS Việt Nam 
phải đề ra đường lối và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối lãnh đạo đất nước bứt lên mạnh 
mẽ, tiến kịp bước tiến chung của nhân loại, sánh vai với nhiều nước phát triển kinh tế trong khu 
vực và trên thế giới; hoặc là không, mãi mãi, không bao giờ, nghĩa là vẫn cứ chịu cảnh nằm ở 
dưới cái lằn ranh, dưới cái chỉ giới vùng trũng sự tăng tiến của thế giới. 
Một vấn đề đặt ra là: nếu ĐCS Việt Nam cầm quyền bị thoái hoá, biến chất, nếu Đảng 
không khắc phục và đẩy lùi được tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái 
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không ngăn chặn và khắc phục được tình trạng “tự 
chuyển hóa”, “tự diễn biến” thì sẽ bị mất vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội. Khi 
đó, điều xảy ra sẽ là mọi thành quả mà nhân dân Việt Nam đã giành được bằng xương máu, mồ 
hôi của nhiều thế hệ sẽ bị mất. Cách mạng phải tự bảo vệ. Đó là thách thức lớn nhất ở tự bản 
thân ĐCS Việt Nam. Nắm lấy thời cơ, vượt qua thách thức, nguy cơ, do đó, phụ thuộc vào 
chính vào bản thân ĐCS Việt Nam cầm quyền. Với tình hình như vậy, Đảng phải thường xuyên 
và tích cực tự đổi mới và tự chỉnh đốn. 
Đảng nâng cao năng lực cầm quyền theo quan điểm Hồ Chí Minh trên cơ sở nắm bắt một 
cách chính xác tình hình để đề ra đường lối, chủ trương phù hợp trong hội nhập quốc tế. Năng 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 47 
lực cầm quyền của Đảng là sự tổng hoà trình độ, khả năng, bản lĩnh chính trị để giải quyết các 
yêu cầu, nhiệm vụ do tình hình đất nước đặt ra nhằm đạt mục tiêu phát triển. Muốn đề ra đường 
lối, chủ trương phù hợp, phải nắm chắc tình hình mọi mặt của trong nước và quốc tế. Đây là quá 
trình dựa trên một cơ sở vững chắc của quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách đối ngoại của 
Đảng và Nhà nước Việt Nam mà Người đã tuyên bố ngay từ những năm đầu khi nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hoà mới thành lập. Phải tránh bảo thủ, trì trệ trong xây dựng đường lối, chủ trương 
của Đảng. Trong đổi mới, vừa phải chú ý đến những vấn đề mới nảy sinh, kịp thời nghiên cứu, 
tổng kết để mạnh dạn bổ sung, phát triển kịp thời cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng. 
Bảo thủ, trì trệ, không chịu bổ sung, phát triển cương lĩnh, đường lối, chủ trương khi tình 
hình trong nước và quốc tế có sự biến chuyển, thay đổi là không xứng đáng với một đảng tiên 
phong, một đảng năng động, sáng tạo, một chủ thể khởi xướng đổi mới toàn diện đất nước, đưa 
đất nước Việt Nam tiến nhanh, mạnh, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử 
trong 30 năm đổi mới vừa qua. Ở đây, việc “thiết kế” nội dung đường lối có tầm quan trọng đặc 
biệt, vì “sai một ly đi một dặm”. Phải tính toán cẩn trọng trên cơ sở nghiên cứu khoa học lý 
luận chính trị, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kết hợp tính khoa học với tình hình thực tế 
nhạy cảm của đất nước và của thế giới để đề ra đường lối, chủ trương phù hợp. Có thể có những 
vấn đề được coi là đúng, nhưng đối với giai đoạn này, thời kỳ này, lúc này chưa thể hoặc không 
thể thực hiện, vì hoàn cảnh chưa cho phép; do vậy, đây thuộc về bản lĩnh chính trị, thuộc về 
nghệ thuật cầm quyền, lãnh đạo. Theo đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, đặc biệt 
là khoa học lý luận chính trị, với các nhà hoạt động chính trị, hoạt động thực tiễn, tức là đội ngũ 
cán bộ lãnh đạo, quản lý, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. 
