Vấn đề con người và phát huy nhân tố con người trong các văn kiện đại hội đảng thời kỳ đổi mới

Vấn đề con người và phát huy nhân tố con người luôn được Đảng ta thể hiện trong

các Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Với phương châm đổi mới xuất phát từ con

người và vì con người, con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm, vừa là mục tiêu của sự

nghiệp đổi mới. Vì vậy, cần phải tạo ra một môi trường kinh tế phát triển, môi trường chính

trị ổn định, môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, trong đó mỗi cá nhân sống, lao động

sáng tạo, cống hiến, hưởng thụ và phát triển. Bên cạnh đó, phát huy nhân tố con người cũng

được Đảng ta coi như là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, giải quyết hài

hòa mối quan hệ lợi ích, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích riêng và lợi ích

chung sẽ tạo động lực cho sự phát triển con người và phát triển xã hội. Để tạo động lực phát

triển và phát huy nhân tố con người, vấn đề không phải ở chỗ đề cao hay ưu tiên một lợi ích

nào đó mà điều căn bản là phải tạo lập những mối quan hệ hài hòa giữa các lợi ích.

pdf 6 trang kimcuc 14160
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề con người và phát huy nhân tố con người trong các văn kiện đại hội đảng thời kỳ đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề con người và phát huy nhân tố con người trong các văn kiện đại hội đảng thời kỳ đổi mới

