Vấn đề chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

Tình hình xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đã lên đến con số đáng báo động. Tội phạm xâm hại tình

dục trẻ em gây ra hậu quả rất nặng nề từ

góc độ xã hội cũng như cho nạn nhân.

Thực tế, những vụ trẻ em bị xâm hại

tình dục đều để lại hậu quả rất nặng nề,

người bị hại không chỉ bị tổn thương về

thể chất mà còn luôn sống trong sợ hãi và

sự ám ảnh, nhất là các em gái nhỏ tuổi rất

khó hòa nhập lại với cộng đồng. Do thể

chất chưa phát triển hoàn thiện nên khi

bị xâm hại, tội phạm này không những

có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mà còn

gây ra tác động tới sự phát triển của họ

suốt cuộc đời.

Việc giải quyết các vụ án xâm hại tình

dục trẻ em gặp rất nhiều khó khăn trong

việc truy tìm chứng cứ để chứng minh

tội phạm. Bởi bên cạnh những chứng cứ

truyền thống thường thấy trong các vụ

án xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam

thì chứng cứ điện tử cũng được cho là

một lĩnh vực mới và khó. Đây cũng là

một trong những vấn đề được Lãnh đạo

ngành Kiểm sát nhân dân đặc biệt quan

tâm và là chủ để của Hội thảo quốc tế do

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Vụ

Hợp tác quốc tế và Tương tự tư pháp về

hình sự (Vụ 13) phối hợp với Cơ quan

phòng chống Ma tuý và Tội phạm của

Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam

tổ chức vào ngày 17-18/12/2018 tại thành

phố Hạ Long với sự tham gia của gần 100

đại biểu trong nước và quốc tế. Chủ trì hội

thảo có Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

(VKSNDTC), Tiến sĩ Lại Viết Quang, Hiệu

trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

và ông Takeshi Matsumoto, Chuyên gia

Phòng ngừa tội phạm và Tư pháp hình

sự, UNODC khu vực Đông Nam Á – Thái

Bình Dương.