Đảng cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh. Sự cầm quyền của Đảng không tự nhiên 
mà có và không phải cứ tự nhận mà được. Sự cầm quyền đó là kết quả của một quá trình Đảng 
chứng tỏ được với toàn xã hội sức mạnh và uy tín của mình, và Đảng đã được toàn dân tộc thừa 
nhận vai trò cầm quyền đó. Tính chính đáng của sự cầm quyền đó là có căn cứ thực tế, không ai 
có thể phủ nhận được. Nhưng, Đảng sẽ không còn ở vị trí cầm quyền nữa, nếu Đảng bị suy yếu, 
không trong sạch, vững mạnh, niềm tin của nhân dân vào Đảng bị suy giảm và bị mất. Điều này 
giống như lập luận của Hồ Chí Minh khi Người cho rằng, một dân tộc, một đảng và mỗi con 
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn 
được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa 
cá nhân. Chính vì vậy, vai trò cầm quyền của Đảng cũng như việc phải luôn luôn tự đổi mới và 
tự chỉnh đốn bản thân mình là hai vế đồng thời vận hành trong cùng một cơ thể sống của Đảng. 
Nguy cơ lớn nhất của Việt Nam trong một tương lai gần là nguy cơ Đảng bị suy yếu, vai 
trò cầm quyền bị suy giảm dẫn đến mất Đảng và mất chế độ chính trị hiện có. Do đó, hãy bắt 
đầu từ bản thân Đảng. Điều này làm cho người Việt Nam thấu hiểu hơn tại sao Đảng lại xác 
định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Tính chất then chốt của nhiệm vụ đó thể hiện ở việc 
Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ và năng lực lãnh đạo cũng như sức chiến đấu của mình trong 
giai đoạn cực kỳ quan trọng này. Sự nghiệp xây dựng đất nước đặt ra cho Đảng và nhân dân 
Việt Nam một tầm nhìn và một năng lực sáng tạo vượt bậc. Con đường của dân tộc Việt Nam 
đi là con đường đúng đắn, nhưng cũng vô cùng gian nan. Đảng phải tự tìm tòi, tự tổng kết thực 
tiễn của chính mình và của thế giới để đề ra lý luận đổi mới, trong đó có lý luận về Đảng cầm 
quyền trong một giới hội nhập. Đường lối, dù là cực kỳ quan trọng và đúng đắn đến mấy, thì 
cũng không nên có ảo tưởng rằng, nó như là cái cẩm nang thần kỳ mà mở cái cẩm nang ấy ra là 
Mạch Quang Thắng Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh 
 48 
có sẵn các đáp án, giải quyết được tất cả mọi vấn đề, mọi việc sẽ suôn sẻ; rằng, đường lối đó 
như đũa thần, hễ vung lên là mọi việc sẽ tốt đẹp đâu vào đấy. Xây dựng đường lối đúng trong 
thời buổi hội nhập quốc tế, trong xu thế toàn cầu hoá, trong nền kinh tế thị trường là một nhiệm 
vụ khó, phần sau của quá trình đó, Đảng còn yếu. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng 
cơ bản nhất vẫn là phụ thuộc vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên. 
Cần có đội ngũ cán bộ, đảng viên có tầm cao trí tuệ, đầy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, 
trước dân tộc, năng động, dám nghĩ, dám làm. 
Cần chú ý thực hành dân chủ trong Đảng hơn nữa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đó là 
vấn đề then chốt của công tác xây dựng Đảng ở giai đoạn hiện nay khi: (1) Nhiều cấp ủy chưa 
tôn trọng quyền làm chủ của đảng viên; (2) Không ít đảng viên không thực hiện trách nhiệm 
làm chủ, tỏ ra thờ ơ, thụ động chính trị, không sử dụng quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, 
bày tỏ chính kiến của mình ở trong tổ chức Đảng; (3) Lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, công kích 
tổ chức Đảng và cá nhân cán bộ, đảng viên; (4) Núp dưới bóng dân chủ để lồng ý kiến cá nhân 
thao túng tổ chức Đảng, tức là độc đoán, chuyên quyền, độc tài, lạm quyền dưới cái vỏ của dân 
chủ; (5) Dân chủ hình thức, nhiều việc cũng để cho cán bộ, đảng viên đóng góp ý kiến (thậm 
chí cho cả nhân dân đóng góp ý kiến) nhưng không nghiên cứu để tiếp thu, dẫn đến tốn kém thì 
giờ và tiền bạc, làm giảm lòng tin của người được hỏi ý kiến; (6) Có thái độ không đúng đắn, 
lẫn lộn đối tượng, có không ít trường hợp đối xử không đúng với những người có ý kiến “gai 
góc”; (7) Thao túng và khuyến khích tình trạng vô chính phủ, v.v. 