Vấn đề con người và phát huy nhân tố con người trong các văn kiện đại hội đảng thời kỳ đổi mới
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 105 
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI 
TRONG CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 
Trịnh Duy Huy1 
TÓM TẮT 
Vấn đề con người và phát huy nhân tố con người luôn được Đảng ta thể hiện trong 
các Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Với phương châm đổi mới xuất phát từ con 
người và vì con người, con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm, vừa là mục tiêu của sự 
nghiệp đổi mới. Vì vậy, cần phải tạo ra một môi trường kinh tế phát triển, môi trường chính 
trị ổn định, môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, trong đó mỗi cá nhân sống, lao động 
sáng tạo, cống hiến, hưởng thụ và phát triển. Bên cạnh đó, phát huy nhân tố con người cũng 
được Đảng ta coi như là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, giải quyết hài 
hòa mối quan hệ lợi ích, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích riêng và lợi ích 
chung sẽ tạo động lực cho sự phát triển con người và phát triển xã hội. Để tạo động lực phát 
triển và phát huy nhân tố con người, vấn đề không phải ở chỗ đề cao hay ưu tiên một lợi ích 
nào đó mà điều căn bản là phải tạo lập những mối quan hệ hài hòa giữa các lợi ích. 
Từ khóa: Phát huy nhân tố con người 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vấn đề con người là nội dung cơ bản của học thuyết Mác nói chung và Triết học Mác - 
Lênin nói riêng. Học thuyết Mác thực chất là học thuyết về giải phóng con người và xã hội 
loài người. Con người trong triết học Mác - Lênin vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự 
phát triển xã hội. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta ngày càng nhận 
thức đầy đủ và sâu sắc về nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất 
nước. Sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng là phát huy tối đa sức mạnh con người, tạo 
động lực để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, đạt mục tiêu giải phóng con người. Xuất 
phát từ vị trí trung tâm và vai trò quyết định đối với thành công của sự nghiệp đổi mới, vấn 
đề xây dựng con người và phát huy nhân tố con người đang được đặt ra như một yêu cầu cấp 
bách. Trong khuôn khổ bài viết này, trên cơ sở quan điểm của Đảng về vấn đề con người và 
thực tiễn 30 năm đổi mới, chúng tôi muốn đề cập đến khía cạnh tạo lập môi trường để phát 
triển con người và tạo động lực để phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Quan điểm 
Trong tất cả các Văn kiện của Đảng, những định hướng chuẩn giá trị cho việc xây 
dựng con người Việt Nam luôn được đề cập. Điều đó được phản ánh trong việc Đảng ta luôn 
coi trọng, đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục - đào tạo, coi “Giáo dục là quốc sách hàng 
1 TS. Giảng viên khoa Lý luận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 106 
đầu”. Đây là điều kiện để hình thành và phát triển các thế hệ con người Việt Nam khỏe về 
thể chất, trong sáng về tâm hồn, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp cách mạng, 
Đảng ta đã nhấn mạnh rằng: con người là vốn quý nhất và muốn xây dựng thành công chủ 
nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. 
Với những định hướng đúng đắn của Đảng về vị trí vai trò của nhân tố con người, 
chúng ta đã xây nên những thế hệ con người Việt Nam có lý tưởng cách mạng vững vàng, 
đạo đức cách mạng trong sáng, có ý thức rõ ràng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
Chính những chuẩn giá trị mới này là động lực quan trọng thúc đẩy con người Việt Nam 
chiến đấu, lao động, học tập và sáng tạo, đem lại những thành tựu đáng tự hào trong công 
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Tuy nhiên, thời kỳ trước đổi mới, chúng ta còn mắc những sai lầm lớn, chủ quan 
duy ý chí trên nhiều phương diện, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến con người và 
động lực phát triển con người. Trong suốt một thời gian dài, chúng ta đã đề cao lợi ích 
tập thể một cách chung chung, trừu tượng, mơ hồ, một thứ lợi ích cộng đồng hư ảo, lợi 
ích cá nhân không được quan tâm đúng mức, thậm chí rất mờ nhạt. Chính vì vậy, 
không tạo được động lực hoạt động của cá nhân. 
Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề con người đã được Đảng ta 
đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, đổi mới là gì? nếu không phải là xuất phát từ con người và vì 
con người. Con người vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp 
đổi mới. Đổi mới bắt đầu từ con người và để giải phóng con người, phát triển con 
người. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới, Đảng ta cũng đã nhìn nhận 
con người một cách cụ thể và hiện thực hơn. Con người ở đây không phải là con người 
chung chung, trừu tượng mà hướng vào con người cụ thể, từng cá nhân con người với 
tính cách là một nhân cách phát triển. Sự hoàn thiện và phát triển của mỗi cá nhân với 
những nhu cầu và năng lực tự nó là nền tảng của sự phát triển xã hội. Sự nghiệp đổi 
mới chỉ thành công khi từng cá nhân phát triển với tư cách là chủ thể có ý thức. Thực 
tiễn đã chứng minh “không phải bộ máy, cũng không phải khâu nào khác trong hệ 
thống chính trị với tầm quan trọng của nó, mà chính là con người với những phẩm chất 
và năng lực nhất định quyết định sức mạnh của đổi mới” [2, tr.144]. 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đại hội khởi xướng sự nghiệp đổi 
mới đã khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới 
và sự nghiệp đổi mới bắt đầu bằng mệnh đề “Đổi mới tư duy”. Trong Cương lĩnh xây 
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định và phát 
triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm của 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội VII tiếp tục khẳng định quan điểm lớn 
“coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là vì con người, do con người, trước hết là 
người lao động. Đó cũng là quan điểm về sự thống nhất giữa mục tiêu của chính sách 
xã hội - tất cả vì con người”, “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào 
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức, có tay nghề, 
có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần 
