Vấn đề bản quyền trong thư viện
Quyền tái bản: là quyền quản lý tái bản một tác phẩm của một tác giả hay
nhóm tác giả.
Đây là vấn đề liên quan mật thiết với công tác phục vụ bạn đọc của thư viện.
Thư viện thường nhận được các yêu cầu của bạn đọc đề nghị cung cấp các bản sao
dưới dạng ảnh chụp (photocopy) vài trang của tác phẩm viết tay, một chương của
quyển sách, từng phần của bản đồ, bản vẽ, đồ hình, v.v. hoặc ở dạng điện tử
(scanning) và chuyển đến bạn đọc qua thư điện tử, hay sao lưu trong đĩa mềm hoặc
đĩa CD-ROM, hoặc dạng bản in giấy.
Khi thực hiện yêu cầu của bạn đọc, chúng ta phải xem xét tác phẩm thuộc
phạm vi công cộng, phạm vi sử dụng bình đẳng, hay thuộc phạm vi của luật bản
quyền quy định. Nếu tác phẩm cấp bản quyền thì chúng ta buộc phải xin phép tác giả
trước khi tiến hành bản sao chụp tài liệu.
Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng (public domain – phạm vi SDCC)
là tác phẩm không thuộc sự bảo hộ của luật bản quyền; do đó thư viện có toàn quyền
sử dụng tác phẩm mà không bị giới hạn về số lần sử dụng và số lượng bản sao chụp.
Tác phẩm được quy định không thuộc sự bảo hộ của luật bản quyền là 1) khi
bản quyền của tác phẩm đã hết thời hạn quy định, 2) tác giả không tuân thủ một cách
nghiêm ngặt các điều khoản của luật bản quyền, 3) tác phẩm thuộc quyền sở hữu của
nhà nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề bản quyền trong thư viện
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 62 VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TRONG THƯ VIỆN ThS. HOÀNG TUYẾT ANH Đai học Quốc tế RMIT Việt Nam 1) Những hiểu biết cơ bản về bản quyền Tổ chức hoặc cá nhân giữ bản quyền nghĩa là họ “sở hữu” một số các quyền lợi được gọi là các “đặc quyền” bao gồm: 1) quyền tái bản, 2) quyền phóng tác, 3) quyền phát hành, 4) quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn tác phẩm nghệ thuật và 5) quyền phát thanh băng ghi âm bằng phương tiện truyền thanh kỹ thuật số. Thư viện không thể xâm phạm những “đặc quyền” này trừ phi mục đích sử dụng tác quyền không rơi vào những quy định của các quyền nói trên. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu năm “đặc quyền” và ảnh hưởng của các quyền này trong hoạt động phục vụ bạn đọc của thư viện thông qua một vài ví dụ. Quyền tái bản: là quyền quản lý tái bản một tác phẩm của một tác giả hay nhóm tác giả. Đây là vấn đề liên quan mật thiết với công tác phục vụ bạn đọc của thư viện. Thư viện thường nhận được các yêu cầu của bạn đọc đề nghị cung cấp các bản sao dưới dạng ảnh chụp (photocopy) vài trang của tác phẩm viết tay, một chương của quyển sách, từng phần của bản đồ, bản vẽ, đồ hình, v.v. hoặc ở dạng điện tử (scanning) và chuyển đến bạn đọc qua thư điện tử, hay sao lưu trong đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM, hoặc dạng bản in giấy. Khi thực hiện yêu cầu của bạn đọc, chúng ta phải xem xét tác phẩm thuộc phạm vi công cộng, phạm vi sử dụng bình đẳng, hay thuộc phạm vi của luật bản quyền quy định. Nếu tác phẩm cấp bản quyền thì chúng ta buộc phải xin phép tác giả trước khi tiến hành bản sao chụp tài liệu. Tác phẩm thuộc phạm vi sử dụng công cộng (public domain – phạm vi SDCC) là tác phẩm không thuộc sự bảo hộ của luật bản quyền; do đó thư viện có toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không bị giới hạn về số lần sử dụng và số lượng bản sao chụp. Tác phẩm được quy định không thuộc sự bảo hộ của luật bản quyền là 1) khi bản quyền của tác phẩm đã hết thời hạn quy định, 2) tác giả không tuân thủ một cách nghiêm