pdf 8 trang kimcuc 6760
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em

Vấn đề chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em
61Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Tình hình xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đã lên đến con số đáng báo động. Tội phạm xâm hại tình 
dục trẻ em gây ra hậu quả rất nặng nề từ 
góc độ xã hội cũng như cho nạn nhân. 
Thực tế, những vụ trẻ em bị xâm hại 
tình dục đều để lại hậu quả rất nặng nề, 
người bị hại không chỉ bị tổn thương về 
thể chất mà còn luôn sống trong sợ hãi và 
sự ám ảnh, nhất là các em gái nhỏ tuổi rất 
khó hòa nhập lại với cộng đồng. Do thể 
chất chưa phát triển hoàn thiện nên khi 
bị xâm hại, tội phạm này không những 
có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mà còn 
gây ra tác động tới sự phát triển của họ 
suốt cuộc đời. 
Việc giải quyết các vụ án xâm hại tình 
dục trẻ em gặp rất nhiều khó khăn trong 
việc truy tìm chứng cứ để chứng minh 
tội phạm. Bởi bên cạnh những chứng cứ 
truyền thống thường thấy trong các vụ 
án xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam 
thì chứng cứ điện tử cũng được cho là 
một lĩnh vực mới và khó. Đây cũng là 
một trong những vấn đề được Lãnh đạo 
ngành Kiểm sát nhân dân đặc biệt quan 
tâm và là chủ để của Hội thảo quốc tế do 
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Vụ 
Hợp tác quốc tế và Tương tự tư pháp về 
hình sự (Vụ 13) phối hợp với Cơ quan 
phòng chống Ma tuý và Tội phạm của 
Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam 
tổ chức vào ngày 17-18/12/2018 tại thành 
phố Hạ Long với sự tham gia của gần 100 
đại biểu trong nước và quốc tế. Chủ trì hội 
thảo có Tiến sĩ Trần Công Phàn, Phó Viện 
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao 
(VKSNDTC), Tiến sĩ Lại Viết Quang, Hiệu 
trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 
và ông Takeshi Matsumoto, Chuyên gia 
Phòng ngừa tội phạm và Tư pháp hình 
sự, UNODC khu vực Đông Nam Á – Thái 
Bình Dương. 
Hội thảo có sự góp mặt của các 
chuyên gia quốc tế như: Ông Nobuhiro 
Matsuo, Công tố viên, Chuyên gia pháp 
luật, Dự án JICA pháp luật 2020; Ông 
Himal Ojha, Chuyên gia tư vấn về Tội 
phạm mạng/Pháp y số, UNODC; Ông 
Kok Leong Yeo, Phụ trách bộ phận phòng 
chống tội phạm về tình dục, Cảnh sát 
Singapore; Ông Pravit Roykaew, Giám 
đốc Phòng 2 về điều tra, truy tố tội phạm 
buôn bán người, Viện Công tố Thái Lan; 
Điều tra viên Christopher Creedon, Cảnh 
sát Bang Queensland, Úc. Các đại biểu 
khách mời đến từ VKSNDTC (đại diện 
Vụ 2, Vụ 7; Tạp chí Kiểm sát, Trường Đại 
học Kiểm sát Hà Nội) và VKSND một số 
địa phương (Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà 
Nam, Tuyên Quang, Hà Nội, Thái Bình, 
Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh 
Phúc, Ninh Bình, Cao Bằng). Đặc biệt, 
Hội thảo còn nhận được sự quan tâm và 
tham gia của Thiếu tướng, TS. Trần Trung 
Dũng – nguyên Cục trưởng Cục An ninh 
điều tra, Bộ Công an; Thiếu tướng, GS.TS. 
Ngô Sỹ Hiền – nguyên Viện trưởng Viện 
khoa học hình sự, Bộ Công an; Trung 
tướng, PGS.TS. Trần Văn Độ - nguyên 
Phó Chánh án TANDTC; Đại tá, GS.TS. 
Nguyễn Đắc Hoan - Phó Giám đốc Học 