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [4, tr.8]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 107 
Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đại hội đưa đất nước ta tiến vào 
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta khẳng định: “Lấy việc 
phát huy nguồn lực con người là yếu tố phát triển nhanh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế 
gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện tiến bộ và 
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường” [5, tr.143]. 
Đại hội lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh “nguồn lực con người - 
yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “mọi hoạt 
động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư 
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, 
khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, 
cộng đồng và xã hội” [6, tr.143]. Quan điểm này lại được Đảng ta nhấn mạnh tại Đại 
hội lần thứ XI: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân 
lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển 
và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng kinh tế và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh và 
bền vững” [7, tr.130]. 
2.2. Giải pháp 
Một là, tạo lập môi trường để hoàn thiện và phát triển con người 
Trên cơ sở lý luận về bản chất con người của triết học Mác xít, các Văn kiện của 
Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng 
định, vấn đề con người là trung tâm của sự nghiệp đổi mới. Con người vừa là chủ thể 
vừa là sản phẩm vừa là mục tiêu của sự nghiệp đổi mới. Muốn xây dựng con người 
Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 
trước hết cần phải tạo ra một môi trường kinh tế phát triển, môi trường chính trị ổn 
định, môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, trong đó mỗi cá nhân sống, lao động 
sáng tạo, cống hiến và hưởng thụ hài hòa. Đó là, “một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, 
dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa 
trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa 
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có 
điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn 
kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền của nhân dân, 
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác 
với các nước trên thế giới”[7, tr.70]. 
Đảng ta đã vận dụng sáng tạo quan điểm về phát triển con người của triết học Mác 
xít: con người chỉ có thể tồn tại và phát triển khi những nhu cầu vật chất và tinh thần được 
thỏa mãn ở mức độ nhất định, trước tiên con người cần phải ăn, ở, mặc... Vào hoàn cảnh 
nước ta hiện nay để hoạch định phương hướng và giải pháp phát triển con người, trước hết, 
Đảng lãnh đạo nhân dân kiên định trên con đường đổi mới, xây dựng xã hội dân chủ, công 
bằng văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Văn kiện Đại hội XI đã khẳng 
định rõ ràng thể chế nước ta là: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do 
nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 108 
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam 
lãnh đạo”[7, tr.80]. 
Công cuộc đổi mới đã tạo ra môi trường vật chất dồi dào, đời sống tinh thần văn 
hóa phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu theo hướng lành mạnh; xây dựng nền văn 
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con 
người. Phát triển văn hóa để hướng vào xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu 
nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần tự hào, tự cường dân tộc, có đạo đức nghề 
nghiệp, hướng con người đến những giá trị chân - thiện - mỹ, phát huy truyền thống văn 
hóa nhân nghĩa - thủy chung của dân tộc lấy chữ “Nhân” làm đầu, chữ “Nghĩa” làm 
trọng, sau đó mới đến “Trí - Dũng”. 
Hai là, tạo động lực để phát huy nhân tố con người 
Bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển con người với tính cách là mỗi 
nhân cách phát triển, việc phát huy nhân tố con người cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định 
thành công của sự nghiệp đổi mới. Để phát huy nhân tố con người cần phải giải quyết hài 
hòa mối quan hệ về lợi ích - giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa lợi ích riêng và 
lợi ích chung. Con người bao giờ cũng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ giữa cá nhân 
và cộng đồng, đây là mối quan hệ thống nhất có tác động nhân quả. Mỗi cá nhân đơn lẻ 
không làm nên xã hội và xã hội bao giờ cũng là tập hợp của những cá nhân trong mối quan 
hệ của họ. Nói cách khác, do lợi ích và thông qua việc thực hiện lợi ích mà các cá nhân tập 
hợp, liên kết và có mối quan hệ. Ăngghen đã khẳng định: ở đâu không có lợi ích chung thì 
ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích và càng không thể thống nhất về hành động 
được. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng: chừng nào còn có sự chia cắt giữa lợi ích riêng và 
lợi ích chung... chừng đó bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xã hội đối lập với 
con người và nô dịch con người, chứ không phải bị con người thống trị. 
Lợi ích riêng là động lực trực tiếp cho mọi hoạt động của con người. Con người ở 
bất kỳ thời đại nào cũng hoạt động trước hết cho lợi ích của bản thân mình. Vì vậy, lợi ích 
cá nhân đóng vai trò trực tiếp, cơ sở cho mọi hoạt động tự giác, hoạt động tích cực của con 
người. Lợi ích cá nhân là nhân tố quyết định trước hết, là cơ sở để thực hiện lợi ích xã hội. 
Lợi ích xã hội với ý nghĩa là hướng vào giải quyết những nhu cầu chung của nhiều thành 
viên hợp lại thành cộng đồng xã hội. Vì vậy, lợi ích xã hội đóng vai trò là điều kiện và 
định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân. 
Từ những sự phân tích trên, có thể khẳng định, việc giải quyết hài hòa mối quan hệ 
giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, xã hội sẽ tạo 
động lực cho sự phát triển con người nói riêng và xã hội nói chung. Như Ăngghen đã nhận 
định, lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động theo đuổi lợi ích của mình. 
Vận dụng sáng tạo quan điểm triết học Mác xít về vấn đề lợi ích trong sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước đã thực hiện các chủ trương, 
giải pháp kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa phục vụ lợi ích chung. Lợi ích chung luôn bao 