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phương thức lãnh đạo của Đảng cầm 
quyền chỉ là đứng vị trí thứ hai sau khi có nội dung lãnh đạo. Nhưng, không ai có thể phủ nhận 
được tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề phương thức lãnh đạo. Đường lối sai thì không thể có 
phương thức lãnh đạo đúng. Đã đành là vậy. Nhưng, dù có đường lối đúng, mà phương thức 
lãnh đạo không phù hợp, thậm chí sai, thì không thể đưa được đường lối, chủ trương của Đảng 
cầm quyền vào cuộc sống, thậm chí làm cho cách mạng bị tổn thất. Trong tiếp tục đổi mới 
phương thức lãnh đạo của Đảng giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, càng phải đặt 
trọng tâm vào việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (trong 
nội hàm khái niệm “cầm quyền” của Đảng, yếu tố này là chủ yếu nhất). Vai trò của Nhà nước 
trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế càng ngày càng nổi rõ. Điều đó không chỉ phản ánh điểm 
nhấn rằng, nói đến “cầm quyền” của bất kỳ đảng chính trị nào, trong đó có ĐCS Việt Nam, là 
trước hết nói đến đảng lãnh đạo nhà nước; rằng, trong xã hội nói chung và nhà nước pháp 
quyền nói riêng, nhà nước là trung tâm quyền lực, thể hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, 
thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại. Xét trong mối quan hệ với Đảng cầm quyền thì chính 
Nhà nước, và chỉ có Nhà nước, mới có chức năng, nhiệm vụ thể chế hoá đường lối, chủ trương 
của Đảng. 
Như vậy, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với ý nghĩa Hiến pháp và 
pháp luật là quyền lực tối thượng điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, thì Hiến pháp, pháp luật đó đã 
hàm chứa trong lòng chúng tinh thần nội dung của đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng. 
Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, do đó, là sự biểu đạt vai trò cầm quyền 
của Đảng. Điều đó tất yếu dẫn đến, theo lôgíc, là muốn nâng cao năng lực cầm quyền của 
Đảng, thì còn phải tăng cường xây dựng chính bản thân Nhà nước pháp quyền. 
Nói đến “cầm quyền” của Đảng, còn phải đề cập tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối 
với xã hội thông qua các tổ chức chính trị-xã hội của nhân dân. Trong xã hội hiện đại, vai trò 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 49 
phản biện xã hội ngày càng lớn, nhất là trong hội nhập quốc tế. Đảng sẽ thực thi chức năng, 
nhiệm vụ cầm quyền của mình trong sự so sánh, trong sự đối chiếu với các ý kiến tư vấn, phản 
biện của các tổ chức đoàn thể, và chính qua đó Đảng tự nhìn lại chính mình để bổ sung, phát 
triển, điều chỉnh đường lối, chủ trương, để đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đối với hệ 
thống chính trị và toàn xã hội. 
Tăng cường, thắt chặt mối quan hệ với dân. Đảng là một bộ phận của toàn thể dân tộc 
Việt Nam. Vấn đề mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân là mối quan hệ “2 trong 1”, mỗi thành 
tố đều nằm trong một cái chung không thể tách rời. Chính vì lẽ đó, cho nên có người mới cho 
rằng, mối quan hệ giữa Đảng với dân là mối quan hệ “máu thịt”. Hơn thế nữa, trong khi phân 
tích cơ sở lý luận, khoa học, cần nâng vấn đề “Bảo đảm và tăng cường mối quan hệ bền chặt 
giữa Đảng với dân” lên thành một nguyên tắc xây dựng ĐCS Việt Nam cầm quyền. Mỗi một 
thành tố đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, đều có “sứ mệnh” riêng. 