* Nguyễn Lộc
VẤN ĐỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN 
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM*
VẤN ĐỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN...
62 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
viện Cảnh sát nhân dân; TS. Nguyễn Văn 
Niên, TS. Lại Kiên Cường (Học viện Cảnh 
sát nhân dân); TS. Phan Thị Thanh Mai, 
PGS.TS. Đỗ Thị Phượng (Trường Đại học 
Luật Hà Nội)...
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo 
luận những vấn đề liên quan đến chứng 
cứ, chứng cứ điện tử trong giải quyết các 
vụ án xâm hại tình dục trẻ em cũng như 
thực tiễn của một số nước trên thế giới và 
Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống 
loại tội phạm này như:
1. Ông Takeshi Matsumoto, Chuyên 
gia Phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình 
sự, UNODC khu vực Đông Nam Á – Thái 
Bình Dương trao đổi về “Tình hình xâm hại 
tình dục trẻ em, xu hướng và các nhân tố ảnh 
hưởng đến tình hình xâm hại tình dục trẻ em 
trong khu vực”. Trong đó nêu lên tình hình 
chung tội phạm xâm hại tình dục trẻ em 
trong khu vực Đông Nam Á và xu hướng 
hiện nay của tội phạm xâm hại tình dục trẻ 
em; đặc biệt với sự phát triển của Internet 
và công nghệ thông tin thì việc trẻ em bị 
bóc lột tình dục qua mạng cũng tăng lên. 
2. Ông Himal Ojha, Chuyên gia tư vấn 
về tội phạm mạng/ Pháp y số, UNODC 
trao đổi vấn đề về “công nghệ và Internet”. 
Chuyên gia giới thiệu về sự phát triển công 
nghệ và Internet hiện nay, như điện toán 
đám mây, internet kết nội vạn vật; thẻ 
giao diện mạng dẫn đến có thể quản lý 
dữ liệu cá nhân, cũng như nêu ra các loại 
tội phạm, công cụ phạm tội mới như cá độ 
bóng đá, tiền ảo Bitcoin. Đặc biệt, nhiều 
trang web lợi dụng các hình ảnh, thông 
tin về trẻ em để che dấu hành vi phạm tội 
của chúng. Ông Himal Ojha cũng chia sẻ 
về “Chứng cứ điện tử trong các vụ án xâm 
hại tình dục trẻ em”. Tại Hội thảo, Chuyên 
gia làm rõ nội hàm về tội phạm công nghệ 
cao và xâm hại tình dục trẻ em trên môi 
trường mạng; vai trò của chứng cứ điện 
tử/ kỹ thuật số; xác định các nguồn chứng 
cứ điện tử.
3. TS. Trần Công Phàn, Phó Viện 
trưởng VKSNDTC trình bày chuyên đề về 
“Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại Việt 
Nam trong những năm gần đây”. Trong 
đó, Đồng chí đánh giá thực trạng loại tội 
phạm này xảy ra tại Việt Nam có sự gia 
tăng về số vụ, quy mô, thủ đoạn ngày càng 
tinh vi, trắng trợn, liều lĩnh; đồng thời nêu 
lên những hạn chế, khó khăn, vướng mắc 
trong thực tiễn đấu tranh phòng chống 
các loại tội phạm này và chỉ ra một số 
giải pháp cụ thể để khắc phục những khó 
khăn, hạn chế trong việc đấu tranh phòng 
chống các loại tội phạm xâm hại tình dục 
trẻ em ở Việt Nam.
4. TS. Nguyễn Đức Hạnh – Phó Hiệu 
trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 
trình bày chuyên đề “Mối quan hệ giữa Dữ 
liệu điện tử và các nguồn chứng cứ khác trong 
các vụ án xâm hại tình dục trẻ em”. Trong 
đó, tác giả làm rõ khái niệm dữ liệu điện 
tử; đưa ra các thuộc tính của dữ liệu điện 
tử; phân loại dữ liệu điện tử; đưa ra sự 
tương hỗ của dữ liệu điện tử với các nguồn 