ngặt các điều khoản của luật bản quyền, 3) tác phẩm thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nên lưu ý, tác phẩm thuộc phạm vi SDCC tại một đất nước hay vùng lãnh thổ, đồng thời cũng có thể là một tác quyền tại một quốc gia hay châu lục khác là do điều luật quy định thời hạn hiệu lực bản quyền được thông qua tại quốc gia, vùng lãnh thổ hay châu lục vào những thời điểm khác nhau. Dưới đây là một biểu trưng của phạm vi SDCC Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 63 Tôi là tác giả của tác phẩm này đồng ý chuyển giao tác phẩm vào phạm vi công cộng. Điều này có giá trị trên toàn thế giới. Tôi trao cho tất cả mọi người quyền sử dụng tác phẩm này với bất kỳ mục đích nào một cách vô điều kiện, trừ phi pháp luật bắt buộc phải tuân theo một điều luật nào đó. Nếu tác phẩm nằm ngoài phạm vi SDCC thì thư viện phải cân nhắc xem tác phẩm có thuộc phạm vi sử dụng bình đẳng (fair use) hay không. Phạm vi sử dụng bình đẳng (SDBĐ) là một khái niệm được sử dụng lần đầu tiên trong luật pháp Hoa Kỳ cho phép sự sử dụng có giới hạn một tác quyền mà không cần xin phép tác giả chỉ khi với mục đích sử dụng là phê bình, bình luận, giảng dạy (sử dụng nhiều bản trong lớp học), học tập, nghiên cứu, tài liệu tham khảo cho bài viết báo hay tạp chí, bản tin thời sự, v.v. Nếu một tác phẩm không được cấp bản quyền thì tác phẩm đương nhiên thuộc phạm vi SDBĐ và việc tái bản tác phẩm này là hợp pháp mà không cần tuân thủ theo sự giới hạn sử dụng của phạm vi SDBĐ. Chúng ta cần nâng cao nhận thức tôn trọng tác quyền ngay cả khi tác phẩm đó thuộc phạm vi SDBĐ. Việc trích dẫn đầy đủ tên tác giả, tác phẩm chính là một hành động thể hiện việc chống lại sự “đạo văn”. Mặc dù chúng ta đều biết “đạo văn” là một phạm trù đạo đức, chứ không phải là phạm trù của luật bản quyền. Bởi vì luật bản quyền chỉ nhằm bảo vệ tác phẩm không bị viết lại một cách chính xác từng câu từng chữ, hoặc sao chép toàn bộ hình ảnh, hay băng hình, băng ghi âm, v.v. Luật bản quyền không chống lại việc diễn giải các ý tưởng từ một tác quyền hoặc trích dẫn một phần tác phẩm. Quyền phóng tác tác phẩm: là một quyền lợi “phóng khoáng” nhất của các tác quyền dành cho người sử dụng. Theo quy định của luật bản quyền, cá nhân hoặc tổ chức giữ bản quyền có quyền quản lý (hoặc từ chối) các tài liệu tóm tắt, sự chú giải, phiên bản các tác phẩm nghệ thuật, sách rút gọn, chuyển thể kịch bản, tác phẩm được biên tập lại, phóng tác, truyện hay tiểu thuyết viết lại dựa trên một tác phẩm điện ảnh, các bản nhạc soạn lại dựa trên các đoạn nhạc của một hay một vài tác phẩm khác và các bản dịch. Tác phẩm phóng tác được hình thành khi một vài đoạn của một tác quyền được tập hợp lại trong một tác phẩm mới. Một kịch bản phóng tác từ một tác phẩm thuộc bộ sưu tập của thư viện trường học, kịch bản này sau đó sử dụng để dựng một vở kịch trình chiếu trước công chúng thì nhiệm vụ của nhân viên thư viện trước tiên là phải xin phép tổ chức hoặc cá nhân giữ bản quyền trước khi cung cấp tài liệu cho bạn đọc. Chỉ khi tác phẩm thuộc phạm vi SDCC hoặc phạm vi SDBĐ thì nhân viên thư viện không cần phải thực hiện thủ tục xin phép. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 64 Quyền phát hành: là một trong những điều luật đặc biệt cho phép sự phân phối hay phát hành nhiều bản của một tác quyền cho công chúng theo các phương thức sau: 1) phát hành trên thị trường (có thu phí), 2) chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm, 3) cho thuê quyền phát hành theo mức phí quy định, hoặc cho thuê theo hợp đồng thỏa thuận thời hạn và mức phí, 4) cho mượn quyền phát hành. Điều luật này cũng quy định “công chúng” bao gồm: 1) một gia đình, 2) một nhóm số người có mối quan hệ hay quen biết lẫn nhau, 3) một nhóm bao gồm nhiều người. Phương thức thứ 4 của quyền phát hành và quy định 3 của “công chúng” cho thấy đây là một điều luật quan trọng nhất có liên quan trực tiếp đến thư viện. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thư viện có thể sao chụp hay in ấn một tác quyền thành nhiều bản để “bổ sung” vào bộ sưu tập của mình, bởi vì khi bất kỳ một tài liệu thư viện dưới dạng bản in hoặc bản điện tử đưa ra phục vụ bạn đọc đều được xem như sự phát hành của một tác quyền. Quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn Thư viện có quyền sở hữu tác phẩm điện ảnh, kịch nghệ hay âm nhạc, nhưng thư viện không được phép trình diễn, trình chiếu, hay biểu diễn các tác phẩm này trước công chúng. Không giống như các quyền kể trên, đối tượng áp dụng quyền trình chiếu, hay trình diễn bao gồm tác phẩm văn học, âm nhạc, kịch nói, ba-lê, kịch câm, hoạt hình và những tác phẩm hình ảnh hoặc âm thanh khác. Quyền trình diễn, trình chiếu, hay biểu diễn không áp dụng cho các đối tượng như tranh ảnh, đồ họa, điêu khắc hoặc băng ghi âm không thuộc dạng kỹ thuật số. Phạm vi áp dụng quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn là “một địa điểm dành cho công chúng” và cũng bao gồm phạm vi phục vụ của thư viện. Như vậy một nhóm những người có quan hệ hay quen biết lẫn nhau (giảng viên và sinh viên của một lớp), một sinh viên đang nghiên cứu đề tài, hoặc một nhóm gồm thành viên của một gia đình đều có thể cùng xem một băng ghi hình (video) của thư viện. Tuy nhiên, nếu một tác phẩm là đối tượng áp dụng của quyền trình diễn, trình chiếu hay biểu diễn được chuyển tải đến một địa điểm dành cho công chúng nhưng bằng nhiều phương tiện hay hình thức truyền thông khác nhau trong cùng một thời điểm hoặc khác thời điểm thì thư viện đã vi phạm luật bản quyền. Băng đĩa hình thuộc bộ sưu tập thư viện có thể cho giáo viên mượn và sử dụng trong các giờ lên lớp, nhưng thư viện không thể tổ chức chiếu băng đĩa hình này cho bạn đọc và xem đây như một phần của dịch vụ thư viện. Mặc dù vậy, để phục vụ việc giảng dạy, giảng viên và sinh viên của một lớp học có thể sử dụng phòng chiếu (nếu có) của thư viện để cùng xem băng đĩa hình này. Nên lưu ý, phòng họp, phòng học nhóm của thư viện không được trang bị các thiết bị chuyên dùng để xem, nghe băng đĩa ghi hình, ghi tiếng không thể xem là một phòng chiếu. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 65 Quyền phát thanh băng ghi âm qua phương tiện truyền thanh kỹ thuật số Quyền cho phép phát thanh trước công chúng những băng ghi âm bao gồm bản tập hợp nhiều phần của tác phẩm âm nhạc, băng ghi âm bài nói chuyện và những âm thanh khác thông qua các phương tiện truyền thanh kỹ thuật số. Các băng ghi âm này không bao gồm các âm thanh của các phim hoạt hình hay từ các tác phẩm âm thanh hình ảnh khác. Các băng ghi âm này có thể được lưu trữ trong dưới dạng đĩa từ hoặc băng từ. 2) Thư viện và luật bản quyền Các loại tài liệu thư viện Trong thời đại kỹ thuật số, bên cạnh các loại tài liệu truyền thống, thư viện còn sở hữu các loại tài liệu dạng số cũng là đối tượng luật bản quyền. • Tác phẩm văn xuôi, văn vần: sách, thơ, bài báo-tạp chí, thư từ, lời bài hát và bảng biểu dạng in ấn hoặc điện tử, thư điện tử, CSDL và chương trình máy tính. • Tác phẩm kịch nghệ: kịch bản, vở ba-lê, đoạn phim hoặc chương trình truyền hình. • Tác