Vai trò cầm quyền của Đảng chế định một thực tế là tuyệt đại đa số những người có chức, 
có quyền là đảng viên cộng sản, do đó, dễ làm cho họ xa dân, hách dịch, cửa quyền đối với dân. 
Đồng thời, trên thực tế khi vận hành cơ chế thực thi quyền lực của xã hội trong vai trò cầm 
quyền, nhiều tổ chức Đảng và đảng viên lại không chú trọng bảo đảm và phát huy quyền làm 
chủ của dân. Trên thực tế, vẫn xảy ra không ít nạn cường hào mới, nạn sách nhiễu, vòi vĩnh, đòi 
ăn của đút lót, đặc biệt là nạn tham nhũng ngày càng tinh vi và nghiêm trọng hơn, chưa phòng 
và chống được một cách có hiệu quả. 
Từ trước đến nay, Đảng đã có rất nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường mối quan hệ 
giữa Đảng đối với dân. Đã có cả một cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm 
chủ”; có cả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; có cả bài học quan trọng 
mà Đại hội VI năm 1986 rút ra là “Lấy dân làm gốc”; có cả tổ chức các ban chuyên trách, tham 
mưu của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương xuống đến tận cấp huyện là các Ban Dân vận. Đảng 
đã có Nghị quyết 8B Khoá VI chuyên về công tác vận động quần chúng. Nhà nước có một loạt 
luật để điều chỉnh quan hệ xã hội của các tổ chức chính trị-xã hội. Ngày 8-2-1998, Ban Bí thư 
Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ 
sở. Theo đó, Chính phủ đã ban hành các Quy chế dân chủ ở cơ sở tương ứng với các loại hình ở 
nông thôn, thành thị, cơ quan (nay có cả pháp lệnh). Bấy nhiêu chủ trương, biện pháp, song 
hiệu quả vẫn còn thấp. 
Vấn đề cơ bản hiện nay là hãy bắt tay vào hành động, hành động một cách tích cực, kiên 
quyết, có hiệu quả. Và, phải bắt đầu từ cấp cơ sở Đảng là cấp gần dân nhất. Trong cuộc sống số 
hiện nay, khi mà những tiến bộ của khoa học và công nghệ cho phép giao tiếp của con người 
nhanh hơn, phong phú hơn thì chính bi kịch lại diễn ra: người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên dễ bị 
xa dân nhất. 
5. Kết luận 
Vấn đề xây dựng ĐCS Việt Nam cầm quyền luôn luôn cũ và luôn luôn mới. Trong chủ 
thuyết phát triển Việt Nam hiện nay, ĐCS Việt Nam cầm quyền luôn luôn là tâm điểm cho sự 
phát triển. Vấn đề còn lại, trên thực tế có đúng như vậy không thì còn phụ thuộc vào chính năng 
lực cầm quyền, bản lĩnh chính trị và trí tuệ của Đảng. Và, liệu ĐCS Việt Nam có vận dụng sáng 
tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này được không? Thời cuộc đã khác xa so 
với trước, nhưng vẫn còn đó sức sống của những quan điểm Hồ Chí Minh. 
Mạch Quang Thắng Vấn đề đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh 
 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phạm Ngọc Anh – Bùi Đình Phong (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp 
quyền kiểu mới ở Việt Nam, NXB Lao động. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), NXB Sự thật. 
[3] Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Đảng Cộng sản Việt Nam 80 
năm xây dựng và phát triển, NXB Chính trị - Hành chính. 
[4] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia. 
[5] Hồ Chí Minh 1998), Về chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ 
nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia. 
[6] Hội đồng Lý luận Trung ương (2002), Quan niệm hiện nay của một số đảng cộng sản về chủ 
nghĩa xã hội – Chuyên đề thông tin. 
[7] Mạch Quang Thắng (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
[8] Moto F (1997), Hồ Chí Minh - Giải phóng dân tộc và đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia. 
[9] UNESCO và Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1990), Hội thảo quốc tế: Hồ Chí Minh – Anh 
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá, NXB Khoa học Xã hội. 
[10] Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt 
Nam, NXB Chính trị Quốc gia. 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_dang_cam_quyen_trong_tu_tuong_ho_chi_minh.pdf