chứng cứ (như: một số nguồn chứng cứ 
khác luôn xuất hiện cùng với dữ liệu điện 
tử; Dữ liệu điện tử là phương tiện truyền 
tải, thể hiện nguồn chứng cứ khác; Thông 
qua dữ liệu điện tử để phát hiện nguồn 
chứng cứ khác và ngược lại). Đồng thời, 
tác giả đưa ra 06 kiến nghị, đề xuất để có 
thể thu thập, sử dụng chứng cứ dữ liệu 
điện tử.
5. TS. Lại Kiên Cường, Phó Trưởng 
khoa Phòng chống tội phạm sử dụng 
công nghệ cao, Học viện cảnh sát nhân 
dân cùng trao đổi về nội dung “Chứng 
NGUYỄN THỊ LỘC
63Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
cứ là dữ liệu điện tử và những vấn đề cần 
chú ý trong thu thập dữ liệu điện tử phục vụ 
điều tra tội phạm xâm hại tình dục trẻ em qua 
Internet”. Chuyên gia đã đưa ra tình hình 
xâm hại tình dục lợi dụng internet ở Việt 
Nam có chiều hướng gia tăng và chỉ ra các 
thủ đoạn phổ biến của tội phạm xâm hại 
tình dục trẻ em qua Internet; đồng thời 
chỉ ra các đặc điểm dữ liệu điện tử trong 
các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; chỉ ra 
những vấn đề cần chú ý trong quá trình 
thu thập chứng cứ (thu giữ thiết bị lưu trữ 
chứng cứ điện tử).
6. Ông Kok Leong Yeo, Phụ trách Bộ 
phận phòng chống tội phạm về tình dục, 
Cảnh sát Singapore chia sẻ “Kinh nghiệm 
của Singapore trong phát hiện, thu thập và bảo 
quản chứng cứ điện tử trong các vụ án xâm 
hại tình dục trẻ em”. Chuyên đề bao gồm 
các nội dung về Chứng cứ; cách thức để 
phát hiện; thu thập chứng cứ điện tử; Lưu 
giữ, bảo quản chứng cứ và đưa ra một số 
khó khăn, thách thức (như về quyền truy 
cập chứng cứ trực tuyến; bảo quản chứng 
cứ trực tuyến; bảo quản chứng cứ ngoài 
trời). Đồng thời, Tác giả nhấn mạnh việc 
hợp tác quốc tế là điều cần thiết để có cơ 
hội giải cứu nạn nhân, ngăn chặn việc tiếp 
tục tái trở thành nạn nhân và truy tìm, 
truy tố kẻ phạm tội.
7. PGS. TS Trần Văn Độ, nguyên Phó 
Chánh án TANDTC trình bày chuyên đề 
“Một số vấn đề về xét xử các vụ án xâm hại 
tình dục trẻ em”. Trong chuyên đề, tác giả 
cho rằng: Tình hình xâm hại tình dục trẻ 
em trẻ em ở Việt Nam đã lên đến con số 
đáng báo động. Tội phạm xâm hại tình 
dục trẻ em gây ra hậu quả rất nặng nề 
từ góc độ xã hội cũng như cho nạn nhân. 
Bên cạnh đó, tác giả đưa ra đặc điểm các 
vụ án về các tội xâm hại tình dục trẻ em 
ở Việt Nam như: Về chính sách hình sự; 
Về chứng minh và Bảo vệ trẻ em. Tác giả 
đưa ra thực tiễn xét xử các vụ án về các tội 
xâm hại tình dục trẻ em như: các hướng 
dẫn TANDTC (Thông tư 01/2017, 02/2018) 
về thẩm quyền của Toà gia đình và người 
chưa thành niên, Xét xử kín, tuyên án 
không công khai. Không xét xử lưu động; 
Chứng cứ khá yếu, chứng cứ vật chất 
hạn chế: bị cáo ít nhận tội; Lời khai bị hại, 
người làm chứng mâu thuẫn, thiếu thống 
nhất; Tỷ lệ cao các vụ án được Toà án 
trả hồ sơ điều tra bổ sung; chứng minh 
hành vi dâm ô, giao cấu, hiếp dâm Tác 
giả đưa ra một số kiến nghị: Hướng dẫn 
hành vi quan hệ tình dục khác: các cơ 
quan tiến hành tố tụng cần có sự thống 
nhất trong cách hiểu về các hành vi quan 
hệ tình dục khác. Quán triệt thực hiện 
Thông tư 01/2017, Thông tư 02/2018 của 
Chánh án Toà án tối cao quy định về việc 
xét xử người dưới 18 tuổi. Điều tra viên, 