phẩm âm nhạc: bao gồm tất cả các sáng tác âm nhạc lưu trữ dạng điện tử. • Tác phẩm nghệ thuật: tranh vẽ, điêu khắc, chạm trổ, tượng, ảnh chụp, bản in, mô hình, bản vẽ kiến trúc và dạng số hóa của các loại tác phẩm trên. • Băng ghi âm: băng/ đĩa ghi tiếng (tuyển tập hay đĩa đơn) và tập tin dạng số ví dụ như MP3. • Tác phẩm điện ảnh: băng/ đĩa ghi hình-tiếng trong phim, băng video, đĩa quang (DVD), phim truyện, phim truyền hình nhiều tập, phim quảng cáo, chương trình truyền hình, chương trình trò chơi trên máy tính. • Chương trình phát thanh và truyền hình. • Xuất bản phẩm khác như bản đồ, tranh, ảnh, áp phích, v.v. Các điểm cần lưu ý khi xem xét phạm vi SDBĐ của một tác phẩm 4 yếu tố khi xem xét một tác phẩm có thuộc phạm vi SDBĐ bao gồm: 1) Mục đích và tính chất của việc sử dụng vì mục đích thương mại hoặc vì mục đích giáo dục phi lợi nhuận, 2) bản chất của tác phẩm, 3) số lượng của phần tác quyền khi sao chép và 4) hiệu quả sử dụng trên thị trường tiềm năng và trên thị trường phát hành của tác quyền. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 66 Mục đích và tính chất sử dụng Thường thì thư viện công cộng, thư viện trực thuộc các viện hay cơ quan và thư viện các trường đại học và cao đẳng đều sao chụp tác quyền với mục đích sử dụng phi lợi nhuận và mục đích giáo dục. Tuy nhiên, khi một bạn đọc của thư viện sử dụng tài liệu sao chụp này vì mục đích thương mại thì việc sao chụp này là vi phạm phạm vi SDBĐ. Đối với băng ghi âm, phát lại hoặc đưa vào khai thác sử dụng các bản sao chép tác quyền ngay cả khi không thu phí cũng đã vi phạm luật bản quyền. Bởi vì việc làm này được xem như đã gây thiệt hại đến sự phát hành tác quyền trên thị trường. Bản chất của tác phẩm Yếu tố này đề cập đến bản chất của tác quyền khi dùng để sao chụp. Tác phẩm chưa xuất bản nhận được quyền bảo hộ về bản quyền nghiêm ngặt hơn tác phẩm đã xuất bản, bởi vì tác giả của tác phẩm này có thể bị thiệt hại về lợi nhuận nhiều hơn tác phẩm đã xuất bản. Số lượng của phần tác quyền khi sao chép Một số điều luật quy định nếu sao chụp trên 5-10% nội dung chính văn và ngay cả khi thư viện chỉ sao chụp một phần rất nhỏ của một tác quyền, nhưng phần sao chụp này lại bao gồm nội dung chính của tác phẩm thì xem như thư viện đã vi phạm luật bản quyền. Ảnh hưởng lên thị trường Việc ảnh hưởng lên thị trường không chỉ xét đến thị trường phát hành tác quyền, mà còn xem xét đến những lợi nhuật phát sinh từ “tác phẩm” mới tạo nên từ sự sao chụp. Ví dụ như lợi nhuận từ việc phát hành giáo trình cho sinh viên khi giáo trình này sử dụng nhiều chương của một quyển sách khác, những bài trích từ báo hoặc tạp chí, các hình ảnh minh họa, v.v. mà không xin phép tác giả. Một số trường hợp cụ thể Trường hợp 1: Thư viện có thể sao chép hình ảnh để tạo chỉ mục những hình nhỏ (thumbnail-image index) cho một bộ sưu tập? Mục đích: Nếu vì mục đích giáo dục phi lợi nhuận, thì thư viện có thể sao chép và tạo những hình nhỏ. Bản chất: Một chỉ mục bằng hình nhỏ của thư viện tạo từ các bức vẽ hay hình ảnh thì được xem như đã sao chép một tác phẩm nghệ thuật, vì vậy hành vi này vi phạm phạm vi SDBĐ. Số lượng: Mặc dù toàn bộ hình ảnh nguyên tác bị sao chép lại nhưng chính vì sự thay đổi rất lớn về kích thước và độ phân giải lại làm giảm đi mức độ vi phạm phạm vi SDBĐ. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 67 Ảnh hưởng: Nếu chỉ mục hình ảnh nhỏ này giúp bạn đọc hay thư viện thu được lợi nhuận, thì hành vi này vi phạm phạm vi SDBĐ. Tuy nhiên nếu chất lượng của các hình ảnh nhỏ kém và không tạo nên lợi nhuận thì mức độ vi phạm là không đáng kể. Nếu chúng ta tạm thời “chấm điểm” mức độ vi phạm phạm vi SDBĐ bằng dấu trừ (-) và dấu cộng (+) thì chúng ta có các kết quả sau: Mục đích: + + + +; Bản chất: - - - -; Số lượng: bớt đi một dấu trừ; Ảnh hưởng: 0 Vậy thư viện có thể sao chép hình ảnh để tạo một chỉ mục hình nhỏ cho bộ sưu tập của mình. Trường hợp 2: Có thể sao chép một bài báo điện tử từ một cơ sở dữ liệu (CSDL) mà thư viện đã đăng ký thuê bao? Ngày nay, thư viện chuyển đổi từ việc bổ sung nhiều bản in của một tờ báo hay tạp chí sang sở hữu quyền truy cập bài báo – tạp chí dạng điện tử. Khi đăng ký thuê bao với nhà cung cấp CSDL, thư viện, cơ quan chủ quản của thư viện, hay liên hiệp thư viện có quyền được tải, in và thực hiện mượn liên thư viện bài báo điện tử này. Tuy nhiên trước khi ký hợp đồng, thư viên, cơ quan chủ quản, liên hiệp thư viện phải nghiên cứu kỹ các điều khoản về nội dung, số lượng, thời hạn, v.v. khi sử dụng CSDL sao cho phù hợp với đối tượng bạn đọc, mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện. Trường hợp 3: Một số vi phạm phổ biến khi sao chụp tác phẩm thuộc kho tài liệu thư viện nhưng vẫn được phát hành trên thị trường ví dụ như: 1) thư viện sao chụp hay in ấn một thành nhiều bản nhằm tiết kiệm ngân sách bổ sung; 2) sao chụp hay in ấn thành các bản sao lưu dự phòng thứ 2, thứ 3, v.v.dành cho việc lưu trữ; 3) thư viện sao chụp hay in ấn để thay thế cho bản chính bị mất hay hư hỏng; 4) sao chụp hay in ấn nhiều phiên bản lưu trữ trong hồ sơ thư viện, hay phục vụ cho mượn liên thư viện. Tuy nhiên thư viện có thể sao chụp các bài báo – tạp chí tạo nên bộ sưu tập tham khảo dành riêng (cho môn học) dưới dạng bản in hoặc dạng điện tử. Trường hợp 4: Điều khoản nào quy định trách nhiệm của thư viện hay cơ quan lưu trữ đối với việc cung cấp dịch vụ tự phục vụ sao chụp như máy sao chụp, máy quét, máy in, máy nghe băng cát-xét 2 hộc băng, v.v.? Không truy cứu trách nhiệm của thư viện và cơ quan lưu trữ trong trường hợp bạn đọc vi phạm luật bản quyền thông qua việc sử dụng dịch vụ tự in ấn, sao chụp trong thư viện hoặc cơ quan lưu trữ. Tuy nhiên thư viện và cơ quan lưu trữ phải niêm yết những cảnh báo về luật bản quyền trên tất cả các thiết bị in ấn và sao chụp. Trường hợp 5: Phần mềm của máy tính có thể được xem như một loại tài liệu thư viện và áp dụng các quy định mượn trả đối với sách trong trong thư viện hoạt động phi lợi nhuận và chỉ khi mục đích sử dụng là học tập và nghiên cứu. Cũng như đối với các thiết bị in ấn, thư viện phải dán những niêm yết về luật bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ trên vỏ bìa phần mềm. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 68 Thiết kế trang web thư viện Hiện nay, sử dụng thông tin trên Internet khi thiết kế trang web, thư viện thường gặp phải những vấn đề bản quyền khi công bố thông tin, tạo kết nối đến các trang web, đăng lại hình ảnh của những trang web khác, v.v. Do đó khi thiết kế trang web thư viện, chúng ta nên: 1) Đọc kỹ phần đề cập những quy định bản quyền của trang web liên kết; 2) Sử dụng tên của trang web kết nối thay vì dùng biểu trưng (logo) hay thiết kế đặc trưng; 3) Không tạo kết nối trực tiếp đến các trang web thương mại khi chưa xin phép cơ quan chủ quản của trang web này. Kết nối trực tiếp (tạm dịch từ deep-linking) là khi tạo liên kết đến trang web mang nội dung mà thư viện hay bạn đọc thư viện quan tâm mà bỏ qua trang chủ; vì thế chúng ta cũng bỏ qua trang đề cập đến bản quyền hay trang quảng cáo của đơn vị chủ quản. 