hàm và không mâu thuẫn với lợi ích riêng và lợi ích cá nhân. Đại hội XI đã chỉ rõ: “Đại 
đoàn kết toàn dân phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành 
viên trong xã hội”[7, tr.240]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 109 
Công cuộc đổi mới 30 năm qua đã đạt được những thành tựu rất to lớn, tăng trưởng 
kinh tế nhanh và bền vững, đất nước đang từng bước chuyển mình, phát triển. Vậy, đâu là 
động lực nếu không phải là kết quả của chính sách của Đảng về sự thay đổi cơ cấu quan hệ 
lợi ích trong thực tiễn cuộc sống. 
Thời kỳ trước đổi mới, lợi ích tập thể được đề cao, thậm chí còn lấn át lợi ích cá 
nhân. Chính vì vậy đã hạn chế động lực của con người, dẫn đến tình trạng thiếu trách 
nhiệm đối với các hoạt động chung, “cha chung không ai khóc” tạo nên sức ỳ, hạn chế 
tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân. Từ khi đất nước bước vào đổi mới, phát triển nền kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường với tính đặc thù của nó đã 
thừa nhận tính hợp lý và thỏa mãn tối đa lợi ích cá nhân chính đáng. Trên mặt tích cực của 
nó, lợi ích cá nhân thực sự là “kích thích tố” quan trọng thôi thúc con người tích cực hoạt 
động, năng động và sáng tạo. Chính trong quá trình tham gia chủ động tích cực các hoạt 
động kinh tế hướng đến lợi ích, con người phát triển toàn diện hơn. 
Nghị quyết Đại hội XI đã đặt vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và 
lợi ích cộng đồng, xã hội, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng một cách phù hợp đúng mức 
và cần thiết. Việc quan tâm đúng mức đến lợi ích của cá nhân, đặt lợi ích của cá nhân trong 
mục tiêu đạt được lợi ích tập thể sẽ thôi thúc con người phát huy tối đa năng lực của bản 
thân góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, thay đổi cơ cấu lợi ích 
trong thực tiễn đời sống xã hội và cá nhân nhằm phát huy nhân tố con người cần phải tránh 
cả hai khuynh hướng: tuyệt đối hóa lợi ích riêng cũng như tuyệt đối hóa lợi ích chung. 
Tuyệt đối hóa lợi ích riêng, vô hình chung đã đẩy tự do cá nhân thành chủ nghĩa cá 
nhân. Tất cả vì lợi ích cá nhân (đặc biệt là lợi ích kinh tế), mỗi cá nhân lao vào sản xuất 
kinh doanh, làm giàu bằng mọi cách, bất chấp cả pháp luật, đạo lý, lao vào “cuộc chiến 
tranh của tất cả mọi người chống mọi người, cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất 
cả”[1, tr.515]. Tuyệt đối hóa lợi ích chung, lợi ích tập thể, cộng đồng, sẽ dẫn đến vi phạm 
quyền tự do cá nhân, giảm động lực hoạt động và phát triển của mỗi cá nhân. Như vậy, suy 
cho cùng cũng ngăn cản sự vận động và phát triển của cộng đồng, xã hội. 
Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích cá nhân và 
lợi ích cộng đồng, xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI là: lợi ích chung đóng vai 
trò định hướng cho các hoạt động xã hội nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần 
kinh tế, của toàn xã hội để xây dựng một xã hội “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, 
công bằng, văn minh”, “Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích 
chính đáng của mọi người dân”, lợi ích riêng, lợi ích cá nhân đóng vai trò động lực thúc 
đẩy tính tích cực, năng động, chủ động sáng tạo của con người, tạo điều kiện để hướng đến 
sự phát triển toàn diện con người. 
3. KẾT LUẬN 
Như vậy, phát triển kinh tế, phát triển xã hội vừa là điều kiện để phát triển con 
người, đồng thời phát triển kinh tế, phát triển xã hội cũng là hệ quả của việc hoàn thiện và 
phát triển con người. Để tạo động lực thúc đẩy mọi hoạt động hướng đến hoàn thiện và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 
 110 
phát triển con người, phát huy nhân tố con người, vừa phải tạo ra được môi trường kinh tế 
phát triển, môi trường chính trị ổn định, xã hội văn minh vừa phải giải quyết đúng đắn 
quan hệ về lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế. Để giải quyết tốt quan hệ lợi ích, tạo 
động lực phát triển và phát huy nhân tố con người, vấn đề không phải ở chỗ đề cao hay ưu 
tiên một lợi ích mà điều căn bản là phải tạo lập những mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích 
chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích nhóm và lợi ích cộng 
đồng. Xác lập được những mối quan hệ hài hòa về lợi ích, thực chất là đã tạo lập được môi 
trường xã hội văn hóa, mà đỉnh cao của nó chính là văn minh của con người. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Mác - Ăngghen tuyển tập (1987), Nxb. Sự thật, tập 1, Hà Nội. 
[2] Vũ Thiện Vương (2001), Triết học Mác - Lênin về con người và xây dựng con người 
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. CTQG, Hà Nội. 
[3] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1987), Nxb. Sự thật, Hà Nội. 
[4] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Nxb. Sự thật, Hà Nội. 
[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nxb. Sự thật, Hà Nội. 
[6] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Nxb. CTQG, Hà Nội. 
[7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb. CTQG, Hà Nội. 
HUMAN PROBLEMS AND PROMOTING HUMAN FACTORS 
 IN THE PARTY CONGRESS DOCUMENTS IN 
RENOVATION PERIOD 
Trinh Duy Huy 
ABSTRACT 
Human problems and promoting human factors is always present in the Party 
Congress documents in renovation period. With the principle of renovation rises from 
human and for man, human is both the subject and the product, and they are also the goal 
of career innovation. Therefore, the need to create an environment for economic 
development, stable political environment, cultural environment - a healthy society in 
which each individual, creative work, dedication, enjoyment and development. Besides, 
promoting human factor was also considered as determinants the success of career 
innovation, harmonious settlement benefit relationship between individual benefit and 
collective benefit, between private benefit and common benefit will motivate for 
development of human and social. To motivate development of human and social, the 
problem is not exalt or prioritize a certain benefit which are fundamental to create 
harmonious relationships between the benefits. 
Keywords: Promoting human factor 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_con_nguoi_va_phat_huy_nhan_to_con_nguoi_trong_cac_van.pdf