Kiểm sát viên, Thẩm phán phải là những 
chuyên gia tâm lý trẻ em, có bản lĩnh nghề 
nghiệp vững vàng; Thẩm phán phải độc 
lập xét xử. Xây dựng đội ngũ cán bộ bản 
lĩnh đối mặt với sức ép từ dư luận xã hội. 
Nâng cao ý thức pháp luật, bảo vệ quyền 
trẻ em của toàn xã hội.
8. Ông Pravit Roykaew đại diện Viện 
Công tố Thái Lan trao đổi về“Kinh nghiệm 
của Thái Lan trong đánh giá và sử dụng chứng 
cứ điện tử trong các vụ án xâm hại tình dục 
trẻ em”. Chuyên gia chỉ ra các đặc trưng tội 
phạm xâm hại tình dục trẻ em như: Hầu 
hết các đối tượng phạm tội đều là người 
sống tại địa phương, một số là người nước 
ngoài đến nước sở tại với danh nghĩa du 
lịch nhưng mục đích thực sự là để mua 
dâm trẻ em; có một số lý do xảy ra những 
vụ xâm hại tình dục trẻ em như: hoàn 
cảnh của nạn nhân; tội phạm tìm những 
kẽ hở trong pháp luật để lách qua và công 
nhiên thực hiện hành vi phạm tội. Chuyên 
gia đưa ra thực trạng ở Thái Lan, trong đó 
nhấn mạnh Thái Lan có những tổ chức, 
đội ngũ chuyên môn được đào tạo để thực 
hiện thu giữ, điều tra, giám định chứng 
cứ điện tử. Những tổ chức/cơ quan này có 
VẤN ĐỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN...
64 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
quyền thu giữ bất kỳ thiết bị điện tử nào 
có tại hiện trường. Bên cạnh đó, luật pháp 
Thái Lan cũng phân công cho Bộ Tư pháp 
có thẩm quyền giám định vì chính cảnh 
sát cũng có khi là đối tượng lạm dụng tính 
dục, nếu cơ quan cảnh sát tiến hành giám 
định thì không khách quan. Giai đoạn xét 
xử có một bộ phận chuyên trách tại Tòa, 
có những quy trình riêng đối với nhân 
chứng, nạn nhân là trẻ em. Cần phải có 
cán bộ làm công tác xã hội, chuyên gia tâm 
lý, công tố viên là nữ để làm việc với nạn 
nhân/nhân chứng là trẻ em. Đến phiên 
tòa, nạn nhân/nhân chứng không phải đối 
mặt với bị cáo mà được ngồi với chuyên 
gia tâm lý/nhân viên làm công tác xã hội. 
Chuyên gia đưa ra một số vụ án điển hình 
ở Thái Lan.
 9. Ông Nobuhiro Matsuo trình bày 
chuyên đề “Chuẩn bị hồ sơ, sử dụng, trình 
bày chứng cứ điện tử trong việc tranh tụng 
tại phiên tòa đối với các vụ án xâm hại tình 
dục trẻ em”. Trong đó, chuyên gia đưa ra 
các quy định trong BLHS Nhật Bản về 
các tội xâm hại tình dục trẻ em; một số ví 
dụ về các vụ án xâm hại tình dục trẻ em 
ở Nhật Bản và vấn đề thu thập, sử dụng 
chứng cứ điện tử trong các vụ án xâm hại 
tình dục trẻ em.
10. Ông Christopher Creedon, điều 
tra viên cảnh sát bang Queensland, Úc 
chia sẻ về nội dung “Quy trình xác định 
nạn nhân và công tác hợp tác với các tổ chức 
quốc tế nhằm giải quyết các vụ án xâm hại 
tình dục trẻ em”. Trong đó, chuyên gia cho 
rằng cần phải có cách ứng xử phù hợp, 
lưu ý tới các thuật ngữ khi giao tiếp với 
trẻ em. Tội phạm sử dụng internet nên 
dễ liên lạc với nhau, dễ kết nối, tìm kiếm 
những đối tượng có cùng mục đích với 
nhau. Tội phạm chuyển từ một hệ thống 
tập trung thành những hệ thống với mạng 
lưới rộng khắp toàn cầu. Chuyên gia chia 
sẻ cách thức để phát hiện nạn nhân ở Úc 
qua việc phân tích những manh mối thị 
giác, manh mối kỹ thuật số và các thông 
tin tình báo. Đặc biệt đưa ra những lưu ý 