4) Khi bố cục lại hình ảnh không được sao chép hoặc “bóp méo” hình ảnh gốc; 5) Niêm yết mục đích sử dụng các liên kết tại trang web thư viện chỉ nhằm cung cấp thông tin đến người dùng. Sử dụng thông tin một cách “an toàn” trên Internet, và WWW Giao diện thân thiện, nguồn thông tin khổng lồ của WWW cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin dường như “khuyến khích” người dùng sao chép và “tái sử dụng” hình ảnh, đoạn nhạc, đoạn phim, bài viết, v.v. Khi một tài liệu đăng tải trên Internet, ngay lập tức tài liệu này có thể bị sao chép tại hàng ngàn hoặc triệu máy tính trên khắp thế giới. Đôi khi, một số các tài liệu trên mạng không niêm yết khuyến cáo về bản quyền sử dụng, vì vậy người dùng đã vi phạm luật bản quyền một cách “vô tư”. Tuy nhiên, ngay cả khi tài liệu cho phép sao chép và lưu trữ thì cũng không có nghĩa là tài liệu này “đương nhiên” thuộc phạm vi SDBĐ và cho phép chúng ta tái bản hoặc phát hành. Phạm vi SDCC và phạm vi SDBĐ tỏ ra rất “rộng rãi” đối với các tài liệu dạng điện tử (sách, bài báo-tạp chí, truyện ngắn, bài luận, thơ, bảng biểu, đoạn nhạc, phim, đoạn băng nghe-nhìn truyền thanh-truyền hình, hình ảnh hay hình vẽ từ sách điện tử hay báo – tạp chí, v.v.) trong các CSDL, đĩa CD-ROM, hoặc đăng tải tại bản tin điện tử, các trang web trên Internet, v.v. .Tuy nhiên, giảng viên, trợ giảng, sinh viên và người sử dụng tài liệu thư viện (bao gồm cả nhân viên thư viện) nên tránh: 1) Sao chép/ chụp/ in quá 1 chương của một quyển sách (dạng in hoặc điện tử); nhiều hơn 2.500 từ, hoặc 10% chính văn của tác phẩm văn xuôi; hơn 10% hay 3 phút của một tài liệu nghe-nhìn và quá 30 giây của một tác Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 69 phẩm âm nhạc; hơn 5 hình ảnh của một tác giả hoặc nhiều hơn 10% hay 15 hình ảnh của một bộ sưu tập; 2) Sao chép/ chụp/ in toàn bộ một tài liệu (kể trên); 3) Sao chép/ chụp/ in nhiều bản từ nhiều tài liệu; 4) Sử dụng các bản này trong nhiều học kỳ liên tếp; 5) Liên tục sử dụng các bản sao chép cho nhiều môn học khác nhau tại cùng một trường hay khoa hoặc tại các trường, khoa khác. 3) Tài liệu tham khảo • Berkeley Digital Library SunSITE. (2005). Copyright and Intellectual Property Rights. Berkeley, CA: Berkeley Digital Library. Available: • Duke Law School. (2006). Center for the Study of the Public Domain. Durham, NC: Center for the Study of the Public Domain. Aivailable: • Gasaway, Lolly. (2003). When the Works Pass into the Public Domain. Chapel Hill, NC: University of North Carolina. Available: • International Federation of Library Associations and Institutions. (2004). Information Policy: Copyright and Intellectual Property. The Hague, Netherlands: IFLA. Available: • Standord University Libraries. (2005). Copyright and Fair Use. Stanford, CA: Standord University Libraries. Available: • The American Library Association. Copyright. Chicago, Illinois: ALA. Available: • The Attorney-General's Department. (2005). Fair Use and Other Copyright Exceptions: An Examination of Fair Use, Fair Dealing and Other Exceptions in the Digital Age. Barton, ACT: Attorney-General's Department. Available: 4AA2645824B)~FairUseIssuesPaper050505.pdf/$file/FairUseIssuesPaper050505.p df • UNESCO Culture Sector. (2006). Collection of National Copyright Laws: Paris, France: UNESCO. Available: URL_ID=14076&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html • U.S. Copyright. (2006). Copyright. Washington, D.C.: U.S. Copyright Office. Available:
File đính kèm:
- van_de_ban_quyen_trong_thu_vien.pdf