Vai trò lãnh đjao của Đảng đối với hoạt động tư pháp

Cơ sở và nền tảng lãnh đạo của Đảng đôì với hoạt động tư pháp

Quyền tư pháp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền liên quan đến xét xử như điều tra, truy tố, thi hành án. Ngoài ra, còn có thể kể đến các hoạt động bổ trợ tư pháp như: luật sư, công chứng, giám định.; trong đó, xét xử là hoạt động trung tâm. Quyền tư pháp còn được các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý định nghĩa, đó là: “quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính.” [8]. Quyền tư pháp đó được thực hiện bởi các cơ quan tư pháp, bao gồm: các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, các tổ chức luật sư, các cơ quan giám định, cơ quan công chứng; trong đó, quan trọng nhất là Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân. Bởi vậy, trong 5 bản Hiến pháp (1946, 1959,1980,1992, 2013) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều dành ra các phần quy định cụ thể cho nhánh quyền lực thứ ba (tư pháp) tập trung trình bày quyền hạn, trách nhiệm của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Hai cơ quan này có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, của các công dân; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

 

pdf 6 trang kimcuc 5060
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò lãnh đjao của Đảng đối với hoạt động tư pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_lanh_djao_cua_dang_doi_voi_hoat_dong_tu_phap.pdf