khi khám nghiệm hiện trường, phân loại 
thiết bị tại hiện trường, xác định mức độ 
tội phạm, chụp ảnh địa điểm, thu giữa tất 
cả bằng chứng và thiết bị lưu trữ dữ liệu; 
việc ghi âm và ghi hình, trong không gian 
phù hợp, thân thiện với trẻ em; các manh 
mối kỹ thuật số.
11. Các nhà khoa học và đại diện một 
số cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam 
cũng đã trao đổi, chia sẻ về thực tiễn giải 
quyết loại án này như:
 Ông Đỗ Thanh Bình – Phó Viện 
trưởng VKSND tỉnh Hưng Yên trao đổi 
về thực tế đấu tranh tội phạm này khó 
khăn, đặc biệt trong việc thu thập, xác 
minh chứng cứ, thu thập và xác thực lời 
khai. Người phạm tội chủ yếu là người 
thân hoặc người quen với nạn nhân. Việc 
giám định cần được yêu cầu khẩn trương, 
kịp thời.
Ông Nguyễn Huy Thắng - Phó Viện 
trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh cũng 
chia sẻ: Quảng Ninh có đặc thù về di 
dân có những người dân chài, sinh sống 
trên thuyền; hoàn cảnh rất khó khăn, có 
trường hợp chính bố đẻ hiếp dâm con 
gái. Thực tế tại địa phương có một số khó 
khăn trong giải quyết loại tội này như: 
Tâm lý e ngại của gia đình và nạn nhân; 
thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực điều 
tra, truy tố tội phạm xâm hại tình dục trẻ 
em. Bên cạnh đó, theo bà Vũ Thị Đoan – 
Phó Trưởng phòng 2, VKSND tỉnh Quảng 
Ninh, chứng cứ vẫn thiên về truyền 
thống: lời khai, chứng cứ vật chứng; qua 
việc mở rộng; chứng cứ điện tử không 
nhiều nhưng nhiều vụ án phải sử dụng 
công nghệ để phân tích dữ liệu điện tử; và 
cần thu thập hết dữ liệu này (như list điện 
NGUYỄN THỊ LỘC
65Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
thoại; băng ghi âm)
Theo TS. Trần Hưng Bình, Phó Vụ 
trưởng Vụ 2 VKSNDTC chia sẻ: Trong 
thực tiễn liên quan đến chứng cứ điện tử, 
Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ khai thác 
những tin nhắn điện thoại là chính. Về vụ 
án xâm hại tình dục trẻ em, rất khó để về 
truy tố tội dâm ô. Việc truy tìm chứng cứ 
để chứng minh tội phạm xâm hại tình dục 
trẻ em rất khó khăn, chứng cứ vật chất do 
thời gian phát hiện muộn hầu như không 
còn. Về lời khai cần phải được ghi âm, 
ghi hình để có lời khai chuẩn xác. Nếu có 
chuyên gia tâm lý tham gia vào quá trình 
lấy lời khai sẽ có những tác động tích 
cực nhất định đến quá trính lấy lời khai 
của trẻ em. Đồng chí đưa ra một số kiến 
nghịvề việc bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng 
cho Kiểm sát viên, Điều tra viên tiếp cận 
với các thiết bị, công cụ công nghệ cao, 
cũng như chứng cứ điện tử cần có thông 
tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về một số 
điều truy xuất, truy cập, bảo quản, lưu trữ 
chứng cứ điện tử. 
Thiếu tướng, GS. TS. Ngô Sỹ Hiền, 
Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học 
hình sự - Bộ Công an cho rằng: Thực 
tiễn cho thấy, khi điều tra, truy tố xét xử 
các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em tại 
Việt Nam vẫn chủ yếu khai thác chứng 
cứ truyền thống. Đối tượng xâm hại tình 
dục trẻ em chủ yếu là đối tượng túng 
quẫn, trình độ dân trí thấp nên không 
sử dụng các thiết bị công nghệ kỹ thuật 
số điện tử. Đối tượng bị hại là trẻ em có 
độ tuổi rất nhỏ, khả năng tiếp xúc công 
nghệ rất hạn chế, đặc biệt các em ở các 
vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn. 
Lý thuyết về chứng cứ điện tử mới xuất 
hiện, lực lượng tác nghiệp về vấn đề này 
chưa có kỹ năng nên việc phát hiện và 
thu thập chứng cứ điện tử là rất hạn chế. 
Phương tiện, thiết bị sử dụng để khai 
thác chứng cứ điện tử tại Việt Nam còn 
thô sơ, lạc hậu. Hiện nay, tại Việt Nam 
các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em 
vẫn còn khá truyền thống nhưng tương 
lai sẽ phát triển tội phạm sử dụng thiết 
bị công nghệ cao.
Ngoài ra, trong nội dung hội thảo còn 
có các phần thảo luận liên quan đến việc 
tương trợ tư pháp hình sự trong trường 
hợp chứng cứ tại nước ngoài (như máy 
chủ chứa chứng cứ ở nước ngoài); dữ liệu 
điện tử đang trên đường truyền từ server 
nước này sang nước khác; vấn đề định tội 
danh giữa hành vi mua bán, bóc lột tình 
dục, bắt ép đối tượng bị mua bán phải bán 
dâm (mua bán người) với xâm hại tình dục 
trẻ em; việc bảo mật thông tin từ phía các 
hãng điện thoại; Dữ liệu trên đám mây và 
ký tự băng; các phần mềm để phân tích, 
giám định hình ảnh, video; hành vi child 
grooming (lôi kéo, dùng lời lẽ rất đáng tin 
để lừa trẻ tham gia và hành vi quay phim, 
chụp ảnh); việc bảo vệ quyền riêng tư và 
quyền được tiếp cận thông tin,.
 Kinh nghiệm và giải pháp cho 
Việt Nam
Đấu tranh các tội phạm xâm hại tình 
dục trẻ em là một vấn đề phức tạp, khó 
khăn trên thực tiễn do có những đặc thù 
như: xảy ra ở nơi vắng vẻ; bị hại là trẻ em; 
chứng cứ thu được không đầy đủ. Do đó, 
việc xác định thu thập chứng cứ trong các 
vụ án xâm hại tình dục trẻ em là rất quan 
trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện 
nay, chứng cứ điện tử là một trong những 
nguồn chứng cứ mới được quy định trong 
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 
Qua hội thảo với sự chia sẻ của các 
chuyên gia của trong và ngoài nước, 
nhận thấy cần có một số giải pháp nhằm 
nâng cao chất lượng việc giải quyết vụ 
án liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em 
như sau:
VẤN ĐỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN...
66 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
Thứ nhất, cần ban hành văn bản 
hướng dẫn, giải thích hành vi quan hệ 
tình dục khác. Để xác định tội danh đúng, 
các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành 
hướng dẫn, giải thích “thế nào là hành vi 
quan hệ tình dục khác?”. Rõ ràng hành 
vi “quan hệ tình dục khác” không phải 
là hành vi giao cấu và thỏa mãn nhu cầu 
tình dục của người thực hiện hành vi đó. 
Đồng thời, phải phân biệt được hành 
vi “quan hệ tình dục khác” với hành vi 
“dâm ô”. Việc giải thích “hành vi quan 
hệ tình dục khác” sẽ giải quyết vấn đề nữ 
giới có là chủ thể tội phạm (người thực 
hành) hay không.
Thứ hai, xây dựng kho dữ liệu điện tử. 
Xây dựng cơ sở dữ liệu với các đối tượng 
có tiền sử xâm hại tình dục trẻ em. Ngoài 
ra, cần nghiên cứu triển khai việc quản lý 
công dân bằng dữ liệu điện tử nhằm giúp 
cho các cơ quan tố tụng truy xét đối tượng 
nhanh hơn.
Thứ ba, tăng cường đào tạo bồi 
dưỡng các chuyên gia về chứng cứ nói 
chung và chứng cứ điện tử nói riêng. 
Bởi bên cạnh những chứng cứ truyền 
thống thường thấy trong các vụ án xâm 
hại tình dục trẻ em ở Việt Nam, chứng 
cứ điện tử cũng được cho là một lĩnh 
vực mới và khó. Nếu chứng cứ điện tử 
không được thu giữ một cách đúng cách 
thì có thể gây sai lệch, tiêu biến chứng cứ 
điện tử. Cần có chuyên gia khám nghiệm 
hiện trường vụ án, lần theo đường dây 
trong không gian. Bồi dưỡng, nâng cao 
kỹ năng cho Kiểm sát viên, Điều tra viên 
tiếp cận với các thiết bị, công cụ công 
nghệ cao. Chứng cứ điện tử cần có thông 
tư liên tịch hướng dẫn cụ thể về một số 
trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong truy 
xuất, truy cập, bảo quản, lưu trữ chứng 
cứ điện tử.
Thứ tư, cung cấp trang thiết bị, phần 
mềm cho các cá nhân, cơ quan có thẩm 
quyền thu thập, bảo quản, xác minh 
chứng cứ. 
Thứ năm, xây dựng đội ngũ chuyên 
gia hỗ trợ, bổ trợ tư pháp có trình độ cao 
để trợ giúp các cơ quan chức năng tìm ra 
chứng cứ điện tử.
Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện pháp luật 
liên quan đến chứng cứ điện tử. Các quy 
định liên quan đến các nhà kinh doanh, 
cung cấp dịch vụ mạng, thiết bị công nghệ 
cao có trách nhiệm cung cấp chứng cứ cho 
cơ quan điều tra như thế nào.
Thứ bảy, thúc đẩy tương trợ tư pháp 
trong tìm kiếm, thu thập, bảo quản chứng 
cứ điện tử. 
Thứ tám, Điều tra viên, Kiểm sát viên, 
Thẩm phán tham gia vào điều tra, truy tố, 
xét xử vụ án về xâm hại tình dục trẻ em 
phải là những người đã được đào tạo, có 
những hiểu biết về tâm lý trẻ em, có bản 
lĩnh nghề nghiệp vững vàng; Thẩm phán 
phải độc lập xét xử. Xây dựng đội ngũ cán 
bộ bản lĩnh đối mặt với sức ép từ du luận 
xã hội.
Thứ chín, nâng cao ý thức pháp luật, 
bảo vệ quyền trẻ em của toàn xã hội: Toàn 
xã hội hiện nay chỉ chú ý đến việc làm sao 
để trừng trị kẻ phạm tội mà không để ý 
đến việc bảo vệ quyền trẻ em, để ý đến 
tâm lý của các em, khiến cho hậu quả 
phạm tội càng nặng nề hơn.
Hội thảo được các đại biểu ghi nhận 
là rất thiết thực và đã thành công tốt đẹp. 
Đây cũng là hội thảo khoa học quốc tế 
đầu tiên của Trường Đại học Kiểm sát Hà 
Nội và là một trong số ít hội thảo quốc tế 
do các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam 
được triển khai theo hình thức in kỷ yếu 
hội thảo bằng tiếng Anh có chỉ số ISBN để 
tính công trình công bố quốc tế cho các tác 
giả có báo cáo tại hội thảo.
TS. Trần Công Phàn – Phó Viện trưởng VKSNDTC phát biểu 
khai mạc Hội thảo
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO
TS. Lại Viết Quang – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 
phát biểu tại Hội thảo
TS. Nguyễn Đức Hạnh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát 
Hà Nội trình bày tham luận
Đồng chí Nguyễn Huy Thắng - Phó Viện trưởng VKSND 
tỉnh Quảng Ninh trao đổi các ý kiến trong Hội thảo
Thiếu tướng, GS. TS. Ngô Sỹ Hiền, nguyên Viện trưởng Viện 
Khoa học hình sự - Bộ Công an phát biểu
TS. Lại Viết Quang – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát 
Hà Nội phát biểu bế mạc Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

File đính kèm:

  • pdfvan_de_chung_cu_dien_tu_trong_giai_quyet_cac_vu_an_xam_hai_t.pdf